Hôm nay,  

Tháng 7 Âm Lịch - Tháng Cô Hồn

16/08/201400:00:00(Xem: 3227)
Tôi viết bài này bằng laptop, trên nền nhạc niệm Bồ tát Quán Thế Âm, trong ngày 16 tháng 7 âm lịch. Cảm niệm trái tim rộng lớn của đại thi hào Nguyễn Du với áng văn trác tuyệt: "Văn tế thập loại chúng sinh" nên đã hình thành tùy bút này. Đề tưởng nhớ và tri ân cha mẹ tôi, và những người thân đã khuất, để cầu nguyện cho thập loại chúng sinh, cho "những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ", để an ủi những người bạn đang đứng trước cánh cửa thứ 4 của cuộc đời: cửa Tử. Các bạn ơi, chết không phải là hết, chết chỉ là sự chuyển hóa, tiếp nối sang một đời sống mới, tốt đẹp hơn. Hãy bình an và tự tại.

* * *

Đối với người theo đạo Phật và tín ngưỡng dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng Vu lan, tháng báo hiếu, tháng đền ơn đáp nghĩa và cũng là tháng mở lòng đại từ bi, hỷ xả. Cởi bỏ những oan khiên, ngang trái với những người đã khuất, đoái hoài tưởng nhớ đến họ, dù là người thân hay sơ, hay người hoàn toàn xa lạ. là nét văn hóa VN đặc sắc, thấm đẫm tính nhân văn và tư tưởng Phật giáo: chết không phải là hết.

Chết chỉ là sự chuyển hóa sang một trạng thái khác, chết chỉ là sự tan rã một thể xác được kết hợp bởi 4 yếu tố gọi là tứ đại: đất nước gió lửa, còn "thần thức "- thuật ngữ Phật học - và các tôn giáo khác hay dân gian thường gọi nôm na là "linh hồn" - là một "trạng thái " theo Phật học không mất hẳn nhưng cũng không còn hoài. Thần thức đó sẽ nương theo nghiệp: biệt nghiệp và cộng nghiệp, hoặc hạnh nguyện mà siêu thoát hoặc tái sinh. Đạo Phật gọi là luân hồi sinh tử.

Cầu siêu trong Phật giáo chính là bày tỏ sự tưởng nhớ đến người đã khuất, tặng cho họ những vật phẩm, thức ăn tuy chỉ có tính cách tượng trưng, nhưng trên hết là "năng lượng từ bi " xuất phát từ tấm lòng bi mẫn của người còn sống, thêm vào đó là giải bày, sám hối, cầu nguyện thay cho người mất thông qua lời kinh tiếng kệ, nhờ oai lực, thần lực của Tam bảo ( Phật Pháp Tăng) chiêu cảm người khuất mày khuất mặt, giúp họ " tỉnh ngộ " bớt đi đau khổ, sân hận, bám chấp, nuối tiếc, không còn vất vưởng, lang thang sớm siêu thoát về cõi an lành thanh tịnh (cõi các chư Phật ) hoặc tái sinh vào cõi Trời, người.

Có ai biết bao nhiêu "linh hồn" cô đơn đang lang thang vất vưỡng trong ba cõi, sáu đường? Có những người khi chết được siêu thoát, tái sinh vào cõi an lành hay rơi vào cõi dữ rất nhanh chóng, nhưng cũng có những người chết không ai biết, oan ức, đau đớn, cô đơn, đó là những "cô hồn", "những linh hồn cô độc". Tháng 7 âm lịch còn gọi là tháng "cô hồn ". Tháng kết nối linh thiêng giữa cõi người sống người mất, giữa cõi dục giới và sắc giới của tất cả chúng sinh hữu tình còn trôi nổi trong luân hồi lục đạo.

Văn học Việt Nam từng có một "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" của vua Lê Thánh Tông. Vị vua giàu lòng nhân đức này nghĩ về những con người vì mệnh bạc phải trở thành những cô hồn vất vưỡng.. Nhưng nổi tiếng và trác tuyệt nhất vẫn là lời thơ song thất lục bát của đại thi hào Nguyễn Du trong "Văn tế thập loại chúng sinh".

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt
Lọt hơi sương lạnh buốt xương khô
Não người thay bấy chiều thu
Ngàn lau khảm bạc, giếng ngô rụng vàng
Đường bạch dương bóng chiều man mác
Ngọn đường lê lác đác mưa sa
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế, nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất
Xót khôn thiêng phảng phất u minh
Thương thay Thập loại chúng sinh
Phách đơn hồn chiếc lênh đênh quê người

blank
Tượng Ngài Địa tạng Bồ Tát ở Nhật Bản.

