Hôm nay,  

10 Câu Hỏi Cho Ls. Nguyễn Tâm, Ứng Cử Viên HĐTP San Jose

10/10/201400:00:00(Xem: 5532)

Ngày 4 tháng 11 tới đây sẽ có bầu cử các cấp. San Jose đang sôi nổi vận động tranh cử thị trưởng và đặc biệt chức nghị viên Khu vực 7 để thay thế nghị viên Madison Nguyễn sẽ mãn nhiệm.

Kết quả bầu cử sơ bộ vào tháng 6 với luật sư Nguyễn Tâm về nhất và ủy viên giáo dục Maya Esparza về nhì. Đây là hai ứng viên đang tranh đua giành ghế đại diện Khu vực 7.

Mới đây luật sư Nguyễn Tâm đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn.

*

1/ Xin cho biết lý do thúc đẩy ông ra tranh cử vào Hội đồng Thành phố San Jose kỳ này?

Ls Nguyễn Tâm: Cách đây 27 năm khi quyết định nghỉ làm Design Engineer từ hãng Tandem Computers để đi học luật, tôi đã chọn cho mình con đường “Đấu tranh binh vực người cô thế”. Suốt hơn 22 năm qua tôi đã luôn sát cánh với mọi sinh hoạt cộng đồng, đã cộng tác hay giúp đỡ cho rất nhiều cá nhân, gia đình và tổ chức, hội đoàn.

Cách đây 2 năm, rất nhiều quý vị thân hào nhân sĩ và bà con đề nghị tôi ra tranh cử vì người nghị viên đương thời sẽ mãn nhiệm và nếu không có một ứng cử viên nhiều năng lực để ra tranh cử thì chức vụ nầy có thể bị lọt vào tay người Mễ. Sau một thời gian tìm hiểu và suy nghĩ kỹ trước trách nhiệm nặng nề này, tôi đã quyết định ra tranh cử với niềm tin sắt đá rằng cộng đồng Việt Nam mình phải chiến thắng để bảo vệ tiếng nói và quyền lợi chung cho tất cả mọi người, sau nhiều năm bị quá nhiều bất công thiệt thòi.

blank
Luật sư Nguyễn Tâm. (ảnh Bùi Văn Phú)

2/ Nhu cầu đáng quan tâm nhất của cử tri Khu vực 7 là gì?

Ls Nguyễn Tâm: Có ba cấp độ về nhu cầu. Cấp độ thứ nhất, trên lãnh vực thành phố thì vấn đề an ninh là ưu tiên một; rồi đến việc quân bình ngân sách, cắt giảm lãng phí, gia tăng các dịch vụ thành phố. Thứ đến là giải quyết nạn “homeless” lan tràn khắp nơi, nhất là khu vực “Jungle” trên đường Story. Sau là vấn đề xây thêm nhà giá rẻ “affordable housing” và các dịch vụ công ích như đường sá, thư viện.

Cấp độ thứ nhì là đối với cư dân Khu vực 7 thì “Housing” là ưu tiên một; thứ đến là an toàn khu vực, gia tăng cảnh sát tuần lưu (neighborhood patrol) và điều tra tội phạm kinh tế như trộm cắp, tai nạn.

Cấp độ thứ ba là riêng về cộng đồng người Việt. Với 32 ngàn trong số hơn 110 ngàn cư dân Khu vực 7, điều khẩn thiết đầu tiên là tôi muốn thành lập một trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Ông bà mình nói “An cư lạc nghiệp.” Ta phải có một chỗ trú thân, một chỗ hội họp sinh hoạt, rồi từ đó làm điểm tựa phát sinh ra nhiều lợi ích khác như học ESL, thi quốc tịch, sử dụng computers & internet, giúp điền đơn, khiếu nại xin housing, giải trí cho mọi lứa tuổi già trẻ, giữ em, dưỡng sinh, v.v… Kế tiếp là huấn luyện đào tạo tầng lớp lãnh đạo trẻ, về các tổ chức non-profit, học hỏi cách soạn proposal xin tài trợ hoạt động cho các tổ chức bất vụ lợi.

