Hôm nay,  

Chuyện Đời Lão Bần Cố Nông Lê Tư

07/10/201400:00:00(Xem: 5769)

Lời tác giả: Chuyện phóng tác theo tin tức về vụ triển lãm “Cải cách ruộng đất” đầu tháng 9, 2014 ở Hà Nội và cuộc gặp gỡ “bắt rễ” giữa triết gia Trần Đức Thảo với bần cố nông Lê Tư năm 1953 tại huyện Chiêm Hóa chi tiết trong cuốn “Trần Đức Thảo, những lời trăng trối” của Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê. Các phần chính yếu có tính lịch sử xác thực. Thân tặng Trần T. Kiệt, người bạn đã dành cho tôi nhiều cảm hứng...

*

- Ờ... Đây rồi!

Địa chỉ số 1 Phạm Ngũ Lão phố Tràng Tiền, viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cổ kính tọa lạc gần bờ sông Hồng xa xa thấp thoáng chiếc cầu Chương Dương ở quận Hoàn kiếm Hà Nội. Ối giời, bu nó ơi! Phố xá sao sang trọng quá thế này... Ôi chao! Cảnh vật “hoành tráng” nhà lầu ô tô một trời một vực khác hẳn với xóm nhà tranh vách đất và những con đường mòn lồi lõm ở quê mình mà hàng năm nếu không lụt lội vào mùa mưa thì mùa nắng đất bụi mù trời.

Thấm thoát đã 60 năm sau cách mạng “Cải cách ruộng đất 1953 - 1956”, lão Lê Tư xưa kia là bần cố nông ở huyện Chiêm Hóa thuộc tỉnh Tuyên Quang bốn mùa canh tác làm thuê gánh mướn, vô học nhưng sống theo gia đạo, ăn ở hiền lương vì sợ “trời quả báo”. Cách mạng cải cách về cùng với cố vấn Tàu phát động phong trào đấu tố giai cấp bằng bạo lực trái ngược với nền phong hóa tổ tiên nên lương tâm lão vẫn âm thầm phủ nhận.

Suốt quãng đời nghèo khó, đây là lần đầu tiên lão có dịp theo chân mấy bô lão “vô tư” rủ nhau về thủ đô Hà Nội. Trên xe đò, lão ngồi cạnh hai Việt kiều trở lại tỉnh sau chuyến thăm quê, họ xì xào tin thời sự nghe khó hiểu như bàn cờ tướng ra quân nhưng hấp dẫn không thua những mẩu truyện kiếm hiệp:

- Nào là tranh chấp biển đảo đường “lưỡi bò”, giàn khoan HD-981 ngang nhiên đặt sâu 89 hải lý vào trong hải phận kinh tế của Việt Nam, địa cầu hâm nóng khiến nước biển dâng cao; nào là khủng bố tự sát, chặt đầu con tin làm cả thế giới hãi hùng, chiến tranh lạnh Nga - Mỹ tái diễn và hai cường quốc Tàu - Nhật gia tăng “khủng” ngân sách quốc phòng nhất là hiện nay bom đạn đang nổ rền trời ở hai miền Đông Âu và Trung Đông. Đức Giáo Hoàng vừa lên tiếng cảnh báo đại chiến thứ 3...

Thế nhưng chuyện đời “cái khó ló cái khôn”, con người học cao hiểu rộng hay u mê “lú lẫn” chứ riêng lão tin rằng cứ mỗi chu kỳ khoảng 60 năm sẽ xảy ra nhiều hiện tượng bất thường! Dựa vào lẽ đó nên lão cố tránh can dự vào những điều ác trong thời cải cách. Cứ thử nhớ lại xem 69 năm trước đây tại Bắc Việt, nạn đói Ất Dậu tháng 5 - 1945 giết hại hơn 2 triệu người, tiếp đến cách mạng tháng 8 - 1945 vua Bảo Đại thoái vị chấm dứt triều đại quân chủ Nhà Nguyễn rồi tháng 9 - 1945 thế chiến thứ II kết thúc và cũng năm 1945 đất nước ta gian nan thoát khỏi ách nô lệ thực dân... Nếu kể tiếp để dẫn chứng thêm thì 61 năm trước 1945 là 1884 cũng có quốc biến quan trọng: toàn Liên bang Đông Dương Việt - Miên - Lào chính thức bị quân viễn chinh Pháp đặt nền móng đô hộ...

