Hôm nay,  

Cuốn Theo Chiến Tranh

04/10/201419:58:00(Xem: 3912)

 Cuốn Theo Chiến Tranh
Đào Như 

                

blank Oak park, Illinois-USA- Sept 4th 2014                                                           

Ông Bạn Già thân mến,                                                 

Mừng thật là mừng! Không ngờ lại nhận được Email của Đạo. Lâu quá có hơn 5 tháng không nhận được tin Đạo, mình sợ quá, cứ tưởng ông bạn già bỏ mình đi theo Định, Thuận…về Trời.  Mau quá phải không ông bạn?  Mới hôm nào là 30-4-75, bây giờ chỉ còn mấy tháng nữa là 40 năm sau cuộc chiến. Những nạn nhân của cuộc chiến vẫn còn đâu đó trên toàn cõi Đông Dương, trên khắp nước Mỹ, trên hơn 92 lãnh thổ, quốc gia trên thế giới.

Đọc thư Đạo vừa rồi, mình mới hay Đạo cũng nuối tiếc thời chúng mình học chung dưới mái trường Kim Yến-Nhatrang-và Đạo cho rằng thời khoảng đó quá ngắn, tình bạn chúng ta không kéo dài hơn vài ba năm…Và bây giờ muốn tìm lại một người bạn thời tuổi trẻ đó để đến chơi chung, Đạo không tìm ra. Thời tuổi trẻ của tụi mình ngắn ngủi quá, và buồn vì chiến tranh. Nhiều bạn bè của chúng ta cũng đã chết vì chiến tranh, một cuộc chiến mà mãi đến khi họ bị giết chết cũng như chúng ta còn sống đến bây giờ, 40 năm sau, vẫn chưa đưa ra một định nghĩa chính xác về cuộc chiến ấy.

Những bạn bè sau này, ở tuổi thành niên, ở Đại học hay sau khi tốt nghiệp các trường chuyên ngành, các phân khoa: Y, Dươc, Nha, Sư phạm, Kỹ thuật… Những bạn bè của thời kỳ này không còn mang tính chất lý tưởng như tình bạn bè ở tuổi vị thành niên. Tệ hơn nữa đôi khi còn tiềm ấn những kèn cựa vì lợi nhuận, vì vị thế, những chen lấn trong đời thường. Những bạn bè ở tuổi 15-18 như chúng ta một thời dưới mái trường Kim Yến, tuy chân đạp đất, mắt cứ hướng về những vì sao Bắc Đẩu, hay những khoảng trời đầy khát vọng bao la như Thái Bình Dương…Chính cái bản chất lãng mạn vu vơ, xa vời ấy của tuổi trẻ đã đưa nhân loại đến những bến bờ siêu hình, những tư tưởng triết học, tôn giáo, khoa học và văn học nghệ thuật. Dưới mái trường Kim Yến, ở tuổi 15-18 chúng ta cùng chung lý tưởng, hớp từng lời dạy của Thầy Cung Giũ Nguyên: “Hãy hướng tầm nhìn về những vì sao Bắc Đẩu…”. Mặc dầu vào thởi điểm đó chúng ta vừa nghe lời thầy dạy, chúng ta cũng vừa nghe bom đạn nổ. Nhưng bây giờ tiếng bom đạn nổ cuốn đi mất hút theo chiến tranh. Lời thầy dạy vẫn tồn tại trong tâm hồn chúng ta vượt lên mọi thử thách, mọi thứ phương châm của thời đại. Mỗi chúng ta sau này đều cố gắng thực hiện lời Thầy  trên những lối đi khác nhau nhưng bao giờ cũng đi về một hướng, đó là lòng yêu nước, dùng  mọi kiến thức của mình để xây dựng tổ quốc ngày một tốt đẹp hơn. Chùm sao Bắc Đẩu mà Đạo, Định, Thuận… hướng đến là Khoa học, Sư phạm; với mình là Y học, là Triết học Siêu hình, Văn Chương, xa vời mênh mông như Thái Bình Dương…

