Hôm nay,  

Khúc Nhạc Sến Nửa Khuya

28/10/201400:00:00(Xem: 6891)

Đêm bao giờ cũng bao dung cho nỗi cô đơn. Trong đêm khuya lòng như phơi mở những tự tình. Và trong lặng thinh của đêm có khi chợt nghe văng vẳng những giai điệu từ một góc phố, một gác khuya nào đó. Mỗi lần nghe đều thấy lòng chùng xuống như những chiếc lá cuối thu. Đêm nay chợt nghe tiếng một khúc nhạc đồng quê từ cô hàng xóm tóc vàng. Tiếng nhạc chỉ vừa đủ nghe, thoảng qua khu vườn cỏ uá ngập lá vàng, đến phòng tôi làm những liên tưởng vu vơ về những khúc nhạc sến miên man qua những liếp tre, hàng phên, những giậu dâm bụt và giàn thiên lý năm nào...

Hồi mới qua Mỹ định cư, nghe người ta gọi đùa nhạc đồng quê (country) của Mỹ là nhạc sến. Ngờ vực lắm, không hiểu lắm. Tóc vàng mắt xanh mà hát nhạc sến? Ở lâu. Lại ở ngay xứ chăn bò và dần dần nhận ra điều đó đúng. Nhưng trước tiên phải rào trước đón sau về khái niệm nhạc sến. Để bạn đọc hiểu là không có ý phân biệt nhạc quê hay sang. Khác nhau chỉ là sự cảm nhận mà thôi. Nhạc sến là nhạc nghe muồi. Ngọt ngào tự nhiên như trái cây chín muồi.

Phải đồng ý một điều là từ “sến” bắt đầu có từ giới bình dân, con sen giúp việc, gánh nước máy phông-ten. Nhạc sến là một dòng nhạc đầy kể lể tự sự, cám cảnh thân phận nghèo, thất tình, bất hạnh…Ca từ rất chân chất, nghe là hiểu ngay, khỏi cần suy tư bóng bẩy. Không giờ rồi anh ngủ đi thôi. Hơi đâu mà lo lắng anh ơi (Vinh Sử). Hay Ước gì nhà mình chung vách. Hai đứa mình thức trắng đêm nay. (Hoàng Hoa. Thảo Trang)…

Ca từ đi thẳng vào trái tim. Giai điệu thì thân quen, từ đầu đến cuối bài. Ai cũng có thể hát dễ dàng trong âm vực trung bình. Nhịp điệu không chậm quá mà cũng không nhanh quá. Cứ đong đưa như đôi quang gánh hai thùng nước trên vai về xóm nhỏ, đong đưa như vỏng ru con, đong đưa như ly rượu đế trên chỏng tre manh chiếu…

Tôi yêu những tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, trong đó có bài “Cúi xuống vùng non xanh mát…” Khi nghe “Cúi xuống. Cho bóng đổ dài. Cho xót xa mặt trời. Cho da thơm trên người nay cũng phôi pha…” (Cúi Xuống Thật Gần. Trịnh Công Sơn) Nguyễn Ngọc Tư viết: “Nghe mát rượi lòng, nghe khoẻ dễ sợ.” Thích nhất là câu ấy. Nhạc mà nghe “khỏe” thì tuyệt. Nghe mà không thấy mệt mỏi, thấy trăn trở hay suy tư. Tuy vậy lại thấy cảm nhận của nhà văn có phần hơi “cõi trên”. Nghe nhạc Trịnh Công Sơn thao thức lắm, nhiều khi không “khỏe” lắm. Cho bóng đổ dài. Cho xót xa mặt trời…phôi pha. Hiểu được chết liền. Lắm khi phải nghe và suy tư để hiểu vì sao sỏi đá cũng cần có nhau, đêm thấy ta là thác đổ...là đêm gì, Phố nào em qua gạch ngói quen tên???

Nghe nhạc sến mới thật là khỏe. Có chút tự tình, thất vọng, buồn phiền, nhừa nhựa rên rĩ đó! Nhưng nghe hiểu liền. Nhiều khi nghe câu trước đã biết câu sau sẽ nói gì. Nghe xong thì buồn rã rượi nhưng rồi quên. Hát xong, treo mùng, đập vài con muổi, rồi ngủ ngay. Mặc cho nhà nàng có cạnh nhà tôi, mặc cho nhà nàng có giậu mồng tơi hay hai đứa mình chung vách…chung đôi. Ngủ cái đã! Mai còn dậy sớm để tất bật với đời…

Trở lại dòng nhạc country ở Mỹ. Phải dịch như thế nào cho đúng nhỉ? Đồng quê ư! Thì hẳn vậy. Xuất xứ từ những cánh đồng miền Nam, miền Tây từ những năm 1920, Nhạc country là sư yêu thích của những người lao động mặc chiếc quần jeans và chiếc mũ rộng vành, của những trang trại chăn bò và cánh đồng lúa mỳ bao la. Dạo ấy người ta coi thường và gọi là nhạc Hillibily. Phải đến năm 1940 thì mới gọi là country và trở nên phổ biến. Từ đó nhạc country biến thể pha trộn rất đa dạng.

