Hôm nay,  

Môi trường giáo dục ở ngoài Việt Nam tốt hơn ở trong nước

08/09/201400:49:00(Xem: 6158)
Môi trường giáo dục ở ngoài Việt Nam
 tốt hơn ở trong nước
.

Bùi Văn Đỗ
.

(LNV. Sau Hiệp Định Paris ngày 20-07-1954 chia cắt đất nước Việt Nam ra làm hai từ vĩ tuyến 17, miền Bắc theo Hồ Chí Minh, tức là theo CS, miền Nam theo tự do, do ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Một triệu người miền Bắc chọn tự do đã vượt biển vào Nam. Ngày 30-04-1975 người dân Việt Nam vượt biển lần thứ hai để xa lánh Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản của ông, tìm tự do và tìm tương lai cho con, cháu. Dưới đây là hoàn cảnh trốn thoát tìm tự do của một gia đình ở trong Nam sau 30-04-1975).
.

Việt Nam đã từng bị làm thuộc địa nhiều lần và nội chiến từ khi người viết mới ra đời, từ những năm 1944 và trước đó, âm ỷ kéo dài đến năm 1954 khi Hiệp Định Paris bốn bên họp với tứ cường ở Pháp mà đến lúc này (60 năm sau) mới hé lộ một tin về cuộc hội nghị đó. Được biết cả hai miền Bắc, Nam Việt Nam chẳng có một tí ty quyết định, toàn do các cường quốc Trung Cộng, Mỹ, Pháp quyết định, đại diện của Bắc Việt, đại diện của Nam Việt có mặt chỉ là hình thức hai miền của hai bên chủ nhà. Hiệp định chia đôi hai miền Nam Bác từ vĩ tuyến 17. Có thời gian 90 ngày để cho dân chúng lựa chọn sống ở trong Nam hay ngoài Bắc, nếu ai chọn tự do thì tìm đường di cư vào Nam, ai thích sống với Hồ Chí Minh thì ở lại miền Bắc. Nhưng Hồ Chí Minh là người của Cộng Sản quốc tế, có lắm mưu kế đã cài người ở lại trong Nam với âm mưu sẽ Tổng Tuyển Cử vào những năm kế tiếp, thống nhất hai miền Nam Bắc dưới trướng của HCM và đảng CSVN. Và tìm cách ngăn trở dân ở miền Bắc muốn di cư vào Nam như bằng cách làm khó dễ, cho cán bộ ngăn cản. Nhưng dù có khó khăn và bị ngăn cản, số dân miền Bắc tự động di cư vào Nam hồi năm 1954 đã vào khoảng 1.000.000 người.
.

Vì những âm mưu thâm độc của người Cộng Sản. 20 năm sau, ngày 30-04-1975 Cộng Sản Bắc Việt lại tràn vào miền Nam, với danh nghĩa “giải phóng” cho nhân dân Việt Nam đang bị “Mỹ, Ngụy” kìm kẹp. Thế là người Việt lại chạy bỏ Cộng Sản lần nữa, lần này hết đất để chạy nên phải Vượt biên vượt biển.
.

Thành, thuộc thành phần trẻ của thời đó, chán ngán chiến tranh, vì từ khi lọt lòng mẹ, chẳng có ngày nào yên bình, đêm thì nghe pháo nổ, Việt Cộng lén về tuyên truyền, ngày thì quân đội quốc gia hành quân, cái cảnh một cổ hai tròng, nhất là ở miền quê, nên lòng người chán nản đến khi nói đến hai chữ Hòa Bình thì đúng như là một giấc mơ, vì mơ nên quyết tâm ở lại để hưởng hòa bình trên dải đất hình cong chữ S của mình. Nhưng mơ và thực với người Cộng Sản thì khác hẳn với người thành tâm và giới trẻ, vì mơ mộng và ấu trĩ về Hồ Chí Minh và Đảng CS, nên hàng triệu Quân Cán Chính VNCH mới chuẩn bị lương thự 10 ngày để đi gọi là Học Tập Cải Tạo, nhưng thực tế là đi tù không có xử án, ngày về vô định, nhiều kẻ bị hành hạ cho đến chết vì lao động khổ sai, vì thiếu ăn, thiếu thuốc. Những sự thật đã phơi bày 39 năm qua sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam, và do đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, lèo lái đất nước đi về đâu thì mọi người ngày nay đều đã rõ. Nhất là vấn đề giáo dục.

