Hôm nay,  

Tình Yêu Đôi Lúc Sao Quá Éo Le

10/09/201400:00:00(Xem: 4728)

Trước khi đi vào phần chính của đề tài này, tác giả xin minh xác lại cùng đọc giả một lần nữa, tất cả những đề tài pháp lý thực dụng của tác giả viết từ trước cho đến nay, mục đích duy nhất của tác giả, là kể lại những dữ kiện xẩy ra có thực, mà chính tác giả đã được chứng kiến tận mắt, nghe tận tai, trong suốt hơn 32 năm liên tục phục vụ trong Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ, tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ của tiểu bang Oklahoma (United States District Court for Western District of Oklahoma) và hơn 20 năm phục vụ tù nhân trong các trại tù tiểu bang và liêng bang, về những dữ kiện xẩy ra, có liên hệ trực tiếp đến Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng (US Applicable Law), để quí đọc giả cùng chúng tôi có dịp tìm hiểu thêm về những hành động hay lời nói nào, cho dù vô tình hay hữu ý, có thể bị coi là vi phạm đến Các Nguyên Tắc Pháp Lý Căn Bản Hoa Kỳ (US Basically Legal Principles) trước tụng đình, chứ hoàn toàn tác giả không hề có ý định tư vấn về pháp lý hay phê phán những hành động sai trái của các nhân vật trong các câu chuyện đã được kể lại trên báo chí hay trên các trang nhà điện tử, từ bao nhiêu năm qua cho đến nay và nếu có câu chuyện nào, mà nội dung hay tên tuổi tương tự như câu chuyện của mình, thì đó chỉ là một sự ngẫu nhiên trùng hợp mà thôi, hoàn toàn ngoài ý muốn của tác giả.

Trong bối cảnh của người Việt Nam phải bỏ quê hương yêu dấu, đề sống tha hương khắp nơi trên thế giới như hiện nay, thực sự không phải chúng ta bỏ nước ra đi vì kinh tế khó khăn để đi tha phương cầu thực như một số dân tộc khác, mà chúng ta phải bỏ nước ra đi chỉ vì hai chữ Tư Do Dân Chủ. Vì hai chữ này tiêu biểu cho Quyền Sống Căn Bản của con người khi mới được sinh ra. Chắc nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ một câu nói của một nhà văn nào đó cho rằng: Tại quê hương Việt Nam của chúng ta ngày nay, nếu cái cột đèn mà nó biết đi, thì nó cũng phải bỏ nước ra đi như chúng ta. Câu nói này không cần phải giải thích thêm chi tiết, vì tự nó đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa sâu xa của hai chữ Tự Do Dân Chủ, mà người Việt Nam đang sống tha hương trên đất khách quê người nói chung và ở Hoa Kỳ nói riêng. Chúng ta là những người may mắn nhất, đang được hưởng quyền Tự Do Dân Chủ thật sự tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và cũng chính vì hai chữ Tự Do Dân Chủ vô giá này, mà có khá nhiều cô dâu Việt Nam lấy chồng Việt kiều ở Hoa Kỳ, mong ước sang đây được hưởng quyền sống làm người, trong một chế độ hoàn toàn Tư Do Dân Chủ, chỉ thấy có ở những quốc gia không cộng sản. Sau đây là câu chuyện cô dâu ở Việt Nam lấy chồng Việt Kiều ở Hoa Kỳ, mà chuyện tình yêu nhiều lúc éo le, nào là bạn thân của mình lấy vợ của mình hoặc có khi vợ mình lại đi cướp chồng của người bạn gái thân thiết của mình, rồi có khi chị vợ lại lấy cậu em rể, tức là lấy chồng của cô em gái làm chồng của mình, hoặc ly dị chồng lấy Mỹ để được săn sóc chiều chuộng hơn, mặc dàu đã có 4 đứa con còn nhỏ dại, nại lý do chồng mình là thứ cù lần lửa, không biết mở cửa xe cho vợ lên xe mỗi khi hai người phải đi ra ngoài, rồi vào mùa đông băng giá, mỗi khi đi dự tiệc tùng, không biết khoác áo lạnh vào và cởi áo lạnh ra cho vợ, như những người chồng Mỹ vẫn thường làm cho vợ của họ v.v.. Nhưng câu chuyện tình yêu sao quá éo le của cô dâu ở Việt Nam lấy chồng Việt Kiều ở Hoa Kỳ, sắp được kể lại dưới đây, thì mang ý nghĩa khác biệt hẳn với những câu chuyện tình yêu éo le như vừa mới liệt kê trên đây.