3/ Ông đã có kinh nghiệm và đã tham gia như thế nào về sinh hoạt điều hành của một thành phố lớn như San Jose?

Ls Nguyễn Tâm: Việc điều hành thành phố là do một lực lượng hàng ngàn nhân viên mọi ngành nghề được lãnh đạo bởi một tổng quản trị viên gọi là City Manager. Trong khi đó 11 nghị viên có vai trò lập chính sách theo nguyện vọng của người dân và hoàn cảnh thích hợp cho sự phát triển thịnh vượng chung.

Cái “kinh nghiệm lâu năm” là một điều mà thể chế chính trị của Mỹ đã xác định là không cần thiết, do đó họ mới ra luật cấm dân cử giữ quyền quá 2 nhiệm kỳ của một chức vụ, tức là đạo luật “term limit” buộc phải thay đổi người cũ bằng người mới để giải quyết nạn độc tài trường kỳ và chính trị xôi thịt.

Tóm lại, “kinh nghiệm chính trị” không phải là yếu tố quan trọng, mà điều quan trọng là mình có hiểu được lòng dân, có đáp ứng nguyện vọng và được dân ủng hộ hay không.

Hầu hết các tân nghị viên đều là dân thường, chưa có kinh nghiệm lãnh đạo, mà là những người hoạt động cộng đồng như tôi đã làm trong 22 năm qua.

Với hơn 22 năm tranh tụng về luật pháp, tôi có đủ kinh nghiệm và khả năng tranh luận về những nghị quyết, dự luật, hợp đồng, các văn bản hành chính hay pháp luật.

Một chứng minh cụ thể. Sau vụ tranh cử của Jimmy Nguyễn, có vài người Việt bị Ủy ban Bầu cử của Thành phố San Jose điều tra và vu oan là vi phạm luật bầu cử. Tôi đã mạnh dạn biện hộ cho họ và còn chứng minh những điều sai trái, mù mờ của bộ luật bầu cử, Title 12 San Jose City Ordinance. Kết quả chúng ta chiến thắng và thành phố bỏ ra 6 tháng để tu bổ, soạn ra những điều lệ mới thích hợp và công bằng hơn. Bằng chứng còn lưu lại trên website của Election Commission.

Nhưng quan trọng nhất là ở chỗ người nghị viên phải biết tôn trọng và phục vụ nguyện vọng của cộng đồng, của cử tri, chứ không bị lệ thuộc vào quyền lực phe nhóm.

blank
Một buổi gây quỹ vận động cho ứng cử viên Nguyễn Tâm. (ảnh Bùi Văn Phú)

4/ Đối thủ của ông là một nữ ứng viên gốc Mexico. Trong Khu vực 7 số cư dân gốc Việt và gốc Á là 39%, trong khi cư dân gốc Mexico và Mỹ Latinh là 48%, ông có những kế hoạch hay hoạt động gì để thu hút sự ủng hộ của cử tri gốc Mexico và Mỹ Latinh.

Ls Nguyễn Tâm: Tuy số người Việt trong quận 7 ít hơn người Mễ, nhưng tỉ lệ người Việt đi bầu cao hơn, do đó có thể nói là chúng ta ngang ngửa với họ.

Kỳ bầu sơ bộ hồi tháng 6, khoảng 6,500 người Việt đi bầu trong số 10,500 đã ghi danh. Như thế vẫn còn 4,000 người Việt đã ghi danh nhưng chưa đi bầu. Giống như một đội tuyển thủ mà chỉ có 7 người đã ra sân cỏ, 4 tuyển thủ kia tuy đã mặc áo mang giày, tức là đã có ghi danh, nhưng vẫn chưa ra sân cùng đấu.

Sau 9 năm, đây là cơ hội tốt nhất để cộng đồng mình giành lại tiếng nói tại diễn đàn thành phố. Nếu chúng ta không đi bầu đông cho kỳ chung kết này thì có thể sẽ thua cộng đồng Mễ, phải chờ đến năm 2022, tức là 8 nữa mới có cơ hội. Nếu bây giờ mà không thắng, e rằng chúng ta sẽ thua luôn.

