Hôm nay,  

Sống Trong Kỷ Niệm

24/08/201400:00:00(Xem: 3418)
blank
PT. Nguyễn Mạnh San

Như mọi người đều biết, người ta càng lớn tuổi chừng nào, thì người ta lại thường hay nhớ tới những kỷ niệm trong dĩ vãng của mình nhiều bấy nhiêu. Nhất là những người cao niên đã về hưu, không còn bị ràng buộc bởi những công việc làm thường ngày của mình như trước kia, nên có nhiều thì giờ rảnh rỗi ngồi ở nhà một mình, để hồi tưởng lại những kỷ niệm buồn vui khó quên trong cuộc đời mình, rồi để có những lúc tâm sự cho nhau nghe lại những kỷ niệm khó quên này, trong những dịp tiệc tùng họp mặt bạn bè.

Đặc biệt riêng về những người cựu quân nhân QLVNCH ở hải ngoại, nhất là những cựu tù nhân chính trị VNCH, trước kia đã bị cộng sản giam giữ cực hình, vô thời hạn trong các trại tù, ở những nơi rừng sâu nước độc, thì nay nhờ sự can thiệp trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ, qua chương trình nhân đạo HO (Human Operation), nên họ được sống trong một quốc gia dân chủ tự do thật sự và họ thường hồi tưởng lại thời chiến đấu oanh liệt của mình trước năm 1975 tại quê nhà, mà họ đã phải từ giã Cha Mẹ già, vợ con thân yêu để lên đường nhập ngũ, cầm súng đánh đuổi quân thù cộng sản mưu đồ xâm chiếm Miền Nam Nước Việt và để bảo vệ an ninh hạnh phúc cho toàn dân đang sống thanh bình trong lãnh thổ Miền Nam Tự Do, Việt Nam Cộng Hòa; rồi trong những dịp họp mặt các hội cựu quân nhân thuộc các binh chủng QLVNCH ở hải ngoại, họ có dịp kể lại cho nhau nghe những chiến công oanh liệt trong binh chủng của mình, đánh thắng cộng quân trong những chiến trận tàn khốc, đẫm máu nhất trong lich sử chiến tranh Việt Nam, trải dài hơn 20 năm, chẳng hạn như những trận chiến Đồng Xoài Bình Giả, pleime, dakto, Khe Sanh, Hành Quân Lam Sơn Hạ Lào, Mùa Hè Đỏ Lửa 72, bao gồm các trận đánh lớn tại Bình Long, Kontum, Quảng Trị, Thừa Thiên v.v.. với ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù cộng sản, thà chết trong danh dự, chứ không chịu buông súng đầu hàng cộng quân xâm lăng, khát máu, bạo tàn như những con thú dữ, cố tình xâm chiếm Miền Nam VNCH trước năm 1975.

Tôi về hưu đã hơn 2 năm nay và cũng đang ở trong trạng thái y hệt như những điều tôi vừa trình bầy trên đây, hễ lúc nào rảnh rỗi, tôi ngồi ở nhà một mình, ôn lại những kỷ niệm vui buồn nhiều năm truớc 1975 và kể từ ngày tôi được đặt chân trên mảnh đất hoàn toàn Tự Do Dân Chủ này và nhờ đó, quyền sống tối thiểu của Thượng Đế ban cho con người được đảm bảo và được chính quyền triệt để thi hành, đúng như trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đã quy định rõ, là Chính Quyền Bởi Dân, Vì Dân và Cho Dân. Sau đây tôi xin được chia sẻ cùng quý đọc giả, về một vài kỷ niệm khó quên trong cuộc đời của riêng tôi tại quê nhà và tại Hoa Kỳ như sau:

