Hôm nay,  

Nhận Định Về Việc Mở Rộng Đối Thoại Giữa Trung Quốc Và Nhật Bản

09/11/201400:39:00(Xem: 3724)

 

                NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC MỞ RỘNG ĐỐI THOẠI GIỮA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

                                                                   Đào Như

 blank

Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.  Nhưng phía sau Hồ Sơ Điều Ngư/Senkaku, là mối quan hệ đối tác song phương kinh tế giữa TQ và Nhật Bản quá to lớn và quan trọng cho cả hai phía Nhật và TQ. Thủ tướng Nhật hôm 17-4-2014 trong buổi gặp gỡ với báo Economist tại Tokyo, sau khi lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đã sai lầm nghiêm trọng đã cố tâm biến dạng hiện trạng biển Hoa Đông, nhưng đồng thời ngay sau đó, Thủ tướng Nhật cho rằng Trung Quốc và Nhật đã quấn chặt lấy nhau về kinh tế. Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc là cơ hội lớn lao cho Nhật và cho cả thế giới. Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Nhật. Quan hệ đối tác kinh tế Nhật-Trung là bất khả phân ly. Trung Quốc là đối tác kinh tế sống còn của Nhật Bản- China is a Vital Economic Partner.

Nhưng tại sao đến bây giờ, vào thời điểm gần kề thượng đỉnh APEC-2014 tại Bắc kinh, vấn đề ‘Mở Rộng Đối Thoại Giữa Nhật Bản và Trung Quốc’ lai được bất ngờ nêu lên mang tính khẩn trương và cảnh báo? Theo thông tin VOAtiengViệt hôm thứ Sáu, 7-11-2014, xác nhận: “Trung Quốc, Nhật Bản  Đồng Ý Mở Rộng Đối Thoại ”. Theo nhận định của VOAtiengViệt thì TQ và Nhật ‘đã dần dà nối lại cuộc đối thoại chính trị, ngoại giao và an ninh…thực hiện các nỗ lực xây dựng sự tin cậy chính trị lẫn nhau….”. Các nhà quan sát quốc tế lại một lần nữa lại gặp ông Dương Khiết Trì, Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc hôi kiến với ông Shotaro Yachi, cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản tại Bắc Kinh, như ông (DKT) đã bất ngờ  hội kiến với Ngoại Trưởng Mỹ, ông John Kerry tại Boston hôm 17-10-2014. Có điều tế nhị đến độ phức tạp ở đây không có thông tin nói về buổi hội kiến giữa Ông Dương Khiết Trì và ông Shotaro Yuchi xảy ra vào hôm nào? Thay vào đó là bức ảnh có đầy đủ ghi chú của buồi đàm thoại  giữa Cựu Thủ tướng Nhật Bản  Yasuo Fukuda và chủ tịch TQ Tập Cận Bình  tại Sảnh đường Nhân Dân  ở Bắc Kinh vào ngày 29-10-2014.

 Trong tình hình hiện tại chưa ai biết chắc liệu có buổi gặp gỡ  giữa chủ tịch Trung Quốc, ông Tập và Thủ tướng Nhật, ông Abe, bên lề thượng đỉnh APEC-2014 trong những ngày sắp tới tại Bắc Kinh.? Nhung vào giờ chót hôm nay có tin từ văn phòng cố vấn của Thủ tướng Abe là cuộc gặp gỡ giữa Ông Tập và ông Abe được coi là chắc chắn diễn ra bên lề Thượng đỉnh APEC trong vài ngày sắp tới. Nếu quả thật như vậy, thì có hai sự kiện được đặt ra:

-  Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo Bắc Kinh và Đông Kinh, ông Tập Cận Bình và ông Shinzo Abe gặp nhau trong cố gắng cải thiện mọi mối quan hệ giữa hai quốc gia TQ và Nhật.

-  Sự kiện Nhật gởi cựu Thủ Tướng Yasuo Fukuda đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch TQ, ông Tập Cận Bình, nói lên thiện chí hòa đàm của Chính phủ Tokyo. Và cuộc hội đàm giữa ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện TQ và ông Shotaro Yuchi, Cố vấn An ninh Quốc Gia Nhật Bản, là buổi họp tiền phương, lót đường nhầm mục đích tạo thuận lợi cho cuộc gặp gỡ quan trong giữa ông Tâp và ông Abe bên lề Thương đỉnh APEC trong vài ngày sắp tới.

Nội dung của buổi gặp gỡ giũa ông Tâp và ông Abé bên lề thượng đỉnh APEC chắc chắn là sự băn khoăn của ông Obama, Tổng thống Hoa Kỳ, mặc dầu hôm 5 tháng 11 vừa rồi trong cố gắng thuyết phục Bắc Kinh hợp tác với Hoa Kỳ tại APEC, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry đã đề cao vị thế TQ qua lời phát biểu: “Quan hệ Mỹ-Trung mang tính quyết định nhất thế giới”. Nếu thật sự TQ và Nhật Bản quyết chí hòa thuận với nhau vì tương lai sống còn của hai quốc gia này trong việc cạnh tranh với Mỹ, thì kế hoạch nghị sự-agenda-của ông Obama tại APEC lần này khó mà thành tựu được như ý ông mong muốn./.

Đào Như

thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park, Illinois USA

Nov-7-2014

GHI CHÚ VỀ NGUỒN:

Những thông tin trong bài viết trên được tìm thấy trong các websites sau đây

1-Trung Quốc, Nhật Bản đồng ý mở rộng đối thoại

http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-nhat-ban-dong-y-mo-rong-doi-thoai/2511722.html

2-  Shinzo-Abe: China is a vital economic partner

http://thediplomat.com/2014/04/shinzo-abe-china-is-a-vital-economic-partner

 

 

 

 

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.