Hôm nay,  

Emxi Tiệc Cưới Ơi! Nhờ Quý Vị Tí!

26/08/201400:00:00(Xem: 4367)

Từ xưa, cái lễ nghĩa cuả nguời Việt Nam ta, rất đuợc coi trọng, nhất là trong đám cuới (hôn lễ) hay nghi lễ tiễn đưa nguời chết đến chỗ an nghỉ (tang lễ). Từng lời nói, từng việc làm đều đuợc tính toán kỹ luỡng. Nguời nào trách nhiệm xuớng ngôn, đọc diễn từ hay giới thiệu quan khách, giới thiệu chuơng trình... đều phải cẩn trọng, tìm chữ cho xứng đáng. Lạng quạng nói thứ tự sau thành truớc, nói trên thành duới là bị bà con chê cuời mệt... không nghỉ.. Vậy mà thiên hạ vẫn cứ tỉnh bơ làm hư chuyện, nhất là các ông các bà Điều Khiển Chuơng Trình tiệc cuới, mà người ta hay tự mệnh danh là EM-XI, (MC) viết tắt của chữ Mát-tờ óp Xêrêmô ni.

Ai cũng biết nhân vật Em-Xi trong tiệc cuới là nguời làm cho đám cuới thành tựu tốt đẹp. Người EmXi này có thể là chú bác cuả cô dâu, chú rể, hay chỉ là nguời bạn cuả gia đình. Mở đầu bằng lúc đón dâu ở nhà, giới thiệu họ hàng hai bên, giới thiệu cô dâu cho chú rể, rồi phù dâu phù rể, rồi thắp nến, thắp nhang, khấn vái, trao quà... nguời MC đứng mũi chịu xào hết trơn. Bố mẹ hai bên chỉ đứng “nhìn” hay “phát ngôn” thì tuỳ theo nguời MC muốn sắp đặt sao cho hợp lý thì thôi. Giai đoạn này thì chỉ gồm những nguời thân nhất cuả hai bên, nên nghi lễ cũng nhanh, và có sơ hở chút chút cũng đuợc thông qua. Nhưng đến khi ăn tiệc cuới, tiệc tân hôn, thì lại có rất nhiều điều phải cẩn trọng vì có ít nhất là trên trăm cặp mắt ngồi duới nhìn lên, có nguời thân, có nguời không thân, có bạn mới quen, hay có vài nguời đồng sự Mỹ trắng, Mễ trắng, Mỹ ngăm ngăm... “Quan trên trông xuống, người ta trông vào”, nếu MC mà “lý lắc, làm lấy le, làm lếu láo” thì ô hô, ai tai! Con nguời ta lớn lên chỉ có một đám cuới là quan trọng nhất, kỷ niệm lâu bền nhất, hãnh diện nhất, sung suớng nhất, hồi hộp nhất, mệt mỏi nhất, gặp nhiều nguời quen nhất, mừng vui nhất, trang phục đẹp nhất, và... thua lỗ một cách êm ái nhất, vậy mà ông hay bà MC nổi hứng lên làm tầm bậy, hỏng luôn đám cuới nguời ta thì thật đáng đánh đòn!

Truớc hết là vấn đề ăn mặc của các cô Em-xi. Các ông thì khỏi cần nói vì ai cũng chỉ có mỗi bộ vét, còn các cô thì thay đổi “tếch ních cô lo”. Dĩ nhiên mặc đẹp thì đám cuới huy hoàng hơn, nhưng mặc dở thì làm cho cô dâu, chú rể mất mặt. Bởi có những cô Em-xi “cây nhà lá vuờn”, ít có dịp xuất hiện le lói truớc công chúng nên khi gặp cơ hội là cô biểu diễn đủ kiểu quần áo. Kiểu thứ nhất: “Như cánh vạc bay”: “Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi”. Vì muốn phô cặp vai “cánh vạc”, nên cô để hở nguyên cái lưng, tuốt tuột từ trên xuống dưới, không thấy gì hết ngoài hai cục xương sau vai nhô lên. Đôi khi gầy quá, nên “cánh vạc” của cô trông giống “cánh gà rô ti”, chưa kể những lấm tấm mụn đo đỏ chạy dài trên lưng, làm khách nhai món “gà chiên bơ” cứ thấy như có cái gì vướng vướng trong miệng! Kiểu thứ hai: “Thiên Thai, chúng em xin dâng cho các chàng trái đào tiên...”: cô có mặc áo đầy đủ nhưng lại mỏng te, có chi thì cô bầy ra hết khiến cho các chàng, các ông, các cụ cứ xì xào, suỵt suỵt, đút cả miếng tôm càng vào mũi mà không hay và làm cho các cô, các bà, các mợ cứ phải dấu tay duới gầm bàn để ngắt véo mấy ông chồng liên tục, dù ổng đã suýt soát bẩy mươi rồi. Kiểu thứ ba: “Áo em sứt chỉ đường tà”: Sứt tí chỉ thì đâu có sao, nhưng mà sứt chỉ đường tà giữa áo thì khác, áo của cô biến thành áo hai mảnh, mà hai mảnh lại cách xa nhau gần hai gang tay nên khán thính giả cứ nín thở, thắc mắc không biết em có xoa dầu cù là vào.. rốn không mà bóng quá! Một cô EmXi khác lại mặc kiểu “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”, người Việt mà mặc áo xường xám, xẻ hai bên lên tuốt tới chỗ không lên được nữa thì ngừng, nên mỗi khi cô nhún nhẩy đi qua đi lại thì thính giả lại hít hà “lạy trời, gió nữa lên, lạy trời, gió mạnh nữa lên...”

