Hôm nay,  

Dân Mỹ Lên Tiếng

11/11/201400:00:00(Xem: 9960)

...chưa có một tổng thống nào làm hại đảng của mình như TT Obama đã hại đảng Dân Chủ...

Tuần qua, dân Mỹ đã đi bầu giữa mùa, bầu lại toàn bộ Hạ Viện, một phần ba Thượng Viện, hơn một nửa thống đốc, và hàng loạt dân biểu, nghị sĩ, và các viên chức tiểu bang và địa phương.

Kết quả: một thảm bại cho TT Obama và đảng Dân Chủ (DC). Nước Mỹ đã phán quyết, nhất loạt bác bỏ chính sách và sự lãnh đạo của TT Obama và đảng Dân Chủ. Kết quả đã đi xa hơn dự đoán. Báo phe ta Washington Post đã nhận định kết quả bầu cử đã tệ hơn tất cả mọi dự đoán. Những thăm dò trước ngày bầu cho thấy CH có thể sẽ chiếm thêm 6-7 ghế tại Thượng Viện, trong khi thực tế họ đã chiếm được 7 ghế, còn một ghế (Alaska) chưa đếm phiếu xong vì quá khít nút, một ghế (Louisiana) sẽ phải bầu chung kết trong tháng 12. Có nhiều triển vọng CH sẽ thắng luôn, tức là CH có thể chiếm thêm tổng cộng 9 ghế. Đảng Cộng Hoà (CH) từ 45 có thể vọt lên 54 ghế tại Thượng Viện.

Đảng CH không mất một ghế nào hết, trái lại, đã chiếm lại các tiểu bang đã từng bầu cho Thống Đốc Romney như Montana, South Dakota, Arkansas, và West Virginia. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên. Điều bất ngờ là CH cũng thắng luôn tại vài tiểu bang như Iowa (tiểu bang then chốt trong mọi cuộc bầu tổng thống vì đây là tiểu bang đầu tiên bầu sơ bộ, cũng là tiểu bang đầu tiên đã bầu cho TNS Obama năm 2007, biến ông thành ngôi sao nổi bật của đảng DC, che mờ luôn cả ngôi sao Hillary Clinton, để rồi cuối cùng đưa ông vào Tòa Bạch Ốc), Colorado (tiểu bang tiên phong trong kế hoạch “Tây tiến” của đảng DC, nơi TNS Obama đã lần đầu tiên được tấn phong đại diện đảng DC ra tranh cử tổng thống năm 2008), và North Carolina (tiểu bang truyền thống CH, nhưng chạy qua bên DC, bầu cho TT Obama, rồi bây giờ trở về lại CH). Cả ba tiểu bang trước đây được coi như khá an toàn cho đảng DC.

Arkansas, tiểu bang của TT Clinton, lọt vào tay CH mặc dù cả hai ông bà Clinton đều cố gắng đi vận động cho đương kim TNS Mark Pryor gần cả chục lần trong tiểu bang. Ông này, một ngày trước bầu cử, đã công khai tố TT Obama đã là một gánh nặng khiến đảng DC mất hậu thuẫn. Việc cả hai ông bà Clinton tích cực vận động tại tiểu bang nhà mà chẳng có kết quả gì đã nêu lên câu hỏi ảnh hưởng thật sự của bà Hillary có lớn như truyền thông phe ta thổi lên không?

Một kết quả đáng ghi nhận: South Carolina lần đầu tiên trong lịch sử cả miền Nam nước Mỹ, bầu một thượng nghị sĩ da đen, mà lại thuộc đảng CH.

Tại Hạ Viện, CH chiếm thêm 13 ghế, đưa thế đa số lên đến 243, chưa kể một chục ghế chưa đếm phiếu xong. Tất cả các dân biểu thuộc khối bị gọi là thiên hữu cực đoan Tea Party đều tái đắc cử.

Một vài chuyện đáng nói trong cuộc bầu Hạ Viện. Ông George P. Bush, con trai cựu Thống Đốc Florida Jeb Bush, cháu nội của TT Bush cha, đắc cử Ủy Viên Điền Địa –Land Commissioner- của Texas, hứa hẹn “triều đại” Bush chưa cáo chung hoàn toàn. Cũng chứng minh cái tên “Bush” đối với dân Mỹ chưa đến nỗi hắc ám như … “ISIS” hay “Ebola”, và ông Bush em, Jeb Bush, vẫn có ít hy vọng ra tranh cử tổng thống hai năm nữa.

