Hôm nay,  

Lấy chồng nước ngoài

31/08/201420:18:00(Xem: 4634)

Lấy chồng nước ngoài

.
Lời giới thiệu
: Sau đây là chuyện một phụ nữ Nga lấy chồng Mỹ gốc Iran, nhan đề “Striking a balance when cultures collide” (Dung hòa khi đụng chạm văn hóa) do nhà văn Leleh Khadivi viết đăng trên nhật báo Los Angeles Times số ngày 24/8. Đây là một kinh nghiệm hữu ích cho phụ nữ Việt lấy chồng nước ngoài ** Trần Bình Nam thuật **

 

--:o0o:--

 

 Năm 2003, khi cô Yana Donetshaya di cư sang Hoa Kỳ do mẹ bảo lãnh, cô nghĩ cách tốt nhất để ổn định đời sống là kiếm một người chồng Mỹ. Yana đẹp và tự tin.

 Cô thuê đăng một quảng cáo tìm bạn: “Tôi Yana Donetshaya, một phụ nữ Nga 26 tuổi chưa chồng từng sống tại thành phố Yekaterinburg, trung tâm nước Nga, được giáo dục theo văn hóa Tây phương và truyền thống Đông phương. Tôi muốn tìm một người đàn ông có trách nhiệm và cùng tôi xây dựng một tổ ấm gia đình.

 Ở Nga cô Yana làm dịch vụ “tìm ý trung nhân” nên cô có kinh nghiệm. Bên cạnh trang quảng cáo cô chọn một tấm hình ăn ý nhất: một thiếu nữ da trắng tươi mát, tóc vàng, mắt xanh biếc, gợi cảm, nghiêm trang, trong một chiếc áo lông đắt tiền trang nhã đứng bên cạnh một pho tượng bằng đá cẩm thạch trong một công viên lá xanh mơn mởn đầu Xuân đang độ nở rộn ràng.

 Sang định cư tại Mỹ, Yana tạm ở với mẹ, bố dượng, và em gái tại thành phố Newark, bang New Jersey. Quảng cáo lên báo, điện thư tới đầy inbox, đứng đắn có, bỡn cợt có. Một e-mail hỏi cô khi làm tình thích vị trí nào! Có e-mail hỏi Yana đã làm tình với bao nhiêu người? Qua khối điện thư Yana ghi nhận có hai đối tượng cô cho là đứng đắn. Một thanh niên gốc Nga sinh ở Mỹ đang sống với mẹ và một thanh niên Mỹ bán cổ phiếu rất tự hào đã làm được rất nhiều tiền. Nhưng không ai lọt vào mắt xanh của cô.

 Sau cùng cô quan hệ với Alireza Etemadi gốc Iran, tốt nghiệp bác sĩ ở Hoa Kỳ định cư tại quận Cam, California. Sau hai tháng điện thư qua lại, một chuyến đi của bác sĩ Etemadi qua Newark thăm, cô Yana bay qua California theo lời mời của Alireza và sống chung với nhau trong một ngôi nhà tráng lệ 6 phòng trên một ngọn đồi tại thành phố Aliso Viego nhìn xuống một thung lũng trải dài ra biển. 

 Đa số phụ nữ lớn lên thường bỏ lại những ước vọng thần tiên của tuổi mộng mơ để lăn vào thực tế của cuộc sống. Nhưng với cô Yana Donetshaya đến Mỹ và khi bay đến vùng trời California với người tình cô thấy như đang sờ mó được đời sống thần tiên mong ước giúp cô bỏ lại những cực nhọc của tuổi trẻ sau lưng.

 Ngày Yana và Alireza làm lễ cưới, hai người chưa tìm hiểu nhau về những khía cạnh khác ngoài nghề nghiệp vững vàng của Alireza và sắc đẹp của Yana. Không viết thành văn bản, nhưng cả hai thỏa thuận bỏ lại hành trang của mỗi người sau lưng kể cả văn hóa khác biệt để cùng nhau lập một cuộc đời mới tại đất hứa Hoa Kỳ. Cả hai tự hứa khó khăn nào cũng sẽ vượt qua .

 

**

 

 Cá tính mạnh, cô Yana không cho phép cuộc đời đưa đẩy. Lấy chồng, cô quyết xây dựng hạnh phúc theo quan niệm của cô. Cô chán cái quá khứ nghèo, bố mẹ bất hòa, cãi vã, đánh lộn, cuối cùng li dị nhau. Mẹ cô, bà Svetlana chật vật nuôi Yana và một đứa em gái khác thua cô tám tuổi. Qua hình ảnh cha, Yana quyết định sẽ không lấy một người đàn ông Nga làm chồng. Cô nói với bạn bè: “Đàn ông Nga có quá nhiều thói hư tật xấu, nhất là nghiện rượu và có thói bắt nạt vợ con.”

