Hôm nay,  

Bầu Cử Hoa Kỳ: Thách Thức Và Cơ Hội Cho Việt Nam

15/11/201400:00:00(Xem: 3827)
Đảng Cộng Hòa Nắm Lưỡng Viện

Bốn năm qua đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ Viện Hoa Kỳ vì thế nhiều dự luật quan trọng đã bị đảng này từ chối không thông qua. Còn đảng Dân Chủ thì nắm đa số ở Thượng Viện, nhiều dự luật đã được Hạ Viện biểu quyết thông qua, nhưng lại bị đảng Dân Chủ chận lại, không đưa ra Thượng Viện biểu quyết.

Đầu tháng 10 năm 2013, đảng Cộng Hòa từ chối thông qua đạo luật tài chính, Tổng thống Obama đã phải hủy bỏ kế họach tham dự Hội nghị APEC tổ chức tại Nam Dương và Hội nghị ASEAN tại Brunei. Gây thêm sự nghi ngờ với các nước ASEAN về chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.

Mặc dù cả hai đảng đều đeo đuổi chiến lược xoay trục, nhưng về chiến thuật đảng Cộng Hòa đưa ra những chính sách tích cực hơn.

Tổng thống Obama thuộc đảng Dân Chủ nhưng lại là người ủng hộ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Obama đã xin Quốc Hội thông qua thủ tục “biểu quyết nhanh” (fast-track), các đại biểu chỉ biểu quyết đồng ý hay bác bỏ mà không được kèm theo một tu chính nào vào dự luật TPP. Đề nghị này đã bị Nghị Sĩ Harry Reid, Trưởng khối đa số Thượng viện thuộc đảng Dân Chủ, bác bỏ.

Như vậy kết quả cuộc bầu cử và những phục hồi kinh tế gần đây giúp Tổng Thống Obama tham dự ba Hội nghị APEC, ASEAN và G20 trong một tư thế mạnh hơn và giúp khẳng định vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Phân tích quan điểm của các vị lãnh đạo đảng Cộng Hòa về chiến lược xoay trục sẽ rõ hơn vai trò Hoa Kỳ trong những ngày sắp tới.

Trưởng Khối Đa Số Thượng Viện

Nghị Sĩ Mitch McConnell sẽ là Trưởng Khối Đa Số Thượng Viện, sẽ quyết định đưa các dự luật từ Hạ Viện ra Thượng Viện thảo luận và biểu quyết.

Theo tin từ BPSOS, ông McConnell ngày càng am tường tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Trong cuộc tranh cử vừa rồi, phu nhân của ông bà Elaine Chao, cựu Bộ Trưởng Lao Động, đã thay mặt chồng đến tiếp xúc với cộng đồng Việt ở Louisville.

Tiểu ban Quân viện

Nghị sỹ John McCain, người sẽ nắm chức Chủ tịch Tiểu ban Quân viện, giữ vai trò kiểm soát ngân sách chi tiêu Quốc phòng và quyết định chính sách quân sự của Hoa Kỳ.

Ông có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về tình hình Châu Á. Ngay khi Bắc Kinh đem giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam, ông đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc gây rối an ninh và làm xáo trộn tình hình ở Biển Đông.

Ông ủng hộ việc Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương nhưng cũng đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền. Trong vai trò mới ông sẽ duyệt xét và quyết định danh sách vũ khí bán cho Việt Nam.

Ông gần gũi với cộng đồng người Việt và thường xuyên tiếp đón các phái đoàn người Việt đến Quốc Hội vận động nhân quyền.

Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương

Nghị Sĩ Marco Rubio sẽ trở thành Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương, sẽ ảnh hưởng nhiều đến chiến lược xoay trục và quan hệ với Việt Nam.

Ông Rubio đã cùng ba Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hòa John Cornyn, John Boozman và David Vitter, đồng ký một văn thư yêu cầu Tổng Thống Obama xét lại quyết định và bảo đảm việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam phải được gắn liền với những tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải tổ chính trị tại Việt Nam.