     Nhân loại, khi ở vào lứa tuổi 60-70, khi tai không còn bị mê hoặc ‘nhĩ bất hoặc’ họ thường quay đầu về bến, nhìn lại thời vàng son, thời lý tưởng dấn thân vào mộng mị, thời tuổi trẻ 15-18- Thời mà họ xem tiền như cỏ rác mặc dầu lúc ấy chưa hề làm ra có được một đồng xu dính túi- Thời mà họ có thể hy sinh mọi thứ của đời họ cho dung nhan của người bạn gái cùng lớp, cùng trường, mặc dầu chưa bao giờ được cầm lấy bàn tay của nàng tiên đầu đời. Năm 2011, ở tuổi 75, mình cũng đâm ra nhớ vô hạn các bạn của thời tuổi trẻ, thời mộng mị, thời yêu đương vụng dại. Cầm lòng không được, sau những tựa đề bài văn mình viết đăng trên báo mạng, mình thường nhắn gửi tìm lại những người bạn xa xưa, đã hơn 50 năm mất hút trong màu khói lửa chiến tranh. Như Đạo biết đó, mình đã nhắn gửi tìm lại các bạn học sinh Kim Yến xưa: Nguyệt Thu, Tiên Dung, Mộng Vân, Đạo, Định, Thuận…Nhờ vậy mà tụi và mình đã đoàn tụ lại với nhau. Thuận vội vàng đi xa ngay trong lúc tái hợp nhau sau hơn 50 năm xa cách. Một năm sau là Định. Bây giờ chỉ còn Đạo và mình, đứa ở lại Nhatrang, đứa phiêu bạt tận Chicago. Nguyệt Thu, Tiên Dung, Mộng Vân vẫn biệt tin. Chiến tranh đã thổi tung chúng ta đi muôn hướng, xa hơn nửa vòng trái đất. Mong rằng Nguyệt Thu, Tiên Dung, Mộng Vân…vẫn còn sống êm ấm dưới một góc trời nào đó.

    Từ khi chúng ta rời xa mái trường Kim Yến đến nay đã hơn 50 năm. Trong suốt hơn 50 năm đó chúng ta vẫn thường mơ tưởng lại hình bóng các bạn bè. Làm sao chúng ta quên được Phạm Đình Phi, dù cho nó là thằng du đảng, đánh đấm với bọn côn đồ trên đường phố Độc lập, với nó là chuyện thường. Nhưng với tụi mình nó thật lòng, nó chơi hết mình, nó thả hết hồn mỗi lúc nó tư nguyện trình diễn Guitare và Violon cho riêng tụi mình nghe. Chắc chắn Đạo, Định, Thuận cũng như nhiều bạn bè cùng thế hệ với tụi mình, vẫn còn nhiều ấn tượng về tài nghệ trình diễn Guitare và Violon của Phạm Đình Phi, mặc dầu lúc đó nó mới có 16-17 tuổi.  Chỉ có một cây guitare của nó, mà chúng ta có cảm tưởng đang nghe một Ban Nhac Đàn Dây đang trình diễn bản nhạc Cumparasita, Spanacanĩ, Romance…Với cây Violon, Phạm đình Phi đã đưa chúng ta trở vế quá khứ lãng mạn âm nhạc cổ điển của châu Âu khi nó trình diễn cho chúng ta nghe những tình khúc Senerate của Schubert, Tristesse của Chopin. Những lúc cao hứng nó cũng trình diễn ngay cả tác phẩm vĩ đại của Chopin, La Marche Des Polonaises- Rồi đột nhiên nó lại trở về với những điệu Valse dìu dặt với những tình khúc thời danh của John Strauss: Le Beau Danube Bleu-Les Flots de Danube…Do vậy, chúng ta đã không ngạc nhiên khi biết Phi vào thời đó, đã có lần chinh phục được trái tim của Tiểu thư khuê các thời danh, Trương Thi, ái nữ của thầy Hiệu trưởng Trương Kinh. Dù cho chúng ta có sống hết trọn cuộc đời chúng ta đến 100 tuổi đi nữa chúng ta cũng không thể nào nhìn thấy trở lại được dáng xưa của Nguyệt Thu với đôi mắt quạ não nùng, nụ cười mềm mại trử tình của Nữ hoàng Đông phương Phạm Thị Tiên Dung, chúng ta không bao giờ nghe lại được tiếng đàn xưa của Phi đã một lần ru hồn chúng ta. Chính những hoài niệm vớ vẫn lẩm cẩm ấy đã làm giàu cuộc đời chúng ta lúc về già. Những hoài niệm đó lại là nội dung của những bài văn của mình sau này.