Cũng dăm bảy nhánh như nhạc muồi quê hương mình. Đa phần các ca từ nhạc đồng quê đều đơn giản tự sự, không nặng triết lý siêu hình, không bóng bẩy phù vân. Đơn giản như chiếc xe truck và chàng trai mặc quần jean, nàng con gái tóc vàng hoe đội mũ cao bồi và trang trại với những đống rơm quay tròn. Các câu chuyện xoay quanh tình yêu, gia đình và kỷ niệm…

Để chính hiệu ca sĩ country 100% thì người hát phải có giọng mũi. Tiếng Anh gọi là twang. Khi một ca sỹ đồng quê hát, với chiếc mũ cao-bồi, thắt cái nịt có khóa bằng đồng to bảng hoa văn, mang đôi giày ủng mũi nhọn cao gần tới đầu gối làm bằng da với nét trang trí, với ngoại hình như thế không thể thiếu vắng giọng hát có twang, có âm mũi. Nghe giọng hát là biết country, trước khi biết giai điệu hay thể điệu. Cho dù bài hát tự nó là một khúc nhạc ballad, country hay soft rock. Chính ca sỹ và cách hát làm ca khúc hóa thân.

Ví dụ như ca khúc Ill Always Love You của Dolly Parton. Nghe cô ca sỹ đồng quê hát bài này do mình sáng tác thì sến rện, sến nhão nhẹt đến chảy nước. Nhưng nghe Whitney Houston hát bài này thì như một khúc nhạc trẻ, lâng lâng đến mềm lòng. Cũng như có lần nghe Tuấn Ngọc hát “Thành Phố Buồn” nghe trầm ấm chơi vơi mà không sến tí nào. Mặc dù không muồi và da diết như Chế Linh.

Thì ra ca sĩ và cách hát làm thay đổi dòng nhạc. Những bài nhạc thênh thang trong cỏi đời này như những bông hoa muôn sắc. Đem hoa về cắm ở đâu thì tùy vào lòng người cảm nhận và yêu hoa. Một nhành hoa dại hay một cành phong lan đều làm rung động ai đó tùy theo góc nhìn.

blank
Nghe nhạc sến...

Bài nhạc mà tôi đang nghe từ cô láng giềng xa lạ là một bài nhạc country tôi thích. Bài hát đứng đầu bảng Billboard 200 trong năm 2010. Đoạt giải Grammy cho Ca khúc đồng quê hay nhất, Album of the year, Song of the year và Record of the year. Ca khúc Need You Now của ban nhạc Lady Antebellum. Hãy nghe ca khúc nói lên điều gì mà thành công rực rở như vậy:

Picture perfect memories scattered all around the floor
Reachin' for the phone 'cause I can't fight it anymore
And I wonder if I ever cross your mind
For me it happens all the time
.
Những tấm ảnh tuyệt vời của kỷ niệm rải rác quanh sàn nhà
Em nhấc điện thoại vì không thể cưởng lại được nữa
Và em tự hỏi có khi nào anh nghĩ tới em
Trong khi em luôn nghĩ về anh
.
It's a quarter after one, I'm all alone and I need you now
Said I wouldn't call but I lost all control and I need you now
And I don't know how I can do without
I just need you now
.
Khuya lắm rồi, đã một giờ mười lăm
Em một mình đơn côi và cần anh lắm
Tự nhủ đừng gọi nhưng em không cưởng lại được
Em không biết làm sao với nỗi cô đơn
Em cần anh ngay phút này
.
It's a quarter after one, I'm a little drunk and I need you now
Said I wouldn't call but I lost all control and I need you now
And I don't know how I can do without
I just need you now
.
Một giờ mười lăm khuya. Em hơi say và cần anh lắm
Nhủ lòng đừng gọi anh nhưng em không chịu nổi
Em phải làm sao với nỗi trống vắng này
Em chỉ cần có anh ngay mà thôi.

Giai điệu dồn dập da diết lắm, tiết tấu cuốn hút người nghe, nhưng chính những lời tự sự của cô nàng một mình trong đêm khuya khoắt, ly rượu cạn vơi, kỷ niệm ngày qua trong những tấm ảnh vứt quanh phòng, chút giận hờn tình ái, chiếc điện thoại lặng im…và nỗi cô đơn khủng khiếp ngập hồn. Cần người yêu vào một giờ mười lăm phút khuya thì hẳn là cần để làm gì. Không có gì khát khao và thật hơn lời ca ấy. Không có gì “sến” bằng lời ca ấy. Nghe hiểu liền. Nghe thấy thích liền. Nghe thấy khỏe. Có lẽ chính ca từ đơn giản mà thật thà như vậy làm ca khúc được nổi tiếng và thành công rực rỡ chăng?

Nhạc đồng quê tương đồng với nhạc sến ở điểm này. Nhạc country là nhạc sến của Mỹ. Khác chăng là trong một hoàn cảnh cô đơn giửa đêm khuya như vậy, thì bạn lại nghe Chế Linh muồi mẩn: Thức trọn đêm nay để nhớ thương em. Anh nghe tình yêu nhắc nhở êm đềm…(Nhớ Người Yêu.) Thật là thiệt thòi và dối lòng. Thức nguyên đêm để nhớ mà không làm gì cả ngoài hát. Sao không gào thét trong đêm như Lady Antebellum: Em cần anh ngay phút này. I need you now!

Nghe thật thành khẩn, thật là thật thà và thật là sến. Sến vậy mà khỏe. Nghe người yêu gọi trong lúc nửa đêm như vậy là thích liền. Nhất là khi nàng say ngà một chút. Bạn đồng ý không?

Sean Bảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.