Sau nữa là màn nói. Có những MC nói như cái máy, nói không kịp thở, nói nhiều chưa đã, lại pha trò diễu dở, ngâm thơ hay tự giới thiệu mình hát nữa. Hát chuyên nghiệp như những nguời vừa là MC ban nhạc vừa chơi luôn tiệc cuới thì không nói chi, nhưng MC “cây nhà lá vuờn” hát dở ẹt mà lợi dụng cơ hội biến đám cuới thành chỗ tập hát truớc đám đông, bắt mọi nguời tham dự phải giuơng tai lên mà nghe âm điệu rèn rẹt cuả mình, nghe những câu hát trật nhịp, vừa hát vừa đọc bài nhạc trên giá, thì khổ cho cô dâu chú rể lắm! Nói chung thì quan khách rất ớn cái màn “Kính thưa quý vị, để tiếp tục chuơng trình, tôi xin đuợc giới thiệu.. tôi hát một bài để tặng cô dâu, chú rể..” rồi trịnh trọng mở bài nhạc ra, nhìn vào máy Karaôkê, chân giật giật bắt vô nhịp y như bị Páckinsôn... Nhất là khi trong đám cuới nguời ta đang vui vẻ, mà vì ông hay bà có mỗi cái bài tủ hát Karaôkê ở nhà với cái tựa không lấy gì làm “dzui” lắm, ông bà mang ra xài luôn, chẳng khác nào trù ẻo cho cuộc hôn nhân mà họ đang làm MC đó. Nào là “Anh đưa em sang sông, bằng xe tang hay con thuyền...”, nào là “đời một nguời con gái, uớc mơ đã nhiều, trời không cho đuợc mấy, đến khi lấy chồng, chỉ còn “cái bầu” mang theo!” Một ông MC hát bài “Lệ đá” rất khoái chí đến nỗi xuýt rơi nước mắt.


Cách đây không lâu, một ông không phải MC chính, chỉ là MC phụ, nghiã là đuợc mời lên ngâm thơ truớc khi hôn lễ bắt đầu, đã lợi dụng sự nghiêm trang theo dõi cuả quan khách mà chơi luôn một hơi bốn bài thơ! Bài thứ nhất tặng cho toàn gia, bài thứ hai cho quan khách, bài thứ ba cho cô dâu, bài thứ tư cho chú rể. Bà con hãi hùng qúa, nghe tới bài thứ hai đã sợ, ông lại bình tĩnh gíơi thiệu bài thứ ba, rồi bài cuối cùng. Mỗi một bài là có một đoạn diễn văn ngắn, giải thích ý nghiã bài thơ và lý do làm bài thơ, ngại khán thính giả không hiểu nổi văn chuơng ông! Hình như bốn bài vàng ngọc cuả ông mất gần hai muơi phút! Mấy thính giả bất đắc dĩ rầu rĩ hết nhìn đồng hồ đeo tay cuả mình lại nhìn đồng hồ nguời khác, làm như không tin nổi cái đồng hồ mình chạy bậy. Khi ông vừa ngâm dứt câu, là bà con sợ quá, chắp tay vái lia lại: “Lạy giời, xin cấm ông đừng tặng tôi thơ nữa...”

Một ông MC khác thì biến bài “Mộng duới hoa” thành “Hoạ duới mông” vì ông sửa lời lung tung. Cuối bài, để chấm dứt, ông dịch luôn một câu thành tiếng Mẽo: “Ai Lô vờ du!” May là tác giả đã không còn hiện diện để nghe ông hát loạn bài hát của mình mà không xin phép! Chắc đứt cả ruột!