 Mình rất cảm động khi biết Đạo ít ra cũng có một lần vấn vương với Tiên Dung, mặc dầu đó chỉ là mối tình câm nín thầm lặng. Chỉ một lần thoáng gặp qua ánh mắt của nhau trên hai chuyến tàu lửa ngược chiều vào lúc nửa khuya ở ga Mường Máng vào năm 1959 mà mãi đến hôm nay ở tuổi chí 80 Đạo vẫn nhớ mãi cái nhìn của đôi mắt tình tự của Tiên Dung lúc ấy. Thế mới biết cái phút vô tình lưu luyến ấy-trăm năm chưa dễ để Đạo quên. Biết đâu chính Tiên Dung cũng có đôi lần thao thức về cái phút vô tình ấy.

Theo thư của Đạo viết, thì sự hiểu biết của Đạo về Tiên Dung những năm 56 đến mãi sau này, hoàn toàn khác hẳn với sự hiểu biết của mình. Nhưng sự hiểu biết của Đạo về Tiên Dung rất cụ thể, chính tay Đạo làm, chính mắt Đạo thấy, như chuyện Tiên Dung học đệ Tam Lê Quí Đôn niên khóa 56-57 lúc đó Đạo đang học lớp Đệ nhị LQD và Đạo gặp Tiên Dung thường xuyên. Trong năm đó, chính Đạo Đạo đã chuyển thư tình của Võ Doãn đến tận tay của Tiên Dung. Còn chuyện mình biết về Tiên Dung vào thời khoảng đó hoàn toàn dựa trên những tin đồn đoán có thể là sai sự thật.

Bây giờ trở lại với thực tế phũ phàng của thân phận học trò khó của mình. Sau khi Đạo, Định, Thuận rời Kim Yến cuối năm Đệ V-mùa hè 1955. Mùa nhập học năm sau, tháng 9-1955, lên Đệ IV chỉ còn lại một mình mình học chung với cặp Trương Hồng San, Nguyễn Tấn Hoàng và nhiều bạn khác, và các cô Tiên Dung, Nguyệt Thu, Mộng Vân, Gấm… Vào năm Đệ IV, đôi mắt quạ của Nguyệt Thu trở nên đẹp não nùng  Cuối năm Đệ IV, Nguyệt Thu bắt bồ với Trung úy Bác sĩ Lữ Văn có phòng mạch ở phố Độc Lập Nhatrang. Do đó Nguyêt Thu học hành lơ là bữa đực bữa cái. Vào những tháng cuối năm học hoàn toàn không thấy bóng dáng Nguyệt Thu đến trường. Có lẽ đó là thời kỳ Nguyệt Thu tự thu minh dệt mộng, như tầm ươm tơ.  Nửa năm Đệ IV, Tiên Dung cũng nghỉ học, Gấm cũng không đến trường nữa. Mình buồn. Sau đó hơn 1 năm mình được tin Tiên Dung đi lấy chồng. Chồng Tiên Dung, con trai của một cụ Trưởng Ty của tỉnh Khánh Hòa. Chồng của Tiên Dung tên là Phan, là một sỹ quan Không Quân đang trú đống tại Phi Long, căn cứ huấn luyện sỹ quan Không Quân Việtnam tại Nhatrang. Thoạt tiên, điều mình biết cũng chỉ từ những tin đồn đoán- Nhưng sau này mình có kiểm nhận, sư thật gần đúng như vậy. Phan không phải là Phi công mặc dầu Phan tốt nghiệp sỹ quan Không quân của Pháp tại Marrakesh (Marroc-Phi châu?). Phan là Observateur. Năm 1959-60 (?) Phan và một sỹ quan phi công Việt Nam lái chiếc Moral thám thính vùng Hạ Lào, bị Việt Minh bắn hạ. Phan và vị sỹ quan Phi công bị bắt sống, đem về Hà Nội. Sau đó một thời gian Phan và vị sỹ quan phi công bị Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đem ra xét xử công khai trực tiếp truyền thanh tại tòa án Nhân Dân Hà Nội. Nhân cơ hội này, Hà Nội lên án tố cáo Mỹ xâm nhập không phận và lãnh thổ Việt Nam và tố cáo Mỹ đã phá hoại Hiệp Thương giữa hai miềm Nam Bắc. Phan và vị sỹ quan phi công, mỗi người lãnh 20 năm tù ở Hỏa Lò. Nghe đâu, Phan được tư do, về lại Nhatrang vào những năm 1980.