Tuy đã về nhất hồi tháng 6, nhưng tôi không hề dám chủ quan. Chúng tôi đã vận động và may mắn nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của nhóm cố vấn người Mễ. Nhóm chuyên gia nầy đã giúp cho bà Magdalena Carrasco thắng ngay vòng đầu tại Khu vực 5 hồi tháng 6. Họ là người Mễ nhưng không thích bà ứng cử viên gốc Mễ. Ông Omar Torres nói rằng: “Thành phố San Jose lớn thứ 10 của Hoa Kỳ, với hơn 10% dân số người Việt, mà nếu không có được một người nghị viên để đại diện thì quả là điều sỉ nhục không tha thứ được (inexcusable shame) cho giới lãnh đạo của thành phố.”

Vì thế họ quyết tâm giúp cho chúng ta thành công để có tiếng nói tại hội đồng thành phố. Đó là một sự công bằng và hợp tình, hợp lý.

5/ Một trong những điều cư dân quan tâm nhất hiện nay là tình trạng an ninh của thành phố trong mấy năm qua, với nhiều vụ giết người và San Jose không còn được xếp hạng cao trong những thành phố lớn an toàn ở Mỹ. Ông sẽ làm gì để cải tiến trình trạng này nếu thắng cử.

Ls Nguyễn Tâm: San Jose là thành phố lớn thứ 10 tại Mỹ mà trong mấy năm trước được xếp hạng trong số các thành phố lớn an toàn nhất nước Mỹ. Việc tội ác thăng giảm do nhiều yếu tố trường kỳ trong đó kinh tế và giáo dục đóng vai trò chính yếu.

Điều khẩn cấp trước mắt là nhu cầu tái lập lực lượng cảnh sát bị cắt giảm vì nhiều lý do, trong đó “Measure B” gọi là “Pension Reform” chủ trương cắt giảm lương bổng khiến cho một số cảnh sát viên bỏ đi thành phố khác.

Cả hai bên binh chống “Measure B” đều có quan điểm quá khích. Tôi chủ trương đàm phán và quân bình quyền lợi đôi bên: Một mặt bảo đảm quyền lợi lương bổng cho cảnh sát viên, mặt khác phải thuê thêm các tân binh từ các sắc dân. Rất nhiều người sẵn sàng tham gia với một quyền lợi lương bổng vừa phải.

6/ Nếu đắc cử, ông sẽ có những đề nghị gì để con số cảnh sát của thành phố này gia tăng hơn số 900 như hiện nay, so với những năm trước thì đã giảm đi hơn một phần ba.

Ls Nguyễn Tâm: Tôi chủ trương thuê mướn thêm một lực lượng “Community Service Officers” để làm các công việc an toàn mà không đòi hỏi lãng phí thời giờ của cảnh sát viên, như việc hộ tống tang lễ, giữ an toàn hội họp “event security”, hướng dẫn xe cộ sửa đường, lập biên bản điều tra tai nạn, tuần tra khu vực, v.v…

Ngoài ra, tôi chủ trương thuê mướn thêm nhiều người thuộc giới thiểu số, biết thêm các ngôn ngữ, văn hóa, để giúp giải quyết các trường hợp đụng chạm gia đình, hàng xóm, tránh tình trạng bắn giết, đánh đập người dân oan ức như vụ Trần Thị Bích Câu, Daniel Phạm, Hồ Phương.

blank
Luật sư Nguyễn Tâm và ban vận động tranh cử. (ảnh Bùi Văn Phú)

7/ Đối với một số cử tri gốc Việt, họ không thích có những quan hệ chính trị hay kinh tế với Việt Nam cho đến khi có tự do dân chủ ở đó, trong khi vào những thập niên trước ông đã từng về Việt Nam tìm hiểu cơ hội làm ăn, ông trả lời ra sao để được sự ủng hộ của nhóm cử tri này?

Ls Nguyễn Tâm: Chúng ta cần phân biệt “Việt Nam” là một quê hương và một dân tộc trường tồn, khác với nhóm bạo quyền cộng sản Việt Nam chỉ là một chính quyền tạm thời giai đoạn. Cũng đừng lẫn lộn giữa đồng bào với tập quyền lãnh đạo hay đảng viên Cộng sản Việt Nam.