Ông William A. Du, khi nhập tịch, đổi tên VN của ông là Du Anh Tài thành William A. Du, góa vợ, không có con cái, 64 tuổi, chẳng biết ông có đi thẩm mỹ viện để căng da mặt hay không? Nhưng nhìn mặt mũi tươi trẻ, cứ tưởng chừng ông chỉ khoảng trên 40 là cùng. Ông là chủ nhân một hãng cắt cỏ và trồng cây cảnh (Weed Cutting & Landscaping Company), dưới quyền chỉ huy của ông có 12 nhân viên và hãng của ông chỉ hoạt động vào mùa hè và mùa xuân, nên ông có nhiều thì giờ rảnh về Việt Nam chơi, ít nhất mỗi năm hai lần, mỗi lần từ 3 tuần cho đến 5 tuần lễ. Ông chủ trương nếu ông tục huyền trong tương lai, thì ông sẽ không dám lấy vợ quá trẻ, vì ông thấy mấy người, cỡ tuổi sắp sửa trăng rụng xuống cầu như ông hoặc hơn ông vài ba tuổi, mà cưới cô gái trẻ từ 20 cho đến 25 tuổi về làm vợ, nhưng khi sang đoàn tụ với chồng ở Hoa Kỳ, vừa đủ 2 năm là nạp đơn ly dị chồng, để có quyền được phép ở lại Hoa Kỳ và đi lấy chàng trai trẻ khác, hơn mình vài ba tuổi hoặc lấy chồng Mỹ, dù chỉ mới nói bập bẹ được vài ba câu tiếng Mỹ thông thường, đúng như câu người ta thường nói: Tình yêu không cần phải dùng lời nói, chỉ cần liếc mắt đưa tình hay ra dấu hiệu bằng tay hoặc bằng hành động, là tình yêu lên ngôi rồi.