Những nhận định khách quan ấy là lịch sử mà lịch sử phải chăng thường tái diễn sau chu kỳ 60 niên kỷ? Lúc còn chân lấm tay bùn, tò mò lão hỏi những bậc thông thái trên tỉnh thì được giải thích là dựa vào thiên văn cổ học, sao Mộc (Jupiter) và sao Thổ (Saturn) quay theo vòng quỹ đạo cứ khoảng 20 năm lại gặp nhau trong vũ trụ một lần, 3 lần như thế vị chi 60 năm thì điểm gặp gỡ lại gần trùng với điểm của 60 năm trước đó nên tử vi lấy chu kỳ 60 năm để tính lịch và chuyện sinh tử đời người cũng vận hành theo hiện tượng thiên nhiên ấy. Vô số huyền bí ở cõi đời này con người chưa thể lý giải nên lão chỉ biết đặt lòng tin mà chưa dám quả quyết:

- Lẽ nào số mệnh đất nước cũng được an bài như đại hạn, tiểu hạn hay đại vận, tiểu vận... nó thay đổi bất thường sau 60 năm giống như đời người? Đoán có điềm gở cho Đảng báo trước việc chẳng lành nên bỗng dưng năm nay 2014, Ban bí thư Đảng cộng sản Việt Nam muốn khơi lại vết thù xưa trên lưng dân tộc bằng cách phô diễn “thành tích cách mạng” đúng 60 năm sau với cuộc triển lãm “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957” mà phát động cao nhất là “1953 - 1956” từ ngày Thứ Hai 8 tháng 9 kéo dài đến cuối năm nay ở viện Bảo tàng Lịch sử Hà Nội.

Lão Lê Tư lặn lội đến đây cùng với đám dân oan mất ruộng để ngậm ngùi xem lại di tích vở bi kịch “cải cách long trời lở đất” giết hại hơn 172 nghìn người với số bị oan chiếm tỷ lệ 72% tức là hơn 123 nghìn theo tài liệu lưu trữ và tiêu chuẩn “địa chủ” do Đảng định nghĩa. Tuy nhiên, thống kê chính thức có thể gấp 3 lần nghĩa là hơn ½ triệu người đã bị đấu tố thảm sát ở miền Bắc. Nghìn năm một thuở mới có cuộc triển lãm nhập nhằng “báo cáo” tội lỗi “úm ba la” biến ra chiến lợi phẩm. Chuyện không tin mà có thật nhưng chưa đầy 3 ngày mở cửa đón khách, chiều hôm nay Thứ Năm 11 tháng 9 mọi người bất ngờ bị đuổi về không cho thăm viếng nữa vì “sự cố” “kỹ thuật ánh sáng” hay dân oan đã “sáng mắt” rồi? Cuộc triển lãm ngớ ngẩn nhằm mục đích biện minh cho quá khứ tội lỗi bị phản tác dụng nên ông giám đốc Nguyễn Văn Cường nhận chỉ thị phải tạm ngưng toàn bộ chương trình... Bao nhiêu sai lầm hôm nay chồng chất sai lầm hôm qua Đảng vẫn cố tình quanh co né tránh sự thật đau thương của cả một dân tộc.

Tính đến mùa thu năm nay lão Lê Tư thọ 85 tuổi. Lão già theo cách mạng nhưng cả đời sống bên lề cách mạng vì lương tri bất ổn với phong trào cải cách nên nghèo đói vẫn hoàn đói nghèo. Gốc nhà nông ăn uống thanh đạm, bữa rau bữa đậu lại lao động dầm mưa dãi nắng nên luật bù trừ, trời cho thể lực khỏe, thân còn cứng cáp đi đứng tương đối vững vàng... Lão đi Hà Nội lần này với hai mục đích:

- Khởi thủy do nông dân ở huyện “bức xúc” vì cuộc triển lãm nên rủ lão về đây để vừa viếng thăm vừa chống đối. Tất cả đoàn cố tình tạo làn sóng người đông như nước lũ tràn ngập ruộng đồng... có lẽ vì thế họ sợ mà phải đóng cửa bất ngờ, sớm hơn dự tính chăng? Hóa ra “gậy ông lại đập lưng ông”, dân oan chọn đúng thời cơ tụ họp nhốn nháo phản đối phía ngoài cổng viện. Sau hết vì thương cái Thôn, con gái lão lên tỉnh làm ăn mấy năm nay, từ dạo kinh tế khó khăn chẳng thấy Tết nào nó về thăm nhà nên sống chết ra sao không ai biết? Tội nghiệp, thân một mình xa quê làm công cho gia đình một đại gia quan chức ở phố Tràng Thi gần hồ Hoàn Kiếm nghe nói không xa nơi này lắm, chịu khó tản bộ vài con đường rồi sẽ tới thôi...

Lão Lê Tư chậm rãi bước về hướng Tràng Tiền, tay chống gậy tay cầm giấy ghi nguệch ngoạc địa chỉ nhà cái Thôn. Cứ đi hết quãng ngắn lão lại ngừng để hỏi thăm người qua lại. Tháng 9 ở Hà Nội là cuối mùa mưa, hơi lạnh từ đê sông Hồng thổi vào thành phố cuốn theo những luồng gió mát mạnh như chiếc quạt trần. Thời tiết tháng này ở thủ đô là dễ chịu nhất trong năm nên chuyến này thăm con, thiên nhiên cũng hiền hòa vì nghĩ thật đáng thương, thân già chẳng biết còn sống bao ngày nhưng nhớ con mà phải lần mò từ quê xa. Để quên con đường dài trước mặt, vừa đi lão vừa hoài niệm về quá khứ năm xưa...

- Khi đội cải cách về huyện Chiêm Hóa, lão là anh nông dân 25 tuổi nghèo mạt, mùa màng đến thì xin làm thuê gieo mạ gặt lúa cho địa chủ nhưng việc đồng áng còn tùy thời tiết, những tháng lụt lội mất mùa phải đi bắt ốc mò cua, cơm ăn bữa đói bữa no... Gia đình 1 vợ 2 con sống tạm lều tranh vách đất, đứa con trai 5 tuổi và cái Thôn tròn năm rưỡi. Vợ lão đau nặng không tiền thang thuốc nên yểu mệnh, tuổi thanh niên thằng lớn gia nhập bộ đội chết trận bên Cao Miên nên bây giờ trên thế gian này, gia đình chỉ còn có mình lão với cái Thôn tuổi cũng đã ngoài 60.

Lão nhớ năm 1953, phong trào cải cách ruộng đất hô hào đấu tranh lên cao điểm. Thủ trưởng dẫn về huyện một cán bộ trí thức trung niên tuổi chừng 35, dáng người thấp bé gầy gò... Họ đến trước túp lều rơm của vợ chồng Lê Tư ân cần:

- Giới thiệu đồng chí Trần Đức Thảo, trí thức bên Tây ủng hộ cách mạng. Đồng chí Thảo là triết gia mà các nhà văn hóa Đế quốc ở bên đó đã phải ngả mũ chào thua, hôm nay về đây để huấn luyện bần cố nông nổi dậy làm “đội viên cải cách” tố giác tung tích, hạch tội bọn cường hào ác bá cậy quyền thế của bọn thực dân bóc lột đồng bào cùng khổ...

Nghe hai chữ “trí thức” và “triết gia” Lê Tư chỉ thấy vui tai bởi với chàng chữ “tác” đánh chữ “tộ” bây giờ lại đang bị cơn đói hành hạ cả mấy bữa nay làm tai ù, mắt mờ thì còn biết gì nữa? Bỗng nhìn xuống bàn tay đồng chí Thảo, Lê Tư sáng mắt, chưa kịp hỏi thì đã có lời phân trần:

- Tôi đến đây mục đích làm quen với đời sống nhân dân nên sẽ sống chung vài ngày để huấn luyện đồng chí thành một “đội viên cải cách” hay “bần cố nông nổi dậy”. Cách mạng vô sản mang công bằng bác ái về nông thôn. Chúng ta cùng “bắt rễ” và “xâu chuỗi” sao cho phong trào cải cách sớm đạt chỉ tiêu. Đây là khẩu phần gạo với chút tiền nhờ gia đình đồng chí nấu cơm để cùng ăn trong những ngày sắp tới.