Là người Việt Nam, dù lưu lạc bất cứ phương trời nào vẫn luôn một lòng đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền, bảo vệ non sông tổ quốc trước nguy cơ mất đất mất biển. Mỗi người một việc tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mình để giúp đỡ cho đồng bào ruột thịt của mình.


Gần gũi và cụ thể nhất là gởi quà, gởi tiền, gởi thuốc cho thân nhân, giúp phương tiện cho con cháu ăn học để vươn lên, giúp cho gia đình có phương tiện kiếm sống, hay là bảo lãnh thân nhân qua Mỹ đoàn tụ.

Trên phương diện tổ chức hay cộng đồng cũng thế, mỗi tổ chức hay tập thể vẫn thường đóng góp vào việc đấu tranh cho người dân chống lại bạo quyền áp bức, cho dân tộc tự do dân chủ và đất nước tiến bộ văn minh. Mục tiêu giống nhau nhưng phương thức khác nhau. Có người chọn con đường võ lực và nhiều người đã hy sinh. Có người đấu tranh bằng chính trị, truyền thông, văn chương, văn hóa, văn nghệ, âm nhạc v.v… Tôi chọn con đường giáo dục.

Xin khẳng định cho rõ là tôi không có “quan hệ chính trị hay kinh tế” với Cộng sản Việt Nam và tôi không về Việt Nam để “tìm hiểu cơ hội làm ăn.” Là một luật sư tố tụng, đã và đang rất bận rộn với rất nhiều công việc tại Mỹ, không cần phải vất vả tốn kém đi xa mãi tận bên kia địa cầu.

Tôi đã quyết định bỏ việc để đi học luật và làm luật sư đấu tranh và bênh vực cho người cô thế cũng không phải vì lý do cần kiếm thêm tiền, mà vì con đường phục vụ cộng đồng và đấu tranh cho người dân mà tôi đã chọn.

Tôi tìm đường hoạt động tại Việt Nam cũng thế. Bài học của Lý Quang Diệu tại Singapore đã chọn Anh Văn làm ngôn ngữ chính là một chính sách khôn ngoan khai thông cho tiểu quốc nầy tiến nhanh trên đà văn minh và thịnh vượng. Anh văn là ngôn ngữ giao thương, thông tin và khoa học quốc tế, đặt biệt là thương mại và điện toán.

Mục tiêu của tôi đi về Việt Nam rất minh bạch và cụ thể: Tôi muốn góp phần giúp đỡ người dân qua việc mở mang dân trí bằng cách trang bị cho họ những kiến thức cần thiết để giao tiếp với văn minh thế giới, để tiếp thu nguồn thông tin tự do từ bên ngoài. Đó là Anh văn và luật pháp.

Tôi muốn noi gương đấu tranh của hai tiền bối cũng là luật sư, đó là Abraham Lincoln và Mahatma Gandhi. Vốn là học trò của trường Phan Chu Trinh, tôi muốn thực thi chủ trương của Tây Hồ tiên sinh: “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.”

Theo tôi, nếu muốn cho dân tộc thoát khỏi chính sách bưng bít và ngu dân của cộng sản, muốn cho người dân nghe hiểu được thông tin tự do dân chủ từ hải ngoại, muốn cho thế hệ trẻ vươn vai cùng thế giới, muốn cho người dân trang bị kiến thức và rèn luyện tinh thần để can đảm đứng lên đối đầu với bạo quyền Cộng sàn Việt Nam thì phải giúp họ bằng con đường giáo dục để khai trí và sử dụng thủ tục luật pháp để đấu tranh.

Do đó tôi kêu gọi được một số giáo sư tốt nghiệp từ các đại học Mỹ, chuyên về giáo dục và ESL đàm thoại và đã thực hiện công tác giáo dục trong 4 năm tại Việt Nam. Sau 4 năm hoạt động về giáo dục, chúng tôi đã đào tạo được khoảng 2,000 sinh viên học tiếng Mỹ trong chương trình ADIA tức là “A Day In America.”