Ông William tâm sự cho chúng tôi nghe, là ông về Việt Nam nhiều lần, nhưng ông chẳng hề bị bất cứ một cô bồ nhí trẻ đẹp nào cám dỗ được ông cả, mãi cho đến kỳ về Việt Nam cách đây hơn 2 năm, chẳng hiểu tại sao, ông phải lòng một cô thợ hớt tóc, ngay ngày đầu tiên ông đến tiệm để cô này hớt tóc cho ông, mà người ta gọi tiệm hớt tóc này với biệt danh là tiệm Hớt Tóc Ôm. Mới đầu ông tâm sự với chúng tôi rằng: Ông bị cô ta bỏ bùa mê bùa ngải, nên cứ cách 2 ngày, vì quá thương nhớ cô, ông giả bộ lấy cớ cần tỉa tóc (Triming) và gội đầu để đến tiệm gặp lại cô ta tới 4 lần, trong vòng một tuần lễ. Nhưng sau khi chúng tôi tiếp lời ông, là chẳng có bùa mê bùa ngải gì ráo trọi, chỉ có bùa người thì đúng hơn, ông mới thú thật quả đúng như thế, vì ăn thịt thà mãi cũng chán ngấy, bây giờ được ăn chay nên cảm thấy thú vị, ăn mãi mà vẫn thấy không chán, được ngửi thấy mùi hương thơm ngọt ngào khó tả, tỏa ra từ hai trái đào tiên lộ thiên to tròn của cô hớt tóc, dí sát vào da mặt ông. Nghe xong những điều ông diễn tả này, làm chúng tôi nhớ lại một câu chuyện, nội dung cũng tương tự như câu chuyện của ông William, là cách đây hơn một năm, có cặp vợ chồng ở lứa tuổi hồi xuân, về thăm quê hương trong 3 tuần lễ, khi quay trở lại Hoa Kỳ, bà vợ kể lại cho chúng tôi nghe về chuyện chồng bà đi hớt tóc ôm, trong lúc vợ chồng bà còn đang du lịch ở Viêt Nam, mà ông chồng của bà đã 3 lần đòi đi hớt tóc. Lần đầu tiên ông đi hớt tóc, bà chẳng có điều gì phải thắc mắc, lần thứ nhì, chỉ cách lần đầu tiên có 3 ngày, ông nói cho bà biết ông cần đi hớt tóc cho ngắn lên một chút, bà ngước mắt lên nhìn thấy tóc ông còn khá dài, nên bà thấy chẳng có điều gì cần phải thắc mắc, vui vẻ để ông đi, nhưng tới lần thứ ba, cũng chỉ cách 3 ngày sau, ông lại nói với bà vì trời nóng nực oi bức quá, ông cần đi tỉa tóc (Triming) mỏng thêm hơn một chút cho mát da đầu. Lần này làm bà sinh nghi, nhưng bề ngoài, bà vẫn giả vờ như không có điều gì nghi ngờ ông cả và bà lại tỏ ra vui vẻ để cho ông đi. Ngay sau khi ông rời khỏi nhà để đi hớt tóc lần thứ ba này, bà liền gọi cho bạn bè hỏi thăm xem ở gần đây có tiệm hớt tóc đàn ông nào không? Vì chồng bà muốn đi hớt tóc. Bạn bè của bà đều cho biết là có nhiều tiệm hớt tóc cho đàn ông ở tại vùng này, nhưng phải coi chừng, vì có 2 tiệm Hớt Tóc Ôm, không nên cho chồng đến đó hớt tóc, có ngày sẽ mất chồng dễ như chơi. Thế là bà hỏi địa chỉ của 2 tiệm hớt tóc ôm ở gần khu vực bà ở, bà thuê taxi chở bà tới đó, tới tiệm thứ nhất không thấy chồng đâu, đến tiệm thứ hai, thấy cảnh cô thợ hớt tóc, khoảng trên 20 tuổi, đang biểu diễn một động tác điêu luyện và ngoạn mục nhất, là bằng cách đưa hai trái đào tiên lộ thiên to tròn của cô, dí sát vào mặt chồng bà, làm ông lim dim đôi mắt, tưởng tượng như đang thả hồn trong cơn mê hồn trận với cô hớt tóc ôm kiểu độc chiêu này, khiến ông không còn biết trời trăng mây nước là gì nữa, nên ông không biết bà xã của ông đang đứng ở thế bất động trong tiệm, với đôi mắt cú vọ, đang nhìn ông chừng chừng không chớp mắt, như muốn ăn tươi nuốt sống ông và sợ mình nhìn lầm gà hóa cáo, bà tiến sát lại gần ông hơn để nhìn cho thấy rõ, khi đã biết đích xác là người chồng yêu quí nhất đời của mình đang mê man trong giấc điệp, bà cố dẹp tắt ngọn lửa đang bùng cháy trong lòng, bà cố gắng giữ thái độ bình tĩnh, tỏ lời dịu dàng mời ông theo bà về nhà ngay tức khắc, để rồi chúng ta sẽ tâm tình phải trái với nhau sau. Vừa về tới nhà, bà khua tay múa chân, chửi rủa ông thậm tệ, như muốn vặn cổ ông ra đằng sau, xé xác ông ra từng mảnh, đạp cho ông mấy cái đạp, mong sao cho trúng ngay vào chỗ hiểm của ông kêu trời không thấu, có như thế mới đáng đời ông già gân mất nết, có cơm bưng nước rước tận miệng hàng ngày mà không chịu hưởng, lại chỉ muốn hai trái đào tiên lộ thiên to tròn của cô thợ hớt tóc dí sát vào mặt ông, làm ông ngửi thấy mùi hương thơm ngọt ngào khó tả, từ hai trái đào tiên này tỏa ra, mà bà biết chắc tại ông thích của lạ, chứ làm gì có hương thơm ở đâu tỏa ra, đó chỉ là giàu óc tưởng tượng của chồng bà mà thôi. Một lúc sau, cơn thịnh nộ của bà từ từ lắng dịu, bà lấy lại bình tĩnh nói với chồng: À ra ông già này chán ăn cơm cá kho tộ với canh chua của con mẹ già này, nấu cho ông ăn trong mấy chục năm qua rồi phải không? Đừng có dối lòng nữa, hãy can đảm thú thật lòng mình đi, tôi nhắc cho ông biết, bây giờ chân tay ông đã run rẩy lập cập, đi đứng không vững, mà lại cứ ham thích cái cảm giác lạ đó, có ngày ông sẽ bị đột xuất mạch máu não, bán thân bất toại, lúc đó có ma dại nào muốn săn sóc ông hoặc nếu ông vẫn còn thích đi ăn phở với nước dùng chứa đầy bột ngọt, như nhiều lần ông đã giấu diếm tôi đi ăn một mình ông, thì ông cứ tiếp tục đi ăn nữa đi, tôi cam đoan sẽ không ngăn cản ông đi nữa đâu, rồi có ngày ông sẽ bị viêm ruột viêm gan, thủng dạ dầy, cao huyết áp, đau tim, chết bất đắc kỳ tử không kịp ngáp; còn nếu ông không chết, có ngày ông về tới nhà, sẽ không còn nhìn thấy mặt con mẹ già này ở chung trong căn nhà với ông nữa đâu, vì tôi ngán ông đến măng tai rồi, đâu còn những ngày thơ mộng như trước kia nữa, là chỉ có đôi ta thủ thỉ bên nhau, hát bài tình ca cho nhau nghe cả mấy chục năm qua. Nhưng này, tôi báo trước cho ông biết, tôi sẽ đi tìm một ông bạn già khác thay thế ông, để tôi vẫn tiếp tục nấu cho ông ta ăn những món ăn quốc hồn quốc túy Việt Nam, như món canh chua, cá bông lau kho tộ, mà ông vẫn hằng ưa thích nhất trong bao nhiêu năm qua, do chính tay tôi nấu cho ông ăn, thì kể từ giờ phút này trở đi, ông sẽ không còn được thưởng thức những món ăn đặc sản, nặng tình quê hương này nữa đâu, ông hãy khăn gói quả mướp lên đường ra đi cho khuất mắt con mẹ già này, sớm ngày nào tốt ngày đó. Nhân dịp này, bà còn diễn tả cho chúng tôi nghe thêm một số hành động hớt tóc ôm của mấy cô thợ hớt tóc một cách điêu luyện, gợi cảm như thế nào, nên phải hiểu lý do tại sao có nhiều đàn ông có vợ rồi lại vẫn khoái đi hớt tóc ôm đến thế! Vì nhận thấy những lời tả chân của bà quá xác thực, không được thanh tao cho lắm, nên chúng tôi không dám thuật lại hết tất cả ra đây. Vậy mong quý vị đọc giả niệm tình thông cảm cho chúng tôi và tiếp theo đây, chúng tôi xin được tiếp tục trở lại câu chuyện của ông William như sau:

