Hôm nay,  

Mặt Trái Của Một Bức Tranh Thêu

12/09/201400:23:00(Xem: 4137)
Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến:
Mặt Trái Của Một Bức Tranh Thêu

Nhiều năm trước, báo Quân Đội Nhân Dân có một bài viết thú vị (Bức Tranh Thêu Trong Tù Của Người Phụ Nữ Với “Nụ cười chiến thắng”) của tác giả Nguyễn Thị Nhi:

Bức tranh Chùa Một Cột được thêu trong nhà tù Côn Đảo năm 1972 là của chị Võ Thị Thắng, cựu tù chính trị bị tòa án binh quân sự Mỹ kết án 20 năm tù khổ sai, giam cầm trong các nhà tù: Chí Hòa, Thủ Đức, Tân Hiệp, Hố Nai, Côn Đảo từ năm 1968 – 1974...

.
“Về bức thêu ‘Chùa Một Cột’, chị kể: Chị chưa một lần ra miền Bắc, chưa được thăm chùa Một Cột nhưng qua những tấm hình chụp, vẽ về ngôi chùa này chị đã hình dung và thêu bức ‘Chùa Một Cột’ với tấm lòng luôn hướng về miền Bắc, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Bức thêu ‘Chùa Một Cột’ là tâm huyết của chị trong những năm tháng bị giam cầm. Ở trong tù những lúc không bị tra tấn hoặc lao động cải tạo, chị lại chọn nơi có ánh sáng gần cửa sổ để thêu. Nhiều lúc thiếu ánh sáng chị vẫn cố hình dung từng mũi kim, sợi chỉ. Chị phải giấu bức thêu mỗi khi có cai ngục đi tuần tra, kiểm soát. Bức thêu ‘Chùa Một Cột’ của một người con gái không chịu khuất phục kẻ thù phải mất gần một năm mới hoàn thành, trong một hoàn cảnh đặc biệt.”

       blank
 Tháng 8 năm nay, chị Võ Thị Thắng qua đời. Tang lễ được cử hành vô cùng trọng thể, và tiểu sử của chị Thắng cũng được báo Tin Nhanh Viet Nam ghi lại với nhiều chi tiết:

“Từ sáng 23/8, Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam, nơi tổ chức lễ viếng bà Võ Thị Thắng đã liên tục đón tiếp các đoàn khách đến thắp nhang và chia buồn cùng gia đình. Di ảnh nữ đảng viên xứ Long An đặt ở sảnh chính, phía trước nghi ngút khói hương. Không khí trầm mặc trong điệu nhạc buồn và cả tiếng sụt sịt của những người đến viếng. Gần trưa, các đoàn khách từ Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Tây Ninh vẫn còn lần lượt đăng ký viếng...

Bà Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 9 tuổi, bà bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho cán bộ trong hầm bí mật. Năm 13 tuổi, bà thi đậu vào trường công lập Gia Long Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); 16 tuổi là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức - Long An và khi 17 tuổi, được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động trong phong trào thanh niên - sinh viên - học sinh...

Đất nước thống nhất, người phụ nữ với nụ cười chiến thắng năm nào bước sang chính trường khi tham gia công tác tại Thành đoàn, rồi ở Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM, sau đó được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII và Khóa IX; Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X và XI, rồi Tổng cục trưởng Du lịch, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cu Ba.”
.

Những bức tranh thêu, cũng như những tấm huy chương, đều có mặt trái “sần sùi” của nó. Cuộc đời hoạt động và phụng sự cách mạng của Võ Thị Thắng cũng vậy. Chị còn “có một nụ cười khác” nữa, méo mó hơn, theo như lời kể của một người thân – nhà văn Đào Hiếu:

“Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.

Người con gái anh hùng ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.

Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!

Kẻ thù giấu mặt ấy là ai? Chị biết, Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được... Nhiều người trong Bộ chính trị không tin những hồ sơ ngụy tạo ấy nhưng cũng không “dám” bác bỏ. Chị gần như đơn độc...

Và đã có lúc chị cầm một sợi dây thòng lọng. Chị cuộn nó lại, giấu trong túi xách, đến soi mặt mình trong gương. Một đêm mất ngủ. Và khóc. Một đêm ngồi trong góc tối của căn phòng nhìn chồng nhìn con và nhìn bức ảnh nổi tiếng của mình. Bức ảnh chụp chị đứng trước tòa án, giữa hai người quân cảnh đeo kính đen. Chị nhìn cái miệng cười của mình. Nước mắt lặng lẽ lăn xuống gò má. Bởi vì giờ đây chị không “được” đứng trước một tòa án để mà cười. Chị đang đứng trước một thế lực vô hình, chị đang bị rình rập, truy sát.”
.

Trường hợp bị “rình rập truy sát” của chị Võ Thị Thắng (ngày trước) không khỏi khiến tôi liên tưởng đến tình cảnh thương tâm tương tự của một phụ nữ Việt Nam  (hiện nay) theo như thông tin của Dân Làm Báo:

“Như đã đưa tin, vào ngày 25/5/2014, chị Trần Thị Nga đã bị 5 tên mật vụ truy sát, đánh vỡ xương chân khi đang trên đường đến bến xe Giáp Bát (Hà Nội). Mặc dù những kẻ thủ ác đeo khẩu trang che nửa mặt, nhưng chị Trần Thị Nga đã nhận ra trong số bọn chúng có những tên là an ninh - mật vụ thường xuyên theo dõi mẹ con chị trước đây.