Theo mình biết bên ngoại Tiên Dung khá giả, giàu sang, danh tiếng. Lê Quân cậu ruột của Tiên Dung là quan chức hành chánh cao cấp của tỉnh Khánh Hòa thời đó. Nhưng bên nội của Tiên Dung không mấy khá giả. Thêm vào đó cha của Tiên Dung hình như nghiện thuốc phiện (?). Có lẽ ông cụ cũng thuộc hạng công tử xưa, ăn chơi phung phí. Sau này vì chiến tranh, gia đình sa sút, nghèo. Biết vậy, sau khi cưới Tiên Dung, Phan đồng ý để Tiên Dung được đi làm kiếm tiền bù đấp bên gia đình Tiên Dung. Tiên Dung được đặc biệt giới thiệu vào Văn phòng chỉ Huy Không Lực Hỗn Hợp Việt Mỹ tại trung tâm huấn luyện phi công Việt Nam-Căn cứ Phi Long ở đường Duy Tân gần Cầu Đá, Nhatrang. Khi Phan bị tại nạn về bị kết án tù 20 năm, hình như lúc ấy Tiên Dung đã có một con với Phan. Tiên Dung vẫn tiếp tục làm việc trong phòng chỉ huy hỗn hợp. Boss của Tiên Dung trong suốt mấy năm qua là một Đại Tá Mỹ (hay một Tướng?) được điều động đến căn cứ Phi Long Nhatrang từ lực lượng không lực của khối NATO từ Châu Âu, Tây Đức. Ông ta cũng là vị chỉ huy trực tiếp của Phan khi Phan chưa bị tai nạn. Ông ta thường hay châm bón Tiên Dung trong lúc Phan mang một bản án coi mhư không hẹn ngày về. Lửa gần rơm lâu ngày cũng phải bén và cũng là yêu nhau vì nết trọng nhau vì tài, sau  khi Phan bị tai nạn vào khỏang 1 năm hơn, Tiên Dung xin phép cha mẹ chồng làm lễ cưới với ông Boss của mình.  Hình như vào năm 62 ông ta về hưu, dĩ nhiên mẹ con Tiên Dung theo ông ta về Mỹ. Đó là những gì mình biết được về Tiên Dung, phần nhiều dựa trên những đồn đoán, hư cấu và thêu dệt rất nhiều.  Vậy, nghe xong chuyện mình kể về Tiên Dung, Đạo cứ coi như là vừa xem xong tuồng cải luơng ‘Nửa Đời Hương Phấn’. Nhưng dù sao có một sự thật không ai chối cãi được, chiến tranh đã trói buộc cuộc đời Tiên Dung như thế đó. Không lạ gì các bạn cùng thời với tụi mình thường mỗi khi nhắc đến Tiên Dung như họ nói đến người đẹp thời loạn-hồng nhan đa truân.

Năm 2012, mình liên lạc được với Trương Hồng San, mình có hỏi dọ nó có biết Nguyệt Thu và Tiên Dung đang ở đâu không? Với Nguyệt Thu thì nó mù tịt, còn Tiên Dung thì nó cho hay hiện đang sống đầm ấm với gia đình tại Reno, California. Nói thật khi nghe Trương Hồng San trả lời không biết Nguyệt Thu đang ở đâu, mình rất buồn. 