Trong khi đó, cháu ngoại của TT Carter, Jason Carter, thất bại trong cuộc bầu thống đốc tại tiểu bang nhà Georgia, cho dù được ông ngoại tích cực vận động cho.

Tại Utah, CH chiếm được một ghế dân biểu với sự đắc thắng của bà Mia Love, một nữ ứng viên da đen, ngôi sao mới nổi của CH.

Trong cuộc bầu thống đốc, CH cũng đại thắng, chiếm thêm 3 ghế, nâng tổng số thống đốc CH lên 31 trên 50 tiểu bang, chưa kể 2 ghế chưa đếm phiếu xong. Chẳng những chiếm thêm mà lại chiếm tại các tiểu bang khó khăn nhất: Illinois (tiểu bang của TT Obama), Massachusetts (tiểu bang cấp tiến nhất nước), và Maryland (tiểu bang sát nách thủ đô, thành đồng của DC từ xưa đến nay, nơi có khối cử tri da đen rất lớn, nơi TT Obama đích thân đi vận động cho ứng viên DC).

Đây không phải lần đầu tiên một tổng thống phải trực dịên với một lưỡng viện do đối lập kiểm soát. Cả hai TT Clinton và Bush on đã trải qua kinh nghiệm này. Nhưng chưa bao giờ sự chống đối lại mạnh bạo như dưới thời TT Obama, và cũng chưa bao giờ đối lập nắm nhiều ghế ở quốc hội như bây giờ.

Để hiểu rõ tầm mức cuộc thất bại của TT Obama, ta phải biết là trong 6 năm dưới TT Obama, ít nhất 15 thượng nghị sĩ liên bang, 75 dân biểu liên bang, và 12 thống đốc thuộc đảng DC đã mất job (ước tính đến lúc bài này được viết), đều là những con số kỷ lục trong lịch sử cận đại Mỹ. Số dân biểu CH tại Hạ Viện là con số lớn nhất kể từ 1928, cách đây gần 100 năm.

Trên toàn quốc, ở cấp tiểu bang, các chuyên gia dự đoán sẽ có tổng cộng hơn 4.000 nghị sĩ và dân biểu CH, một con số chưa từng thấy trong lịch sử cận đại Mỹ.

Trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa có một tổng thống nào làm hại đảng của mình như TT Obama đã hại đảng DC. Cuộc bầu cử năm nay 2014 là thất bại lớn thứ nhì của đảng cầm quyền trong lịch sử cận đại Mỹ. Thất bại lớn nhất là thất bại cũng của đảng DC năm 2010. Hai thất bại lớn nhất lịch sử cận đại đều xẩy ra dưới thời một tổng thống: Barack Obama.

Đảng DC đang âm ỉ nổi loạn, và quan hệ giữa TT Obama với những nghị sĩ và dân biểu DC trong tương lai sẽ khó khăn không kém quan hệ với khối CH.

Nhìn vào kết quả cuộc bầu, phải nói ngay, chưa khi nào đảng CH mạnh như bây giờ, đó chính là kết quả của một sự bất mãn đối với chính sách và sự lãnh đạo của TT Obama, không phải kết quả của một chương trình vĩ đại mới mẻ gì của CH được cử tri Mỹ ủng hộ mạnh. Thăm dò dư luận cử tri đi bầu cho thấy phần lớn họ không thoả mãn –dissatisfied- hay tức giận –angry- với TT Obama. Một kiểu phản ứng ngược của dân Mỹ để nói lên sự bất mãn hay bất đồng ý của đa số dân Mỹ đối với một chính sách cấp tiến quá mức trong nước và thất bại quá nhiều ngoài nước. Nếu nói đảng CH là “the party of No”, thì phải nói là đa số dân Mỹ đã đồng ý nói “NO” với TT Obama.

Công bằng mà nói, một lý do quan trọng đưa đến đại bại cho đảng DC là một số lớn cử tri DC như giới trẻ, phụ nữ và dân da màu đã không đi bầu tích cực bằng các ông già da trắng, cử tri nồng cốt của CH. Một số lớn nằm nhà vì không có tên “Obama” trên lá phiếu. Nếu cử tri DC đi bầu đông đảo thì DC vẫn thua, tuy thua nhẹ hơn.

