Hôm nay,  

Emxi Tiệc Cưới Ơi! Nhờ Quý Vị Tí!

26/08/201400:00:00(Xem: 4366)

Từ xưa, cái lễ nghĩa cuả nguời Việt Nam ta, rất đuợc coi trọng, nhất là trong đám cuới (hôn lễ) hay nghi lễ tiễn đưa nguời chết đến chỗ an nghỉ (tang lễ). Từng lời nói, từng việc làm đều đuợc tính toán kỹ luỡng. Nguời nào trách nhiệm xuớng ngôn, đọc diễn từ hay giới thiệu quan khách, giới thiệu chuơng trình... đều phải cẩn trọng, tìm chữ cho xứng đáng. Lạng quạng nói thứ tự sau thành truớc, nói trên thành duới là bị bà con chê cuời mệt... không nghỉ.. Vậy mà thiên hạ vẫn cứ tỉnh bơ làm hư chuyện, nhất là các ông các bà Điều Khiển Chuơng Trình tiệc cuới, mà người ta hay tự mệnh danh là EM-XI, (MC) viết tắt của chữ Mát-tờ óp Xêrêmô ni.

Ai cũng biết nhân vật Em-Xi trong tiệc cuới là nguời làm cho đám cuới thành tựu tốt đẹp. Người EmXi này có thể là chú bác cuả cô dâu, chú rể, hay chỉ là nguời bạn cuả gia đình. Mở đầu bằng lúc đón dâu ở nhà, giới thiệu họ hàng hai bên, giới thiệu cô dâu cho chú rể, rồi phù dâu phù rể, rồi thắp nến, thắp nhang, khấn vái, trao quà... nguời MC đứng mũi chịu xào hết trơn. Bố mẹ hai bên chỉ đứng “nhìn” hay “phát ngôn” thì tuỳ theo nguời MC muốn sắp đặt sao cho hợp lý thì thôi. Giai đoạn này thì chỉ gồm những nguời thân nhất cuả hai bên, nên nghi lễ cũng nhanh, và có sơ hở chút chút cũng đuợc thông qua. Nhưng đến khi ăn tiệc cuới, tiệc tân hôn, thì lại có rất nhiều điều phải cẩn trọng vì có ít nhất là trên trăm cặp mắt ngồi duới nhìn lên, có nguời thân, có nguời không thân, có bạn mới quen, hay có vài nguời đồng sự Mỹ trắng, Mễ trắng, Mỹ ngăm ngăm... “Quan trên trông xuống, người ta trông vào”, nếu MC mà “lý lắc, làm lấy le, làm lếu láo” thì ô hô, ai tai! Con nguời ta lớn lên chỉ có một đám cuới là quan trọng nhất, kỷ niệm lâu bền nhất, hãnh diện nhất, sung suớng nhất, hồi hộp nhất, mệt mỏi nhất, gặp nhiều nguời quen nhất, mừng vui nhất, trang phục đẹp nhất, và... thua lỗ một cách êm ái nhất, vậy mà ông hay bà MC nổi hứng lên làm tầm bậy, hỏng luôn đám cuới nguời ta thì thật đáng đánh đòn!

Truớc hết là vấn đề ăn mặc của các cô Em-xi. Các ông thì khỏi cần nói vì ai cũng chỉ có mỗi bộ vét, còn các cô thì thay đổi “tếch ních cô lo”. Dĩ nhiên mặc đẹp thì đám cuới huy hoàng hơn, nhưng mặc dở thì làm cho cô dâu, chú rể mất mặt. Bởi có những cô Em-xi “cây nhà lá vuờn”, ít có dịp xuất hiện le lói truớc công chúng nên khi gặp cơ hội là cô biểu diễn đủ kiểu quần áo. Kiểu thứ nhất: “Như cánh vạc bay”: “Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi”. Vì muốn phô cặp vai “cánh vạc”, nên cô để hở nguyên cái lưng, tuốt tuột từ trên xuống dưới, không thấy gì hết ngoài hai cục xương sau vai nhô lên. Đôi khi gầy quá, nên “cánh vạc” của cô trông giống “cánh gà rô ti”, chưa kể những lấm tấm mụn đo đỏ chạy dài trên lưng, làm khách nhai món “gà chiên bơ” cứ thấy như có cái gì vướng vướng trong miệng! Kiểu thứ hai: “Thiên Thai, chúng em xin dâng cho các chàng trái đào tiên...”: cô có mặc áo đầy đủ nhưng lại mỏng te, có chi thì cô bầy ra hết khiến cho các chàng, các ông, các cụ cứ xì xào, suỵt suỵt, đút cả miếng tôm càng vào mũi mà không hay và làm cho các cô, các bà, các mợ cứ phải dấu tay duới gầm bàn để ngắt véo mấy ông chồng liên tục, dù ổng đã suýt soát bẩy mươi rồi. Kiểu thứ ba: “Áo em sứt chỉ đường tà”: Sứt tí chỉ thì đâu có sao, nhưng mà sứt chỉ đường tà giữa áo thì khác, áo của cô biến thành áo hai mảnh, mà hai mảnh lại cách xa nhau gần hai gang tay nên khán thính giả cứ nín thở, thắc mắc không biết em có xoa dầu cù là vào.. rốn không mà bóng quá! Một cô EmXi khác lại mặc kiểu “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”, người Việt mà mặc áo xường xám, xẻ hai bên lên tuốt tới chỗ không lên được nữa thì ngừng, nên mỗi khi cô nhún nhẩy đi qua đi lại thì thính giả lại hít hà “lạy trời, gió nữa lên, lạy trời, gió mạnh nữa lên...”