     Bây giờ là năm 2014, nhớ lại năm 1956 thuở thi Trung Hoc Đệ Nhất Cấp (bằng Thành Chung) mình vào vấn đáp chung với Nguyệt Thu tại trường Võ Tánh Nhatrang đến nay là 58 năm. Thời gian đã hơn nửa thế kỷ, ấy vậy khi ngồi viết những dòng hồi kí này cho Đạo nói về Nguyệt Thu mình vẫn còn cảm thấy bồi hồi, xúc động. Cuối năm Đệ IV-Kim Yến thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm ấy (1956) chỉ có Trương Hồng San và Nguyễn Tấn Hoàng đậu ở première session. Mình đậu vào deuxième session. Một buổi sáng, khi sửa soạn vào vấn đáp môn Biologie, lặng lẽ thu mình ở một góc phòng thi để ôn bài Vi Trùng Học của thầy Bửu Cân, mình chợt bắt gặp đôi mắt quạ của Nguyệt Thu nhìn mình qua khung cửa sổ. Nguyệt Thu vội bước vào phòng. Cả phòng im lặng, chỉ nghe tiếng bước chân Nguyệt Thu tiến đến tìm chỗ ngồi bên cạnh mình. Nguyệt Thu cho mình hay “tôi cũng vào vấn đáp”. Nguyệt Thu đẹp lạ thường. Đôi mắt quạ của Nguyệt Thu thu hút sư chú ý, sự ngưỡng vọng của mọi người trong phòng thi hôm ấy. Thật sư bất ngờ quá, mình tự hỏi, làm sao mà Nguyệt Thu có thể qua được écrit?  Trái lại, Nguyệt Thu tỏ ra rất bình thản. Nguyệt Thu cho mình xem carte d’identité, mình mới biết Nguyệt Thu sinh vào năm 1938. Mình nghĩ ngay đến một điều không tốt: Cô này có đôi mắt quạ mà lại tuổi Dần, chắc chắn sau này không biết bao nhiêu tay hào kiệt, Từ Hải, sẽ lụy vì ‘cô’! Mình đâm ra ngại ngùng, không tin tưởng ở Nguyệt Thu nhiều như trước. Bây giờ nghĩ lại lúc ấy đã 20 tuổi mà mình vẫn không biết gì về đời. Trong lúc ấy Nguyệt Thu, người con gái 18 tuổi đã qua biết bao nhiêu cuộc tình lớn…Nhìn phong cách Nguyệt Thu ngồi trước thầy giáo vào thi vấn đáp, mình thấy những người con gái khác thua xa Nguyệt Thu, nếu không muốn nói là kém xa Nguyệt Thu rất nhiều. Tất các thầy hỏi vấn đáp đều bị Nguyệt Thu ‘hớp hồn’. Mỗi lần thi vấn đáp xong, Nguyệt Thu tìm đến ngồi bên cạnh mình và cho hay “đậu rồi”! Mình kiêu hãnh lắm và cứ tưởng dưới mắt Nguyệt Thu mình ngon lành lắm. Có lần Nguyệt Thu mượn tâp vở tóm tắt Việt văn của mình để tối đem về nhà ôn bài. Mình đồng ý để cho Nguyệt Thu mượn. Nhưng mình lại nói với Nguyệt Thu: ‘Tôi nghĩ Nguyệt Thu đâu có cần thuộc bài mới đậu’. Nguyệt Thu nhìn mình một cách thương hại và nói: “Anh! Đừng nói với Nguyệt Thu những câu như vậy nữa. Sau này lớn lên anh sẽ ân hận, anh sẽ buồn...’ Nghe Nguyệt Thu nói, mình như chết lịm cả người vì thấy xấu hỗ. Mới hay với Nguyệt Thu, mình lúc ấy chỉ là thằng trẻ con nhóc tì. Vào buổi xế chiều của ngày thi vấn đáp cuối cùng, Nguyệt Thu chủ động đón mình ở cửa trường Võ Tánh. Lúc ấy chưa niêm yết kết quả, nhưng Nguyệt Thu cho hay là hay là “tụi mình đậu xong tất cả rồi’, tuần sau Nguyệt Thu sẽ vào Saigòn. Nguyệt Thu lặng lẽ lên xe đạp, rời xa. Mình chỉ biết ngậm ngùi nhìn theo tà áo trắng của Nguyệt Thu như cánh buồm của chiếc thuyền tình đang tách bến. Chuyện đi Saigòn, Nguyệt Thu có nói cho mình nghe, nhưng hôm nay giã biệt, nhìn theo dáng Nguyệt Thu trên chiếc xe đạp xa dần, lòng mình sao buồn ghê. Chỉ có hai ngày ngồi chung với Nguyệt Thu vào thi vấn đáp, không hề cầm được bàn tay nhau chớ nói những chuyện xa vời khác. Chỉ có hai ngày ấy thôi Nguyệt Thu đã dạy cho mình những bài học vỡ lòng về tình yêu. Qua 2 ngày ấy với Nguyệt Thu, mình cảm thấy mình đã sống qua nhiều năm tuổi, mình đã lớn lên. Phải chăng Nguyệt Thu đã vô tình đi vào cuộc đời tình cảm của mình như một định mệnh, Nguyệt Thu đã để lại tâm hồn mình những hoài niệm đẹp và buồn.     