Đang đói mà tự dưng có kẻ mang gạo và tiền đến thì còn gì quý hơn! Chàng nhoẻn miệng cười nhưng vội khép lại ngay vì cuộc sống ưu tư khổ cực đã dậy cho Lê Tư tính đa nghi trước mọi lòng tốt con người. Gạo tiền ấy hình như kèm theo những điều kiện mà chàng nghe loáng thoáng vài chữ khó hiểu? Đoán được cả thắc mắc lẫn hạnh phúc từ anh bần cố nông nghèo khó đang đứng ngẩn tò te trước mặt mình nên Thủ trưởng vội cướp lời:

- Ừ để tôi thêm... Trước khi về đây, chính quyền địa phương đã cho đồng chí Thảo biết rõ hoàn cảnh của đồng chí và chúng ta sẽ giúp nhau bớt khổ, sống hòa bình với chủ thuyết Mác Lê-nin! Để làm điều đó, đồng chí Thảo tình nguyện “bắt rễ” tức là làm quen với gia đình đồng chí rồi sẽ giáo dục “quyền” và “lợi” của bần cố nông tham gia phong trào cải cách ruộng đất. “Quyền” là học cách hạch tội trừng trị những kẻ giầu có ăn trên ngồi chốc và “lợi” là đội viên sẽ được chia ruộng đất sau khi cách mạng đã tiếp thu hết tài sản của họ. Còn “xâu chuỗi” dụng ý kết nạp đồng chí vào “tổ đội viên đội cải cách” ở huyện này một khi đã biết đấu tố, hạch tội địa chủ trước phiên tòa nay mai. Đồng chí Thảo ở lại công tác rồi “báo cáo” cấp trên. Bây giờ tôi đi...

Lê Tư cứ ngẩn người tay ôm gói gạo và tiền của quan lớn vừa trao. Chuyện xảy ra như phép lạ nên chàng không giấu được niềm vui bởi chiều nay vợ đang ốm sẽ có cháo húp qua cơn đói và hai con sẽ được no bụng. Thoáng một giây, cảm thấy đôi chút xa lạ giữa hai người nên Thảo liền lên tiếng làm quen:

- Đồng chí tên gì?

- Dạ! Bẩm quan lớn, con tên là...

- Ấy chết! Bây giờ xin đừng dạ bẩm vào thưa nữa... Chúng ta là đồng bào cùng chí hướng vô sản nên gọi nhau “đồng chí”. Xã hội bình đẳng không còn giai cấp nên đồng chí cố tránh sử dụng những danh từ của bọn tư bản phong kiến khi xưa.

- Bẩm... Thưa ông vâng..

- Ơ hay! Đã bảo không bẩm không thưa nữa mà... Theo cách mạng, đồng chí đương nhiên trở thành một người mới.

- Khổ quá... Đầu của con chưa “nhất trí” ông ạ! Nghĩ một đàng lại nói một nẻo.

- Sao lại khổ? Được bình đẳng thì phải sướng chứ! Từ nay nhớ là không xưng “con” với bất cứ ai, xưng “tôi” để biểu lộ phẩm giá của mình trong mọi hoàn cảnh.

- Ấy chết! Chết.. chết... Quan có lỡ lời không? Gặp “bác Hồ kính yêu” bố bảo con cũng chả dám xưng “tôi” với “người”!

- Ơ..ơ... Tự kiểm.. tự kiểm... Ngoại lệ.. ngoại lệ... Đồng chí “cảnh giác” đúng nhưng phê bình nhé... cố mà bỏ chữ “quan” với “ông” đi! Đã nói xin nhắc lại chúng ta bây giờ là “đồng chí”.

- Dạ... vâng..

- Lại “dạ” với “vâng” rồi! Đồng chí phải ráng ý thức mới được. Cứ từ từ mà trả lời nhé... Này tôi hỏi lại: “Đồng. chí.. tên... gì?”