 Đối với phụ nữ Nga, phán đoán như vậy là ngông cuồng thiếu thực tế. Không lấy chồng Nga thì lấy ai, trong một xã hội còn khép kín. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, việc di cư qua các nước khác ở Âu châu và Mỹ châu không còn khó khăn như trước, nhưng chỉ những gia đình giàu và có địa vị mới làm được. Trong khi đó tại Nga, xã hội trở nên thiếu an ninh hơn trước, và sự sống tại một thành phố nhỏ lọt giữa đất liền như thành phố Yekaterinburg trở nên nguy hiểm cho một cô gái đẹp như Yana.

 Ba mẹ con gồm Mẹ, em gái và Yana sống trong một căn hộ nhỏ vừa đủ chỗ kê ba chiếc giường ngủ, cửa ra vào phải chèn thêm chấn gỗ khi đóng lại, và cửa sổ có lưới sắt. Năm Yana 16 tuổi, một tên du đảng đã dùng súng buộc cô em 8 tuổi của cô mở cửa nhà. May hắn chỉ vào tìm của. Năm sau mẹ cô bị bọn cướp dùng gậy đánh gục giữa đường để giật tiền.

 Cô Yana nghĩ đến lối thoát là di cư ra nước ngoài qua hôn nhân với cái vốn xuân sắc của cô.

 Năm 1994, một cơ sở giới thiệu hôn nhân với người nước ngoài mở cửa tại Yekaterinburg. Cô Yana là một trong những khách hàng đầu tiên. Bị từ chối vì cô mới 17 tuổi. Luật quy định thiếu nữ 18 tuổi trở lên mới được đăng ký tìm ý trung nhân với người nước ngoài. 

 Hôm sau Yana đưa mẹ đến đăng ký.

 Bà Svetlana, 36 tuổi còn tràn đầy sức sống. Sau vài tuần lễ, ông Earl Goetz một chuyên viên sửa đàn organ góa vợ ở Florida viết thư làm quen, sau đó bay qua thăm, đề nghị cưới và bảo lãnh bà Svetlana và hai con riêng của bà qua Mỹ.

 Thủ tục cho cô em gái theo mẹ dễ dàng, nhưng cô Yana, bây giờ 18 tuổi đã đến tuổi trưởng thành không đơn giản. Bà Svetlana dùng dằng không nỡ bỏ con gái lại. Yana khuyên mẹ và em cứ đi trước, cô nói -chỉ vài tháng giải quyết giấy tờ - cô sẽ theo sau.

 Vài tháng kéo dài thành 8 năm trước khi qua Mỹ đoàn tụ với mẹ và em! Thời gian còn kẹt ở Nga Yana làm việc cho một công ty giới thiệu hôn nhân.

 Năm 2003 khi Yana đặt chân xuống phi trường Newark, bang New Jersey, mẹ và em gái ra đón cô đã là một thiếu nữ 26 tuổi. Thành phố Newark mênh mông không như thành phố Yekaterinburg, Yana thấy làm quen với đời sống mới không phải dễ dàng. Ra phố cô lạc đường về, cô lúng túng khi dùng thẻ Mastercard và cô trở nên nghi ngờ khả năng lấy chồng của mình trên đất Mỹ .

 Mẹ khuyến khích: “Con đừng lo. Ở Nga, 26 tuổi là gái già, nhưng ở Mỹ 26 tuổi là còn trẻ!”

 Qua mạng Match.com bác sĩ Alireza 37 tuổi làm quen với Yana. Cô Yana thấy Alireza hiền lành và kiên nhẫn. Anh cho biết ngày anh qua Mỹ, quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Iran đang thời tốt đẹp, gia đình anh được đón tiếp nồng hậu.

 Ba tuần lễ sau cái e-mail đầu tiên Alireza bay qua New York, thuê xe lái xuống Newark thăm Yana và mời cô ra phố dùng cơm. Ngồi sau chiếc cửa sổ, Yana quan sát Alireza lái xe vào parking.  Alireza phục sức trang nhã và rất giống với tấm hình anh gởi qua trước. Một cử chỉ làm con tim Yana reo vui. Alireza dùng khăn lau bụi chiếc ghế bên cạnh trước khi đóng cửa xe, bước vào cửa, bấm chuông.