 Bây giờ, trời Chicago đầu tháng Chín, bên ngoài cửa sổ nắng bắt đầu vàng vọt chan hòa vời những giọt mưa nghiêng lấp lánh. Đó là cảnh sắc thiên nhiên trong những ngày cuối Hạ đầu Thu thường thấy tai vùng ngoại ô Chicago. Đêm đến, mưa bắt đầu rã rích thâu đêm, lạnh và buồn. Có chút già lãng mạn như mình, lúc ấy trở nghiêng gối mộng“nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn …”, đôi khi nghe cả bước ai “xa vắng dặm món lẻ loi”. Không hiểu tại sao những lúc như lúc này mình nhớ Nguyệt Thu lạ lùng. Mặc dầu mình tự nhủ lòng và tin tưởng rằng Nguyệt Thu sẽ không bao giời dấn thân trên những ‘dặm mòn lẻ loi’. Với nhan sắc nhường ấy, với mảnh bằng Thành Chung thuở ấy, chắc chắn Nguyệt Thu trở thành nhan sắc mới của Saigòn từ thành phố cát trắng biển xanh Nhatrang. Chỉ có Sàigòn mới xứng đáng với tầm vóc nhan sắc của Nguyệt Thu. Mình biết rằng Nguyệt Thu không vào Saigon để học lên tú tài. Nguyệt Thu có cho mình hay, Nguyệt Thu vào Saigòn để học một nghề, tìm cơ hội tiến lên. Nghĩa là một nghề không hẳn là một nghề mà chỉ là nấc thang đưa Nguyệt Thu lên trong vùng ánh sáng Thủ đô Saigòn thời ấy. Mình vào Saigòn năm 1958 học ban Triết tại Chu văn An. Mình có ý theo dõi tìm vết tích của Nguyệt Thu, nhưng hoàn toàn thất bại. Không ngờ trong email vừa rồi Đạo gửi cho mình có ảnh Nguyệt Thu trong tấm ảnh kỷ niệm ngày hợp hôn của Phạm Văn Tiến vào năm 1960. Mình rất ngạc nhiên, Nguyệt Thu lại tái xuất giang hồ trở về Nhatrang vào thời điểm này. Minh cứ nghĩ lúc đó Nguyệt Thu đang ở tại Paris. Nhìn kỷ trong ảnh, Nguyệt Thu vượt lên trên mọi người từ nhan sắc đến cách dáng ngồi. Nguyệt Thu hoàn toàn không ăn nhịp với đám đông, nhất với các cô hôm ấy, ngay cả với Gấm, đang ngồi bên cạnh Nguyệt Thu, người bạn cũ rất thân dưới mái trường Kim Yến cách đó không hơn 4 năm.  