Kỷ niệm thứ nhất: Cách đây hơn 54 năm về trước, thời chính phủ VNCH tại quê nhà, qua sự giúp đỡ tận tình của người Cậu ruột của tôi là nhạc sĩ Hoàng Trọng, vì Bố tôi mất sớm, ông coi tôi như con ruột của ông, chỉ dạy tôi về âm nhạc, nên tôi biết sáng tác nhạc và biết xử dụng đàn Tây Ban Cầm khá thông thạo, đồng thời nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Lan dạy ca sĩ Bạch La, con gái nhạc sĩ Hoàng Trọng và tôi chơi đàn Dương Cầm; thế rồi cứ mỗi cuối tuần, tôi đi đánh đàn trong ban nhạc Nha Quân Y, để giúp vui văn nghệ cho Thương Bệnh Binh QLVNCH, tại Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Một thời gian sau, tôi thành lập ban nhạc riêng, lấy tên là ban nhạc Ngọc Quỳnh, Ngọc Quế, Ngọc Hải (Ngọc Quế đã qua đời, còn Ngọc Hải hiện là Linh Mục tại Pháp quốc), cùng với 3 cô em gái của tôi là Tuyết Lê, Tuyết Lan, Tuyết Loan tức Kim Phụng, lập thành ban vũ Tuyết Lê, đi lưu diễn ở Vùng 4 Chiến Thuật và rạp Hát Thống Nhất Sàigòn nhiều lần, để gây quỹ, kiếm tiền nuôi dưỡng trẻ mồ côi cho Viện Dục Anh phái nam, đường Nguyễn Tri Phương, do Mẹ tôi làm Quản Lý và Viện Dục Anh phái nữ ở đường Cống Quỳnh. Vài năm sau, Cậu tôi khuyên tôi nếu tôi muốn có tương lai vững chắc hơn, thì tôi nên tiếp tục đi học trở lại và ngay sau khi tôi lập gia đình, tôi đã từ giã văn nghệ hoàn toàn, để cắp sách đến trường theo đuổi ngành văn hóa. Một điều đáng ghi nhớ mãi, có lẽ không bao giờ tôi có thể quên được, là trong khi tôi dạy lớp Đàm Thọai Anh Ngữ Căn Bản tại trường Taberd Nguyễn Du Sàigòn, do Frere Bề Trên Adrien Phạm Van Hóa điều hành, thì cứ vào mỗi cuối tuần, Frere Algilbert Nguyễn Văn Cách và tôi thay phiên nhau lái chiếc xe van của trường Taberd, chở các bác sĩ và các chị em tình nguyện viên trong Ủy Ban Y Tế COMITA, đến những vùng thôn quê hẻo lánh để khám bệnh, cắt tóc và phát thuốc miễn phí cho những người nghèo. Ủy Ban Y Tế này cũng do Frere Adrien điều hành, mà chúng tôi gọi Ngài là Ông Chủ.

Khi Frere Adrien từ Pháp sang Hoa Kỳ thăm thân nhân của Ngài, Ngài có ghé thăm tôi tại Oklahoma City. Đền năm 1988 trên đường đi dự Lễ Phong Thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam, tôi có ghé thăm Ngài tại một trường trung học, là nơi Ngài làm việc. Cuộc viếng thăm này làm tôi hết sức xúc động, là một Frere Bề Trên của một trường Taberd nổi tiếng ờ Saigon, đồng thời Ngài cũng là một giáo sư đi chấm thi Tú Tài Pháp Toàn Phần về môn toán lý hóa, trong nhiều năm trước 1975, thế mà bây giờ Ngài lãnh nhận một việc làm thấp kém, quá xa với trình độ văn hóa của Ngài, nhất là lại trong cùng một ngành văn hóa giáo dục của Ngài trước kia ở Việt Nam. Nhìn thấy tận mắt tình trạng lên voi xuống chó của bậc Thầy dạy tôi, làm tôi tự thầm nghĩ, nếu tôi sang đinh cư tại Pháp như Ngài, chắc may mắn nhất cho tôi xin được một chân làm phu quét rác đường phố Paris.