Dù không muốn bỏ nước mà trốn đi, nhưng vì tương lai bản thân, tương lai gia đình và con cái sau này khi lớn lên, nên Thành đành phải chấp nhận tìm đường trốn, vì nếu không vượt biên đi được, phải ở lại đất nước Việt Nam thì tương lai của lớp con cháu không bao giờ vươn lên.
.

Chuyện vượt biên thì khốn khổ vô cùng, Thành không thể nào quên được. Vào sau ngày 30-04-1975 cho đến khi làn sóng tỵ nạn không còn được nước nào nhận nữa, thì chuyện vượt biên là chuyện cấm kỵ ở Việt Nam thủa ấy, chỉ sơ ý, hở ra là bị bắt ngay, cho nên ngay trong gia đình mà cha mẹ cũng không biết người con đang đóng ghe vượt biên. Vì cha mẹ nào cũng nóng lòng lo cho con, sợ xa con, sợ mất con, nên chỉ một vô ý là hàng xóm hay công an khu vực biết, nên chuyện vượt biên là chuyện bí mật vô cùng. Công an cộng sản muốn bắt các người đóng nghe vượt biên để khai thác tìm vàng, bòn mót của cải của người vượt biên, và không phải chỉ đóng ghe xong là đã khởi hành ra đi được, còn phải lo lót, mua bến, mua bãi, xem chừng con thuyền của mình có hợp với biển khơi không, tìm người lái ghe quen nghề làm biển, thường xuyên tiếp súc với biển mới mong trốn thoát được.

Những người có thuyền và ở ven biển thì đã nhổ neo đi hết rồi, đa số những người ở thành phố sau này muốn trốn thoát, không có kinh nghiệm về sông ngòi, biển cả, nên vô số người bị lâm vào bẫy. Làm ghe xong mới hiểu ra con thuyền của mình không thể nào vượt đại dương, bãi, bến mua không được, nằm vật vờ vài năm sau, đến khi thuyền mục phải bỏ. Thành nghĩ đến phải đổi chiến thuật, đổi chỗ ở vì “không vào hang cọp sao bắt được cọp con”. Nên Thành đã phải dời xuống vùng ven biển, làm nghề biển mới mong thoát được vòng kiềm tỏa của Cộng Sản Việt Nam. Từ thành phố không làm nghề biển bao giờ, phải giả danh đến vùng bắt cua mò ốc, dự trù làm ghe đi cào tôm trong các sông rạch ven biển, để rồi nhân cơ hội đó mới tìm đường trốn đi. Khi đến vùng đất mới, gặp được những người cùng cảnh ngộ, hợp lại mới trốn đi được sớm hơn dự trù.
.

Nhưng không phải cả nhà đi một chuyến, mà phải chia ra làm hai lần, một phần vì đã cạn kiệt tài chánh trong lần làm ghe vượt biên thủa đầu, một phần dự trù nếu bị bể, bị bắt lại thì bị tù tội cả gia đình, thảm trạng còn bi đát hơn. Do đó ba cha con phải đi trước, cũng nhắm mục đích, nều trót lọt thì sự đoàn tụ không khó khăn gì cho tương lai, hơn nữa đứa trẻ nhỏ nhất ba tuổi sẽ không bị lỡ học hành ở xứ người. Giấc mơ đó đã hiện thực khi đến được các nước tư bản, vì nền giáo dục trọng chuyên cần để tìm tài năng hơn hẳn đường hướng giáo dục của đảng CSVN, cần hồng hơn chuyên, cần có lý lịch con nhà cách mạng hơn con của “Ngụy Quân Ngụy Quyền”, dù con cháu của người Cộng Sản có ngu dốt. Vì vậy 39 năm qua Việt Nam ta mới tụt hậu, nghèo đói, tham nhũng, xã hội mới tồi tệ như hôm nay.
.

Hành trình dời bỏ quê hương.