Quan trọng hơn tất cả các con số kỷ lục trên là việc TT Obama trong hai năm cuối cùng sẽ hoàn toàn bị “the party of No” chi phối, không còn làm được gì nữa, nếu ông tiếp tục kiên trì giữ vững đường lối cấp tiến quá mức của ông. Cách duy nhất ông có thể điều hành guồng máy quốc gia, và ban bố vài luật mới là “kéo thắng tay”, bớt cấp tiến, thương thảo với phe đối lập CH để có thể đi đến một đồng thuận nào đó trên những chính sách lớn.

Chưa biết tương lai ra sao, nhưng phản ứng đầu tiên của TT Obama đã gây nhiều lo ngại. Theo ông, đây là những lá phiếu chống toàn bộ guồng máy chính trị tắc nghẽn của Hoa Thịnh Đốn chứ không phải là những lá phiếu chống chính sách của ông. Rồi ông khẳng định sẽ kiên trì giữ vững đường lối. Nếu chống toàn bộ Hoa Thịnh Đốn thì tại sao CH không mất một ghế Thượng Viện, Hạ Viện, và Thống Đốc nào trong khi DC mất ghế toàn diện khắp nơi?

Nói đi cũng phải nói lại, với sự đắc thắng mới, đảng CH coi như đã trở thành đảng của đa số dân Mỹ, do đó cũng phải chứng tỏ có tinh trách nhiệm lớn hơn, có thiện chí hợp tác với chính quyền DC nhiều hơn, chứ không còn có thể nhắm mắt chống lung tung, chống đến cùng, nếu CH muốn duy trì hậu thuẫn cho mùa tranh cử lớn của 2016. Bây giờ là lúc phải đưa ra giải pháp cho các vấn đề, đưa ra luật mới chứ không thể ngồi chờ để biểu quyết chống luật của DC hay TT Obama đưa ra.


Trước mắt, TT Obama và quốc hội có nhiều vấn đề trọng đại cần phải đối phó.

Có thể nói quan trọng và khẩn cấp nhất là mối đe dọa khủng bố ISIS nói riêng và khủng bố cuồng tín Hồi giáo nói chung. Cho đến nay, chính sách có thể nói là “nhút nhát” nửa chừng xuân của chính quyền Obama đã biến tổ chức khủng bố tép riu ISIS thành một đe dọa vĩ đại chẳng những tại Trung Đông mà ngay cả trên đất Mỹ. Nhưng bây giờ không còn là lúc chỉ trích ai chịu trách nhiệm về sự lớn mạnh này nữa, mà là lúc phải tìm ra phương cách đối phó hữu hiệu nhất.

Bộ trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel đã chính thức viết thư cho Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice, đòi hỏi minh định rõ ràng chính sách của TT Obama đối với chính quyền Syria, để ông biết đường mà định kế hoạch chống ISIS. Người ta có thể sẽ thấy một quốc hội CH đòi hỏi chính quyền Obama phải có thái độ nếu không mạnh hơn, thì ít nhất cũng phải rõ ràng như ông Hagel đòi hỏi, chứ cứ tiếp tục lằng nhằng như bây giờ thì sẽ là một đại hoạ cho nền an ninh Mỹ, và quốc hội CH sẽ có phản ứng mạnh.

Đứng hàng thứ nhì về tầm mức quan trọng là kinh tế. TT Obama trong mấy ngày cuối trước bầu cử đã than phiền “dân Mỹ chưa nhận thức rõ thành quả kinh tế của ông khi ông đã mang nước ra khỏi khủng hoảng do TT Bush tạo ra”. Dù sao, kinh tế đã là ưu tư hàng đầu của gần một nửa cử tri đi bầu, và phần lớn họ chưa thỏa mãn với những “thành quả” mà TT Obama tự nhận. Chưa tới một phần ba dân Mỹ ủng hộ chính sách kinh tế của TT Obama.

Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 10% xuống 6% thật, nhưng nhờ hai yếu tố: cả triệu người đã bị loại ra khỏi thống kê vì họ chán nản không đi kiếm việc làm nữa, trong khi phần lớn những người kiếm được việc làm lại thì đều phải nhận những việc làm ít lương và ít bổng lộc hơn. Chuyện công ăn việc làm vẫn là một bất mãn lớn chống TT Obama.

