Hôm nay,  

Joseph E. Stiglitz - Dân Chủ Trong Thế Kỷ XXI

11/09/201400:00:00(Xem: 3027)

Piketty báo động về hình thức tư bản mới và tình trạng bất công cao độ tại các nước phương Tây trong thế kỷ XXI. Theo Piketty, đánh thuế giới hữu sản là giải pháp cần đặt ra. Để bổ sung, Stiglitz xem cơ chế thị trường là một trò chơi có quy luật trong một tiến trình dân chủ và hiện nay không hoạt động bình thường và chủ nghiã tư bản lại đang biến dạng sang một loại hình khác thay thế (ersatz capitalism). Do đó, khác với Piketty, Stiglitz cổ vũ các biện pháp cải cách dân chủ là chính để cho thị trưởng hoạt động hữu hiệu hơn.

Việt Nam sẽ đi về đâu theo các suy luận của Piketty và Stiglitz?

Về kinh tế, cơ chế vận hành không ở dạng "ersatz capiltalism" theo Stiglitz mà định hướng XHCN trở thành "casino capitalism". Thị trường là một sòng bạc khổng lồ với bạc giả và đánh lận. Bạc giả vì là tiền của người khác và đánh lận là vì không trọng luật chơi mà quản lý nợ công là thí dụ. Việc chuyển giao 750 triệu đô là tiền vay được của thị trường tài chính New York năm 2005 cho Vinashin vay lại là một hình thức đánh tráo tiền trong canh bạc của gia đình: Không cần kiểm tra trưóc dự án tài trợ mà giao hết tiền một lần, không rà soát lại khi phát hiện có vấn đề và không thể quy trách và đòi lại khi mất trắng. Vì nguyên tắc tài chính công chỉ là chuyện nhỏ trong điều hành nội bộ, nên chủ sòng bạc cố tìm tiền vay mới và nhẹ lãi, một cách có tiền tươi để đảo nợ và canh bạc vẫn tiếp tục.

Về chính trị, dân chủ theo phương Tây đã không có và sẽ không thể hình thành như Stiglitz tiên đoán. Chính trường là một sân bóng đá mà chính quyền vừa là cầu thủ và trọng tài bất chấp luật chơi, nhưng lại cáo buộc người dự khán phản đối là suy thoái đạo đức.

Lý do duy nhất để giải thích cho hai chuyện bình thường này là vì dân chủ XHCN ưu việt hơn vạn lần, nên đảng quyền không tạo điều kiện cho hệ thống pháp quyền hoạt động.

Thực ra, biện pháp thuế khoá của Piketty hay dân chủ của Stiglitz không còn quan trọng bằng sự toàn vẹn lãnh thổ và tồn vong của chế độ mà chính giới phải đối phó.

Nhưng lãnh đạo đang làm gì trước hiểm hoạ ngoại xâm và bất ổn nội tình?

Tiếp tục triển khai một “Đồng thuận Thành Đô” lần thứ hai để tăng tốc cho tiến trỉnh Hán hoá sớm được hoàn chỉnh hay một ”Đồng thuận Washington” để cho tiến trình Mỹ hoá được khởi động tốt đẹp. Hai nỗ lực này chỉ để tiếp sức cho chế độ hiện nay sống còn, nhưng sẽ là một đại hoạ cho dân tộc trong tương lai.

Giải pháp “Đồng thuận Diên Hồng”, một biểu hiện sức mạnh của toàn dân, mà lịch sử đã chứng minh là khả thi, thành công, và phù hợp với trào lưu dân chủ của thời đại văn minh, nhưng lãnh đạo thiếu can đảm thực hiện.

Bất hạnh hơn cho dân chúng vì muốn yên thân nên còn hy vọng là sẽ có một giải pháp thay đổi trong an hoà, nhưng giới đối kháng chưa tìm được một lãnh tụ như Aung Sung Suu Kyi và toàn dân chưa có một chổ để phát biểu nguyện vọng như Tahirr Square. (Lời người dịch)

* * *

Sự đón nhận tác phẩm mới của Thomas Piketty Tư Bản Trong Thế Kỷ XXI tại Hoa Kỳ và các nước khác có nền kinh tế tiên tiến chứng tỏ được mối quan ngại ngày càng gia tăng về tình trạng bất công đang lan rộng. Tác phẩm của ông nhấn mạnh đặc biệt đến các chứng cớ, vốn dĩ đã tràn ngập trước đây, liên quan đến việc thu nhập và tích sản quá mức dành cho giới thượng lưu.

