Hôm nay,  

Liệu Cung Ứng Dịch Vụ Có Thể Thay Cho Vai Trò Của Công Nghiệp Chế Biến Được Không?

30/10/201400:00:00(Xem: 4386)

Dani Rodrik

Đỗ Kim Thêm dịch

Những thảo luận trên bình diện toàn cầu về tình trạng tăng trưởng tại các nước đang phát triển đã thay đổi triệt để trong thời gian gần đây. Những quảng bá ồn ào và các khích động trong những năm qua về triển vọng sẽ nhanh chóng bắt kịp các nền kinh tế tiên tiến đã không còn nữa. Có ít các nhà phân tích nghiêm túc vẫn còn tin là sự hội nhập kinh tế đầy ngoạn mục của các nước châu Á, và ít ngoạn mục hơn của các nước châu Mỹ La tinh và châu Phi, sẽ được duy trì trong những thập niên sắp tới. Mức lãi suất thấp, giá thương phẩm cao, tốc độ toàn cầu hoá nhanh, tình hình ổn định sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tất cả các yếu tố để hỗ trợ cho thời kỳ đặc biệt này dường như không còn tiếp tục tồn tại nữa.

Một kế hoạch thứ nhì cần thực hiện đã mờ dần: Các nước đang phát triển cần có một mô hình mới về tăng trưởng. Vấn đề không phải chỉ là các nước này cần tự từ bỏ lệ thuộc vào các luồng vốn tư bản ngoại nhập luôn biến động và sự bùng nổ trong thị trường thương phẩm, hai hiện tượng này thường dẫn tới tình trạng tổn thương và khủng hoảng. Quan trọng hơn, tiến trình công nghiệp hoá tập trung cho xuất khẩu, một đường hướng chắc chắn đem lại thịnh vượng trong lịch sử, dường như đi vào giai đoạn cuối.

Từ khi có cuộc Cách mạng Công nghiệp, sản xuất chế biến đã là một chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Có nhiều nước đã bắt kịp và thậm chí còn có thể còn qua mặt được nước Anh, thí dụ như Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tất cả các nước này đã đạt được tình trạng này bằng cách họ tập trung xây dựng được nền công nghiệp chế biến. Sau thế chiến thứ hai, có hai trào lưu làm hội nhập kinh tế nhanh chóng, thứ nhất thuộc về lĩnh vực ngoại vi trong châu Âu trong thập niên 1950 và 1960, và thứ nhì là tại Đông Á kể từ thập niên 1960.

Cả hai dựa trên chế biến trong công nghiệp. Trung Quốc đã trổi dậy như là một khuôn mẫu của một chiến lược tăng trưởng này từ thập niên 1970 mà họ đã triệt để tận dụng để đi theo phướng hướng này. Ngày nay, công nghiệp chế biến không còn được sử dụng như xưa, mà nó cần dùng nhiều hơn về vốn và kỷ năng; nhưng tiềm năng thu hút lực lượng lao động quá lớn từ khu vực nông thôn lại suy giảm nghiêm trọng.

Trong khi những chuỗi cung ứng trên bình diện toàn cầu đã tạo thuận lợi trong việc thâm nhập vào khu vực chế biến, nhưng nó cũng làm giảm dần những doanh thu trong nước đã tăng được là do tính theo giá trị cộng thêm. Một vài công nghiệp cổ truyền, thí dụ như ngành dệt và thép, dường như phải đối phó với thị trường quốc tế đang co cụm và tình trạng quá mức công suất, cả hai bị tác động do nhiều thay đổi trong nhu cầu và những quan tâm đến vấn đề môi sinh. Và một nhược điểm trong sự thành công của Trung Quốc là các nước khác nhận ra rằng càng khó khăn hơn để tạo thêm được một khe hở trong khu vực chế biến. Hậu quả của vấn đề là các nước đang phát triển (vì sẽ không thể đeo đuổi theo tiến trình công nghiệp hoá nữa, CTCND), đang khởi động việc giải công nghiệp hoá và trở thành lệ thuộc nhiều hơn vào khu vực dịch vụ với mức thu nhập thấp hơn so với một khuôn mẫu trước đây dành cho các nước đã phát triển, - một hiện tượng mà tôi gọi đó là giải công nghiệp hoá sớm hơn dự trù.

Liệu những nền kinh tế dịch vụ sẽ giữ vai trò của công nghiệp chế biến như trong quá khứ không? Dịch vụ vốn dĩ đã đóng góp một phần lớn vào TSLQG tại các nước đang phát triển, ngay cả tại các nước có lợi tức thấp, nơi mà canh nông từ xưa đã chiếm một phần quan trọng. Công nhân trẻ tuổi từ các nông trại ra thành phố ngày càng được thu dụng nhiều hơn trong khu vực dịch vụ của đô thị, thay vì làm trong khu công nghiệp chế biến. Mậu dịch quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ có khuynh hướng mở rộng nhanh hơn là trong mậu dịch về hàng hoá.