Cái tên nói rất rõ: Chúng tôi dạy cái gì? Chúng tôi dạy cho thanh niên sinh viên biết về văn minh dân chủ tự do của nước Mỹ. Học liệu là sách vở, các bài báo mới nhất về đời sống văn minh nước Mỹ. Cụ thể là nhiều trăm cuộn video về tin tức, sinh hoạt, tài liệu về đời sống tự do dân chủ và dân quyền tại Mỹ.

Trong suốt 4 năm ấy, có 3 cuộc bầu cử lớn tại Mỹ, nổi bật là bầu tổng thống năm 1996. Tôi đã cho sinh viên học Anh văn qua các bản tin chú ý tới các đối thoại tranh luận của một thể chế đa đảng, về quyền tham gia, chất vấn, phê bình và chọn lựa lãnh đạo của người dân.

Qua các bài học đối thoại về các bản tin và sinh hoạt đời sống tại Mỹ, chúng tôi đã giúp sinh viên mở mang kiến thức, cải tiến về quan điểm và vững vàng về thái độ.

Chương trình giáo dục ADIA là một đóng góp khiêm nhường vào công cuộc mở mang dân trí, giúp thế hệ trẻ Việt Nam có một hành trang cần thiết chuẩn bị cho con đường tương lai, góp phần vào đại cuộc đấu tranh tự do dân chủ cho dân tộc, mà giới trẻ Việt Nam đã và đang có rất nhiều người mạnh dạn đứng lên đấu tranh, giống như giới trẻ và sinh viên thanh niên Hồng Kông đang làm cách mạng giáo dục và dân quyền. Đó cũng là một ước mơ mà chúng ta mong thấy được thực hiện tại quê nhà.

blank
Bảng vận động tranh cử của ứng cử viên Nguyễn Tâm. (ảnh Bùi Văn Phú)

8/ San Jose đã có nghị quyết công nhận cờ vàng là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại thành phố. Với những vấn đề liên quan đến Việt Nam, nếu đắc cử, trong vai trò một nghị viên ông sẽ làm gì hơn nữa?

Ls Nguyễn Tâm: Nghị quyết công nhận Cờ Vàng là một bước lịch sử quan trọng nói lên chính nghĩa của tập thể cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, giúp thế hệ mai sau và những người mới đến hiểu rõ thêm lịch sử và hoàn cảnh đất nước mình. Trong vài tuần tới lại sẽ có thêm nghị quyết “cấm Cộng sản Việt Nam” tức là Thành phố San Jose không tiếp xúc với quan chức Cộng sản Việt Nam, do nhóm của Thị trưởng Chuck Reed đề nghị.

Trước đây, nhóm của ông thị trưởng đã quyết liệt chống lại nghị quyết này, viện một cớ rất phi lý là phải hỏi lại bộ ngoại giao Hoa Kỳ, bất chấp nguyện vọng của cộng đồng mình. Nay họ sử dụng nó cho mục tiêu tranh cử của phe nhóm họ. Cách làm thì chính trị và phe nhóm, nhưng kết quả và mục tiêu vẫn là điều cộng đồng mình muốn. Vì nếu họ không làm vào thời điểm vài tuần trước ngày bầu cử, trong tương lai chúng ta vẫn có thể làm và làm được ngay.

Tôi cũng chủ trương nâng cấp khu “Little Saigon” lên đúng vị thế và vai trò trang trọng xứng đáng hơn là vị thế miễn cưỡng như hiện hay và sẽ nỗ lực giúp hoàn tất dự án “Vườn Việt” đang còn dở dang sau nhiều năm.

Ngoài ra, tuy không có thẩm quyền về ngoại giao hay ngoại thương, nhưng Thành phố San Jose có thể đệ đạt nguyện vọng của dân lên các viên chức liên bang, như trong đàm phán TPP, yêu cầu cộng sản Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm.

Tôi sẽ vận động thành phố và các chính quyền bạn tiếp tay hỗ trợ cho các nỗ lực đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Tôi cũng đang thực hiện dự án xây dựng Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ và đã được cấp một địa điểm rất trang trọng. Hồ sơ nộp đơn đang được duyệt xét. Kế tiếp là gây quỹ để xây dựng tượng đài trên đường Hedding, gần trụ cờ cơ quan chính quyền.


