Hôm nay,  

Văn Thi Sĩ Thinh Quang Dưới Mắt Của Một Hậu Bối

28/08/201400:00:00(Xem: 2755)

Lê Ngọc Châu
(Germany)

Lời phi lộ: Bài này đã được viết cách đây hơn 2 năm. Nhà văn Thinh Quang & VHLA có nhận bài và cho hay dự tính sẽ giới thiệu trong Đặc San 2012 nhưng... sau đó hình như PC của nhà văn Thinh Quang bị Virus nên mất đi một số bài viết. Vì không lưu tâm nhiều đến việc được hay không được phổ biến nên rồi cũng quên đi.... Hôm nay nhân tình cờ tìm thấy lại được bài cũ và biết (nếu không lầm) là nhà văn Thinh Quang sắp tròn 92 tuổi nên tôi giới thiệu đến quý độc giả bài viết tuy mất thời gian tính thay cho lời chúc mừng đến văn thi sĩ Thinh Quang. Trân trọng (LNC_Ger).

* * *

Thật là một vinh dự cho riêng tôi khi nhà văn Việt Hải (Los-Angeles) viết email đề nghị viết bài đóng góp cho dự án Thinh Quang (Project Thinh-Quang) nhân dịp Lễ Thượng Thọ 90.

Là một hậu bối mới bước vào lãnh vực văn chương, thỉnh thoảng viết để giải trí và xa hơn nữa, chưa được hân hạnh quen biết văn thi sĩ Thinh Quang nên tôi "định làm ngơ luôn" vì thú thật cũng chẳng biết viết gì. Hôm nay, bỗng dưng chợt nhớ đến "lời đề nghị" của Việt Hải sau khi nhận được Đặc San đầu tay "Vườn Xuân 1", nhân dịp kỷ niệm Sinh Nhật Hai Tuổi của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ nên tôi vội vàng ghi lại vài ý nghĩ chợt về liên quan đến người văn thi sĩ lão thành Thinh-Quang.

Tôi nghĩ, nhiều văn thi sĩ biết rõ nhà văn Thinh Quang hơn tôi, một hậu bối. Tuy nhiên cho tôi mạn phép giới thiệu ngắn gọn. Như tôi được biết qua Internet thì Thinh Quang là người Việt gốc Hoa. Đây là đặc điểm mà tôi muốn đề cập ngắn gọn trong bài nhận định này.

Như đã nói, Thinh Quang vốn người Việt gốc Hoa (gốc gác Phúc Kiến). Gia đình Cụ lánh nạn sang Việt Nam sinh sống, rồi lập nghiệp và làm ăn tại cảng Thu Xà. Cụ sinh ngày 17 tháng 9 năm Quí Hợi tức ngày 23-10-1923 tại Thu Xà thuộc tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Nếu Quảng Nam có thương cảng Hội An mà có lẽ mọi người đều nghe nhắc đến thì Quảng Ngải (nằm giữa Qui Nhơn/ Bình Định và Quảng Nam) có Thu Xà!. Đôi khi cảng Thu Xà nơi Cụ chào đời còn bận rộn, sầm uất với thương thuyền cùa người Tây Âu, Nhật, Tàu, Ấn,... trội hơn cảng Hội An. Về sau vì chiến tranh nên Thu Xà bị xóa sổ. Nhờ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, hội nhập vào xã hội nên Cụ sống hòa đồng cùng cộng đồng Việt trên mọi lãnh vực.

Vào khoảng 1937-1938, Thinh Quang tuy còn là học sinh, tuổi nhỏ song đã được hai nhà thơ tiền chiến là Bích Khê và Mộng Đài cũng như Nữ Sĩ Ngọc Sương giới thiệu đến nhà thơ Hàn Mặc Tử. Đầu thập niên 40, Thinh Quang được cả hai thi sĩ Bích Khê và Mộng Đài khuyến khích, dẫn dắt đi vào con đường văn học. Nhờ vậy Thinh Quang được biết một vài sự kiện giữa Hàn Mặc Tử cùng Mộng Cầm. Tôi nghĩ chắc chắn thế nào cũng có nhiều bậc đàn anh văn nghệ sĩ, từng giao thiệp và hiểu rõ thế nào cũng viết, đề cập đến "tình nghệ sĩ" giữa Thinh Quang và cố thi sĩ tài danh Hàn Mặc Tử (1912-1940) nên cho kẻ hậu bối như tôi được thông qua.