Ejaz Ghani và Stephen D. O´Connell của Ngân hàng Thế giới là hai trong số những người lạc quan này. Trong một tài liệu nghiên cứu gần đây, hai ông lập luận là cung ứng dịch vụ có thể phục vụ như một bậc thang cho tăng trưởng, một vai trò mà từ lâu người ta gán cho công nghiệp chế biến. Đặc biệt hơn, họ chứng minh là kinh tế dịch vụ gần đây đã thể hiện được một tình trạng hội nhập không điều kiện trong năng suất. Điều này có nghĩa là các nước ở xa nhất của lằn ranh quốc tế để tính được năng suất lao động nhận ra là mức tăng trưởng năng suất nhanh nhất nằm trong dịch vụ.


Đây là một tin quá vui, nhưng cũng có nhiều lý do cần cảnh giác. Bằng chứng của Ghani và O´Connell bao gồm dữ liệu tính được từ những năm đầu tiên của thập niên 1990, trong khi những nước đang phát triển đã kinh qua một sự hội nhập cho toàn nền kinh tế, kết quả này có được là do luồng vốn ngoại nhập và vận may trong thị trường thương phẩm. Điều chưa rõ là liệu kết luận này có thể mở rộng để áp dụng cho các thời kỳ khác hay không.

Có hai vấn đề tạo cho nền kinh tế dịch vụ dị biệt với công nghiệp chế biến. Thứ nhất, trong khi một số lĩnh vực của dịch vụ có thể đem ra mua bán được và ngày càng trở nên quan trọng trong mậu dịch quốc tế, những lĩnh vực này thường cần đến công nhân có tay nghề cao, nên tương đối ít thu dụng các lao động phổ thông.

Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và các dịch vụ kinh tế khác, cùng với công nghệ thông tin và truyền thông là những lĩnh vực hoạt động có năng suất cao và trả lương hậu. Các lĩnh vực này có thể tác động như bậc thang cho tăng trưởng trong kinh tế khi mà lực lượng lao động được huấn luyện một cách phù hợp. Nhưng thông thường thì các nước đang phát triển có một lực lượng lao động hầu hết là kém tay nghề. Trong những nền kinh tế như thế, những dịch vụ có thể trao đổi đuợc không thể thu dụng nhiều hơn phần do phiá lao động cung ứng.

Đó là lý do tại sao, dù với tất cả sự thành công của mình, mà lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông tại Ấn Độ không phải là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, công nghiệp chế biến cổ truyền có thể cung ứng một phần lớn công ăn việc làm cho công nhân thoát khỏi nông trại mà mức độ năng suất nhiều đến ba hay bốn lần hơn trong khu vực nông nghiệp.

Tại các nước đang phát triển ngày nay, một phần lớn của lực lượng lao động dư thừa được thu dụng trong khu vực dịch vụ phi mậu dịch đang hoạt động với năng suất rất thấp, thí dụ như trong những hoạt động bán lẻ và công việc thuộc phạm vi gia đình. Trên nguyên tắc, một vài hoạt động trong lĩnh vực này có thể thu lợi do công nghệ tốt hơn, tổ chức được cải thiện và thay đổi hình thức rộng lớn hơn. Nhưng ở đây có sự di biệt thứ hai giữa dịch vụ và chế biến tác động nhau.

Cuối cùng thì gia tăng một phần năng suất trong những hoạt động phi mậu dịch cũng phải đang tự hạn chế, bởi vì hoạt động của các dịch vụ cá nhân không thể mở rộng mà không thay đổi điều kiện trao đổi so với hoạt động của mình, - tự hạ thấp giá cung (và khả năng sinh lợi). Những nước nhỏ đang phát triển có thể đẩy mạnh công nghiệp chế biến dựa trên cơ sở của vài thành công trong lĩnh vực xuất khẩu, và phân tán liên tục qua thời gian – như hiện nay là sản xuất áo thun, theo sau đó là lắp ráp các linh kiện cho máy vô tuyến truyền hình và các lò vi sóng, và từ đó nâng cao dần các chuỗi về kỷ năng và giá trị.

Ngược lại, trong lĩnh vực dịch vụ, vì quy mô thị trường bị giới hạn do nhu cầu nội địa, nên những thành công liên tục đòi hỏi phải gia tăng những năng suất phụ thuộc và đồng thời trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Nếu chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực thì sẽ không mang lại cơ hội thắng lợi nhanh chóng. Chính vì thế, tăng trưởng phải dựa những khả năng toàn diện của nền kinh tế mà sự tích lũy ở mức độ chậm hơn vì phải thông qua các hình thức về vốn thuộc về con người và các thể chế.

Do đó, tôi vẫn còn hoài nghi về một mô hình do dịch vụ làm chủ đạo có thể mang lại một sự tăng trưởng nhanh chóng và tạo ra công ăn việc làm tốt đẹp theo như cách mà trước đây công nghiệp chế biến đã thực hiện được.

Ngay khi những người lạc quan về cơ hội đang mở rộng trong lĩnh vực công nghệ là có lý, rất khó mà nhận ra rằng triển vọng này cho phép các quốc gia đang phát triển có thể duy trì được một loại tăng trưởng mà họ đã từng trải trong hai thập niên qua.

Dani Rodrik là Giáo Sư Xã hội học, Institute for Advanced Study, Princeton, New Jersey. Sách đã xuất bản gần đây là One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth và The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy.

Nguyên tác: Are Services the New Manufactures?
http://www.project-syndicate.org/commentary/are-services-the-new-manufactures-by-dani-rodrik-2014-10

Tựa đề bản dịch là của người dịch.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.