 Yana nghĩ bụng, phải chăng đây là người chồng tương lai của mình.”

 Sau khi dùng cơm tối tại Manhattan, Alireza mời cô ra phố Broadway thưởng thức ca nhạc. Yana nói cô thích nói chuyện với nhau hơn, dù vốn tiếng Anh của cô chưa đủ để nói chuyện một cách trôi chảy . Hôm sau Alireza mời Yana, mẹ và em gái ra phố dùng cơm. Trước khi trở về California, Alireza đặt vé sẵn để Yana qua sau lúc nào cô thích. Alireza cũng cần thì giờ chuẩn bị đón tiếp.

 Chuyến bay của hãng America Airlines chở Yana đến phi trường John Wayne vào một buổi chiều trời mát dịu, gió Santa Ana đã ngưng thổi mấy ngày. Alireza đón Yana bằng chiếc xe Jaguar sang trọng, khen Yana đẹp làm Yana cảm thấy bay bổng mặc dù Alireza gọi tên cô chưa đúng.

 Mấy hôm sau Alireza đưa Yana ra công viên Heisler trên bờ biển Laguna Beach dạo chơi. Trước cảnh trời nước mênh mông tĩnh lặng lác đác có bóng mấy người chơi vượt sóng xa xa, Alireza quỳ gối xin cưới Yana làm vợ. Alireza nói: “Tôi nghĩ tôi hiểu được cô, và cô là người vợ tôi chờ đợi!

 Sung sướng cực độ nhưng Yana cười lớn hỏi lại nửa đùa nửa thật: “Anh có đùa không? Không được đâu. Chắc anh không đùa đến độ sắm sẵn nhẫn cầu hôn?” Nhưng Alireza không đùa. Anh lấy trong túi ra một hộp nhỏ màu tím viền vàng đựng một chiếc nhẫn bạch kim gắn hồng ngọc luồn vào ngón tay đeo nhẫn của Yana.

 Hôm sau hai người làm lễ đính hôn tại khách sạn Ritz Carlton ở Dana Point. Sáu tháng sau lễ cưới được cử hành trên một thảm cỏ xanh mướt của một trung tâm đánh golf  lớn nhìn ra biển Thái Bình.

 

**

 Gia đình lớn của Alireza phóng khoáng, nhưng anh chị em của Alireza không hiểu tại sao ảnh không cưới một thiếu nữ Iran mà lại cưới một thiếu nữ Nga. Họ còn ngạc nhiên hơn khi biết Alireza quen biết Yana qua internet, một lối quan hệ không hợp với văn hóa Iran. Khi gặp nhau họ nói tiếng Iran, thỉnh thoảng dùng tiếng Anh với Yana cho Yana cảm thấy bớt cơ đơn.

 Nhưng thích ứng với bà Mehri, mẹ của Alireza, mới là một vấn đề. Bà Mehri sống với gia đình con trai, và khác ý kiến với Yana về cách làm thức ăn cũng như cách trang trí trong nhà. Người Nga thích thức ăn trộn nhiều mayonnaise. Mỗi khi làm thức ăn Yana không dám bỏ mayonnaise cho hợp khẩu vị của mẹ chồng cô thấy trong lòng xót xa như đang đánh mất bản sắc của mình.

 Khi Alireza ngồi xem TV, bà Mehri thường mang một dĩa nho đến cho anh. Quen vậy, có lần không có mẹ, Alireza nhờ Yana lấy nho cho ảnh. Yana bảo, anh biết nho trong tủ lạnh, sao không tự lấy!

 Đối với Alireza thì OK, nhưng đối với bà Mehri đó là điều không chấp nhận được.

 Do những chuyện nho nhỏ như vậy, tuần trăng mật của hai người rất ngắn. Hơn nữa chỉ trong vòng một tháng Yana có thai.

 Andrew ra đời bị bệnh đi chảy kinh niên. Mỗi ngày Andrew ngủ chỉ vài giờ, và Yana thấy việc làm mẹ thức khuya dậy sớm nuôi con thật khó khăn. Yana vào hội các bà mẹ địa phương để học hỏi kinh nghiệm, chịu khó học những bài hát ru con bằng Anh ngữ và ăn uống theo chế độ hậu sản để giữ eo.

 Hai năm sau, Yana sinh Autum, con gái và nàng cảm thấy hết chịu đựng sự khác biệt văn hóa với chồng và gia đình chồng. Yana lên cân, và thường cãi nhau với mẹ chồng về cách săn sóc con cái mỗi khi chồng đi làm việc. Yana thấy nàng hụt hẫng không còn giống ai: không thể làm một bà mẹ theo mẫu người Mỹ, không thể làm một người vợ Iran, và không còn là một phụ nữ Nga. Cô mất hết. Ý tưởng li dị chồng bắt đầu ám ảnh Yana.