Hơn thế, tác phẩm của Piketty đem lại một cái nhìn khác biệt về những năm 1930 hay những năm sau thời kỳ Đại Suy thoái và Đệ nhị Thế chiến. Ông xem thời kỳ này như một ngoại lệ lịch sử, có lẽ là do một tinh thần đoàn kết khác thường trong xã hội mà những biến cố đặc biệt có thể tác động. Trong trào lưu của tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, sự thịnh vượng được chia sẽ cùng khắp, tất cả mọi tầng lớp đều thăng tiến, nhưng đối với giới hạ tầng cũng có hưởng được phần lớn.

Piketty cũng có giải thích mới hơn về “các cải cách“ do Ronald Reagan và Magaret Thatcher đề xuất trong những năm 1980, ông xem đó là những gia tốc cho tăng trưởng, mà tất cả đều hưởng lợi. Tiếp theo sau đợt cải cách này là thời kỳ tăng trưởng chậm lại và bất công toàn cầu lên đến cao điểm, và tăng trưởng chỉ sinh lợi cho phần lớn giai cấp thượng tầng.

Nhưng công trình của Piketty đưa ra những chủ đề cơ bản liên quan vừa lý thuyết kinh tế lẫn tương lai của chủ nghiã tư bản. Ông dùng tư liệu để chứng minh về những tăng trưởng quy mô qua mối quan hệ giữa thịnh vượng và sản xuất. Trong lý thuyết cơ bản, việc tăng trưởng như thế kết hợp với việc lợi nhuận tư bản giảm và tiền lương tăng. Nhưng ngày nay, lợi nhuận tư bản dường như không giảm, dù tiền lương đang giảm. (Lấy thí dụ như tại Hoa Kỳ, mức lương trung bình giảm xuống khoảng 7% trong hơn bốn thập niên qua.)

Lời giải thích hiển nhiên nhất cho vấn đề là sự gia tăng thịnh vượng đo lường được không tương xứng với đà gia tăng của tư bản có sinh lợi - và số liệu dường như hỗ trợ cho lối giải thích này. Nhiều gia tăng trong tài sản bắt nguồn từ chổ gia tăng giá trị bất động sản. Trước khủng hoảng tài chính năm 2008, bong bóng bất động sản là chuyện hiển nhiên tại một số nước; kể cả đến nay, việc sửa sai này không hoàn chỉnh. Sự gia tăng giá trị cũng có thể biểu hiện qua tinh thần cạnh tranh giữa giới nhà giàu khi họ mua những loại tài sản tạo thêm uy thế - thí dụ như mua nhà ở bờ biển hay một căn hộ tại Fifth Avenue của thành phố New York.

Đôi khi, tình hình gia tăng của cải tài chính có thể đo lường được chỉ thuần là do sự biến dạng của cải không đo lường thành đo lường được - nhưng cách biến dạng này thực ra có thể phản ảnh tình trạng xuống giá của toàn bộ thành tựu kinh tế. Nếu độc quyền gia tăng hay nhiều doanh nghiệp (như nhiều ngân hàng) triển khai các phương pháp tốt hơn để bóc lột giới tiêu thụ bình dân, thì tác động này biểu hiện qua số doanh lợi cao hơn, khi doanh số này thành vốn tư bản, thì nó sẽ làm tăng tài sản tài chính.

Nếu sự việc này xãy ra, thì dĩ nhiên, phúc lợi xã hội và hiệu năng kinh tế giảm xuống, ngay cả lúc chúng ta kiểm tra chính thức được là thịnh vượng có tăng lên. Chúng ta không hề nghiên cứu đến sự suy giảm tương ứng của giá trị về vốn con người - mà đó là tài sản của giới công nhân.