Cá nhân tôi xin bày tỏ sự khâm phục đối với văn thi sĩ Thinh-Quang, nói riêng. Ai đã từng sống xa quê hương xứ sở có lẽ hiểu lý do tôi muốn nói. Dưới cái nhìn của tôi, tuy Thinh Quang không là người Việt Nam chính gốc nhưng đi từ căn bản "nhập gia phải tùy tục" nên cụ Thinh-Quang, ngoài ngoại ngữ mà cụ thông thạo, đã học tiếng Việt và công tâm mà nói, rành hơn cả người viết dù vốn được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Không những thế, ông đã làm thơ, viết văn khi tôi còn là cậu bé rong chơi suốt ngày.

blank
Văn thi sĩ Thinh Quang.

Tôi không nhầm để đưa đến nhận định trên vì sau Tháng Tư đen 1975 cho đến cuối thập niên 80, cả triệu khối người Việt rời bỏ quê hương VN, vượt biên vượt biển đi tìm Tự Do và những người may mắn sống sót đã được định cư tại các đệ tam quốc gia như: Mỹ, Úc, Gia Nã Đại, Nhật, Ý, Pháp, Anh, Đức, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, v.v... đều trải qua giai đoạn "khó khăn" mà Thinh Quang gặp phải trong thời gian hội nhập vào xã hội Việt Nam.

Tại sao tôi dám ngợi khen Thinh-Quang?. Cũng dễ hiểu thôi vì chúng ta nói chung tất cả đều phải học ngôn ngữ nước người để tiến thân và hội nhập. Thử hỏi bao nhiêu người trong số người Việt tỵ nạn trở thành văn thi sĩ qua những tác phẩm giá trị với "ngôn ngữ" của quốc gia mình định cư?. Nói lưu loát tiếng của đất nước chúng ta định cư là cả một vấn đề!. Viết văn, làm thơ với ngôn ngữ của quốc gia mình chọn làm quê hương thứ hai lại càng khó hơn, ngoại trừ 2 thứ tiếng Anh, Pháp. Theo tôi.

Xin đừng hiểu lầm khi tôi lấy tôi (lại cái tôi đáng ghét!) làm ví dụ để dẫn chứng. Tuy sống xứ người lâu hơn gấp hai lần thời gian ở Việt Nam nhưng thành thật mà nói, tôi chưa đủ khả năng viết một bài văn tiếng Đức ra hồn. Một phần tiếng Đức khó và đúng hơn, riêng tôi chưa nắm vững "ngôn ngữ người" để viết cho đúng văn phạm, hành văn và diễn đạt giống như một người Đức có trình độ. Đó là sự thật không cần giấu diếm. Họa chăng chỉ có giới trẻ thuộc thế hệ thứ hai hay thứ ba, được sinh ra và lớn lên tại đây mới có thể đạt được tiêu chuẩn này!

Chừng đó thôi cũng đủ để đánh giá nghị lực và khả năng của văn thi sĩ Thinh Quang, một người Việt, gốc Hoa, ngoài việc ông ta đã đóng góp nhiều cho nền văn học nước Việt Nam chúng ta với rất nhiều văn phẩm, bài thơ giá trị mặc dù ông ta gốc vốn là "một người ngoại quốc"!

Tục ngữ Viết có câu: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. "Trời kêu ai người ấy dạ" nên người sống đến 70 cũng đã khó lắm rồi nhưng một người thủy chung với bút nghiên hơn 70 năm là một chuyện hi hữu, rất khó tìm!. Có chăng cũng chỉ tìm được được vài vị trên văn đàn Việt Nam, trong đó phải kể đến văn thi sĩ Thinh Quang.