Trong tâm trạng của một người bỏ trốn, lén lút tìm đường ra đi để mong sao trốn thoát được gông cùm kìm kẹp của cộng sản Việt Nam của thời ấy. Nó khác xa với không khí khi được ra đi như đoàn tụ gia đình, hay đi theo diện H.O, nghĩa là ra đi chính thức không lén lút, sợ hãi như cảnh trốn thoát lúc vượt biên. Hay như áo gấm về làng sau khi được định cư và đời sống đã ổn định, rồi về thăm quê, được đón rước trọng thể linh đình sau này.

Khởi hành từ chợ Bà Rịa, Thành giả dạng như một dân đi làm biển với túi cói, có vài bó củi ở trên, quần cụt nón là đáp xe lam ba bánh hướng về Vũng Tàu, đến chợ Cát Nở thì xuống, vào giờ chợ nhóm đông người qua lại mua bán. Xuống chợ Cát Nở rồi đi một vòng và mua thêm bó rau muống để trên túi cói, xuống ngay bờ sông cạnh đó, đã có ta-xi chờ sẵn, ta-xi cũng ngụy trang là dân đi lưới cá đối ở ven biển, chèo tay, không mui. Ba người chia nhau trên hai ta-xi chèo, con gái 14 tuổi với một chàng thanh niên khoảng 22 tuổi, cha già với em bé 3 tuổi trên một ta-xi khác cũng do một thanh niên khoảng 25 tuổi chèo, lênh đênh trôi nổi để qua trạm kiểm soát của Công An biên phòng đóng chốt ở các cửa ra biển. Qua được cửa ngõ ngặt nghèo nhìn thấy biển lớn xa xa, mênh mông trời với nước thỉnh thoảng có những gò, đồi nhô lên giữa biển nước mênh mông với những cây đước biển. Chập chờn suốt một ngày ròng rã, chiều đến cũng những chiếc ta-xi nhưng lớn hơn ta-xi chèo tay, có máy, có mui như những nghe đi câu ở biển dáo dác chạy tới, ngó trước dòm sau, giữa biển có trời và nước rồi từ từ cập sát ghe chèo, thế là ba cha con cũng leo được lên ghe lớn hơn ghe chèo một chút. Rồi chờ màn đêm phủ xuống, các ta-xi có máy vội vàng dọt ra cửa biển, và đổ người lên một ghe cào tôm lớn hơn, được coi là cá mẹ. Khi xong đâu đó, các ta-xi nhỏ lùi dần vào phía trong, ghe lớn lấy hướng để dọt lẹ.

Thực tế chỉ có những người tổ chức họ ở trên mui ghe, còn tất cả khoảng 25 người thì nằm dưới hầm của ghe, số phận định đoạt từ đây khi xa rời đất mẹ. Mãi khi qua tầm kiểm soát của Công An biên phòng Việt Nam, lúc biển yên mới được chui lên miệng hầm nghe, để thấy biển và hưởng chút gió mát.
.

Lênh đênh trên biển đúng 4 ngày đêm, cũng gặp biện động, sóng to gió lớn, cũng bị rượt đuổi (không rõ là công an biên phòng hay bọn cướp biển). Khi ra tới hải phận quốc tế gặp nhiều tàu buôn của nhiều quốc tịch, xin cứu vớt mà không được, ban tổ chức ngã lòng và quyết định đi tới một trại tỵ nạn nào đó. Vì thực tế có được một tài công lái ghe câu cá ở ngoài biển, còn trẻ, khỏe, có kinh nghiệm vì có anh, em, bạn hữu đã vượt biên truyền lại một số kinh nghiệm, nên cuột vượt biên không như nhiều chuyến ra đi khác, ra tới biển cả rồi mới phát hiện ra tài công dổm.

Vào chiều ngày 16-09-1983 khoảng l6 giờ chiều, gặp một tàu chở hàng hóa của Hòa Lan di chuyển trên hải phận này, lẽ tất nhiên là các thuyền nhân đều xin cứu vớt, vì đã gặp nhiều tàu rồi mà họ bỏ đi. Chiếc tàu này đi qua rồi quay trở lại, không rõ họ liên lạc thế nào với các nơi liên hệ ? Chỉ thấy chiếc tàu quay đầu trở lại là đem đến hy vọng cho các thuyền nhân. Và họ cứu vớt thực, sau khi ngừng tàu và liên lạc được với ghe vượt biên, trao đổi với chủ ghe, cũng may chủ ghe là một cựu sinh viên trường ĐH Đà Lạt nói được tiếng Anh, nên việc trao đổi không khó khăn ngay từ lúc đầu. Họ đã cứu giúp bằng cách thả thang dây, đu người xuống trước, xem tình hình và đưa từng người lên tàu lớn theo thứ tự, trẻ em và phụ nữ, sau đó đến những người đàn ông.
.