Kỷ niệm thứ nhì: Sang tới Hoa Kỳ, nhờ ơn Chúa thương, tôi may mắn được phục vụ 3 nơi liên tiếp, mà 3 nơi này, việc làm của tôi đều có liên hệ trực tiếp với đồng bào người Việt Nam của chúng ta tại tiểu bang Oklahoma. Nơi đầu tiên trong 5 năm, từ tháng 5, 1975 tới tháng 5 1980, tôi phục vụ cho Cơ Quan Thiện Nguyện Công Giáo, gọi tắt là cơ quan USCC, với chức vụ là Đặc Trách Chương Trình Tái Định Cư Người Dân Tỵ Nạn Đông Nam Á (Coordinator for Southeast Asia Refugees Resettlement Program) tại Oklahoma City, Oklahoma. Nơi thứ hai trong hơn 32 năm, từ tháng 5, 1980 tới tháng 2, 2012, tôi phục vụ cho Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ (United States District Court for Western District Disttrict of Oklahoma) tại Oklahoma City, Oklahoma, với chức vụ là Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng (US District Court Deputy Clerk) Đặc Trách Luật Sư Đoàn Liên Bang Hoa Kỳ và Nhập Tịch (In charge of US Attorney Admission & Naturalization) tại Oklahoma City, Oklahoma. Nơi thứ ba trong hơn 20 năm, song hành với công việc làm tại Tòa Án, tôi được Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Oklahoma City ( Archbishop Eusebius J. Beltran for Catholic Archdiocese of Oklahoma City ) chỉ định tôi làm Tuyên Úy Trại Tù cấp liên bang và tiểu bang (Certified Federal Prison Chaplain), để vào thăm viếng các anh, chị, em tù nhân Hoa Kỳ và các tù nhân thuộc các quốc gia khác, không phân biệt màu gia, tôn giáo, sau khi tôi đã thụ huấn xong Khóa Huấn Luyện Tân Tuyên Úy Trại Tù Liên Bang (Training Course for New Federal Prison Chaplains), do Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tổ chức tại Aurora, Colorado vào năm 1993 và cho đến hiện tại, tôi vẫn đảm trách công việc thăm viếng và rao giảng Tin Mừng cho các anh, chị, em tù nhân trong trại tù.

Nhờ vào những công việc phục vụ hàng ngày của tôi tại Toà Án và tại trại tù, nên tôi đã thu thập được nhiều những kinh nghiệm về ngành tư pháp, cũng như nghiên cứu các tài liệu về pháp lý, để tôi viết những đề tài Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng (US Applicable Law Subjects), được dẫn chứng qua những câu chuyện tình cảm xẩy ra có thật 100%, mà những đề tài này đã được một số cơ quan truyền thông, trên trang mạng lưới điện tử cũng như trên báo chí, phổ biến trong nhiều năm qua, đến quý đọc giả ở Hoa Kỳ và ở hải ngoại đọc.

Được biết sau khi những đọc giả đọc những cậu chuyện pháp lý của tôi được đăng tải trên báo chí, thì phản ứng của đại đa số đọc giả cho biết, là họ rất thích thú đọc những câu chuyện pháp lý xẩy ra có thực này và cho rằng rất hữu ích cho những ai chưa hiểu rõ nhiều về luật pháp Hoa Kỳ; đồng thời cũng có một số ít đọc giả cho biết không hài lòng mấy về một số đề tài pháp lý, mà họ cho rằng tác giả không nên vạch áo cho người xem lưng, về những tội phạm của người Việt Nam nói riêng. Nhưng lại có một số đọc giả khác bác bỏ ý kiến này và khuyên tác giả nên tiếp tục phơi bầy những hành động sự thật của bất cứ ai đã vi phạm pháp luật, như đã được kể lại trong các câu chuyện pháp lý, để giúp cho nhiều người khác hiểu rõ thêm những hành động nào, sẽ bị coi là vi phạm đến pháp luật Hoa Kỳ và có thể giúp cho người ta tránh trước được những hành động vô tình vi phạm, phải trình diện trước tụng đình. Đối với những đọc giả nào cho rằng tác giả không nên vạch áo cho người xem lưng, theo yếu tố tâm lý chung của một số đọc giả cho biết, có lẽ vì tình cờ những người đó, trước kia đã có những hành động vi phạm pháp luật, nay đọc những câu chuyện này, ngẫu nhiên cảm thấy nội dung của câu chuyện trùng hợp với chuyện của mình, nên họ bị tự ti mặc cảm tội lỗi, e sợ người khác biết chuyện không tốt của mình trong quá khứ, mà người ta thường nói: Có Tật Giật Mình.