    Vào khỏang  giữa tháng 5 năm 1962, lúc đó mình học năm thứ 2 Y khoa, mình nhớ rất rõ vào một buổi trưa thứ 5, lúc 14g00 mình có buổi thực tập Xét nghiệm Sinh học-(Science Experimentale de Physiologie). ‘Trung Tâm Thực Tập Xét Nghiệm Sinh Học’ ở đường Trần Hoàng Quân bên cạnh Cơ Thể Học Viện, ngay phía sau Đại Học Xá Minh Mạng. Giám đốc ‘Trung Tâm Thực Tập Xét Nghiêm Sinh Học’ là Giáo Sư Thạc Sỹ Y Khoa. Ông cũng là đương kim Bộ trưởng. Ông và nhóm assistants của ông, gồm toàn các bác sĩ trẻ và các sinh viên y khoa ưu tú, trực tiếp chăm sóc chỉ dẫn cho tụi mình làm thí nghiệm. Hôm ấy đến trễ vào khoảng 3 phút mình vội vàng khoác áo Blouse đi vào phòng thí nghiêm. Khi đi ngang cửa văn phòng của GS Giám đốc, mình thấy một nữ phụ tá rất xinh đẹp, sang trọng, đưa tay chòang chiếc áo Blouse trắng lên vai của GS Giám Đốc ngay trước mặt nhóm sinh viên assistants. Sau khi cài nút áo blouse, cô ấy đứng sát vào người vị GS, âu yếm chỉnh lại cái cà vạt của GS một cách thân mật và kính cẩn, trong phong thái như một Geisha. Lúc đó vị GS đưa hai tay chòang lên phía sau hai vai của cô ấy, thay vì hôn cô ấy, vị GS nói lời cám ơn cô ấy trong giọng Huế nghe rất nồng nàn.. Chợt cô ấy quay người lại mắt cô ấy chạm phải mắt của mình. Mình như chết đứng-không sai thế nào được rõ ràng đó là ‘đôi mắt quạ’ của Nguyệt Thu. Mình liền lầm lũi bưóc nhanh ra khỏi phòng xét nghiệm. Mình chạy trốn như kẻ mất hồn…Đúng một tuần lễ sau, dĩ nhiên mình phải trở lại phòng thực tập xét nghiệm Physio. Mình đang đi xe đạp trên đường Trần Hoàng Quân, gần đến phòng thực tập, một chiếc xe Dauphine vượt lên từ phía sau, và đậu sát vào lề đường cách mình 10 thước. Nguyệt Thu từ trong xe bước ra, đưa nhẹ tay dừng mình lại. Mình chưa kịp xuống xe, Nguyệt Thu bước đến hai tay ôm lấy guidon xe đạp mình. Nguyệt Thu nhìn thẳng vào mắt mình, với giọng âu yếm như thuở nào:“Anh! Xa nhau lâu quá vẫn còn nhìn ra nhau. Bây giờ Nguyệt Thu đã có gia đình, nhà mình  ở đường Phan Đình Phùng, thuộc Quận 3, đối diện với quán ăn Xiu-Xiu…Mời anh, hôm nào rãnh đến dùng bữa cơm với vợ chồng mình”. Tuyệt nhiên Nguyệt Thu không hề nhắc đến chuyện xảy ra hồi thứ năm tuần trước. Trước khi lên xe, Nguyệt Thu quay lại nói với mình: “Anh đừng có lo về việc thi thưc tập xét nghiệm Sinh học cuối năm. Anh nên chú tâm vào phần écrit”. Thật sư tới lúc đó mình cũng chưa hẳn định thần. Một lần nữa mình lại ngẩn ngơ nhìn theo Nguyệt Thu như cách đây 6 năm mình đã một lần ngậm ngùi nhìn theo tà áo trắng của Nguyệt Thu trước cổng trường Võ Tánh, Nhatrang…

Nhóm Assistants của GS Giám đốc, gồm có một số sinh viên y khoa ưu tú. Dĩ nhiên Nguyệt Thu cũng là một Assistant nhưng một Assistant đặc biệt. Nguyệt Thu luôn luôn bên cạnh vị giáo sư ngay cả trong những giờ giải lao hay những phút riêng tư trong Bureau của ông ta. Do đó Nguyệt Thu trờ thành chủ đề của những câu chuyện của các cô cậu sinh viên Assistants. Có người tự hào biết nhiều về Nguyệt Thu vì họ có người nhà đã và đang sống ở Paris. Theo họ, Nguyệt Thu có lúc thi đậu vào trường Cán sự Y tế Saigòn hệ 3 năm, trực thuộc bộ Y Tế. Không hiểu được ai giúp đỡ hay thần thế như thế nào, sau  khi theo học trường Cán Sự chưa đầy 1 năm, Nguyệt Thu bỏ trường, thôi học và đi Pháp. Qua Pháp, không hiểu do ai mai mối như thế nào, trong một tối dạ hội tại Paris Nguyệt Thu gặp được một thanh niên trí thức Việt Nam, một viên chức cao cấp về thương mại và kinh tế của Pháp, tốt nghiệp trường chuyên môn Thương mại Kinh tế lừng danh của Pháp- École des Hautes Etudes Commerciales de Paris-HEC- Dĩ nhiên người Thanh Niện trí thức này bị Nguyệt Thu hớp hồn, bị Coup de foudre ngay phút ban đầu. Sau đó, không đầy 3 tháng, họ làm lễ thành hôn với nhau. Hiện tại, nghĩa là năm 1962, chồng Nguyệt Thu hiện Giám Đốc của hãng sản xuất công nghệ rất lớn tại Saigòn.