Khi ông William gặp cô hớt tóc ôm lần thứ tư, ông liền ngỏ ý muốn lấy cô làm vợ. Cô cho ông biết năm nay cô đã 40 tuổi, nhưng trông bề ngoài của cô chỉ độ dưới 30 tuổi, trông vẫn còn duyên dáng, hấp dẫn như cô gái hãy còn xuân. Cô đã có đứa con gái lớn độc nhất 16 tuổi, cô ly dị chồng cách đây đã 10 năm, ở vậy nuôi con cho đến ngày nay và đang hành nghề hớt tóc ôm được hơn một năm. Sở dĩ cô nhận lời lấy ông làm chồng vì thấy ông là mẫu người ăn nói hào hoa phong nhã, lich thiệp, bề ngoài sức khỏe trông còn tráng kiện, nói năng còn sáng suốt, lại đang là một chủ nhân ông của một hãng tư như đã nói ở trên.Trước ngày ông lên đường trở lại Hoa Kỳ, cô dẫn ông đến cơ quan chính quyền địa phương để lập hôn thú với cô và ngay sau khi ông trở về Hoa Kỳ, ông liền nạp đầy đủ các giấy tờ cần thiết với Sở Di Trú, để bảo trợ vợ với cô con gái riêng của vợ, mà ông đã nhận làm con nuôi (adopted child), vì cô con gái này còn dưới tuổi vị thành niên (minor child), nên được quyền đi theo cùng một lúc với Mẹ sang Hoa Kỳ.

Khoảng 8 tháng sau ngày ông nạp đơn bảo trợ, vợ ông được Tòa Tổng Lãnh Sự mời đến phỏng vấn và chị được chấp thuận đoàn tụ với chồng ở Hoa Kỳ. Liền sau đó, ông đáp máy bay về Việt Nam đón hai mẹ con sang Hoa Kỳ đoàn tụ với ông. Sang tới Hoa Kỳ mới được 7 tháng, chị đã vội vàng mến tặng cho ông một tí nhau trai đầu lòng. Hai vợ chồng sống tràn đầy hạnh phúc, mà chị nghĩ rằng trong đời chị, chưa bao giờ được sống trong những ngày hạnh phúc vui tươi như thế này, tạo cho chị một cảm giác y như là lần đầu tiên chị mới biết yêu. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng phải có lúc tàn, hạnh phúc vui tươi nào rồi cũng phải có lúc đau khổ, chỉ khác biệt nhau là sự đau khổ nhiều hay ít, lâu hay mau mà thôi. Đứa bé trai mũm mĩm, kháu khỉnh, giống hệt bố nó như hai giọt nước, vừa tròn 6 tháng, là kết quả của mối tình đẹp nhất trên trần gian giữa chị với ông William, nhưng đùng một cái, như một tiếng sét đánh trúng vào tim chị, cô con gái cưng của chị thú tội với Mẹ rằng: Con đã mang bầu được 4 tháng, mà tác giả của cái bào thai này, không ai khác hơn chính là Bố dượng William của con, tức là người chồng yêu quí nhất đời của Mẹ. Vừa nghe tới đây, chị bị xúc động, rụng rời tay chân, ngất xỉu vài giây, ngã xuống trong hai cánh tay của cô con gái ôm Mẹ vào lòng. Chị không thể ngờ chồng mình lại vô liêm sỉ, vô luân thường đạo lý đến thế, không còn gì là lương tâm tối thiểu của một con người biết tự trọng, tới giây phút này, chị không biết phải nói lời gì với con gái mình đây? Phải giải quyết chuyện này với chồng mình ra sao đây? Khi tình yêu của hai người đã bị chia đôi, trong một tình trạng ngang trái đớn đau, ngoài sức tưởng tượng của chị.