Tuy nhiên, dù được đọc giả hài lòng hay không hài lòng, như tôi vừa mới trình bầy những lý do nêu trên, thực sự tôi vẫn cảm thấy được sự khích lệ đáng quí của cả hai phía, vì nó đã đáp ứng với mục đích duy nhất của tôi, là làm thế nào có thể lôi cuốn được nhiều người đọc bài pháp lý, với hy vọng càng nhiều người đọc bao nhiêu, thì trực tiếp giúp cho nhiều người sẽ hiểu biết rõ thêm về pháp luật Hoa Kỳ bấy nhiêu. Trong khi chúng ta đang sinh sống trong một quốc gia tạp chủng, mọi người dân cần hiểu biết pháp luật càng nhiều càng tốt, thì mới biết thượng tôn pháp luật, vì chỉ có pháp luật mới bảo vệ được an ninh trật tự công cộng trong xã hội, nhờ thế người dân mới hưởng được quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và hạnh phúc của con người, phát xuất từ gia đình ra đến các cộng đồng sắc tộc khác biệt nhau về tập quán, ngôn ngữ và văn hóa trong một xã hội tạp chủng của Hoa Kỳ.

Kỷ niệm thứ ba: Vào năm 1988, nhân dịp Lễ Phong Thánh cho 117 vị Á Thánh Tử Đạo Việt Nam, tôi được phép vào yết kiến Đức Giáo Hoàng Phaolồ Đệ Nhị (Pope John Paul II) tại tại Toà Thánh Vatican City và được phép phó tế Lễ với Ngài trong Nguyện Đường riêng của Ngài. Sở dĩ tôi được ban đặc ân này, là vì tôi là người Việt Nam đầu tiên trên thế giới có gia đình, được thụ phong chức Phó Tế Vĩnh Viễn (Permanent Deacon) vào ngày 31 tháng 3 năm 1979 tại Hoa Kỳ. Khi tôi quay trở về nhiệm sở làm việc và tôi có đưa tấm hình chụp tôi phó tế Lễ với Đức Giáo Hoàng cho ông Chánh Án (Chief Judge) là xếp của tôi xem, ông vui vẻ nói với tôi rằng: Trước khi anh lên đường để gặp Đức Giáo Hoàng, chúng tôi không dám nói ra ý nghĩ của chúng tôi lúc đó cho anh nghe, vì sợ sẽ làm buồn lòng anh trước khi anh lên đường, chứ tất cả các Quan Tòa (all Judges) trong tòa án này, đều nghĩ rằng anh sẽ phải đứng cách xa Đức Giáo Hoàng ít nhất một nửa dặm. Tôi trả lời: Ông Chánh Án nói rất đúng, nếu tôi đứng vào địa vị các Quan Tòa, tôi cũng nghĩ y như thế. Nhưng chắc ông Chánh Án vẫn còn nhớ, từ khởi đầu trước năm 1980 cho đến năm 1990, trước khi Đạo Luật Di Trú Hoa Kỳ thay đổi (US Immigration & Naturalization Law), để trao cho Sở Di Trú toàn quyền thu lệ phí, cấp phát và ký Chứng Chỉ Nhập Tịch, thì chính ông Chánh Án đã chỉ định tôi nhân danh Tòa Án, ký tên vào những Chứng Chỉ Nhập Tịch ( Certificate of Naturalization), để cấp phát cho các ứng viên thuộc tất cả các quốc gia khắp trên thế giới, sau khi tuyên thệ nhập tịch tại Tòa Án, trong khi tôi chỉ là người Việt Nam, đã được tuyên thệ nhập tịch trước họ, thì nay tôi lại được quyền ký tên vào chứng chỉ nhập tịch của họ, quả thật là một điều lạ lùng khó tin, cũng như tôi được phép phó tế Lễ với Đức Giáo Hoàng John Paul II, cũng lại là một điều lạ lùng khó tin.