 
Video do chị Trần Thị Nga ghi lại cho thấy cảnh một tên mật vụ truy đuổi vào tận cửa hàng bán xe ô tô nhằm tiếp tục ra tay. Trong đoạn phim, chúng ta có thể nghe thấy rõ tiếng kêu cứu thất thanh của chị Nga khi bị bọn chúng truy sát một cách hung tợn.
Kẻ thủ ác chỉ quay lưng bỏ đi sau khi xuất hiện một người đàn ông trong cửa hàng đến can thiệp.

 .

 

Hình ảnh cắt ra từ clip cho thấy tên mật vụ tấn công chị Nga với hung khí là một ống tuýp bằng thép. Khuôn mặt hung thủ đeo khẩu trang che kín miệng và mũi. Khi thấy chị Nga ghi hình, hắn vội vàng đưa tay che mặt vì sợ bị nhận dạng.

 

blank

 
 Sau khi bức ảnh được phổ biến, một số nhân chứng nhận ra hung thủ chính là một thanh niên trong nhóm đeo băng đỏ xuất hiện tại cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm 11/5. Đây là kẻ nhiều lần gây sự, tấn công những người biểu tình yêu nước không theo định hướng của đảng cộng sản.

 

Đoạn video trên ghi lại diễn biến vụ truy sát sau khi chị Trần Thị Nga bị bọn chúng hành hung lần 1 khiến chị bị gãy tay. Sau đó, bọn chúng tiếp tục quay lại dùng tuýp sắt đánh đập lần 2 và lần 3 một cách hết sức dã man và tàn bạo.

 

Nghiêm trọng nhất, trong lần quay lại lần 3, bọn chúng đã đánh chị Nga gãy chân nhằm mục đích để chị không thể đi lại được...

 Trước đó, nhà riêng của chị Nga tại Hà Nam đã liên tục bị một số kẻ lạ mặt rải truyền đơn với nội dung đe dọa giết người, đốt nhà hết sức nghiêm trọng. Mặc dù đã thông báo đến công an và yêu cầu can thiệp, tuy nhiên phía công an cộng sản thậm chí không có các biện pháp bảo vệ mà còn tiếp tay cho đồng bọn thực hiện cuộc truy sát dã man đối với mẹ con chị vào hôm 25/5 vừa qua.”

 

blank

.
Thực ra, vào ngày 30 tháng 5 năm 2014, chị Nga đã có gửi “Đơn Trình Báo Bị 5 Tên Côn Đồ Dùng Hung Khí Truy Sát” đến văn phòng công an huyện Thanh Trì – Hà Nội nhưng không nhận được sự hồi đáp nào, dù đã hơn ba tháng trôi qua. Đơn gửi không người nhận là chuyện “thường tình” ở Việt Nam. Có ai bận tâm gì đến  sinh mệnh của  một thường dân (cỡ) bà Nga. Coi: một vị Ủy Viên Trung Ương Đảng “kiêm” Dân Biểu Quốc Hội như bà Võ Thị Thắng mà còn bị “rình rập truy sát,”  và cả “Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được...cơ mà.
.

Phen này mẹ con bà Nga chắc chết, chết chắc, là chuyện đã đành. Điều không đành là chả hiểu liệu có người dân Việt nào thoát khỏi cảnh bị “rình rập” hay “truy sát” dưới chế độ hiện hành không?

Tuủng Năng Tiến
.
,

Ý kiến bạn đọc
13/09/201400:22:36
Khách
Cả chế độ là tay sai của Tàu phù. Chứng minh:
Độc-Lập hay Tay sai?
Tôi xin đóng góp vào loạt bài của Đặng Chí Hùng về cái gọi là độc lập của HCM.
Trải qua dòng lịch sử nước nhà, các vua của đất nước ta, ai cũng phải chịu nhục có lẽ là quỳ gối để tiếp nhận chiếu chỉ của vua Tàu phong vương cho mình. Sau đó sứ-gỉa Tàu về nước. Vua quan ta họp nhau bàn luận, tổ chức việc cai trị ra sao thì không hề phải thông báo, chứ chẳng có chuyện phải xin phép vua Tàu. Đó là sự thực được trình bày rõ ràng qua các sách sử của nước nhà.
1/ Trái lại HCM phải trình cho Liên-Xô (LX) chương trình “Cải cách ruộng đất”. Một chương trình hoàn toàn thuộc về nội trị của đất nước! Trước khi thực hiện thì gởi người qua Tàu để học cách làm. Cứ tạm coi là đi tu nghiệp về chuyên môn, có thể chấp nhận được. Nhưng trong khi thực hiện thì có các cố vấn Tàu và phải xin phép. Việc bà Cát Hanh Long bị giết vì HCM không thể xin được khi cố vấn Tàu phán: “Cọp đực, cọp cái đều ăn thịt người”, là một bằng cớ về việc làm tay sai, không có thực quyền.
2/ Trong khi bộ chính trị của đảng cộng sản VN họp hành để thảo luận về các chương trình làm việc, một việc hoàn toàn thuộc về nội bộ của đảng mình. HCM đã mời La Quý Ba, cố vấn Tàu tham dự (Ai biết rõ ngày giờ + địa điểm sảy ra việc này xin bổ túc dùm). Đây là một bằng chứng khác về việc làm tay sai. -> Đảng CSVN chi là 1 chi bộ của đảng CSTH !
3/ Thực chất của cái gọi là “Nghĩa vụ quốc tế” chính là làm tay sai cho LX. Khi thế giới phân chia thành hai khối Tư-bản và Cộng-Sản. LX muốn bành trướng vùng ảnh hưởng của mình, thì chỉ thị cho đàn em cung cấp xương máu, anh cả chỉ cung cấp vũ-khí mà thôi!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.