Sau một thời gian suy đi tính lại, tạm thời chị lấy lại được sự bình an trong tâm hồn, chị gọi điện thoại cho chúng tôi để tham khảo ý kiến, xem có nên hay không nên thực hành 4 điều dự định của chị như sau không?

1. Nhờ luật sư xúc tiến hồ sơ xin ly dị chồng.

2. Truy tố chồng ra trước pháp luật về 2 tội: Tội ngoại tình và tội dụ dỗ gái dưới tuổi vị thành niên vào con đường tình dục đến mang bầu.

3. Có nên khuyên con phá thai không?

4. Nếu sau khi ly dị chồng rồi, con gái của tôi đang mang bầu với người có quốc tịch Hoa Kỳ và tôi đã có con đẻ ở Mỹ, thì có bị trục xuất trả về Việt Nam không?

Trước khi chị William đặt câu hỏi trên đây vời chúng tôi, chị xin phép được tự giới thiệu chị là một tín đồ Công Giáo và với tư cách là một Phó Tế Vĩnh Viễn trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin được trả lời theo thứ tự từng câu hỏi của chị như sau:

Trả lời câu hỏi thứ nhất: Chúng tôi xin nhắc chị trong Tín Lý Công Giáo, không chấp nhận vấn đề ly dị, một khi hai người đã tình nguyện, không bị ép buộc bởi bất cứ ai, đã thề hứa trước mặt Thiên Chúa là sẽ yêu nhau trọn đời trong nghi thức hôn phối, đã được cử hành chính thức bởi một Linh Mục hay bởi một Phó Tế Vĩnh Viễn tại Nhà Thờ hay tại một nơi trang nghiêm nào khác. Tuy nhiên trên thực tế, có một số trường hợp nghi thức hôn phối bị coi là không thành sự, Tòa Án Tháo Gỡ Hôn Phối Công Giáo của từng địa phương, sẽ căn cứ vào Giáo Luật (Cannon Law), để cứu xét đơn thỉnh nguyện xin hủy bỏ lời thề hứa của đôi vợ chồng trong nghi thức hôn phối trước đây và nếu thỉnh nguyện thư được chấp thuận, thì trong tương lai, người chồng cũ tục huyền hay người vợ cũ tái giá, cả hai sẽ lại được phép lãnh nhận nghi thức hôn phối, do Linh Mục hay Phó Tế cử hành nghi thức lần thứ hai tại Nhà Thờ. Đấy là nói về phương diện tôn giáo, còn nói về phương diện pháp luật ngoài xã hội, thì thủ tục xin ly dị không có gì khó khăn và hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn ly dị của một trong hai người phối ngẫu hoặc tùy thuộc vào sự đồng ý của cả hai người phối ngẫu đều muốn ly dị nhau. Riêng cá nhân tôi thì chưa bao giờ tôi khuyên người ta nên ly dị hay không nên ly di, điều này không phải vì tôi là một Phó Tế mà Giáo Hội Công Giáo không cho phép tôi góp ý kiến về vấn đề ly dị, mà vì vấn đề này rất phức tạp, mang tính cách chuyện thầm kín riêng tư, đòi hỏi người tư vấn phải có nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm về đời sống lứa đôi, để hiểu rõ các nguyên nhân chính đáng nào làm cho vợ chồng bất hòa với nhau, đi đến chỗ vô phương hòa giải, hai người đành phải ly dị nhau, thì trước khi hai người quyết định ly dị, hai người cần nên đến gặp bác sĩ tâm lý (Psychologist) để được tư vấn một cách chính xác, hợp tình hợp lý hơn. Trong quá khứ, có những cặp vợ chồng, vì thiếu sự tư vấn chuyên môn, nên sau khi bỏ nhau một thời gian, lại tái kết hôn với nhau Nhưng xin chị đừng quên câu người ta thường nói: Vợ chồng sống chung với nhau, dù chỉ một ngày cũng nên Ân Nghĩa, cho dù tình yêu có thể hết thật nhưng ân nghĩa vợ chồng vẫn còn đó, nên chúng tôi xin được miễn đi sâu vào chi tiết về vấn đề này, vì nó ngoài khả năng hiểu biết chuyên môn của chúng tôi.