Kỷ niệm thứ tư: Trong 5 năm liên tục từ 1975 tới 1980, tôi phục vụ cho cơ quan USCC như tôi đã trình bầy các chi tiết ở phần đầu, nhiệm vụ thiết yếu của tôi là tìm kiếm những người Hoa Kỳ và Nhà Thờ Công Giáo, cũng như Nhà Thờ Tin Lành bằng lòng bảo trở những người tỵ nạn cộng sản còn đang tạm trú ở các trại tỵ nạn tại Hoa Kỳ và tại các trại tỵ nạn ở vùng Đông Nam Á. Nhờ kiếm được người bảo trợ, tôi đã lập thủ tục hành chánh pháp lý cho hơn 7 ngàn người tỵ nạn, được phép xuất trại tỵ nạn, để được tái định cư tại tiểu bang Oklahoma. Trong suốt thời gian 5 năm đặc trách chương trình này, tôi vẫn còn nhớ 2 câu chuyện khá thương tâm của 2 gia đình người tỵ nạn mới được tái định cư tại tiểu bang Oklahoma như sau:

Gia đình tỵ nạn thứ nhất là một cặp vợ chồng thuộc thành phần trí thức, người chồng trước kia là giáo sư dạy toán lý hóa bậc trung học tại Saigon, còn người vợ cũng là giáo viên dạy bậc tiểu học. Hai vợ chồng ở tạm chung nhà với vợ chồng người bảo trợ có 2 con nhỏ. Khi tôi đến thăm hai vợ chồng tỵ nạn này, hai người đều khóc, than thở với tôi rằng: Hai ông bà bảo trợ coi chúng tôi như những tên đầy tớ giúp việc không công trong nhà. Mỗi sáng trước khi hai ông bà bảo trợ rời nhà đến sở làm, hai ông bà căn dặn vợ chồng chúng tôi ở nhà nhớ phải lau chùi cầu tiêu, nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn, tắm rửa cho 2 đứa bé, cho 2 đứa bé ăn, cắt cỏ ngoài vườn v.v.

Gia đình tỵ nạn thứ hai gồm hai vợ chồng, có 2 người con, đứa lớn nhât12 tuổi, đứa nhỏ nhất 8 tuổi, người Cha là cựu quân nhân QLVNCH, người Mẹ là cựu nhân viên Bộ Công Chánh VNCH, người bảo trợ là chủ một nông trại, cách xa thành phố Oklahoma City khoảng 40 dặm, có mấy vựa nuôi rắn để bán và nuôi bò để vắt sữa bán. Người bảo trợ cấp cho họ một căn nhà riêng cũng nằm trong nông trại, ngay bên cạnh nhà chủ trại và cứ sáng sớm hai vợ chồng phải đi theo người bảo trợ ra ngoài cánh đồng vắt sữa bò và cho rắn ăn cùng với ông chủ trại, cho tới chiều tối mới về tới nhà và chỉ được nghỉ ngày Chúa Nhật. Khi tôi đến thăm, hai vợ chồng vừa nói vừa khóc, ông chồng cho tôi xem với nhiều vết bầm tím trên hai cánh tay, vì bị rắn cắn trong khi cho chúng ăn, còn người vợ mặt mũi tay chân bị nắng cháy đen như người Mỹ da mầu, vì phải ra ngoài cánh đồng vắt sữa bò mỗi ngày. Hai vợ chồng yêu cầu tôi tìm kiếm người bảo trợ khác, để rời họ đi khỏi nơi này càng sớm càng tốt, chứ tình trạng cứ kéo dài như thế này, họ nói sẽ không thể sống nổi.