Sau nữa là màn nói. Có những MC nói như cái máy, nói không kịp thở, nói nhiều chưa đã, lại pha trò diễu dở, ngâm thơ hay tự giới thiệu mình hát nữa. Hát chuyên nghiệp như những nguời vừa là MC ban nhạc vừa chơi luôn tiệc cuới thì không nói chi, nhưng MC “cây nhà lá vuờn” hát dở ẹt mà lợi dụng cơ hội biến đám cuới thành chỗ tập hát truớc đám đông, bắt mọi nguời tham dự phải giuơng tai lên mà nghe âm điệu rèn rẹt cuả mình, nghe những câu hát trật nhịp, vừa hát vừa đọc bài nhạc trên giá, thì khổ cho cô dâu chú rể lắm! Nói chung thì quan khách rất ớn cái màn “Kính thưa quý vị, để tiếp tục chuơng trình, tôi xin đuợc giới thiệu.. tôi hát một bài để tặng cô dâu, chú rể..” rồi trịnh trọng mở bài nhạc ra, nhìn vào máy Karaôkê, chân giật giật bắt vô nhịp y như bị Páckinsôn... Nhất là khi trong đám cuới nguời ta đang vui vẻ, mà vì ông hay bà có mỗi cái bài tủ hát Karaôkê ở nhà với cái tựa không lấy gì làm “dzui” lắm, ông bà mang ra xài luôn, chẳng khác nào trù ẻo cho cuộc hôn nhân mà họ đang làm MC đó. Nào là “Anh đưa em sang sông, bằng xe tang hay con thuyền...”, nào là “đời một nguời con gái, uớc mơ đã nhiều, trời không cho đuợc mấy, đến khi lấy chồng, chỉ còn “cái bầu” mang theo!” Một ông MC hát bài “Lệ đá” rất khoái chí đến nỗi xuýt rơi nước mắt.


Cách đây không lâu, một ông không phải MC chính, chỉ là MC phụ, nghiã là đuợc mời lên ngâm thơ truớc khi hôn lễ bắt đầu, đã lợi dụng sự nghiêm trang theo dõi cuả quan khách mà chơi luôn một hơi bốn bài thơ! Bài thứ nhất tặng cho toàn gia, bài thứ hai cho quan khách, bài thứ ba cho cô dâu, bài thứ tư cho chú rể. Bà con hãi hùng qúa, nghe tới bài thứ hai đã sợ, ông lại bình tĩnh gíơi thiệu bài thứ ba, rồi bài cuối cùng. Mỗi một bài là có một đoạn diễn văn ngắn, giải thích ý nghiã bài thơ và lý do làm bài thơ, ngại khán thính giả không hiểu nổi văn chuơng ông! Hình như bốn bài vàng ngọc cuả ông mất gần hai muơi phút! Mấy thính giả bất đắc dĩ rầu rĩ hết nhìn đồng hồ đeo tay cuả mình lại nhìn đồng hồ nguời khác, làm như không tin nổi cái đồng hồ mình chạy bậy. Khi ông vừa ngâm dứt câu, là bà con sợ quá, chắp tay vái lia lại: “Lạy giời, xin cấm ông đừng tặng tôi thơ nữa...”

Một ông MC khác thì biến bài “Mộng duới hoa” thành “Hoạ duới mông” vì ông sửa lời lung tung. Cuối bài, để chấm dứt, ông dịch luôn một câu thành tiếng Mẽo: “Ai Lô vờ du!” May là tác giả đã không còn hiện diện để nghe ông hát loạn bài hát của mình mà không xin phép! Chắc đứt cả ruột!