Trả lời câu hỏi thứ hai: Đúng như chị nói, chị có thể nhờ luật sư nhân danh chị truy tố chồng chị về 2 tội danh này. Nhưng chị nên nhớ rằng, hầu hết các tiểu bang không còn duy trì đạo luật phạm tội ngoại tình (Adultery) nữa, vì nó không còn thích hợp với trào lưu xã hội văn minh tân tiến hiện nay, nhưng người ta vẫn có thể áp dụng hành động ngoại tình của một trong hai người phối ngẫu vi phạm, để làm bằng chứng cụ thể (Evidence) trước tòa án, để được quyền ưu tiên nuôi giữ con cái dưới tuổi vị thành niên và để được hưởng thêm một số quyền lợi khác về vật chất, như của cải, tài chánh v.v.. của người phối ngẫu nếu có của chìm của nổi; chứ hồi xưa phạm tội ngoại tình là một hành động vi phạm tội hình sự (Criminal), có thể bị ở tù lâu hay mau. Nhưng tội dụ dỗ con gái dưới tuổi vị thành niên vào con dường tình dục hoặc có hành động tình dục với con gái dưới tuổi vị thành niên, thì từ trước cho đến nay, đều bị coi là phạm tội đại hình, không những bị phạt tiền mà còn bị ở tù nhiều năm hay ít năm, tùy theo luật pháp của từng tiểu bang quy định. Vậy chị cần suy xét cho kỹ càng và tự hỏi lại lòng mình xem: 1) Nếu chị muốn truy tố chồng chị trước pháp luật để chồng mình bị ở tù, thì sẽ có ích lợi gì cho chính bản thân của chị hay không? 2) Có đem lại lợi ích gì cho đứa bé mà chị mới sanh được 6 tháng, là đứa con chính thức của vợ chồng chị và có đem lại ích lợi gì cho tương lai của đứa bé này hay không? 3) Ngoài ra, có đem lại ích lợi gì cho đứa con gái 16 tuổi của chị, mà nó lỡ dại mang bầu với chồng chị hay không? 4) Hơn thế nữa, trong tương lai, sau khi con gái chị sanh đứa bé và đứa bé này vừa là cháu ngoại của chị, lại vừa là con ruột của chồng chị, thì vấn đề truy tố chồng chị dụ dỗ con gái chị mang bầu trước pháp luật, về tội dụ dỗ gái dưới tuổi vị thành nhiên vào con đường tình dục, làm cho chồng chị bị ngồi tù, thì trên thực tế, có đem lại ích lợi gì cho con gái chị và cho đứa bé sắp được sanh ra hay không? 5) Một điều cũng không kém phần quan trọng, chị thử tự suy xét xem chồng mình có phải là một tay ăn chơi đàng điếm, chỉ thích bắt bướm bẻ hoa, chuyên môn đi hại đời trinh tiết của con gái người ta hay không? 6) Hay vấn đề dự định truy tố chồng chị ra trước pháp luật, chỉ là một hành động trả thù chồng, để thỏa mãn lòng tức giận, để đền bù lại một phần nào sự đau khổ của chị đang phải chịu đựng trong lòng, vì cho rằng mình lấy lầm phải người chồng là kẻ bất lương, nhưng thật sự không bất nghĩa. 7) Xét cho kỹ lại, chị gán cho chồng chị là kẻ bất lương cũng không đúng lắm, vì bất lương có nghĩa là một tên lưu manh, đểu cáng, ăn cháo đái bát, qua sông rút cầu, đằng này trước khi lấy nhau, sau khi lấy nhau cho đến hiện tại, chị cho chúng tôi biết, ông ta vẫn là người có trái tim bác ái, thương vợ thương con, làm đủ mọi chuyện trong nhà, như một tên đầy tớ không lãnh lương, đã thế, nửa đêm khi nghe tiếng con khóc, ông vội vàng thức dậy, thay tã cho con, pha sữa cho con bú, vì ông không muốn cho chị phải thức dạy, làm mất giấc ngủ ngon của chị v.v.. 8) Chị còn nói phải chi, nếu chồng chị đừng có hành động tò te tí te với cô con gái riêng của chị, làm cho nó mang bầu tâm sự, thì ông ấy là một trong những người chồng lý tưởng nhất trên đời này, có nhiều tiền cũng chưa chắc kiếm ra một người chồng tuyệt vời như chồng chị. 9) Nhưng chị cũng cần phải suy xét lại cho kỹ, hành động tò te tí te của chồng chị với con gái của chị, có phải ông là người chủ động hay không? 10) Hay chính cô con gái của chị mới là người chủ động trong vấn đề này?