Tăng trưởng kinh tế vẫn đì đẹt ở mức trên dưới 1%. Thị trường chứng khoán có gia tăng mạnh, nhất là trong năm nay, đúng như TT Obama khoe, nhưng sự gia tăng đó là hậu quả của việc tăng lợi nhuận công ty do việc giảm nhân công cũng như giảm lương nhân công, trong khi chứng khoán tăng giá chỉ làm lợi cho những giới nhà giầu, sở hữu cổ phiếu công ty, chứ đại đa số dân trung lưu và dân lợi tức thấp cả đời chẳng bao giờ sở hữu một cổ phiếu của bất cứ công ty nào. Do đó, việc thị trường chứng khoán leo thang chẳng có lợi lộc gì cụ thể cho đại đa số dân bình thường.

Với phe bảo thủ nắm quốc hội, TT Obama sẽ bị áp lực phải áp dụng một chính sách kinh tế chú tâm nhiều hơn vào việc tăng trưởng, một cách cụ thể qua giảm thuế để kích động kinh tế, bớt hung hăng đòi tăng thuế đại công ty để tái phân phối lợi tức.

Qua năm tới, những cắt giảm ngân sách bắt buộc theo luật định sẽ có tác dụng mạnh. Đó là lúc Toà Bạch Ốc và quốc hội phải bắt tay làm việc với nhau một cách tích cực hơn nếu muốn tránh chuyện Nhà Nước lại đóng cửa tiệm vì tranh cãi giữa Hành Pháp và Lập Pháp. Chi tiêu vung vít bắt buộc phải cắt giảm, nhưng một phần thuế cũng phải tăng để giảm bội chi ngân sách quá lớn và lệ thuộc quá nhiều vào công nợ trong tay các vua dầu hỏa và các Chú Ba.

Một vấn đề không kém quan trọng là chuyện di dân bất hợp pháp. Với sự thắng cử lớn của CH, chắc chắn trong hai năm tới, TT Obama không thể giải quyết bằng ân xá toàn diện như ông đã hứa. Vấn đề này coi như cất vào kho. Tuy nhiên ngay sau cuộc bầu, TT Obama khẳng định sẽ vẫn dùng quyền hành pháp ra lệnh ân xá hàng triệu người như ông đã hăm doạ. Với CH nắm đa số tại cả hai viện, việc làm qua mặt quốc hội kiểu này đương nhiên sẽ bị coi như hành động tuyên chiến với đối lập, gây khó khăn hay bế tắc cho tất cả mọi vấn đề khác, chưa kể câu chuyện sẽ nổ lớn, đặt lại toàn bộ chế độ tam quyền phân lập do Hiến Pháp ấn định.

Một điểm nhiều ý nghiã: ở cấp tiểu bang, CH chiếm đa số tại quốc hội hai tiểu bang Nevada và New Mexico, là hai tiểu bang có rất đông dân gốc Nam Mỹ, và cũng đang có vấn đề di dân bất hợp pháp rất trầm trọng.

Obamacare đã trở thành luật, và cho dù CH thắng lớn, vẫn chưa đủ túc số để thu hồi luật. Do đó, luật này sẽ tồn tại. Nhưng chắc chắc là CH sẽ làm khó dễ đủ điều để bắt buộc Obamacare phải được sửa đổi, đặc biệt trong vấn đề bắt buộc mọi người phải có bảo hiểm y tế và mọi công ty phải cung cấp bảo hiểm y tế. Đây sẽ là một cuộc chiến rất gay gắt mà chưa ai rõ kết quả sẽ ra sao. Chỉ biết trong cái đà tuột dốc hiện nay, tiếng nói của TT Obama ngày càng yếu và ông sẽ bị áp lực phải nhượng bộ nhiều hơn.

Dịch Ebola sẽ tiếp tục tấn công, nhưng chưa có gì đáng hoảng hốt. Như cột báo này đã viết, xác xuất mắc bệnh khó hơn trúng số vài trăm triệu đô. Dù sao, đây cũng là mối nguy chung không mang màu sắc đảng phái, do đó cả hai bên sẽ phải hợp tác chặt chẽ để bảo vệ chúng ta.

Việc bổ nhiệm các viên chức cao cấp cần phê chuẩn của Thượng Viện, đặc biệt là bộ trưởng Tư Pháp mới sau khi ông Eric Holder từ chức, sẽ tạo nhức đầu lớn cho TT Obama. TT Obama có hai tháng, từ giờ đến đầu năm tới để tìm người thay thế ông Holder để được Thượng Viện hiện hữu do DC nắm đa số phê chuẩn. Tin giờ chót, ông đã đề cử một bà da đen Công Tố Viên Nữu Ước để Thượng Viện hiện hành đang còn trong tay đa số DC phê chuẩn. Chưa biết CH sẽ chấp nhận hay không.

