Hôm nay,  

Tháng 7 Âm Lịch - Tháng Cô Hồn

16/08/201400:00:00(Xem: 3228)
Tôi viết bài này bằng laptop, trên nền nhạc niệm Bồ tát Quán Thế Âm, trong ngày 16 tháng 7 âm lịch. Cảm niệm trái tim rộng lớn của đại thi hào Nguyễn Du với áng văn trác tuyệt: "Văn tế thập loại chúng sinh" nên đã hình thành tùy bút này. Đề tưởng nhớ và tri ân cha mẹ tôi, và những người thân đã khuất, để cầu nguyện cho thập loại chúng sinh, cho "những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ", để an ủi những người bạn đang đứng trước cánh cửa thứ 4 của cuộc đời: cửa Tử. Các bạn ơi, chết không phải là hết, chết chỉ là sự chuyển hóa, tiếp nối sang một đời sống mới, tốt đẹp hơn. Hãy bình an và tự tại.

* * *

Đối với người theo đạo Phật và tín ngưỡng dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng Vu lan, tháng báo hiếu, tháng đền ơn đáp nghĩa và cũng là tháng mở lòng đại từ bi, hỷ xả. Cởi bỏ những oan khiên, ngang trái với những người đã khuất, đoái hoài tưởng nhớ đến họ, dù là người thân hay sơ, hay người hoàn toàn xa lạ. là nét văn hóa VN đặc sắc, thấm đẫm tính nhân văn và tư tưởng Phật giáo: chết không phải là hết.

Chết chỉ là sự chuyển hóa sang một trạng thái khác, chết chỉ là sự tan rã một thể xác được kết hợp bởi 4 yếu tố gọi là tứ đại: đất nước gió lửa, còn "thần thức "- thuật ngữ Phật học - và các tôn giáo khác hay dân gian thường gọi nôm na là "linh hồn" - là một "trạng thái " theo Phật học không mất hẳn nhưng cũng không còn hoài. Thần thức đó sẽ nương theo nghiệp: biệt nghiệp và cộng nghiệp, hoặc hạnh nguyện mà siêu thoát hoặc tái sinh. Đạo Phật gọi là luân hồi sinh tử.

Cầu siêu trong Phật giáo chính là bày tỏ sự tưởng nhớ đến người đã khuất, tặng cho họ những vật phẩm, thức ăn tuy chỉ có tính cách tượng trưng, nhưng trên hết là "năng lượng từ bi " xuất phát từ tấm lòng bi mẫn của người còn sống, thêm vào đó là giải bày, sám hối, cầu nguyện thay cho người mất thông qua lời kinh tiếng kệ, nhờ oai lực, thần lực của Tam bảo ( Phật Pháp Tăng) chiêu cảm người khuất mày khuất mặt, giúp họ " tỉnh ngộ " bớt đi đau khổ, sân hận, bám chấp, nuối tiếc, không còn vất vưởng, lang thang sớm siêu thoát về cõi an lành thanh tịnh (cõi các chư Phật ) hoặc tái sinh vào cõi Trời, người.

Có ai biết bao nhiêu "linh hồn" cô đơn đang lang thang vất vưỡng trong ba cõi, sáu đường? Có những người khi chết được siêu thoát, tái sinh vào cõi an lành hay rơi vào cõi dữ rất nhanh chóng, nhưng cũng có những người chết không ai biết, oan ức, đau đớn, cô đơn, đó là những "cô hồn", "những linh hồn cô độc". Tháng 7 âm lịch còn gọi là tháng "cô hồn ". Tháng kết nối linh thiêng giữa cõi người sống người mất, giữa cõi dục giới và sắc giới của tất cả chúng sinh hữu tình còn trôi nổi trong luân hồi lục đạo.

Văn học Việt Nam từng có một "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" của vua Lê Thánh Tông. Vị vua giàu lòng nhân đức này nghĩ về những con người vì mệnh bạc phải trở thành những cô hồn vất vưỡng.. Nhưng nổi tiếng và trác tuyệt nhất vẫn là lời thơ song thất lục bát của đại thi hào Nguyễn Du trong "Văn tế thập loại chúng sinh".

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt
Lọt hơi sương lạnh buốt xương khô
Não người thay bấy chiều thu
Ngàn lau khảm bạc, giếng ngô rụng vàng
Đường bạch dương bóng chiều man mác
Ngọn đường lê lác đác mưa sa
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế, nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất
Xót khôn thiêng phảng phất u minh
Thương thay Thập loại chúng sinh
Phách đơn hồn chiếc lênh đênh quê người

blank
Tượng Ngài Địa tạng Bồ Tát ở Nhật Bản.

Nguyễn Du là người có trái tim rộng lớn, thấu hiểu không chỉ nổi khổ của người sống trong thời phong kiến Lê mạt, mà còn đối với những người chết. Ông diễn tả những trường hợp chết, những hạng người chết, từ vua quan đến thứ dân, nhưng trên hết là cái chết của những người cùng khổ, oan ức, đói rét, đau đớn từ những người bị bọn vua quan bắt lính, đến người mắc oan ở tù rục thân, người ăn xin, gái giang hồ, người đẻ non đến em bé chết yểu, người đứt dây rơi xuống giếng chết, đến người bị cọp ăn. Một bức tranh thống khổ, thật đau đớn thay một kiếp người, như hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ:" Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe, trần có vui sao chẳng cười khì ".Phài chặng sinh ra đời chả có gì là vui như lời một bài hát " Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người " (Trịnh Công Sơn).