9/ Giới tiểu thương gốc Việt trong thành phố có đến vài nghìn người làm chủ các cơ sở thương mại, ông có sẽ làm những gì để giúp họ phát triển doanh nghiệp?

Ls Nguyễn Tâm: Cách đây 29 năm, khi đang học MBA, tôi làm một tiểu luận về cộng đồng người Việt, thấy rằng có rất nhiều tiểu thương vụ nhưng rất ít luật sư người Việt. Do đó tôi quyết định đi học luật.

Là một luật sư với chủ trương “Đấu tranh binh vực người cô thế.”, suốt hơn 22 năm qua tôi đã giúp nhiều cá nhân, tổ chức và doanh gia người Việt trong việc ký hợp đồng thuê mặt bằng, sang nhượng, hợp tác kinh doanh, thành lập công ty, bảo vệ doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp của người Việt, có 3 điều cụ thể mà họ cần giúp đỡ: thông tin về thủ tục và luật lệ, yểm trợ tài nguyên từ thành phố và cung cấp thương vụ cho thành phố. Tôi đang hợp tác với phòng thương mại để giúp đỡ thông tin và hướng dẫn cho các doanh nghiệp người Việt. Khi làm nghị viên, tôi sẽ giúp cho các công ty của người Việt được đấu thầu cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho Thành phố San Jose.

10/ Cuộc tranh cử của ông đã được những tổ chức, dân cử nào chính thức ủng hộ?

Ls Nguyễn Tâm: Nếu nói về Endorsement, tức là ủng hộ chính thức, thì có ông Kansen Chu là Nghị viên Khu vực 4, Thị trưởng Milpitas Jose Esteves, có tổ chức South Bay Labor Council, Viet Voters Council, có bà Lou Concepcion là Chủ tịch Cộng đồng người Phi, ông Trương Thành Minh là Chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc gia Bắc California.

Một mặt tôi trân trọng những sự ủng hộ rất quý báu này, nhưng cái chính vẫn là sự ủng hộ của cộng đồng, của cử tri. Trong kỳ bầu sơ bộ tháng 6, tôi chẳng có cái endorsement của chính trị gia tên tuổi nào. Các đối thủ của tôi được mấy chục endorsements từ các tổ chức, viên chức lớn của thành phố, và gây quỹ nhiều gấp đôi, thế mà vẫn đạt ít phiếu hơn tôi.

Ban vận động của tôi rất khiêm nhượng về tài chánh và những tên tuổi ủng hộ, ngược lại chúng tôi được đông đảo bà con thương mến và hết lòng ủng hộ. Cụ thể nhất là họ giúp đi vận động từng nhà, từng người, từng lá phiếu. Như kết quả đã cho thấy, thay vì về chót, tôi lại vượt qua tất cả các đối thủ có nhiều chức vụ tên tuổi, đạt được nhiều phiếu để về nhất, đem lại niềm phấn khởi và hy vọng cho cộng đồng sau 9 năm chờ đợi. Kết quả này gây ngạc nhiên cho Thành phố San Jose và tờ Mercury News đã công nhận: “Ls Nguyễn Tâm, với nhiều năm kinh nghiệm đấu tranh, đã dẫn đầu dễ dàng trong Quận 7.”

Mục đích của việc gây quỹ hay xin sự ủng hộ tên tuổi là để làm gì? Có phải để kiếm phiếu hay không? Nếu thế thì tại sao ta không nỗ lực đi kiếm phiếu trực tiếp mà phải đi mượn tên tuổi người khác, chỉ lo phương tiện mà quên mất mục tiêu.

Tóm lại, điều chính yếu vẫn nằm ở chỗ ứng cử viên có được sự tin cậy và ủng hộ của cử tri hay không. Câu hỏi đó đã được trả lời dứt khoát hồi tháng 6 vừa qua và sẽ được trả lời vào ngày 4 tháng 11 tới đây. Tôi có một niềm tin vững vàng như thế.

© 2014 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.