Hôm nay,  

Paris Nay Có Gì Lạ Không Em?

01/11/201400:00:00(Xem: 5575)
"Paris có gì lạ không em?" là mục hàng tuần do Cỏ May phụ trách từ mấy năm nay. Nhưng hôm nay, nếu đó là câu hỏi cần trả lời rỏ ràng "Có" hay "Không" thì Cỏ May, em, xin trả lời ngay là "Có". Tức Paris nay có chuyện lạ đáng để ý theo dõi lắm.

Thật vậy, Paris vừa đón nhận hai biến cố lớn và quan trọng mà Cỏ May nghĩ phải tường thuật hầu bạn đọc. Biến cố thứ I là Cầu Nghệ thuật (Le Pont des Arts) mà trước đây, ở mục này, Cỏ May có dài dòng giới thiệu với bạn đọc, nay vừa tháo gở bỏ lưới sắt rào hai bên cầu, đồng thời dẹp bỏ luôn hết mấy chục ngàn ổ khóa tình yêu, thay thế vào đó bằng khung kiếng để những người yêu nhau từ nay không móc ổ khóa tình yêu như trước đây được nữa. Biến cố thứ II là từng I của Tháp Eiffel thay sàn củ bằng sàn bằng kiếng trong suốt và vừa mở cửa cho du khách hôm thứ hai 06/10/2014 vừa qua sau khi Bà Anne Hidalgo, Thị trưởng Paris, tới cắt băng khánh thành.

Từng I Tháp Eiffel bằng kiếng

Tháp Eiffel tròn 125 tuổi. Để đánh dấu tuổi thọ của Bà Đầm Sắt ( La Dame de fer), hôm thứ hai, 06/10/14, Thành phố Paris tổ chức lễ khánh thành sàn kiếng thay sàn củ. Sau đó, mở cửa cho dân chúng lên xem. Đứng trên từng I nhìn xuống, từ độ cao 57 m, người xem sẽ có cảm tưởng như mình đứng trong không gian nhìn xuống chơn Tháp. Sự thay đổi chắc sẽ thu hút đông đảo du khách trong những ngày tới.

Công trình đổi mới này tốn hết 30 triệu euros có sức hấp dẩn những người thích tìm cảm giác lạ và mạnh. Ai dễ bị chóng mặt, sợ độ cao hay yếu tim, có lẽ không nên thử. Vừa tốn tiền vé vào cửa và tuột xuống nếu không kịp, sẽ bị chảy re ướt quần.

Trước tiên, những người trẻ hăng hái thử cho biết. Họ bước đi qua bốn khoảng sàn kiếng, chung quanh có kiếng thay thế lang cang trước đây bảo vệ an toàn. Từ sàn kiếng là một khoảng rộng 4200m2, người ta có thể nhìn xuống thấy rỏ mặt đường và bốn chơn tháp ở phía dưới.

Tháp Eiffel cao 324m được xây dựng làm cổng vào Hội Chợ Quốc tế năm 1889. Đó là một kiến trúc hoàn toàn bằng thép cao nhứt Paris. Cho tới nay, Tháp Eiffel vẫn là biểu tượng hấp dẩn của Paris và cả nước Pháp. Mỗi năm, có 250 triệu người tới thăm viếng và có 8 triệu người mua vé đi lên tháp bằng thang máy.

Sự cải tiến sàn và rào cảng bằng kiếng chắc chắn sẽ thu hút khách tới thăm viếng đông hơn.

Rất hấp dẩn cho Selfie

Từng I vừa mở cửa, lập tức có nhiều thanh niên lên để chụp hình. Họ tự chụp hình mình ở tư thế như đang đứng trong không gian, chơn không đứng trên một mặt bằng nào hết. Chụp ở thế nằm thì như đang nằm trong khoảng không. Mọi người đều lấy làm thích thú vô cùng.

Vài người chạy nhảy trên mặt sàn kiếng để thử xem sàn kiếng có chắc không? Nhiều nam nữ thanh niên nằm lăn ra mặt sàn để có cảm giác như đang nằm trong không gian. Mặt kiếng được lau chùi trong suốt.

Nhưng những người lớn tuổi lại đi từng bước như để thăm dò, nét mặt lo âu, như thấy mình sẽ bị hụt chơn.

Sông Seine trong chai

Pháp có câu nói xưa. Có người cho là vào thế kỷ XVIII: «Với những tiếng NẾU, người ta có thể bỏ Paris vào trong chai» (Avec des SI, on mettrait Paris en bouteille). Cũng với tiếng NẾU, người Do thái nói: «Nếu bà nội của tôi có bánh xe, bà sẽ trở thành xe bút» (SI ma grande-mère a des roues, elle sera un autobus). Ngày nay, người ta không bỏ Paris vào chai, mà bỏ sông Seine vào chai.


