Hôm nay,  

Hai Mặt Của Bàn Tay

18/10/201400:00:00(Xem: 4159)
Đánh đánh, đàm đàmLý thuyết tranh đấu, nhứt là trong ngoại giao, “Đánh đánh, đàm đàm” của Tàu được cộng sản ở Hà nội áp dụng trong nhiều cơ hội và đều thu hoặch kết quả tốt. Năm 54, ở Genève giành được nửa nước; 73, ở Paris, đưa tới chiếm trọn Miền Nam.

Ngày nay, khi bị sức ép về nhơn quyền quá gay gắt, Hà nội phải thả vài tù nhơn chánh trị và dịu miệng lưởi.

Phía các nước dân chủ tự do cảm thấy hài lòng, thỏa mản ngay những yêu sách của cộng sản. Thế là họ bắt đầu đưa nanh vuốt ra trở lại.

Thấy phong trào sinh viên biểu tình quá mạnh mẻ, với sự nhiệt tình yểm trợ của cả thế giới, nhà cầm quyền Hồng kông nhượng bộ, đề nghị đàm phán. Nhưng khi thấy phong trào biểu tình giải táng, họ lại hủy bỏ ngay đề nghị đàm phán vì nghĩ sinh viên, thanh niên Hồng kông đã thấm mệt, sẽ khó tập họp trở lại. Nhưng họ đã không ngờ phản ứng của giới trẻ quá nhạy bén.

Thật vậy, lập tức phong trào biểu tình của sinh viên nóng trở lại sau khi chính quyền Hồng kông bất ngờ hủy đàm phán với người biểu tình.

Khi lãnh đạo sinh viên đưa ra lời kêu gọi chiếm Trung tâm lâu dài thì những người biểu tình đã tăng lên ngay hằng ngàn người tụ tập trước trụ sở chánh quyền Hồng kông từ đêm 11 tháng 10.

Cuộc đối thoại được dự kiến vào ngày 10/10 đã không diễn ra khi các quan chức chánh quyền hủy bỏ cuộc gặp này hôm thứ năm. Dân chúng biểu tình ở Admiralty đã tăng lên tới hàng chục ngàn. Cảnh sát Hồng kông bất ngờ bị tràn ngập đã không kịp ước tính số người biểu tình. Ban tổ chức biểu tình kỳ này kêu gọi người biểu tình hảy chiếm giử từng cm2 đường phố. Hưởng ứng lời kêu gọi mới, nhiều người đi biểu tình mang theo lều trại và lương thực, cho thấy sự quyết tâm của họ tranh đấu cho dân chủ và cũng chuẩn bị cuộc tranh đấu sẽ kéo dài.

Cảnh sát thấy người biểu tình chiếm đường phố, yêu cầu họ giải tỏa các trục lộ chánh ở khu vực tài chánh Hồng kông nhưng họ không vâng lời. Hệ thống giao thông Hồng kông bắt đầu lại rơi vào hỗn loạn. Cảnh sát Hồng kông tuyên bố sẽ hành động khi cần thiết song không đưa ra thời gian cụ thể.

Sinh viên Wong Lai-wa quả quyết: " Tôi sẽ dựng lều ở dưới gầm cầu này và tôi sẽ tham gia biểu tình bất cứ khi nào có thể. Tôi phải trở lại trường, nhưng sẽ tìm mọi cách để quay lại biểu tình”.

Phía chánh quyền Hồng kông vẫn cho rằng cuộc biểu tình này là phi pháp.

Nhựt báo Nhân Dân của Tàu, qua bài xã luận, cáo buộc Mỹ đứng sau "giật dây biểu tình, xúi giục cuộc cách mạng màu ở Hồng kông ". Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố: “ Vấn đề Hồng kông là vấn đề quốc tế của Trung Quốc, các nước phải tôn trọng chủ quyền của nhau ”. Ông cũng nhấn mạnh “Bắc Kinh sẽ không thay đổi chánh sách về Hồng kông”.

Cuộc biểu tình chiếm Trung tâm lần này dự kiến sẽ kéo dài khoảng 2 tuần nữa. Bế tắc chính trị có thể gây ra những tổn thất không nhỏ về mặt xã hội kinh tế của Hồng kông. Nhưng giá trị của dân chủ tự do cũng không nhỏ.