Ngoài việc tự hát, tự ngâm thơ, nhiều ông bà Emxi còn trổ tài đóng kịch, hay làm xiếc chọc cuời bà con chơi. Bắt cô dâu chú rể hôn nhau rồi bắt gõ đũa thì cũng tạm tha tào, tuy chẳng hay ho gì, nhưng còn mấy trò nham nhở thì ôi thôi ai tai! Trong một đám cuới ở San Jose, ông Emxi bắt chú rể đứng lên một chiếc ghế cao trên sân khấu, rồi ông bỏ một quả “trứng chim cu”, theo lời ông dẫn giải, vào trong ống quần chú rể. Đoạn ông bắt cô dâu lấy tay đẩy quả trứng lên cao rồi hỏi xem có mấy “trứng” ở “ngã ba” ấy? Chưa hết, ông hỏi xem khi “trứng chim cu đã nở ra rồi, có vòi không?” Khi chú rể khui ruợu, ông còn làm thêm một cú nữa bằng câu nói oang oang: “thử xem công lực cuả chú rể có xịt ra mạnh không?” Trời đất thiên địa ơi! Đám cuới nguời ta là một thể hiện phong tục, tập quán cuả dân tộc, mà ông lại đem ra làm trò diễu dở, phàm phu tục tử như vậy, thì có đáng trách không? Các bà thì cúi mặt xuống, các ông thì quay đi. Ai cũng xấu hổ lây cho cô dâu chú rể vừa phải thi hành mà mặt mày tái ngắt. Cả phòng tiệc đều thở dài... dài...

Nghĩ ra thật tức cuời, không biết tại sao và từ đâu có mục Em-xi đưa cô dâu chú rể ra làm trò cuời cho thiên hạ? Một cô Em-xi tuyên bố tỉnh bơ: “Không dễ mấy khi, chúng ta đuợc dịp hành hạ cô dâu, chú rể, nên hôm nay, chúng tôi đã nghĩ ra đuợc mấy trò này, mong làm cho quý vị cuời chơi!” Tại sao lại phải hành hạ cô dâu, chú rể? Để làm chi dzậy hả, cô? Có thể là vì cô không gặp may mắn trong tình truờng nên trả thù nguời ta cho hả cơn buồn? Những nguời đưa nhau ra trình diện truớc hai họ, chỉ hồi hộp mong chờ giây phút nghi lễ ra mắt mọi nguời, mời mọi nguời chứng kiến, xong rồi thì nhậu cho dzui dzui, kỷ niệm, chứ có ai mong lên làm trò xiếc đâu mà bắt cô dâu đi tìm chiếc đuã trong quần chú rể, bắt chú rể mò quả cam trong ngực cô dâu, bắt hai nguời cọ chung quả cam đặt trên ngực, rồi uống nuớc... Sao không bắt chước Mẽo (không phải Mỹ) cho cô dâu không mặc áo, ở trần luôn, chú rể chỉ mặc cái quần boxer, khoác áo vét... để họ vỗ tay hố hố há há với nhau? Nguời Việt ta, có phong tục đàng hoàng, cũng như những nguời Mỹ đứng đắn, đều làm lễ cuới một cách trang nghiêm, không mấy ai thích mấy trò xiếc dỏm ấy và mấy câu tuyên bố nhảm nhí kia đâu.

Con nguời ta, sau giai đoạn đuợc sinh ra, có hai giai đoạn đuợc mọi nguời chăm lo đến nhất, đó là lúc làm chú rể, hay cô dâu và lúc “ra đi không mang vali”. Tất cả mọi niềm thuơng mến, mọi xôn xao, bình phẩm, hay tâng bốc... đều phủ lên con nguời “chú rể” hay “cô dâu”, hay “nguời nằm xuống” kia. Vì thế, những ai có trách nhiệm lo toan cho những con nguời đặc biệt ấy nên lưu ý, đã không nhận lời thì thôi, mà nếu nhận trách nhiệm, xin làm cho đứng đắn, đừng muợn chỗ mà “làm lấy le, lý lắc, làm lếu láo” như thế chả hay ho gì, chả đuợc ai khen ngợi gì, mà chỉ hổ nguơi cái miệng “ăn mắm, húp giòi” nói tầm bậy tầm bạ, làm hỏng một cơ hội gặp gỡ tốt đẹp, một kỷ niệm huy hoàng, một dịp thể hiện phong tục tốt đẹp cuả dân tộc mà thôi.

Chu Tất Tiến

Ý kiến bạn đọc
27/08/201402:51:50
Khách
Bài nhận định và góp ý rất thực tế.
26/08/201413:20:53
Khách
CTT viét bài vui quá. Kỳ thật có nhũng nguòi MC tiẹc cuói đã bắt chúoc nguòi Mỹ rẻ tiền đua ra những trò hề dung tục mà tuong là hay ho lắm:-(
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.