Nội dung chỉ có thế nhưng suốt cả buổi, triết gia ưu tú từng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm rue d Ulm lừng danh nước Pháp không sao thay đổi được thói quen đã “bắt rễ” vào tâm trí bần cố nông Lê Tư. Ở chàng nông dân ấy, khái niệm công lý tuy mù mờ có phần ù ù cạc cạc nhưng thâm tâm biết sợ sét đánh vì “trời quả báo” và tuy vô học lương tri bẩm sinh vẫn tiềm tàng để biết điều thiện điều ác khó lẫn lộn. Nếu triết gia tư tưởng Mác Ăng-gen này “bắt rễ” bần cố nông Lê Tư không xong thì “xâu chuỗi” cũng sẽ bất thành! “Sự cố” đã làm trí thức Trần Đức Thảo nao núng ngay trong ngày đầu công tác phát động cải cách. Thật phí cho thân phận của một khối óc siêu việt, một nhân tài nước Việt sau bao năm học hỏi thành danh vinh hiển ở phương Tây... Vì lòng ái quốc thúc đẩy về nước phụng sự lý tưởng nhưng tiếc thay cuộc đời mai một vì đã chọn lầm con đường tiến thân.

Chiều về chậm rãi trên nương... Mầu trời ráng cam mờ dần rồi tắt hẳn ở cuối chân mây, thôn quê thanh tịnh chỉ còn nghe xa vắng tiếng o nghèo giục giã về chuồng lẫn vào âm thanh tre trúc xào xạc theo cơn gió nhẹ buổi chiều nhưng khác với mọi lần bởi chiều nay khi nắng vừa nhạt cô thôn, nơi ở lều tranh của gia đình bần cố nông Lê Tư có khói lam bay ra từ phía bếp sau nhà... Vì sự hiện diện của khách lạ “tự ý mời đến chơi” nên mọi người may mắn ngồi quây quần bên nồi cơm nóng ở giữa có bát cà và đậu tương. Cảnh thôn quê ảm đạm dễ tạo tình thân nên sau bữa cơm, Thảo vào thẳng công tác “bắt rễ” dò hỏi:

- Đồng chí Lê Tư ơi! Liệu có “nhất trí” làm “đội viên cải cách” để trừng trị bọn địa chủ bóc lột nhân dân không?

Lê Tư giật mình với câu hỏi trực tiếp, đành phân trần “ba phải” cho vừa lòng ân nhân mới chia sẻ bữa ăn với gia đình.

- Ông ơi! Cháu là thằng vô học, ông bảo... Ấy chết! Khổ quá... Con xin nói lại... Tôi.. là... kẻ vô học nên cái đúng cái sai, hai cái nó lờ mờ lắm ông ạ! Ông bảo đúng thì nó đúng... Đồng.. chí... dạy sao thì con.. í... tôi... sẽ nói y như thế!

- Đồng chí có thấy nhân dân xã này căm thù bọn ác ôn đó không?

- Chả giấu gì ông, trong đám người mang ra xét xử, nhận xét t.ô..i... thấy chỉ một mình tên lý trưởng là có tội còn tất cả đều... oan hết! Dành dụm được ít gia tài nên mang tiếng địa chủ nếu chẳng may một đứa trong đội cải cách bịa chuyện hay thù hằn ganh ghét là chết nhưng thử hỏi có của cải nào từ trên trời rớt xuống đâu... họ cũng phải làm ăn khổ cực lắm mới có chút của ăn của để đấy chứ! Lúc trước, dân làng gặp nhau chào hỏi, mùa màng cần tá điền họ mướn ngay nhưng bây giờ nhìn nhau ai ai cũng sợ hãi như kẻ thù giai cấp. Đồng chí thông cảm cho vì cả tháng nay có đầy việc ngoài nương nhưng họ không dám thuê lao công, họ khổ nhưng chúng tôi còn khổ hơn. Thất nghiệp thì dĩ nhiên... đói! Cả nhà phải vào rừng kiếm ăn qua ngày.

- Vậy đồng chí sẵn sàng nhận lời làm “đội viên cải cách” để đấu tố bọn ác ôn chưa?

- Con.. ấy... t.ô..i... có biết gì về tội của chúng đâu? Hơn nữa tôi xin cố để đức lại cho con, chẳng nhẫn tâm giết hại người vô tội như thế! Tuy vô học nhưng tôi thờ Phật và tổ tiên trong đầu. Tôi tin trời có mắt, sáng suốt trừng phạt những kẻ gian dối. Nếu ai đã làm ác mà chưa trả kiếp này thì sẽ đền bù kiếp sau, chẳng thoát được đâu ông ạ!