Ngoài ra, nếu những ngân hàng tiếp tục sử dụng ảnh hưởng chính trị để quốc hữu hoá mọi thua lỗ và giữ lại càng lúc càng nhiều hơn các doanh lợi bất chánh, thì những tài sản trong lĩnh vực tài chính, khi được kiểm tra, có gia tăng. Nhưng chúng ta lại không kiểm tra mức suy giảm tương ứng trong tài sản của người trả thuế. Cũng tương tự như vậy, khi doanh nghiệp thuyết phục được chính quyền trả giá cao hơn để mua sản phẩm của họ (như các doanh nghiệp dược phẩm đã làm thành công), hoặc là cho họ mua được các nguồn tài nguyên công cộng với giá rẻ hơn giá thị trường (như các doanh nghiệp khai thác quặng mỏ đã làm thành công), biện pháp ưu đãi này làm cho tài sản tài chính của doanh nghiệp có tăng lên trong các báo cáo, cho dù tài sản của toàn dân không tăng.

Những gì mà chúng ta đang quan sát - tình trạng lương bổng bị đình trệ và bất công lan rộng, ngay cả khi thịnh vượng gia tăng - không phản ảnh được phương cách làm việc của nền kinh tế thị trường bình thường, nhưng đó là một nền kinh tế mà tôi gọị là "loại hình thay thế cho chủ nghiã tư bản". Vấn đề có lẽ không phải là cơ chế thị trường phải hay hoạt động như thế nào, nhưng với hệ thống chính trị của chúng ta, hệ thống này đã không đảm bảo cho thị trường có được canh tranh và đề ra những luật lệ chỉ làm duy trì tình trạng xáo trộn mà các doanh nghiệp và giới giàu có thể bóc lột mọi người khác (đây là một chuyện không may nhưng lại đang xãy ra).

Dĩ nhiên, cơ chế thị trường không hiện diện trong một khoảng không vô nghĩa. Ở đó cũng phải có quy luật cho một trò chơi và luật chơi này được đặt ra qua những tiến trình chính trị. Bất công kinh tế ở mức độ cao tại những nước như Hoa Kỳ, và các nước khác theo mô hình kinh tế này ngày càng tăng, đưa tới bất ổn chính trị. Trong một hệ thống chính trị như thế, thì những cơ hội thăng tiến kinh tế trở nên bất công, làm cho mức độ năng động xã hội giảm đi.

Chính vì thế mà tiên đoán của Piketty về tình trạng bất công đang còn ở cao độ không phản ảnh được quy luật cưỡng chế của Kinh Tế học. Những thay đổi đơn thuần - gồm cả trong lĩnh vực đánh thuế trên lợi nhuận cao của tư bản và di sản, gia tăng công phí để mở rộng cơ hội giáo dục, chấp hành nghiêm chỉnh về các luật lệ cạnh tranh, cải cách việc điều hành doanh nghiệp để hạn chế việc trả lương cho lãnh đạo, và những luật lệ tài chính để thanh lọc khả năng ngân hàng trong việc bóc lột toàn xã hội - tất cả biện pháp này sẽ làm giảm đi đáng kể về tình trạng bất công và gia tăng công bình về cơ hội.

Nếu chúng ta đề ra nhũng quy luật cho trò chơi này nghiêm túc, chúng ta có thể phục hồi nhanh chóng và chia sẻ thành quả của tăng trưởng kinh tế cho mọi người, mà đặc điểm chính là cho giới trung lưu như trong các xã hội ở giữa thế kỷ XX. Vấn đề chủ yếu hiện nay mà chúng ta phải đối phó thực ra không phải là tư bản, mà là dân chủ trong thế kỷ XXI.

Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel Kinh tế và là Giáo sư Đại học Columbia. Ông đã làm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế cho Tổng Thống Bill Clinton và Phó Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới. Tác phẩm mới nhất của ông viết chung với Bruce Greenwald là Creating Learning Society: A New Approach to Growth, Development, and Social Progress.

Nguyên tác: Democracy in the Twenty–First Century

(http://www.project-syndicate.org/commentary/joseph-e--stiglitz-blames-rising-inequality-on-an-ersatz-form-of-capitalism-that-benefits-only-the-rich)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
Cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện nhà đất bị CS cướp giật đã kéo dài đến ngày thứ 23. Từ những ngày đầu, khi đồng bào hải ngoại được tin cuộc biểu tình
Tường thuật về những ngày cùng bà con các tỉnh phía nam biểu tình đòi lại tài sản bị cướp đoạt phi pháp tại Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội 194 Hoàng Văn Thụ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.