Sở dĩ chúng tôi dám đưa ra câu hỏi nghi vấn như vậy, là vì chị cho biết, cô con gái của chị trước khi theo Mẹ sang Hoa Kỳ, nó đã bỏ học hai năm và đi làm chiêu đãi viên buổi tối cho một phòng trà ca nhạc, nên nó đã có nhiều kinh nghiệm giao tiếp với nhiều hạng đàn ông ở lứa tuổi khác nhau, già có trẻ có, độc thân có hoặc đã có gia đình rồi, mặc dù nó mới 16 tuổi đời. Hơn thế nữa, theo sự nhận xét vô tư của chúng tôi thấy rằng: Những lời con gái của chị nói với chị, chỉ hoàn toàn mang tính cách tình nguyện thú tội với mẹ mình, là nó lỡ có bầu với Bố dượng, chứ không mang tính cách tố cáo hay trách móc gì về hành động tình dục của Bố dượng, là dụ dỗ hay cưỡng hiếp nó để làm cho nó mang bầu. Như vậy, có thể biết đâu con gái chị cũng yêu ông Bố dượng thì sao? Nói tóm lại, nếu chị thử suy nghĩ kỹ những ý kiến của chúng tôi nêu ra trên đây với chị, thì hy vọng những ý kiến này, có thể giúp chị một phần nào tự tìm ra câu giải đáp, cho 4 câu hỏi của chị hỏi ý kiến chúng tôi ở trên đây chăng?

Tiện thể trong câu hỏi thứ hai này, chúng tôi vẫn còn nhớ một câu chuyện của một ông Việt kiều về Việt Nam, cưới một bà góa phụ làm vợ và bà có một đứa con gài riêng tới tuổi cập kê, cũng được phép theo Mẹ cùng một lúc sang Hoa Kỳ. Khi sang tới Hoa Kỳ, hai mẹ con đều ở chung một nhà với ông chồng của người Mẹ, rồi một thời gian sau người con gái này, không hiểu tại sao cũng đem lòng yêu thương ông Bố dượng là chồng của Mẹ mình, mà cô giấu kín trong lòng, không cho Mẹ mình biết chuyện này và lẽ dĩ nhiên cô tin chắc chắn 100% rằng ông Bố dượng cũng sẽ giấu kín trong lòng cho đến chết, không bao giờ dám tiết lộ chuyện này cho Mẹ cô nghe. Nhưng sau khi cô biết mình đã mang thai với ông Bố dượng, cô liền âm thầm bỏ nhà ra đi, để lại lá thư tạ từ, xin lỗi Mẹ và cám ơn ông Bố dượng đã bỏ công lao sức lực, tiền bạc để đưa hai mẹ con cô sang tới bến bờ tự do dân chủ này. Cô cho biết cô bỏ nhà ra đi, là để đi theo tiếng gọi của người yêu cô và cô hứa sẽ có một ngày nào đó, sau khi cô đã ổn định cuộc sống với người yêu, cô sẽ trở về thăm Mẹ và Bố dượng và đồng thời để trình diện người chồng của cô với Bố Mẹ. Sự ra đi âm thầm của cô làm Mẹ cô khóc thương nhớ cô cả tháng trời, gần như muốn mù cả đôi mắt; còn về phía ông Bố dượng, nhìn thấy cảnh tượng não nề thương nhớ con của vợ mình như thế, trong lòng ông rất hối hận, cảm thấy quá đau xót vì chỉ một phút ngông cuồng của ông, đã gây ra cho con riêng của vợ mình phải bỏ nhà ra đi âm thầm, làm cho mẹ con phải chia lìa nhau, không biết đến ngày nào hai mẹ con mới được trùng phùng và nỗi lòng hối hận đau xót này của ông, biết tỏ cùng ai có thể giúp ông bây giờ?

Sau trên 5 năm biệt tăm tin tức về cô con gái, thì một hôm vợ ông nhận được lá thư của con gái gửi về cho Mẹ, trong thư cô mời Mẹ và Bố dượng đến gặp cô, chồng của cô và đứa con trai đầu lòng của cô trên một du thuyền (Cruise), để cô giới thiệu chồng cô và đứa con trai của cô cho Bố Mẹ biết mặt biết tên.Trong phong bì thư có kèm theo vé máy bay khứ hồi cho Bố Mẹ, vé lên du thuyền cho 2 người, cộng thêm ngân phiếu (Money Order) 5 ngàn Mỹ kim. Lúc hai mẹ con gặp lại mặt nhau trên du thuyền, thì không có bút mực nào có thể tả cho hết được nỗi xúc động lẫn vui mừng của 2 người. Liền sau đó, cô giới thiệu với Bố dượng và Mẹ: Đây là anh Jones Johnston, chồng của con là người Hoa Kỳ, anh ta hành nghề bác sĩ chỉnh xương (Chriropractor) và đứa con trai 3 tuổi của con, tên là Miller Johnston, mặc dầu cháu bé tên Mỹ nhưng mặt mũi chẳng giống Mỹ tí nào, lại giống ông Bố dượng như hai giọt nước. Điều này Mẹ cô không nhận thấy, nhưng ông Bố dượng và cô, bốn mắt nhìn nhau nghẹn ngào không nói nên lời.