- Nói thế, gián tiếp đồng chí bảo cán bộ cải cách làm điều xằng bậy à?

- Mấy ông cán bộ là người của cách mạng nên Đảng nói gì cũng như đinh đóng cột... Đúng họ nói sai, sai họ nói đúng và cả hai trường hợp đều “đúng” cả. “Vô tư” dân chỉ biết cúi đầu tuân thủ bởi có ai dám cãi lại đâu? Ở xứ này, sợ nhất hai tiếng phản động đấy.

- Đồng chí là nhân dân mà nhân dân đang làm chủ đất nước nên có quyền phê phán để cùng nhau tiến tới một xã hội ấm no, một thế giới đại đồng theo chủ nghĩa Mác Lê-nin không còn người bóc lột người.

- Quyền thì quyền, nó nằm trong sách vở ông ạ.. đồng chí ạ! Nếu kẻ nào dám lên tiếng chỉ trích Đảng lãnh đạo sai thì khổ ngay... Nặng thì bị thủ tiêu còn nhẹ là tội phản động sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên được. Đồng chí giỏi thì cứ phê bình đi! Thử bảo họ ngưng những phiên tòa tàn ác giết người vô tội ấy xem nào? Đáng lý cách mạng cần đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để chống ngoại xâm thì lại khơi mầm chia rẽ giai cấp vào ngay thời chiến khó khăn này.

Lão Lê Tư dừng bước, hình như đang nhớ ra điều gì quan trọng nên mặt ngước nhìn trời xanh, miệng lẩm bẩm một mình:

- Ừ nhỉ... Nhớ rồi! Nghe đồn ông trí thức ấy sau phiên tòa cải cách ở Chiêm Hóa đã thẳng thắn phản đối chính sách giết địa chủ ở mỗi xã theo tỷ lệ 5% dân số do cố vấn Tàu chỉ đạo mà “bác Hồ” bị áp lực phải cổ võ rồi giết cả ân nhân là bà Nguyễn Thị Năm... Lão tự hỏi chẳng biết có phải vì lão thách thức nên đồng chí Thảo đã phê phán lãnh đạo mà từ đó về sau bị Đảng nhẫn tâm trừ khử? Ông ta sống thì làm phận “cây cảnh” còn chết phải biệt xứ xa quê... cô đơn lìa đời bất ngờ một chiều tại Ba Lê?

Chậm rãi thế mà lão cũng đã đến ngã tư Hàng Bài, dọc bờ bên phải con đường Hàng Khay thấp thoáng Tháp Rùa ở giữa Hồ Gươm lóng lánh mầu nước xanh lục. Ngày xưa tên cũ là Hồ Thủy Quân, sau huyền thoại vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho thần rùa ở đây nên đặt là Hồ Hoàn Kiếm. Thanh gươm ấy vẫn nằm dưới đáy hồ, đợi thời thế một mai rùa vàng sẽ nổi lên trao cho bậc hiền tài để cứu đất nước này qua khỏi nạn Bắc thuộc lần thứ 5 kể từ Hội nghị Thành đô năm 1990. Lão theo dòng người vội vã qua đường rồi ngồi nghỉ chân trên ghế đá bên cạnh hàng liễu rủ bóng trên mặt hồ... Qua khỏi Bà Triệu và ngã tư Quang Trung là đến phố Tràng Thi. Tim lão đập dồn dập vì sắp đến nhà cái Thôn.

Khát nước quá lão định vào xin hụm nước lạnh ở một quán ăn bên đường nhưng lúc bước ngang mặt tiền của một nhà hàng sang trọng, lão giật mình vì vừa thấy đôi vai nhỏ với tấm lưng quen quen của người đàn bà đang ngồi. Ai như cái Thôn của lão? Tỉnh hay mơ thế nào... Chả lẽ cái Thôn bây giờ quý phái thế này sao? Con gái lão... cùng bàn với nó lại có đứa con trai thân hình béo tròn chừng 10 tuổi. Lão thắc mắc, đứng ngoài nhìn nghiêng qua khung kính thì đúng là cái Thôn! Gặp bất ngờ nên chỉ mình lão nhận diện nhưng tò mò xung quanh câu hỏi chưa rõ trắng đen nên lão lẳng lặng dò xem chuyện gì đang xảy ra nơi đây.