Lên tàu lớn, nhờ mới đi bốn ngày đêm, trên ghe còn nước, còn lương thực nên không có ai bị đói khát và kiệt sức, sau khi tắm rửa, ăn uống là các thuyền nhân được hồi sức ngay, sau 24 giờ tàu cập cảng Singapore, các thuyền nhân đã được Cao Ủy Tỵ Nạn đưa lên bờ vào trai tỵ nạn Singapore, ở đây làm thủ tục khoảng ba tháng sau thì có phi cơ chở về định cư tại trại Tỵ Nạn Alpedoor Hòa Lan. Hôm đó là ngày 13-11-1983, sau khi ở trại tỵ nạn Singapore, những người có thân nhân ở các nước khác, họ sẽ đi đoàn tụ với gia đình họ ở các nước đó, những người khác khoảng 23 người đi theo diện tàu vớt, về định cư tại Purmerend cho đến nay. Ngày về Purmerend là ngày 07-02-1984.
.

Đến một đất nược tự do, nhất là xứ Hòa Lan, đến trường là một quan tâm hàng đầu của nhà nước và các phụ huynh, do vậy người tỵ nạn Việt Nam cũng được hưởng lây cái quan tâm và hạnh phúc đó. Do đó, người lớn thì đến trường học về ngôn ngữ mới, tập làm quen với phong tục tập quán mới, còn trẻ em thì được đến trường lớp ngay, tùy theo tuổi tác và trình độ. Những em vừa đến tuổi vào trường mẫu giáo hay trường tiểu học Basisschool thì không gặp trở ngại về ngôn nhữ, còn những người lớn thì cũng gặp nhiều khó khăn khi phải học một ngôn ngữ mới.
.

(Chương trình giáo dục của Hòa Lan có một số điểm cũng giống như các quốc gia khác, nhưng có những điểm không giống nhau như ở cấp tiểu học, tuổi bắt đầu vào (4 tuổi) thì cũng giống nhau, nhưng khi ra thì là 12 tuổi, không giống như Đức, Pháp, Bỉ hay Việt Nam lên trung học lúc 10 tuổi. Ở Hòa Lan lên Trung Học là 12 tuổi, do đó ở bậc tiểu học họ không chia các em mới nhập học là lớp 1, mà là roep 1, mỗi năm là một roep, như vậy các em sẽ học trong 8 năm tức là 12 tuổi mới bước vào trung học. Điểm đặc biệt ở đây, sau 8 năm ở bậc tiểu học, họ đã theo dõi và khuyên các em nên vào học trường nào, hệ nào ở bậc trung học. Hiện nay có ba bậc họ khuyên Evwo, Havo và vwo, trước đây là Mavo, Havo và vwo. Nếu được khuyên chuyển lên học ở hệ Havo-vwo thì khi học xong vwo-6 khoảng 18 tuổi coi như thi tú tài toàn phần, còn học các hệ dưới muốn theo đuổi để vào đại học thì lâu hơn, và liệu các em có cố gắng được không? Có điều hệ cao, hệ thấp thì cứ cuối mỗi hệ lại thi một lần, và nếu có đủ điểm mới được học lớp cao hơn. Ở điểm này có một số phụ huynh Việt không nắm được rõ ràng, chỉ biết con có đi thi, có ra trường, nhưng không biết ở hệ nào).
.