70 năm cầm bút, từ những tác phẩm biên khảo đầu tay như “Văn Hóa Đông Phương” xuất bản năm 1943 đến các vỡ kịch: Tiếng Chuông, Hối Hận, Đôi Đũa, Trên Đường Quan được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1946-1949 cũng như những tác phẩm sau này như “Việt Nam Văn Hóa Sử Cương”, “Con Rắn Lửa Huyền Diệu Trong Nền Triết Học Đông Phương (Đại Nam xuất bản năm 1991)” và hàng chục truyện dài, hàng trăm truyện ngắn, hàng trăm bài biên khảo về đủ mọi lãnh vực kể cả phiếm luận, nhưng không thấy bài nào nói về cái “tôi” của Thinh Quang để thấy rằng Thinh Quang là người "bình dị, là nhà văn hóa thầm lặng " tuy không viết vì muốn "nổi danh" nhưng "hữu xạ tự nhiên hương" nên thiên hạ biết đến.

blank
Văn thi sĩ Thinh Quang.

Văn Thi Sĩ và đồng thời cũng là nhà báo Thinh Quang "sống lâu năm" trong văn học Việt Nam vì vậy Cụ đã có dịp gặp gỡ, sinh hoạt với những nhà văn, nhà thơ, ký giả tên tuổi như Bích Khê (đồng hương với Thinh Quang, vì Thu Xà là quê nội!), Quách Tấn, Mộng Đài, Hàn Mạc Tử, Mạc Kinh, Tế Xuyên, Đông Hồ,Thanh Thương Hoàng, Nguyễn Ang Ca, Việt Định Phương.... Tại hải ngoại, Thinh Quang từng là chủ bút của các tạp chí: Hồn Việt (từ năm 1984 đến 1989); nhật báo Trắng Đen 1988; Tạp chí NewYork Time của Joseph Tran 1989 tại New York; T ạp chí Tri Thức 1994; Bán Nguyệt San Viễn Xứ (1995- 2000) và hiện nay đang cộng tác cùng BáoThằng Mõ Nam Bắc California. Cụ thành công trong nghiệp làm báo bên cạnh những đam mê văn chương, chữ nghĩa Việt và đã cho ra đời nhiều tác phẩm giá trị.

Vâng, Thinh Quang vốn người Hoa nên đã chuyển dịch các loại thơ cổ văn, kim văn ra Việt ngữ. Điều mà cá nhân tôi không ngờ và ghi nhận là ông dùng chữ Việt rất chuẩn, thật hay.

Chúng ta hãy nghe Thinh Quang bộc lộ ý chí của một người mà bạn bè cũng hay đùa khi nhìn tôi tóc đã đổi màu, thường nói tuy già nhưng tâm hồn, tinh thần vẫn còn trẻ trung qua "Kinh Luân Chí...."

Cầm bút xông lên!
Nghiên tràn ánh thép!
Chí Kinh Luân vụt chớp đả lôi đình!
Bạc đầu lòng vẫn còn xanh
(Thinh Quang - 1943)

Tả chân là chuyện không đơn giản nhưng qua bài dịch từ thơ cổ văn của Lưu Trường Khanh sang tiếng Việt chúng ta có thể hình dung ra cái cảnh "Tiễn Bạn" y như thật:

Mênh mông khói nước bềnh bồng
Trông theo, tay vảy lệ ròng thấm khăn...
Chim bay biền biệt muôn trùng
Khiến cho núi biếc vời trông bóng người...

Mỗi thi sĩ diễn tả cách khác nhau. Với Vũ hoàng Chương thì

"Hãy thêm say còn đó rượu chờ ta
Cổ chưa khô đầu chưa nặng mắt chưa hoa
Tay mềm mại bước còn chưa chuếnh choáng
Chưa cuối xứ Mê Ly chưa cùng trời Phóng Đãng
Còn chưa say hồn khát vẫn thèm men.."

Nhưng Thinh Quang lại mời chúng ta cùng " Uống Rượu Dưới Trăng"

....