Trên bàn có ba bốn đĩa hải sản, thằng bé ngồi chéo chân rung đùi như ông lớn miệng nhai tay bóc vẻ ngon lành lắm! Nó ăn hết cá lại đến tôm, đồ xào đồ hấp con nào con nấy to bằng nửa cổ tay, vừa ăn vừa nhằn xương và vỏ vứt đầy mặt bàn. Thỉnh thoảng cầm đôi đũa gõ cạch cạch vào bát, lão lại thấy cái Thôn bới cơm cho nó. Cần món gì nó gõ đầu đũa vào chén đĩa đựng thứ đó, chỉ ra lệnh bằng mật hiệu không dùng lời... Muốn ăn món nào thêm cay bớt mặn thì nó cạch cạch là cái Thôn hiểu và gọi người bồi đến để dặn dò nấu theo đúng khẩu vị của nó. Cần khăn thì nó lấy bàn tay chùi phớt ngang miệng là cái Thôn đứng lên tìm mang đến. Cấp tốc thì gõ nhanh còn bình thường thì gõ nhẹ. Nó “hồ hởi” đánh chén tận tình còn cái Thôn chỉ ngồi xem! Khách quan nhìn tưởng bà ngồi bên đứa cháu bị câm điếc nhưng năm thì mười họa lỡ nó cất tiếng là phải có điều gì bực mình... Hóa ra cái Thôn ngồi đấy để trông chừng cậu Ấm con trời con Phật và đồ ăn ê hề nhưng nó có được thưởng thức miếng nào đâu?

Đại gia quan chức bố đẻ ra “đại gia con”. Điều đáng nói là thái độ của “quý tử” vừa nứt mắt mà vô tâm sống đời giai cấp trưởng giả như thế thì vài năm nữa xã hội này rồi sẽ ra sao? Ôi giai cấp! Cái này chết đi thì cái kia sinh ra nối tiếp nhau khác gì những bóng hình quay quanh chiếc đèn cù... Lão vẫn nghĩ người học cao hiểu rộng hay u mê “lú lẫn” như câu chuyện của nhân vật trí thức mà lão đã gặp năm xưa. Triết gia Trần Đức Thảo nổi tiếng phương Tây về duy vật biện chứng Mác Ăng-gen gặp chàng bần cố nông vô học Lê Tư ở huyện Chiêm Hóa năm 1953 nhằm mục đích cùng xóa bỏ giai cấp tư bản. Rõ ràng hai cuộc đời có hai tâm hồn ở hai thái cực, hai tư duy với hai trình độ cao thấp thật phân minh thế mà sau cùng những câu hỏi vẫn cần đặt ra: Ai đúng ai sai? Ai vô tội ai có tội? Ai thầy ai trò... nghi vấn lẫn lộn? Chỉ rõ một điều là cuộc đời của hai người dưới chế độ cộng sản: một trí thức đầy lương thiện và một thất học đầy lương tri đã cùng nằm chung một nùi rẻ rách!

Lão đưa tay lên mặt cố giấu nỗi nghẹn ngào... Tội nghiệp cái Thôn! Đứa con gái một đời nghèo khó giống cha nhưng vẫn ăn ở hiền lương để khỏi phụ ý trời: “hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai” và chẳng ai sẽ “giầu ba họ khó ba đời”!

Lão tần ngần đứng trước cửa tiệm đợi cái Thôn, hình dung cảnh cha con lát nữa ôm nhau mừng sao kể xiết dù tâm tư lão băn khoăn chưa biết sẽ về đâu đêm nay? Bỗng nhận ra mùi hoa sữa theo luồng gió bay từ đầu phố Tràng Thi bay đến, lão hít một hơi đầy lồng ngực... Tuy tuổi già đường xa thấm mệt, lão vẫn thấy yêu đời khôn tả chẳng biết vì hương hoa quyến rũ hay vì sắp gặp lại cái Thôn? Có lẽ... cả hai bởi nó đã “bắt rễ” vào tâm thân lão mà không một chủ nghĩa nào có thể phủ nhận... Lão lẩm bẩm: càng học cao càng “lú lẫn” như ông Mác, ông Sartre... ông Trần Đức Thảo đã trăng trối cuối đời.

“Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them, humanity cannot survive” Dalai Lama

25 / 9 / 2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.