Tiểu ban Ngọai giao Thượng viện

Nghị sỹ Bob Corker sẽ trở thành Chủ tịch Tiểu ban Ngọai giao Thượng viện. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8 vừa qua, ông Corker cho biết sẽ mở rộng hợp tác giữa hai nước. Bao gồm đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng đã đi thăm một số chức sắc Cao Đài và Công Giáo.

Tiểu ban Ngọai giao Hạ viện

Dân biểu Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Tiểu ban Ngọai giao Hạ viện rất quan tâm đến nhân quyền Việt Nam. Ông từng đệ nạp Dự luật nhân quyền H.R. 4254 nhằm chế tài các giới chức và những người xâm phạm quyền con người.

Theo dự luật các giới chức vi phạm nhân quyền sẽ không được thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ và không được phép làm ăn với các công ty Hoa Kỳ. Dự luật còn kêu gọi Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

Ở Hạ Viện, Dân biểu Cộng hòa Christ Smith cũng thành công trong việc thông qua Dự luật H.R.1897 buộc Chính phủ Hoa Kỳ phải gắn các điều kiện về nhân quyền và dân chủ với viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam.

Nhưng khi lên đến Thượng Viện do đảng Dân chủ nắm đa số, cả hai Dự luật về nhân quyền Việt Nam đã không được đưa ra thảo luận.

Hội nghị APEC Bắc Kinh 2014

Hội nghị APEC chủ yếu bàn về các vấn đề kinh tế. Nên trong cương vị chủ tọa Hội nghị APEC năm 2014, Trung Quốc đã đưa ra những chiến lược đối lại chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.

Đầu tiên, Trung Quốc đã chủ động thúc đẩy việc nghiên cứu thiết lập Khu vực Tự do Thương mại châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).

Đề nghị thiết lập FTAAP đã được đưa ra trong cuộc họp ASEAN tại Campuchia năm 2012. Đến tháng 5-2014, tại Hội nghị Bộ trưởng APEC tất cả 21 thành viên APEC bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã đồng ý thiết lập một nhóm nghiên cứu để thảo luận về hướng phát triển cho FTAAP.

Vì còn trong vòng nghiên cứu nên quá sớm để có thể xem xét lợi ích của FTAAP mang lại cho các thành viên.


Tại Hội Nghị, ông Tập Cận Bình thông báo sẽ chi 40 tỷ Mỹ Kim thành lập quỹ Con đường Tơ Lụa.

Tháng 9- 2013, trong chuyến viếng thăm các nước Trung Á, ông Bình đề nghị thiết lập Con Đường Tơ Lụa bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như tuyến giao thông, đường sắt, bến cảng, sân bay, xuyên qua Trung và Nam Á.

Ông đã ký hợp đồng dầu khí với các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, và hứa đầu tư ba tỷ cho hạ tầng cơ sở.

Ông cũng cho biết sẽ xây dựng một hệ thống các trục giao thông và đặc khu mậu dịch tự do nối kết vùng Đông Châu Á với Nam Á, một đường xe lửa nối liền Trung Quốc với Châu Âu, một đường ống dẫn dầu khí chạy xuyên qua các nước Trung Á…

Sang Tháng 10-2013, tại Nam Dương ông cho biết sẽ mở ra các thương cảng, khu công nghiệp tại Nam Á và thành lập Ngân Hàng Phát Triển BRIC (Brazil, Russia, India, China và Nam Phi), với số vốn 100 tỷ Mỹ kim, đã được để tài trợ chiến lược này.

So với những điều lệ khắc khe về nhân quyền và cải cách kinh tế buộc các nước xin gia nhập TPP phải tuân thủ thì Con đường Tơ lụa xem ra chỉ nhằm đầu tư để phục vụ giao dịch trong lĩnh vực năng lượng và vận tải, cũng như tái phân bổ các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa, giúp thúc đẩy tự do thương mại giữa các nước trong vùng.

Nhưng thực chất chiến lược này vừa mở rộng thị trường vừa củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc với các nước trong vùng. Đương nhiên các nước trong vòng ảnh hưởng đã ít nhiều nhận ra ý đồ sử dụng “tiền” cho sách lược bành chướng nước lớn.