Thanh niên Hồng kông biểu tình vì biết họ bị mất cái gì

Hồng kông vốn là thuộc địa của Anh lâu đời. Người dân Hồng kông đã thấm nhuần nếp sống văn hóa chánh trị dân chủ của Anh. Khi trao trả thuộc địa, người Anh ít nhiều đã sửa soạn sự trao trả cho dân chúng. Điều này không thấy ở thuộc địa của Pháp như Việt nam trước đây. Sau khi Nhựt đảo chánh thực dân pháp, Hoàng Đế Bảo Đại đã chánh thức thu hồi chủ quyền độc lập. Ngày 12-03-1945, Cựu Hoàng công bố Tuyên ngôn Độc lập “… Chánh phủ Việt nam long trọng công khai tuyên bố kể từ ngày hôm nay, các Hiệp ước ký với Pháp hủy bỏ, Việt nam thu hồi độc lập …”.

Vì độc lập này không phải của cộng sản nên họ đã tạo tình hình thuận lợi cho Pháp trở lại. De Gaulle tuyên bố phải chiếm lại thuộc địa để Pháp không mất địa vị cường quốc. Chính chủ trương thực dân của De Gaulle đã đem lại cho cộng sản điều kiện làm chiến tranh và thành công áp đặt chế độ độc tài trên cả nước. Thực dân làm suy nhược tinh thần quật khởi dân tộc. Cộng sản hồ chí minh tới thanh toán sạch.

Cỏ May thuật lại một chuyện nhỏ để thấy tinh thần tôn trọng luật pháp của người Anh và hiểu dân cựu thuộc địa của Anh khác hơn dân cựu thuộc địa của Tây.

Một thanh niên người Anh ở Manchester, Anh, vào tiệm tạp hóa giựt tiền két do một cô gái việt nam giử. Người chủ về kịp, sẳn cầm trên tay một kiện hàng, bèn ném vào thanh niên này làm cho cậu ta bị thương trên mặt. Ông chủ bắt giử thanh niên, gọi cảnh sát tới. Sau đó Tòa xử, phạt tù thanh niên và phạt tiền ông chủ tiệm tội gây thương tích. Thời gian sau, một hôm, thanh niên này tới gặp ông chủ xin phép vào tiệm mua hàng. Câu ta giải thích vì bị Tòa án cấm sau khi ra tù, trong vòng 1 năm, không được tới tiệm này nữa. Nay tới trước thời hạn nên phải xin phép.

Cỏ May nghĩ chuyện xin phép như vầy ngày nay khó xảy ra ở nước Pháp. May ra có thể xảy ra ở Việt nam chăng !

Nhờ người Anh, cũng là thực dân, đã đem lại cho xứ thuộc địa cái tinh thần dân chủ pháp trị mà ngày nay, người dân Hồng kông thấy họ sẽ bị mất cái gì quí báu của họ khi nơi đây sẽ trọn vẹn trở về với Bắc kinh. Thanh niên, sinh viên, học sinh tiên phong biểu tình và lãnh đạo phong trào biểu tình đòi dân chủ cho Hồng kông vì chương trình giáo dục còn giử được tinh thần văn hóa dân chủ. Ý niệm về dân chủ tự do ở Việt nam đã bĩ “ đào tận gốc, bốc tận rể ” từ ngày dép râu tới nên ngày nay, sau 40 năm cộng sản, lớp trẻ thiếu tinh thần quật khởi. May mắn còn được ít cá nhơn dám đứng lên tranh đấu đòi dân chủ tuy biết chắc sẽ bị nhà cầm quyền cộng sản bạo ngược ở Hà nội đàn áp dã man.

Băng đảng yêu nước

Hằng chục ngàn người biểu tình đòi dân chủ bao vây trụ sở Chánh quyển Hồng kông, thách thức Bắc kinh. Thực trạng được báo chí, TV, Radio truyền tải đi khắp thế giới. Bắc kinh cũng muốn “đánh đánh”, tức xử dụng biện pháp mạnh như hồi Thiên an môn nhưng chưa dám vì vết thương Thiên an môn hảy chưa lành. Bắc kinh bèn cho lực lượng “Tam điểm” ( Triade – Băng đảng mafia tàu) thay mặt chánh quyền “nhơn dân” can thiệp. Mongkok là sáo huyệt của Tam điểm. Vài mươi người xuất hiện tấn công ngay sinh viên biểu tình. Hổn loạn xảy ra. Sinh viên hoảng hốt vì bất ngời bị tấn công trước cảnh sát đứng giử trật tự mà lại không phản ứng. Một sinh viên thoát ra khỏi đám đông, mặt mày bê bết máu. Cùng lúc, những tên du đảng cũng vội vàng biến mất. Tin tức về băng đảng hành hung liền được loan đi. Thanh niên đang biểu tình ở Trung tâm vội tách ra một số kéo tới đây yểm trợ. Ban tổ chức liền tố cáo có “một hợp đồng giửa nhà cầm quyền Bắc kinh với Tam điểm” nhằm phá vở cuộc biểu tình dân chủ của sinh viên. Sự tố cáo liền được phổ biến rộng rải trên mạng. Trước áp lực của sự tố cáo, cảnh sát đã phải bắt những tên Tam điểm.