Kỷ niệm thứ năm: Liên tục hơn 20 năm là một Công Chứng Tuyên Úy Trại Tù ( Certified Prison Chaplain) của Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma City, cùng với ông Nguyễn Văn Cường, cựu Phó Tỉnh Trưởng Lâm Đồng VNCH, do Đức Tổng Giám Mục chỉ định ông Cường làm Thừa Tác Viên Trại Tù ( Appointed Prison Minister), cả hai chúng tôi đều tình nguyện đến thăm nom những anh chị em tù nhân Hoa Kỳ và các anh chị em tù nhân thuộc các quốc gia khác, trong các trại tù từ cấp tiểu bang lên đến cấp liên bang, vào những ngày cuối tuần trong nhiều năm. Nhưng cách đây khoảng 13 năm, một trại tù thuộc Quận Hạt Jefferson County của tiểu bang Oklahoma, nằm cách Oklahoma City hơn 100 miles, là nơi tạm giam giữ riêng biệt hơn 200 nam tù nhân, đến từ một vài tiểu bang miền nam Hoa Kỳ, trong tổng số anh em nam tù nhân này, có 90% là người Việt Nam, số còn lại là Phi Châu, Lào và Mễ. Vì có một vài nhân viên coi tù, đã có những lời nói thô lỗ, tỏ thái độ khinh bỉ một số anh em tù nhân Việt Nam nói riêng, nên tất cả tù nhân trong trại đều đồng lòng tổ chức một cuộc bạo động (Uprising), bằng cách dùng những chiếc giường ngủ bằng sắt, làm chướng ngại vật, ngăn chặn bên trong các cửa phòng ngủ ra vào, không cho một ai có thể xâm nhập vào bên trong các phòng ngủ của anh em được, anh em bên trong bắc loa phóng thanh ra ngoài, yêu cầu ông Trưởng Trại Tù (Warden) phải thuyên chuyển ngay tức khắc những nhân viên làm việc dưới quyền ông có tên đọc sau đây, phải bị sa thải hay thuyên chuyển ho đi nơi khác, vì những nhân viên này đã cư xử với họ lỗ mãng và nếu ông Trưởng trại từ chối lời đề nghị của anh em, mà ra lệnh cho nhân viên phá cửa để vào trong phòng bắt trói anh em, thì anh em chúng tôi sẽ châm lửa đốt các tấm nệm giường, để thiêu hủy tất cả các phòng ngủ. Vị Trưởng Trại Tù khẩn cầu tôi đến gấp trại tù và nhờ tôi làm người trung gian hòa giải cuộc bạo động này, vì ông tin tưởng là anh em tù nhân VN sẽ nghe lời tôi, mà mở cửa cho tôi vào thương lượng những điều kiện đưa ra của cả hai bên; còn nếu anh em không bằng lòng, thì bắt buộc ông phải áp dụng biện pháp quân sự, là ra lệnh cho những Vệ Binh Quốc Gia (National Guards) tìm cách ném lựu đạn cay vào các phòng, rồi phá cửa vào bắt trói các anh em lại, vì chung quanh trại tù cũng như trên nóc nhà đang có những vệ binh trực sẵn tại chỗ, chờ lệnh ban ra là thi hành. Nhờ ơn trên phù trợ cho vai trò hòa giải khó khăn này của tôi đã lãnh nhận, mà tôi đã may mắn được anh em tù nhân bằng lòng mở cửa cho một mình tôi vào gặp mặt anh em và cuộc hoà đàm đã đem lại kết quả tốt đẹp, ngoài sự mong đợi của đôi bên và để đáp lại lòng mong ước yêu cầu của tất cả anh em trong trại tù, ông Trưởng Trại đã bằng lòng cho phép chúng tôi tổ chức một bữa tiệc văn nghệ mừng Tết Nguyên Đán Việt Nam ngay trong trại tù, cho tất cả anh em tù nhân Việt Nam, Phi Châu, Lào và Mễ đang bị giam giữ tại đây được quyền tham dự bữa tiệc mừng Xuân Năm Mới này. Ngoài ra, sau đó ít lâu, do lời đề nghị của tôi lên cấp trên, là nơi tôi đang phục vụ, ông Chánh Án Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ David Russell tại Oklahoma City (US Chief Judge of United States District Court, Western District of Oklahoma), đã chỉ định một luật sư và một điều tra viên của toà án, đi cùng với tôi đến trại tù để phỏng vấn từng cá nhân và sau khi điều tra, nhận thấy anh em tù nhân nào sẽ không gây nguy hiểm trong xã hội, thì chúng tôi tiến hành các thủ tục pháp lý hành chánh, để 170 anh em được trả tự do tạm và được quyền đi làm trong lúc chờ đợi quốc gia nguyên thủy của mình, chấp nhận cho mình trở về lại nguyên quán hay không chấp nhận cho trở về?