Trả lởi câu hỏi thứ ba: Như chị đã biết Giáo Hội Công Giáo không cho phép các tín đồ Công giáo được quyền phá thai (Abortion). Vì hành động phá thai bị coi là hành động giết người và Giáo Hội Công Giáo xác tín rằng: Ngoài Thiên Chúa ra, không một ai có quyền tước đi mạng sống của con người. Chính vì thế, ngoài trừ một vài trường hợp bất khả kháng về y khoa đòi hỏi phải phá thai, để cứu mạng sống của người mẹ, thì mới được Giáo Hội Công Giáo chấp nhận hành động này, chứ tuyệt nhiên, Giáo Hội Công Giáo không bao giờ chấp thuận hành động phá thai và cũng không bao giờ chấp nhận án lệnh tử hình.

Trả lời câu hỏi thứ tư: Trên nguyên tắc pháp lý theo luật di trú Hoa Kỳ quy định, nếu hai người đã kết hôn với nhau thật sự là vợ chồng, nhưng một trong hai người phối ngẫu đến từ một quốc gia khác, để cư ngụ ở Hoa Kỳ với chồng hay với vợ chưa đủ 2 năm, mà vì một lý do gì hai người ly dị nhau, thì có thể bị trục xuất trả về lại nguyên quán. Riêng trường hợp của chị và con gái của chị, dù chị và con gái của chị cư ngụ ở Hoa Kỳ chưa đủ 2 năm, nhưng chồng chị vi phạm 2 tội danh về hình sự, được nêu lên trong câu hỏi thứ hai trên đây, thì chắc chắn 100% chị và con gái của chị đang mang bầu, sẽ không bị trục xuất trả về Việt Nam, vì cả hai mẹ con chị đều là nạn nhân của cùng một tội nhân hình sự (Victim of Criminal), nên mới được phép ở lại đây; chứ hoàn toàn không phải vì chị đã có con đẻ ở Hoa Kỳ và con gái chị cũng không phải vì đang mang bầu với Bố dượng có quốc tịch Hoa Kỳ, mà được phép ở lại đây đâu.

Cách đây gần một tháng, chị William có điện thoại báo tin cho chúng tôi biết, nhờ vào những ý kiến của chúng tôi nêu ra, chị đã tự giải quyết được chuyện tình cảm éo le của chị trong nội bộ gia đình như sau:

Không ly dị chồng vì ngày hôm sau, cô con gái đã xác nhận với chị là ông William không phải là người chủ động trong vấn đề này, mà chính cô ta mới là người chủ động. Dù sao đi chăng nữa, tình người mẹ Việt Nam thương con vô bờ bến, nên chị sẵn lòng tha thứ cho con gái chị, vì sự yếu đuối bồng bột của nó và vì nó lỡ ăn quen biết chùi mép từ hồi còn ở Việt Nam, nhưng sang tới đây nó nhịn không quen, hơn nữa nó thú thật là nó yêu tính tình hòa nhã, lòng quảng đại của ông Bố dượng, nên trong một giây phút quá mủi lòng, nó đã cám dỗ ông vào con đường yêu đương bất chính, mà nó không ngờ lại bị mang bầu tâm sự với ông. Để kết luận câu chuyện tình yêu éo le này, chị cho chúng tôi biết, hiện nay vợ chồng chị cùng với đứa con trai 5 tuổi đang sống rất hạnh phúc và con gái chị đã lấy chồng Mỹ, sanh đứa con gái được 2 tuổi cũng sống rất hạnh phúc, mà đứa con gái 2 tuổi này, vừa là cháu ngoại của chị, lại vừa là con ruột của chồng chị, mà câu chuyện tình éo le này, chỉ có 3 người biết sự thật mà thôi và sự thật này cả 3 người đã cùng nhau ngấm ngầm giao kết, là sẽ giữ kín trong lòng mỗi người và sẽ ôm theo nó trong lòng cho tới khi bước xuống thuyền đài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.