Theo giới chức ở Đại Học Hồng kông, Tam điểm từ lục địa tới đang thu lợi ở đây nên lo sợ sinh viên biểu tình đòi dân chủ thành công thì sẽ mất chổ dựa làm ăn. Có 4 băng Tam điểm chánh hoạt động ở Hồng kông trong đó K14 và Wo Shing Wo qui tụ cả chục ngàn đảng viên, mỗi đảng viên mang một ám số theo cấp bực trong đảng. Ngày nay gia nhập đảng không còn thông qua nghi lễ uống máu ăn thề nhưng sự tuân hành mệnh lệnh vẫn còn chặc chẻ.

Tam điểm kiểm soát Mongkok và bán đảo Kowloon từ ngày Mao chiếm lấy lục địa năm1949.

Tam điểm xuất hiện ở Tàu từ thế kỷ XVII như hội kín để chống nhà Thanh, khôi phục nhà Minh. Tam điểm đóng vai trò nồng cốt trong Cách mạnh 1912. Sau đó, Tam điểm chuyển qua làm băng đảng kinh tài chớp nhoáng. Bắc kinh âm thầm thỏa hiệp với băng đảng trong chiến tranh lạnh.

Theo Giáo sư Micheal Davis của Đại học Hồng kông, Tam điểm và đảng cộng sản tàu tiếp tục hợp tác nhau và chặc chẻ hơn từ năm 1977. Để từng bước thu phục Hồng kông với 7 triêu dân phần lớn mang nặng đầu óc dân chủ do ảnh hưởng chế đô thuộc địa Anh, Bắc kinh hợp tác với Tam điểm được đề cao là “Băng đảng yêu nước” nhằm hăm dọa hay khủng bố những ai dám chống lại việc Hồng kông từ từ sáp nhập trọn vẹn vào chế độ cộng sản ở lục địa.

Khi phong trào sinh viên xuống đường, Bắc kinh không dám dùng bạo lực giải tán vì sợ dư lưận thế giới nên đã xử dụng băng đảng đánh phá. Tam điểm là tổ chức sẳn sang hành động khi có lệnh. Phần lớn băng đảng đều có hậu cứ ở biên giới Quảng đông và bắt tay “ đồng chí ” với chánh quyền cộng sản.

Cũng cộng sản, cũng băng đảng

Nhìn những hành động thiếu lương thiện của nhà cầm quyền cộng sản Bắc kinh đối với dân Hồng kông, nhiều người chợt liên tưởng đến những hành động phối hợp của cộng sản Hà Nội và du đảng xảy ra ở nhiều nơi ở Việt Nam những năm gần. Khi bị báo chí nước ngoài chất vấn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao thảng nhiên giải thích: "Đó là quần chúng tự phát".

Không riêng gì đối với tôn giáo, những vụ đảng cộng sản cướp đất, cướp tài sản của dân như ở Văn Giang, ở Miền nam, sau khi đã dùng hàng ngàn công an khủng bố, đàn áp dân chúng phản ứng, thì một đám côn đồ xuất hiện, xông vào tận làng, chém người dân trọng thương. Nhà cầm quyền không can thiệp.

Ngay cả với những người yêu nước, chống Bắc Kinh xâm lăng để bảo vệ đất nước, cũng bị đảng cộng sản cùng với băng đảng đàn áp, hành hung.

Ngoài ra, bất cứ lúc nào, đám người không sắc phục, không rõ tung tích... đều có thể vâng lệnh đảng cộng sản tấn công những người mà họ cần trù dập, khủng bố hoặc thanh toán. Đó là những dân oan, sinh viên, thanh niên yêu nước, trí thức, nhân sĩ...

Qua hành động này, nhà cầm quyền ở Hà nội và Bắc kinh cùng thể hiện cách đoàn kết “môi hở, răng lạnh”. Vì cùng bản chất “cộng sản và du đảng”?

Để thấy mối tương quan ấy, xin trích đối thoại của trùm thổ phỉ người tàu Chu Chồ-Sền với Tướng cộng sản Chu văn Tấn:

“Chúng mầy vì nghèo khổ mà đi làm cách mạng. Chúng tao vì nghèo khổ mà đi ăn cướp. Thế là giống nhau. Chu văn Tấn bảo khác nhau. Nhưng khác nhau thế nào thì lúc ây Ông Chu văn Tấn và các đồng chí của ông không giải thích được.” (Nguyễn Bình Phương, “Xe lên, xe xuống”, Diển Đàn Thế kỷ, 2011, Huê kỳ).

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.