Nguyễn Du ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo rất sâu đậm, đó là tinh thần bình đẳng, Vô ngã. Không có cái tôi và sở hữu cái tôi.Mọi người đều bình đẳng trước cái chết vì không ai mang theo được gì: công danh, sự nghiệp, tiền tài, người thân đều phải bỏ lại tất cả, như đức Phật đã nói: "Chỉ có nghiệp (karma) theo ta như bóng với hình".

“Còn chi ai quý, ai hèn
Còn chi mà nói kẻ hiền, người ngu”

“Sống thời tiền chảy bạc ròng,
Thác không đem được một đồng nào đi”

Chưa kể, khi chết rồi, không ít kẻ giàu sang vẫn cảnh mồ hoang lạnh;

“Khi sao đông đúc vui cười,
Mà khi nhắm mắt, không người nhặt xương”.

Nói đến đạo Phật là nói đến nhân quả: ở hiền gặp lành, sống khôn chết thiêng, sống hạnh phúc chết bình an, muốn được như vậy, đức Phật dạy phải huân tập những suy nghĩ đúng đắn, những lời nói chân thật, những hành động tốt đẹp gọi là tạo nghiệp lành khi còn sống, chết đi sẽ không rơi vào cõi dữ, không bám chấp, tỉnh thức để chọn cho mình một kiếp tái sinh.

blank
Mâm cỗ cúng "những linh hồn cô đơn".

Không giúp được oan hồn sống lại, nhưng nhà thơ không muốn họ tiếp tục vất vưởng bụi bờ, nhà thơ lập đàn giải thoát chúng sinh. Lòng bác ái, hướng thiện của nhà Phật có thể giúp con người thoát vòng lầm lạc, u mê. Những người đang sống, nếu trao gởi niềm tin nơi Phật, thường vơi đi bao sợ hãi, âu lo về cái chết.

Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tỉnh đàn sái hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi
Giải oan cứu khổ, độ về Tây phương

“Ai đến đây dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
Trên nhờ Tôn giả chia đều chúng sinh”.

Trải suốt 184 câu thơ trong " Văn tế thập loại chúng sinh ", cảnh dương thế trong tháng 7 hiện ra đầy ảm đạm, thê lương. Đó là sự biến chuyển của đất trời: “mưa dầm sùi sụt, lạnh buốt xương khô, bóng chiều man mác, lác đác sương sa, mưa sa ngói lở, gió mưa sấm sét đùng đùng, mưa gào gió thét", nó phản ảnh đúng thực tại vũ trụ chúng ta đang sống: gió mưa, bão táp, lụt lội, động đất, sóng thần, chiến tranh, chết chóc mọi nơi, mọi lúc, ngày cảng tăng thêm số lượng những " linh hồn cô đơn ", vất vưỡng.

Nguyễn Du trong "Văn tế thập loại chúng sinh ", ông không chỉ thương xót cho người chết mà cũng là lời tâm sự với người sống trong cõi trần gian này. Ông nói về quá khứ, nhưng kỳ thực là phản ảnh của hiện tại và dự báo của tương lai. Bài Văn tế là cuộc hành trình về cõi âm, nhưng cuối cùng lại quay ngược về cõi dương gian. Là lời cảnh báo nếu con người không tỉnh thức, cứ chìm đắm trong ngũ dục lạc, tham sân si, mất hết " nhân chi sơ tính bản thiện ", thì chẳng khác nào đang bị nhốt trong địa ngục, chẳng mấy chốc, có khi không đến "trăm năm trong cõi người ta", rơi vào trầm luân của "thập loại chúng sinh cô hồn"...

Tháng 7 âm lịch, xin thắp một nén hương tưởng niệm và tri ân đại thi hào Nguyễn Du về những tác phẩm kinh điển của ông dài như truyện Kiều có đến 3254 câu thơ lục bát, hay ngắn như Văn tế thập loại chúng sinh chỉ có 184 câu. Riêng "Văn tế thập loại chúng sinh" là tác phầm văn học độc đáo, bất hủ, thấm đẫm lòng bi mẫn từ chính trái tim của nhà thơ, từ trái tim rộng lớn của các vị Phật, Bồ Tát như Bồ tát Địa Tạng Vương với đại nguyện: "Khi nào còn một chúng sinh trong địa ngục, ta nguyện không thành Phật".

"Văn tế thập loại chúng sinh" là thông điệp cao quý về tình Người, về quả vị "nhân thừa ", về chủ nghĩa nhân văn sâu sắc:

"Người chết nối linh thiêng vào đời", "Người thương người, sống đề thương nhau."

Chơn Định Hòa

Mùa Hiếu Hạnh tháng 7-2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.