Sau mùa hè năm 1962, mình không còn gặp lại Nguyệt Thu nữa. Hình như Nguyệt Thu cũng muốn như vậy. Sau 30/4/75, theo mình biết chồng của Nguyệt Thu ở lại, vẫn làm Giám đốc. Nhưng sau đó lại bị đi học tập tập trung tận ngoài Bắc và được ‘lệnh tha’ vào khoảng những năm 83-85. Dĩ nhiên sau đó anh ấy được chính phủ Pháp bảo lãnh sang Pháp. Còn về Nguyệt Thu, sau 30-4-75 mình hoàn toàn bặt tin. Khó mà biết được một người đàn bà như Nguyệt Thu, một người đàn bà luôn luôn chủ động hòa mình cũng như vượt lên trên những biến cố của thời đại. Mọi người đàn ông, ngay cả những vị Bộ trưởng của Saigon trước 75, những quan chức cao cấp quyền thế, những chuyên viên đầu ngành khoa học kỹ thuật đối với Nguyệt Thu tất cả chỉ là những nấc thang đưa Nguyệt Thu lên vùng ánh của thời đại. Người chồng của Nguyệt Thu là nạn nhân điển hình của bản lĩnh và tham vọng của Nguyệt Thu. Nguyệt Thu vẫn tiếp tục những cuộc tình ngoại hôn bên lề và song song với cuộc sống hôn nhân chính thức với chồng.

Nhiều khi mình tự hỏi: tại sao Nguyệt Thu và Tiên Dung cùng được sinh ra trong cùng một thành phố, học chung một lớp, một trường, cùng lớn lên trong một thời đại, cả hai đều có nhan sắc tuyệt vời như nhau. Nhưng khi trưởng thành thì hai người có hai cuộc đời khác nhau. Tiên Dung chấp nhận phận gái thời loạn-hồng nhan đa truân, an phận một người đàn bà xấu số trong thời đại chiến tranh. Tiên Dung tìm hạnh phúc chân chính dưới mái ấm gia đình bên cạnh chồng con. Nguyệt Thu thì trái lại, chủ động vượt lên trên số phận. Bên cạnh nhan sắc tuyệt vời, Nguyệt Thu có một trí tuệ siêu việt và một bản lĩnh ứng xử vượt xa Tiên Dung, vượt xa nàng Kiều của Nguyễn Du, vượt xa Ana Karenine của Leon Tolstoi. Nguyệt Thu chủ động trong mọi cuộc tình. Nguyệt Thu đủ khôn ngoan để giữ mình không rơi vào cảnh Lầu Hồng như Kiều, không lao vào đầu xe hỏa tự vận như Ana Karenine. Nhưng liệu Nguyệt Thu có vượt được thân phận con người trong chiến tranh? Có vượt được Biển Đông? Hay cũng như muôn vạn người khác, cuối cùng Nguyệt Thu cũng bị cuốn theo, mất tích trong chiến tranh?

Nguyệt Thu đang ở phương trời nào?  Nguyệt Thu có hay, sau 58 năm xa cách, bây giờ mình ngồi lại viết thư cho Đạo nói về thời tụi mình dưới mái trường Kim Yến, nói về mối tình vụng dại của mình với Nguyệt Thu như Lưu Nguyễn nuối tiếc một thời ở cõi Thiên thai./.   

Đào Như

Oak park, Ill, USA

Sept-10-2014

Đầu Thu Giáp Ngọ-Chicago

 

 

 

 

  


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.