 

**

 Một buổi chiều sau khi đón Andrew và Autumn nơi nhà giữ trẻ, Yana nghe nhạc phát ra từ một cửa tiệm bên cạnh. Các bà khách ra vào ăn mặc trang nhã. Tò mò bước vào Yana thấy đây là một tiệm dạy thể dục theo lối khiêu vũ quanh một chiếc cột dành cho phụ nữ muốn giảm cân. Phòng rộng bốn bề lót kiếng, với những chiếc cột tròn bào thật nhẵn dựng thẳng từ sàn đến trần nhà. Mỗi cột có một phụ nữ đang nhảy theo điệu nhạc, những chiếc jupe nhiều màu sắc và những mái tóc lả lướt bay.

Bà chủ tiệm hỏi Yana: “Cô có muốn tập nhảy cột cho thon người không?”

 Yana ghi danh.Yana Etemadi hairsprays Autumn's hair before her dance recital, as Andrew reacts to a coffee drink.

 Lúc đầu huấn luyện viên tập Yana nhảy trên sàn vì với 93 kg Yana quá nặng để quay quanh cột. Yana thích thú với môn thể thao mới, cô theo dõi các cuộc thi nhảy cột, và thuê làm một chiếc cột trong phòng ngủ để luyện thêm .

 Yana cảm thấy yêu đời hơn mỗi khi đến tiệm tập và trở nên xao lãng gia đình. Thỉnh thoảng Alireza than phiền nàng đi ra ngoài nhiều quá không còn thì giờ săn sóc con cái, Yana nói với chồng rằng bà nội có thể săn sóc các cháu theo cách của bà.

 Cuộc sống của hai vợ chồng càng ngày càng xa cách. Thời gian này Alireza do công việc cứ mỗi tháng hai lần, vào dịp cuối tuần bay về Dallas phụ trách một phòng cấp cứu (ER) cho một bệnh viện tại đó. Weekend nào Alireza ở nhà, Yana tìm cớ ngủ riêng với Andrew. Vào sinh nhật thứ ba của Andrew, bác sĩ cho biết Andrew bị bệnh tự kỷ (autism). Thêm một nổi buồn. Yana thấy ước vọng lấy chồng nước ngoài để thoát cơ cực của tuổi trẻ chỉ là một giấc mộng. Riêng Alieza vẫn lạc quan nghĩ rằng chuyện đâu còn đó, mọi sự sẽ qua thôi, mặc dù vợ chồng hay cãi nhau về những chuyện không đâu vào đâu. Nhưng Yana nghĩ con đường giải quyết bế tắc là li dị.

 Trước khi kéo nhau ra tòa, Alireza đề nghị tìm cố vấn gia đình.

Bà chuyên viên bảo vệ hạnh phúc gia đình nghe hai người trình bày và thấy vấn đề nằm ở chỗ không ai chịu vượt ra khỏi văn hóa của mình để dung hòa với nhau. Bà nói, hôn nhân giống như hai người nằm ngủ với một cái mền nhỏ không đủ ấm cho cả hai. Chìa khóa an toàn là chồng cũng như vợ cần tự hỏi bạn đời của mình đắp đủ ấm chưa, trước khi dùng mảnh chăn còn lại cho mình .

 Yana bỏ học nhảy cột, học cách nấu nướng theo khẩu vị của người Iran. Alireza mua nhà cho mẹ ở riêng. Không khí trong gia đình dịu dần. Và Yana có bầu đứa con thứ ba.

 Vợ chồng Alireza – Yana bán nhà ở Aliso Viejo, dọn về Colorado nơi Aleriza vừa xin được việc mới.

 Tại ngôi nhà mới có vườn rộng Yana chọn màu sơn cho nhà bếp và phòng tắm. Trong khi Alireza nuôi vài con dê và gà con. Alireza thích nuôi thú vật ngoài giờ làm việc như đa số người Iran. Thỉnh thoảng Yana giúp chồng mang thức ăn cho chúng.

 Đã lâu hai vợ chồng mới có cái thú ngồi dựa vai nhau nhìn ba đứa con chơi đùa trên sân cỏ, bên cạnh mấy con dê đang gậm cỏ và đàn gà con chiu chít ./.

 .

Trần Bình Nam thuật

Aug. 31, 2014

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

 

 

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.