Hôm nay,  

Thử Nhìn Về Giải Nobel-2014

08/10/201400:00:00(Xem: 3576)

blank
Đào Như

Hàng năm cứ đầu tháng 10, châu u và thế giới lại rộn ràng đồn đoán về giải Nobel. Năm nay giải Nobel thật sự bắt đầu hôm 6/10/2014 với giải Y học. Cũng như mọi năm, danh sách của những người được đề cử cũng như của những ứng cử viên luôn luôn được giữ bí mật, do đó giải Nobel luôn luôn tạo sự xôi động do sự đồn đoán từ dư luận, báo chí và các nhà quan sát. Đặc biệt, giải Nobel Hòa Bình-2014 sẽ được công bố vào ngày 10/10, và có tới 278 ứng cử và đề cử viên (candidatures) một con số kỷ lục của giài này. Danh sách ứng cử viên của tất cả mọi giải phải được coi là tối mật, không ai có thể biết được. Nhưng năm nay, do một sự vô tình cố ý, một số nhà tài trợ cho giải Nobel đã tiết lộ tên tuổi nhiều nhân vật được các đại biểu Quốc hội Thụy Điển đề cử. Trong thực tế, Nobel có nhiều giải: Giải Y Học được công bố vào ngày thứ Hai 6/10, Giải Vật Lý vào ngày thứ Ba 7-10, giải Hóa học vào ngày thứ Tư 8-10… và tận cùng là Giải Kinh tế vào ngày thứ Hai 13-10-2014. Mỗi giải có trị giá 1.1 triệu USD. Theo qui ước của giải Nobel sẽ chí có tối đa 3 người được chia sẻ một giải. Và số tiền trị giá mỗi giải được chia đều cho 3 người. Đến nay có tới 94% là nam giới đoạt giải Nobel. Ở đây vì giới hạn của bài viết, chúng tôi chỉ đề cập về giải Nobel Hòa bình-2014.

Thông tấn AFP tiết lộ Đức Giáo Hoàng Francis và Edward Snowden là hai người đứng đầu trong danh sách 278 những người được đề cử cho giải Nobel Hòa binh 2014. Đức Giáo hoàng Francis là người đứng đầu trong danh sách, Ngài được Quốc Hội Argentina đề cử. Người thứ nhì là Edward Snowden. Chính Kristian Berg Harviken, Giám đốc Viện Nghiên Cứu Hòa Bình của Oslo-PRIO-đã sắp xếp cho Snowden vào hàng thứ hai. Không mấy ai ngạc nhiên về sự có mặt của “người thổi còi” Snowden trong danh sách 278 ứng cử viên của giải Nobel Hòa bình-2014, nhưng chính sự sắp xếp Snowden ở vị trí thứ hai của chính Harviken, Giám đốc của viện PRIO, mới gây ra nhiều tranh cãi.

Trang mạng Nobeliana.com, trang mang do các sử gia Na Uy điều hành cho rằng Ủy ban Nobel hoàn toàn có thể trao giải Hòa bình cho Snowden “để chứng tỏ sự độc lập của Ủy ban Nobel với chính phủ Oslo và Washington”

Tuy nhiên the AFP dẫn lời chuyên gia Robert Haardh Giám đốc tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Thụy Điển nhận định đây là việc có khả năng không thể xảy ra được: Việc trao giải Nobel cho Snowden là hành động dũng cảm, nhưng vì những xứ Scandanaves có nền ngoại giao quá thắt chặt với Mỹ do đó việc đề cử Snowden trong trường hợp này chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi . Lý do đề cử Snowden cho giải Nobel Hòa bình-2014 vì Snowden là người đã có công tố cáo cơ quan An Ninh Quốc Gia-NSA-Mỹ do thám toàn cầu qua mạng lưới điện tín. Snowden ancien consultant de lAgence de Securité Nationale Americaine-NSA- qui a revelé lampleur de surveillance electronique menée par les Etats Unis- Trong khi đó Đức Giáo hòang Francis được Quốc hội Argentina đề cử vì những nỗ lực kêu gọi hòa bình ở Syria. Ngài cũng được dư luận thế giới đánh giá cao vì các hoạt động đấu tranh quyền lợi cho người nghèo. Theo lời người đề cử: “Đức Giáo Hoàng Francis cho rằng sự phân phối tài sản toàn cầu không công bằng ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, và ngài kêu gọi đã đến lúc chúng ta phải áp dụng một mô hình phát triển và phân chia kinh tế mới. “la profondemment injuste distribution mondiale des richesse fait du tort à la paix et le pape a tourné lattention vers le sort des pauvres et le besoin dune nouvelle logique de developpement et de redistribution economiques”. Dù vậy, những người chống đối cho rằng nếu Đức Giáo Hoàng cũng vừa nhậm chức, cũng ở giai đoạn bắt đầu, việc ông nhận giải Nobel hòa bình có thể dẫn đến những điều chỉ trích là quá sớm chẳng khác nào Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhân giải Nobel Hòa bình vào năm 2009 khi ông mới bước vào Bạch Cung.

Thật là rắc rối, so sánh một vị chân tu với một nhà chính trị chuyên nghiệp, Giáo Hoàng Francis và Tổng thống Obama, điều này rất là gượng ép, lý kuận của cả hai phía pro-con xem chừng đem cái nọ xọ cái kia, gây ra nhiều mâu thuẫn trong đồn đoán. Do đó Snowden sẽ có nhiều cơ hội vượt Đức Giáo Hoàng nhận giải Nobel Hòa bình hoặc ít ra Snowden có thể cùng chia sẻ giải Nobel Hòa bình với Đức Giáo Hòang Francis. Nếu chuyện sẽ xảy ra như vậy vào ngày 10-10, thì chúng ta người Mỹ nghĩ sao? Một người mà Bộ ngoại giao Mỹ, chính phủ Mỹ tố cáo như là kẻ phản quốc, nay được các bạn đồng minh ở Châu u trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình?

Không cần phải chờ đến kết quả vào ngày 10-10, đơn giản qua việc Edward Snowden vừa được Quốc hội Na Uy đề cử như một ứng viên hàng đầu cùng với Giáo Hòang Francis của giải Nobel-Hòa bình-2014 các nhà quan sát quốc tế cũng thừa hiểu có sự thay đổi nào đó trong quan hệ giữa Mỹ với cộng đồng châu thống nhất. Thật là khó hiểu trong khi cuộc chiến chống IS tại biên giới Syria và Iraq do Hoa kỳ lãnh đạo đang còn khó khăn, thì giải Nobel hòa bình lại được trao tăng cho một hay cả hai: Đức Giáo Hòang Francis, người có đường lối đi ngược lại Washington trong cuộc chiến Syria, chống IS, hoặc trao tặng cho Snowden, là một công dân Mỹ phản loạn chống lại tổ quốc.

Quan hệ giưã Mỹ và EU sẽ đi về đâu, sau giải Nobel-2014?./.

Đào Như

Oak park, Ill.USA

Oct-6-2014

Ghi chú về nguồn

Nguồn thông tin của bài viết là bản tin của Pháp Tấn Xã/AFP

SNOWDEN ET LE PAPE PARMIS LES NOMS AVANCÉS POUR LE NOBEL 2014

http://www.afp.com/fr/node/2903521

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.