Kỷ niệm thứ sáu: Trong bữa tiệc tiễn đưa tôi về hưu được tổ chức tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, có sự tham dự đông đủ của các vị cựu Quan Tòa cũng như các vị Quan Tòa đương nhiệm, các giới chức cao cấp trong ngành tư pháp liên bang cũng như tiểu bang, các đồng nghiệp cùng sở làm, các bạn bè và các thân bằng quyến thuộc, chúc mừng tôi về hưu sau hơn 32 năm tôi đã phục vụ liên tục trong Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ, tại Tòa Án Liên Bang, thuộc tiển bang Oklahoma. Nhân dịp này, nhân danh tòa án, luật sư Robert D. Dennis, Trưởng Phòng Tố Tụng (US District Court Clerk) đã đọc bản tuyên dương công trạng của tòa án (Resolution of US District Court) ghi nhận những công lao tốt đẹp của tôi đã đạt được trên 32 năm qua tại tòa án này: A) Hoàn thành thủ tục pháp lý cho hơn 26 ngàn người, thuộc 50 quốc gia, được tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ tại tòa án, B) Hoàn thành thủ tục cứu xét đơn xin của hơn 16 ngàn luật sư được tuyên thệ, để lãnh bằng hành nghề luật sư cấp liên bang. Vì 2 thành quả tốt đẹp này, mà tôi đã được bà Chánh Án Miles LaGrange đương nhiệm, cho phép treo lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa trong bữa tiệc về hưu của tôi tại tòa án và cũng may mắn nhờ có ông Nguyễn Văn Sứ, Chủ Tịch Khu Hội Tù Nhân Chính Trị VNCH tại Oklahoma City, đã cung cấp cho tôi những lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ kịp thời, nên tôi mới có đủ số cờ VNCH để treo trong phòng hội của tòa án, vì lệnh cho phép treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của bà Chánh Án ban ra, chỉ được biết trước 12 tiếng đồng hồ. Cho tới ngày hôm sau, tôi được trao lá Quốc Kỳ Hoa Kỳ vinh danh thành tích Dân Sự Vụ của tôi, là đã phục vụ được hơn 32 năm trong Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ, mà lá quốc kỳ này đã được treo trên đỉnh Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ 24 tiếng đồng hồ, tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đúng vào ngày 31 tháng 2 năm 2012 là ngày tôi về hưu. Phải nói đây là 2 sự việc chưa từng thấy xẩy ra bao giờ, trong lịch sử của Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, kể từ ngày tất cả các Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, được khởi sự thành lập cho đến nay tại tiểu bang Oklahoma.

Nói tóm lại, bất cứ ai trong chúng ta đều có nhiều hay ít, những kỷ niệm vui, buồn, đặc biệt khó quên trong đời mình. Vì chính những kỷ niệm khó quên này, là những món ăn bồi dưỡng tinh thần cho chúng ta, mỗi khi nhớ đến nó, làm cho chúng ta cảm thấy vui lên trong tâm hồn, tạm quyên đi hiện tại những nỗi buồn phiền lo âu, trong cuộc sống vất vả hàng ngày mà chúng ta phải trực diện. Đối vớ những người Kitô Giáo nói riêng, Lời Chúa được ghi lại trong sách Tin Mừng theo Thánh Matthêu, chương 4, câu 4, trong bối cảnh Chúa Giê-su được Thần Khí Chúa đưa vào hoang địa và chịu quỉ cám dỗ, Chúa phán: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4). Nhất là đối với những ai đang ở tuổi cao niên hay đã về hưu, thường có nhiều thì giờ lắng đọng tâm hồn, ngồi một mình ôn lại những kỷ niệm đặc biệt trong đời mình, để thương, để nhớ, để luyến tiếc một dĩ vãng êm đẹp, mà mỗi ngày mỗi xa dần chúng ta, trôi mau theo giòng thời gian như một giấc chiêm bao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.