Một thanh niên người Pháp, 24 tuổi, tên Christophe Charrier, vừa có sáng kiến mới lạ và khá độc đáo: Tại sao không bỏ sông Seine vào chai?

Christophe Charrier, nhơn viên kiểm soát Thủy Lâm, khi đi dọc theo bờ sông bổng có ý nghĩ ngộ nghỉnh: tại sao ta không lấy nước sông Seine bán cho du khách tới chơi và thăm viếng Paris? Cứ mỗi tháng hai lần anh tới cảng Suffren, cạnh Tháp Eiffel, để lấy đầy một bình nước. Tại sao không nhơn việc làm này, anh không lấy nước sông lọc qua và cho vào những chai hình Tháp Eiffel? Những chai thủy tinh hình Tháp Eiffel mua dễ dàng với giá 6,90€ cái.

Nghĩ chắc du khách ngoại quốc sẽ thích mang về những chai nước sông Seine làm kỷ niệm hơn là những Tháp Eiffel Made in China do Ba Tàu làm bán qua Paris. Đi chơi Paris mang theo về nước sông Seine, thì còn gì lãn mạn hơn, tình tứ hơn? Đi chơi sa mạc, người ta mang cát vể làm kỷ niệm. Cũng cùng cung cách với những người đi Lourdes mang nước thánh về! Chỉ thiếu yếu tố tôn giáo trong đó mà thôi (Tin TV2).

Và anh đã thực hiện. Những chai hình Tháp Eiffel đựng nước sông Seine đang được bày bán cho du khách ở khu du lịch.

Những người yêu nhau còn tới Paris nữa không?

Một vị trong Hội đồng thành phố Paris đã báo động: có quá nhiều ổ khóa của những người yêu nhau móc vào Cầu Nghệ thuật (Pont des Arts), móc chồng lên nhau, làm cho tình trạng an toàn của cầu không còn được bảo đảm.

Paris xưa nay có tiếng là thành phố đầy chất lãng mạn. Paris lý tưởng của những người yêu nhau. Nhưng ngày nay Paris phải chịu sức nặng của khối ổ khóa móc đầy đặc hai bên Cầu Nghệ thuật. Vậy mà nổi tiếng khắp thế giới.

Người Pháp nhà quê hay miền núi, miền biển, chắc chắn ai cũng đều nghe nói tới Cầu Nghệ thuật với những ổ khóa tình yêu. Lời thề yêu nhau chỉ trọn vẹn, được Hà Bá chứng minh, khi hai người yêu nhau đứng trên cầu, ôm nhau hun, tay trong tay cùng nắm chiếc chìa khóa, nhịp nhàng ném xuống sông Seine. Biểu tượng của tình yêu vỉnh cữu gắn chặc hai trái tim vào nhau. Hiện tượng ổ khóa yêu đương này bắt đầu năm 2008.

Sức nặng của khối tình yêu của cả thế giới đang làm cho nhiều người lo ngại cho số phận của Cầu Nghệ thuật trong những ngày tới.

Thành phố Paris thấy nếu tháo gở hết những ổ khóa đó sẽ làm mất đi nét đẹp độc đáo của Paris. Chánh quyền chỉ gở bớt những ổ khóa chồng lên nhau để làm giảm bớt áp lực, tránh tai nạn có thể xảy ra. Một ngày nào đó, một mảng lưới kẻm đầy ổ khóa rớt xuống nhằm du khách trên tàu đang chạy trên sông Seine, khó tránh thương tích, cả chết người.

Đừng quên tình yêu vẫn là một khối nặng lắm! Như núi Thái Sơn! Và không biết tránh vì mù!

Nhưng tháng 6/2014 vừa qua, hai khung lưới kẻm của thành cầu sụp đổ. Trước sự nguy hiểm này, chánh quyền Paris đã quyết định thay thế những khung lưới kẻm bằng những khung kiếng để những người yêu nhau không thể móc ổ khóa nữa được. Trong lúc đó chánh quyền Paris khuyên những người yêu nhau nên xử dụng Selfie để giử tình yêu mải mải với nhau. Paris mở ngay Site để những người yêu nhau qua Twitter hoặc Instagram có thể gởi hình của đôi uyên ương lên đó: lovewithoutlocks. «Tình yêu nay không có ổ khóa»!

Đến nay, Paris mới giác ngộ những cây cầu của Paris sẽ không đủ sức chống lại sức nặng tình yêu của những người yêu nhau!

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.