Qua năm tới, với tân Thượng Viện do CH kiểm soát, mọi đề cử sẽ khó khăn hơn. Trừ phi TT Obama lựa chọn những người tương đối bảo thủ hay ôn hòa, quốc hội sẽ chống đối và không phê duyệt ai hết, đưa đến bế tắc nhân sự rất tai hại.

Một điều đáng lo ngại cho TT Obama là với đối lập nắm cương tại cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện, sẽ có rất nhiều cuộc điều tra, điều trần về đủ mọi vấn đề. Những xì-căng-đan, khủng hoảng trước đây sẽ bị khui ra dài dài, và chính quyền Obama sẽ không còn trông cậy vào thế đa số DC tại Thượng Viện để cò cưa, câu giờ, ngăn chặn hay thoái thác nữa. Những vụ như khủng bố giết đại sứ Mỹ tại Benghazi, sở thuế làm khó dễ các tổ chức chính trị bảo thủ, NSA nghe lén, Bộ Cựu Chiến Binh để cựu quân nhân chết, FBI bán súng cho băng đảng ma tuý Nam Mỹ,… tất cả sẽ bị khui mạnh, và chính quyền Obama sẽ rất vất vả chống đỡ, không còn thời giờ làm gì khác nữa.

Phe CH ngược lại cần nhớ lại câu chuyện đàn hạch TT Clinton khi CH hung hăng tố ông này quá mức khiến dân Mỹ bực mình, quay qua ủng hộ mạnh TT Clinton. Dân cao bồi Mỹ thường hay có tính anh hùng không muốn đạp người đã té ngựa.

Đối với thế giới, chiến thắng của CH sẽ hạ nặng uy tín của TT Obama, không phải là chuyện vui cho ông trước ngày đi gặp Tập Cận Bình, hay đối phó với Putin.

Thắng lợi quá lớn của CH đưa đến câu hỏi lớn liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016. Phe CH hy vọng sẽ sẵn trớn, thừa thắng xông lên, chiếm lại Tòa Bạch Ốc. Phe DC hy vọng với TT Obama năm đó về hưu, phe CH mất đối tượng, sẽ thất bại trở lại. Dù sao, hai năm trong chính trị Mỹ là hai thế kỷ, chẳng ai đoán được chuyện gì sẽ xẩy ra từ đây đến đó.

Chuyện đó tính sau, bây giờ phe CH lo ăn mừng và chuẩn bị lãnh trách nhiệm mới trong khi TT Obama bù đầu làm kế hoạch, chưa biết là kế hoạch “đấu tranh” bảo vệ đường hướng cấp tiến đến cùng bất chấp ý dân, hay nhân nhượng tìm thỏa thuận với đối lập CH. (09-11-14)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
13/11/201416:33:18
Khách
Y Dan la y troi
13/11/201404:46:26
Khách
Tôi ủng hộ hoàn toàn TT Obama. Những gì ông đã làm đều là những cố gắng giúp đỡ cho những người thuộc tầng lớp tay làm hàm nhai. Đảng Cộng Hòa lừa dân chúng, giống như câu chuyện Tăng Sâm giết người, nói riết ai cũng tin. CS là bậc thầy của vụ này và đảng CH theo sách lược đó.
13/11/201404:16:08
Khách
Đồng ý vói bạn tru treo. Tôi nhận thấy ông Vũ Linh này không công bàng khi nói về Obama. Hay là tại vì Obama là nguòi da đen?
12/11/201402:44:09
Khách
Tôi là người chọn đảng Cộng hòa khi tôi vào quốc tịch Mỹ, nhưng từ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra do Bush làm , tôi lại phục Ông Obama chịu ra lảnh cái gánh nặng đó..
Tôi nghĩ lúc đó không có khủng hoảng kinh tế, chắc ông Obama không đắc cử. Nay đâu vào đấy thì thiên ha Cộng Hòa lai đứng ra dành lại. Bây giờ tôi ủng hộ ông Obama vì ông có cái gan làm nên lịch sử , người da đen đầu tiên làm TT nuớc Mỹ.. Tôi ủng hộ tuyệt đối ObamaCare, Cộng Hòa mà lên có thểsẽ cắt tiền hưu trí của mấy người già.
Mấy ông bà già da trắng bầu cho Cộng hòa chừng đó mới thắm thía vì CH là đảng của người giàu. CH là của mấy tay tư bản Mỹ.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.