Nếu từ tiểu học nhà trường khuyên nên vào trường hvo-vwo thì chỉ học đến 18 tuổi đã thi lớp 6 vwo và vào đại học, còn đại học thì tùy khả năng và ngành nghề mình chọn, thứ 4 năm thứ 5 năm thứ 6 năm. Hậu đại học thì cũng vậy, 3 năm, 4 năm, 5 năm 6 năm. Ở một đất nước không phải học tài thì phận, không phải hồng hơn chuyên, không phải có lý lịch gia đình là cách mạng, con, em, sẽ được lên lớp. Mà nhờ vào sự chuyên chần, chăm chỉ và tài năng của em đó. Nhờ vậy, người vượt thoát ra đi thủa đầu có khoảng 2 triệu người mà ngày nay đã có hàng trăm ngàn bạn trẻ thế hệ thứ hai trở thành những chuyên gia, chuyên viên nặng ký ở xứ người. Còn xứ sở ta Việ Nam thì để người tỵ nạn ở ngoài nước phán đoán.
.

Thủa đầu mới đến một nước tự do nhìn cái gì cũng thấy lạ lẫm, vì 8 năm sau khi cộng sản Việt Nam thống nhất dưới danh nghĩa xã hội chủ nghĩa, nhưng lạc hậu, chậm tiến trở ngược lui thời đồ đá. Biến những thành phố ở Việt Nam thành những đường phố đầy xe đạp, xe chở khách thì chạy bằng than, xe Honda lùi dần vì xăng đắt đỏ và khan hiếm, không có đồ phụ tùng. Đến một đất nước có nhiều xe hơi và xa lộ thì không thấy có đèn đỏ nên mải mê tham quan và nhìn ngắm những cái lạ. Lạ nhất là nghe các loa đài ở Việt Nam tuyên truyền là chủ nghĩa tư bản đang dẫy chết mà sao xã hội của họ nhiều xe au-tô lạ, xa lộ không có đèn đỏ. Siêu thị thì ngăn nắp, bầy bán đủ thứ hàng, giá lại vừa túi tiến người mua, khác với những gì đảng cộng sản nguyền rủa về chế độ tư bản. Đi xa và nhìn sâu hơn nữa vào hệ thống giáo dục của họ, trường lớp thực ngăn nắp, mỗi lớp chỉ khoảng 20 em đến 30 học sinh, khác với Việt Nam ta lớp nào cũng đông, thiếu trường cho học sinh để học, cô thấy thì phần đông phải đi làm thêm mới đủ sống nên hem hễ không như các giáo viên bản xứ. Lần đầu tiên đến xứ người, cha con Thành được đi khám sức khỏe tổng quát, khám răng và được đến trường trở lại, tùy theo tuổi tác, trình độ. Vì con thì vào trường nhỏ, cha thì phải học về ngôn ngữ của người bản xứ để còn hội nhập vào đời sống mới ở xứ người, để đi làm.

Sau khi vượt thoát ra khỏi Việt Nam, đến bờ bến tự do, có môi trường tiếp súc với cộng đồng người Việt ở nhiều nước khác nhau, mới nhận ra rằng, người Việt tỵ nạn ở nhiều nước trên thế giới, những gia đình có gốc gác ở trong Nam, đã được tự do khoảng 20 năm (1954-1975) thì con cháu họ học hành khá tiến triển, chỉ khoảng 15 đến 20 năm sau, có gia đình đã có đến 4, 5 tấm bằng đại học do con họ đạt được, chính vì thế mà thủa đầu có khoảng 2 triệu người tỵ nạn mà ngày nay đã có con số khoảng 100.000 người trẻ thành tài ở các nước tiên tiến này, một tỷ lệ có thể nói được cao hơn cả người bản xứ.
.

Những mừng vui của các phụ huynh vào cuối các học trình của con.