Thánh Hiền đầu uống rượu
Lọ phải cầu Thần Tiên!
Ba chung thông đại Đạo
Một đấu hợp tự nhiên
Miễn sao được thú là tiên
Tỉnh say phó mặc bạn hiền khen chê!

Trong khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương, với tác phẩm "Mộng Dưới Hoa" trữ tình nổi tiếng đã "tưởng tượng" diễn tả người đẹp:

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại
Âu yếm nhìn tôi không nói năng

Thì ngược lại, Thinh Quang đã chuyển dịch "Mỹ Nữ Thi" của Tào Thực không kém phần lãng mạn qua "Thơ Mỹ Nữ":

Mắt nàng trông đẹp làm sao
Nghe trong hơi thở ngạt ngào hương lan.
Dáng đi uyển chuyển gót vàng
Khiến người đắm đuối mơ màng quên ăn,
Cảnh tả chân thật tuyệt vời !

Chưa hết, thi văn sĩ Thinh Quang còn thay chúng ta gói gấm tâm trạng của kẻ tha hương nếu mai này về thăm quê hương Việt Nam khi tuổi đời chồng nhất.. Theo tôi, một cảnh rất thật qua "Hồi Hương Ngẫu Thu", chuyển dịch ra việt Ngữ thơ của Hà trí Chương

Hồi Hương Ngẫu Thu
Rời nhà từ thuở bé thơ
Khi về tóc đã bạc phơ mái đầu.
Trẻ thơ thấy chẳng chào
Ông ơi, cho biết chốn nào lại chơi?
(TQ)

Chúng ta những người lìa bỏ quê hương Việt Nam mến yêu, tạm chọn xứ người làm quê hương thứ hai. Dù ở đâu Âu Châu, Úc Châu hay định cư tại những nước thuộc Á Châu thì đó cũng là quê hương mới của chúng ta. Mời quý vị hãy thưởng thức tâm trạng của Thinh Quang và có lẽ cũng chính là tâm trạng của chúng ta qua thi phẩm sau đây:

Quê Mới,
Phila, Mỹ Quốc,
Ắt kiếp xưa đính ước nơi đây!
Cũng sông xanh, bể cả, trời mây
Đệ nhất cảnh là đây, âu đó nhỉ!
Róc rách giòng xanh, xanh nước biếc
Vi vu gió thoảng, thoảng hơi sương
Vọng đâu đây tiếng vọng nhạc vàng
Khách hồ hải luống bàng hoàng tấc dạ.
Này Mosulu - đương đầu sóng cả
Nọ City Hall - cao vút trời xa...
Tựa cửa nhìn hệt cánh thiên ngay
Lơ lửng liệng thua gì yến tước.
Lấp lánh đèn chan pha tuyết ngọc
Chập chờn sao mọc nở đầu cây.
Chừng ta đây sống thực cảnh này
Hay ảo giác đặt bày trong mộng ảo?
Sẵn một túi thi đề nguyệt lộ
Năm bảy vần chép đủ nét tơ vương!
Gửi về với cả tình thương...
(TQ_Tháng Giêng 1979)

Vâng, thi sĩ Thinh Quang đã diễn tả không sai. Chính tôi cũng có cùng tâm trạng vì khi còn ở Việt Nam có bao giờ tôi nghĩ là mình sẽ xa lìa nơi chôn nhau cắt rốn. Vậy mà sau 30-04-1975 đành chọn Đức làm quê hương thứ hai của mình, nói theo Thinh Quang "Quê Mới" của tôi!

Còn nhiều bài thơ khác của Thinh Quang nhưng bài viết giới hạn nên tôi mạn phép chấm dứt ở đây. Nhưng tôi phải nói ra một điều tuy là một hậu bối, chưa hề quen biết Cụ nhưng cho phép tôi được chia xẻ vài cảm nhận thô thiển nêu trên từ góc độ nhìn của mình và đây chính là điểm son, điều căn bản mà văn thi sĩ Thinh Quang đáng được vinh danh!

* © Lê-Ngọc Châu (Đầu Tháng 06-2012)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.