Ngoài việc tự hát, tự ngâm thơ, nhiều ông bà Emxi còn trổ tài đóng kịch, hay làm xiếc chọc cuời bà con chơi. Bắt cô dâu chú rể hôn nhau rồi bắt gõ đũa thì cũng tạm tha tào, tuy chẳng hay ho gì, nhưng còn mấy trò nham nhở thì ôi thôi ai tai! Trong một đám cuới ở San Jose, ông Emxi bắt chú rể đứng lên một chiếc ghế cao trên sân khấu, rồi ông bỏ một quả “trứng chim cu”, theo lời ông dẫn giải, vào trong ống quần chú rể. Đoạn ông bắt cô dâu lấy tay đẩy quả trứng lên cao rồi hỏi xem có mấy “trứng” ở “ngã ba” ấy? Chưa hết, ông hỏi xem khi “trứng chim cu đã nở ra rồi, có vòi không?” Khi chú rể khui ruợu, ông còn làm thêm một cú nữa bằng câu nói oang oang: “thử xem công lực cuả chú rể có xịt ra mạnh không?” Trời đất thiên địa ơi! Đám cuới nguời ta là một thể hiện phong tục, tập quán cuả dân tộc, mà ông lại đem ra làm trò diễu dở, phàm phu tục tử như vậy, thì có đáng trách không? Các bà thì cúi mặt xuống, các ông thì quay đi. Ai cũng xấu hổ lây cho cô dâu chú rể vừa phải thi hành mà mặt mày tái ngắt. Cả phòng tiệc đều thở dài... dài...

Nghĩ ra thật tức cuời, không biết tại sao và từ đâu có mục Em-xi đưa cô dâu chú rể ra làm trò cuời cho thiên hạ? Một cô Em-xi tuyên bố tỉnh bơ: “Không dễ mấy khi, chúng ta đuợc dịp hành hạ cô dâu, chú rể, nên hôm nay, chúng tôi đã nghĩ ra đuợc mấy trò này, mong làm cho quý vị cuời chơi!” Tại sao lại phải hành hạ cô dâu, chú rể? Để làm chi dzậy hả, cô? Có thể là vì cô không gặp may mắn trong tình truờng nên trả thù nguời ta cho hả cơn buồn? Những nguời đưa nhau ra trình diện truớc hai họ, chỉ hồi hộp mong chờ giây phút nghi lễ ra mắt mọi nguời, mời mọi nguời chứng kiến, xong rồi thì nhậu cho dzui dzui, kỷ niệm, chứ có ai mong lên làm trò xiếc đâu mà bắt cô dâu đi tìm chiếc đuã trong quần chú rể, bắt chú rể mò quả cam trong ngực cô dâu, bắt hai nguời cọ chung quả cam đặt trên ngực, rồi uống nuớc... Sao không bắt chước Mẽo (không phải Mỹ) cho cô dâu không mặc áo, ở trần luôn, chú rể chỉ mặc cái quần boxer, khoác áo vét... để họ vỗ tay hố hố há há với nhau? Nguời Việt ta, có phong tục đàng hoàng, cũng như những nguời Mỹ đứng đắn, đều làm lễ cuới một cách trang nghiêm, không mấy ai thích mấy trò xiếc dỏm ấy và mấy câu tuyên bố nhảm nhí kia đâu.

Con nguời ta, sau giai đoạn đuợc sinh ra, có hai giai đoạn đuợc mọi nguời chăm lo đến nhất, đó là lúc làm chú rể, hay cô dâu và lúc “ra đi không mang vali”. Tất cả mọi niềm thuơng mến, mọi xôn xao, bình phẩm, hay tâng bốc... đều phủ lên con nguời “chú rể” hay “cô dâu”, hay “nguời nằm xuống” kia. Vì thế, những ai có trách nhiệm lo toan cho những con nguời đặc biệt ấy nên lưu ý, đã không nhận lời thì thôi, mà nếu nhận trách nhiệm, xin làm cho đứng đắn, đừng muợn chỗ mà “làm lấy le, lý lắc, làm lếu láo” như thế chả hay ho gì, chả đuợc ai khen ngợi gì, mà chỉ hổ nguơi cái miệng “ăn mắm, húp giòi” nói tầm bậy tầm bạ, làm hỏng một cơ hội gặp gỡ tốt đẹp, một kỷ niệm huy hoàng, một dịp thể hiện phong tục tốt đẹp cuả dân tộc mà thôi.

Chu Tất Tiến

Ý kiến bạn đọc
27/08/201402:51:50
Khách
Bài nhận định và góp ý rất thực tế.
26/08/201413:20:53
Khách
CTT viét bài vui quá. Kỳ thật có nhũng nguòi MC tiẹc cuói đã bắt chúoc nguòi Mỹ rẻ tiền đua ra những trò hề dung tục mà tuong là hay ho lắm:-(
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.