Thấm thoát 8 năm ở bậc tiểu học (Basisschool), Thành nhớ đến những năm đầu khi mới đến nước người, gió, mưa là đặc tính khí hậu của xứ Hòa. Chở con đến trường trong những mùa gió chướng, dưới các nhà cao tầng, gặp những luồng gió thổi, đôi khi cha con bị té ngã vì thiên nhiên, nhưng nhờ mãnh lực của ý chí, sau khi đến được một đất nước tự do, lại gượng dậy, chống chọi với gió ngàn, đến trường đúng giớ. Kết quả ấy có được khi con chuyển trường bước vào trung học, nhà trường khuyên nên chuyển đến trường Da Vinci College, hai năm đầu chuyển tiếp, học chung chương trình Havo + Vwo, năm thứ ba được phân loại lớp 3 Vwo. Chương trình như vậy học là 6 năm thì thi VWO. Tháng 6 năm 1998 đậu tú tài toàn phần, sau đó vào đại học. Nhưng ngành muốn học phải bốc thăm, không trúng một năm, đến năm thứ hai trúng thăm. Trọn 6 năm ở đại học Vrij Universitiet, ngày 03-03-2006 nhận bằng bác sĩ y khoa của đại học Vrij Universitiet Amsterdam có sự tham dự của cả gia đình. Con Thành còn gia nhập quân đội Hòa Lan. Ngành Hải Quân (Marine Koningrijk), sau 6 tuần lễ học căn bản quân sự. Ngày 09-06-2006 vợ chồng Thành có mặt trong lễ ra trường tại căn cứ hải quân Den Helder, rồi còn tham dự lễ mãn khóa Sĩ Quan Quân Y năm 2008 tại căn cứ Quân Sự của Hòa Lan tại Hilversum. Sau 4 năm 6 tháng trở về dân sự. Ngày 31-08-2011 nhận bằng bác sĩ nhà tại đại học Nijmegen, sau hai năm làm việc ở nhiều phòng mạch. Ngày 01-09-2014 chính thức phụ trách bác sĩ nhà ở một nơi cố định.
.

Phiêu bạt tỵ nạn nơi xứ người, giấc mơ thủa đầu là tìm đến xứ sở có tự do và nhân quyền, người trẻ được đến trường, được đào tạo theo khả năng để trở thành những con người hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Giấc mơ ngày ấy đã thành hiện thực khi tham dự lễ trao bằng tốt nghiệp VWO năm 1998, bác sĩ y khoa tại đại học Vu Amsterdam ngày 03-03-2006. Lễ mãn khóa của các sĩ quan Hải Quân Hòa Lan tại căn cứ Hải Quân Den Helder ngày 09-06-2006. Lễ mãn khóa tốt nghiệp Sĩ Quan Quân Y năm 2008 ở căn cứ quân sự Hòa Lan Hilversum, và bằng bác sĩ nhà ngày 31-08-2011 tại đại học Nijmegen. Những sự kiện xẩy ra như một giấc mơ khi lần đầu tiên đến đất nước xa lạ này phải đem con đi khám bệnh, không dám nghĩ đến 28 năm sau, em bé tỵ nạn ngày đó nay cũng trở thành bác sĩ nhà của xứ hoa tulp. Điều mà chính vị thuyền trưởng cứu vớt thuyền nhân trên biển cũng không thể ngờ được. Thực là một giấc mơ. Giấc mơ đó nói lên được rằng, ngày nào còn tồn tại chế độ Cộng Sản ở trong nước thì người trẻ Việt Nam không thể tiến lên./-

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước
Tin tức không làm ai ngạc nhiên là mấy ngày qua bà con dân oan các tỉnh thành phía Nam lại rủ nhau về Sài gòn tiếp tục "khiếu kiện đông người"
Những nước khác thì sao không biết, riêng Việt-Nam, sự hưởng-ứng nầy không phải là một thiện-chí của bạo-quyền Cộng-sản mà là một thủ-đoạn
Dù cho khẩu hiệu đề cao lòng yêu nước của đảng cộng sản Trung Quốc từ lâu đã bị người đời bác bỏ không thương tiếc
Luật Sư Nguyễn Quang Trung thay mặt các dân cử gốc Việt, phát biểu tại phiên họp Hội Đồng Thành Phố về dự án mở sòng bài
Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về vấn đề trên qua cuộc trao đổi sau đây do Nguyễn Khanh thực hiện hầu quý thính giả.
Phong Trào Xanh Việt Nam - Green Vietnam Movement - Chủ Động Ứng Phó Với Thảm Trạng Ô Nhiễm Môi Sinh Ở Việt Nam.
Thế kỷ hiện nay có nhiều biến động. Qua các yếu tố, chính yếu là vật chất, thế giới chúng ta đang sống, ngày càng thu nhỏ lại
Mấy năm trước đây, khi Tổng-Thống Bush lên tiếng kêu gọi toàn cầu tiếp tay chống khủng-bố thì Việt-Nam
Mỗi sáng chủ nhật trong tháng 9, thiền sư sẽ thuyết pháp và tu viện mở cưa" để đại chúng có thể tới nghe
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.