Được biết ngay trong Hội Nghị APEC tại Bắc Kinh, Tổng Thống Obama cũng họp bàn với 11 người đứng đầu chính phủ các nước để thảo luận về TPP. Ông Tập Cận Bình không được mời dự với lý do Trung Quốc không xin gia nhập TPP.

Hội Nghị Bắc Kinh 2014 không nhắc đến những tranh chấp trên Biển Đông, trong khi đó Tập Cận Bình lại đưa ra khái niệm: “Người châu Á sẽ giải quyết các vấn đề của Châu Á, xử lý cách Á Châu, và bảo vệ an ninh Châu Á.” mục đích là để lọai trừ Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương khác.

Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện

An ninh Biển Đông và khu vực đã trở thành nội dung chính được mang ra thảo luận tại Hội Nghị ASEAN.

Ngay trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị, Tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ với khối Đông Nam Á, trong khuôn khổ chiến lược xoay trục sang Châu Á.

Ông nhấn mạnh mối quan hệ vững chắc giữa ASEAN với Hoa Kỳ và bảo đảm Hoa Kỳ sẽ tăng cường quan hệ với khối Đông Nam Á về kinh tế, xã hội, an ninh và đối phó thiên tai.

Về vấn đề Biển Đông, ông tuyên bố tất cả các quốc gia nên giải quyết các tranh chấp chủ quyền theo luật quốc tế, không nên có những hành động vũ lực hoặc de doạ dùng vũ lực để áp đặt chủ quyền.

Ông cũng đã họp riêng với các lãnh đạo ASEAN để bàn về quan hệ đối tác ASEAN – Hoa Kỳ, để tiếp tục hợp tác với nhau bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, nhất là trên Biển Đông.

Còn phía Trung Quốc, Thủ Tướng Lý Khắc Cường cho biết sẵn sàng trở thành đối tác thương thảo đầu tiên để ký với ASEAN hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Ông Lý đề nghị cho các nước trong khối ASEAN vay khoản tiền $20 tỉ để phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá, bến cảng và đường hỏa xa, cần thiết cho sự tăng trưởng.

Ông còn cho biết những tranh chấp biển đảo cần được giải quyết song phương thay vì tập thể hoặc qua một trọng tài đứng trung gian.

Đối Với Việt Nam

Nhìn chung thay đổi chính trị tại Hoa Kỳ là cơ hội và thách thức cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đảng Cộng hòa sẽ tích cực ủng hộ TPP, ủng hộ tăng cường quân sự và thắt chặt bang giao với Á châu, ủng hộ nhân quyền và dân chủ, và một chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Nó cũng sẽ giúp giảm thiểu tham vọng bá quyền bành chướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.

Riêng đối với Việt Nam, như Nghị sỹ John McCain từng cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng mở cửa hợp tác với Việt Nam nhưng mở đến đâu là tuỳ vào mức độ cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.

Tại Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện lần này, Tổng thống Obama cho biết muốn có cơ hội để thắt chặt hơn nữa quan hệ với Việt Nam trong các lĩnh vực thương mại, an ninh và nhân quyền. Ông Obama cũng đã gặp riêng ông Nguyễn Tấn Dũng để thảo luận những vấn đề nói trên.

Nếu được gia nhập TPP Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất.

Nhưng để được gia nhập ngòai việc cải thiện nhân quyền và tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, lập hội và ngôn luận, phía Việt Nam cũng cần thực thi quyền thành lập nghiệp đòan độc lập, cải thiện hệ thống tư pháp và cần cải cách để thật sự có thị trường thương mại tự do.

Đương nhiên nhà cầm quyền Việt Nam có thể chọn lựa giữa hai chiến lược của Hoa Kỳ và của Trung Quốc.

Phần kết xin được lấy lời của Luật sư Trần Lâm, vừa qua đời hôm 13-11-2014, nhận định về sự chọn lựa:

“…Đi với Trung Quốc thì mất nước, còn Đảng, còn quyền nhưng lại là đầy tớ, đi với phương Tây thì mất quyền nhưng còn nước, chỉ mất thân phận tôi đòi.

"Mà đi với phương Tây thì phải dân chủ, dân chủ thì phải phát động quần chúng, giao quyền cho quần chúng. Một sự lựa chọn khó khăn…”

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

15-11-2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.