Nguyễn Du là người có trái tim rộng lớn, thấu hiểu không chỉ nổi khổ của người sống trong thời phong kiến Lê mạt, mà còn đối với những người chết. Ông diễn tả những trường hợp chết, những hạng người chết, từ vua quan đến thứ dân, nhưng trên hết là cái chết của những người cùng khổ, oan ức, đói rét, đau đớn từ những người bị bọn vua quan bắt lính, đến người mắc oan ở tù rục thân, người ăn xin, gái giang hồ, người đẻ non đến em bé chết yểu, người đứt dây rơi xuống giếng chết, đến người bị cọp ăn. Một bức tranh thống khổ, thật đau đớn thay một kiếp người, như hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ:" Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe, trần có vui sao chẳng cười khì ".Phài chặng sinh ra đời chả có gì là vui như lời một bài hát " Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người " (Trịnh Công Sơn).


Nguyễn Du ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo rất sâu đậm, đó là tinh thần bình đẳng, Vô ngã. Không có cái tôi và sở hữu cái tôi.Mọi người đều bình đẳng trước cái chết vì không ai mang theo được gì: công danh, sự nghiệp, tiền tài, người thân đều phải bỏ lại tất cả, như đức Phật đã nói: "Chỉ có nghiệp (karma) theo ta như bóng với hình".

“Còn chi ai quý, ai hèn
Còn chi mà nói kẻ hiền, người ngu”

“Sống thời tiền chảy bạc ròng,
Thác không đem được một đồng nào đi”

Chưa kể, khi chết rồi, không ít kẻ giàu sang vẫn cảnh mồ hoang lạnh;

“Khi sao đông đúc vui cười,
Mà khi nhắm mắt, không người nhặt xương”.

Nói đến đạo Phật là nói đến nhân quả: ở hiền gặp lành, sống khôn chết thiêng, sống hạnh phúc chết bình an, muốn được như vậy, đức Phật dạy phải huân tập những suy nghĩ đúng đắn, những lời nói chân thật, những hành động tốt đẹp gọi là tạo nghiệp lành khi còn sống, chết đi sẽ không rơi vào cõi dữ, không bám chấp, tỉnh thức để chọn cho mình một kiếp tái sinh.

blank
Mâm cỗ cúng "những linh hồn cô đơn".

Không giúp được oan hồn sống lại, nhưng nhà thơ không muốn họ tiếp tục vất vưởng bụi bờ, nhà thơ lập đàn giải thoát chúng sinh. Lòng bác ái, hướng thiện của nhà Phật có thể giúp con người thoát vòng lầm lạc, u mê. Những người đang sống, nếu trao gởi niềm tin nơi Phật, thường vơi đi bao sợ hãi, âu lo về cái chết.

Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tỉnh đàn sái hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi
Giải oan cứu khổ, độ về Tây phương

“Ai đến đây dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
Trên nhờ Tôn giả chia đều chúng sinh”.

Trải suốt 184 câu thơ trong " Văn tế thập loại chúng sinh ", cảnh dương thế trong tháng 7 hiện ra đầy ảm đạm, thê lương. Đó là sự biến chuyển của đất trời: “mưa dầm sùi sụt, lạnh buốt xương khô, bóng chiều man mác, lác đác sương sa, mưa sa ngói lở, gió mưa sấm sét đùng đùng, mưa gào gió thét", nó phản ảnh đúng thực tại vũ trụ chúng ta đang sống: gió mưa, bão táp, lụt lội, động đất, sóng thần, chiến tranh, chết chóc mọi nơi, mọi lúc, ngày cảng tăng thêm số lượng những " linh hồn cô đơn ", vất vưỡng.

Nguyễn Du trong "Văn tế thập loại chúng sinh ", ông không chỉ thương xót cho người chết mà cũng là lời tâm sự với người sống trong cõi trần gian này. Ông nói về quá khứ, nhưng kỳ thực là phản ảnh của hiện tại và dự báo của tương lai. Bài Văn tế là cuộc hành trình về cõi âm, nhưng cuối cùng lại quay ngược về cõi dương gian. Là lời cảnh báo nếu con người không tỉnh thức, cứ chìm đắm trong ngũ dục lạc, tham sân si, mất hết " nhân chi sơ tính bản thiện ", thì chẳng khác nào đang bị nhốt trong địa ngục, chẳng mấy chốc, có khi không đến "trăm năm trong cõi người ta", rơi vào trầm luân của "thập loại chúng sinh cô hồn"...

Tháng 7 âm lịch, xin thắp một nén hương tưởng niệm và tri ân đại thi hào Nguyễn Du về những tác phẩm kinh điển của ông dài như truyện Kiều có đến 3254 câu thơ lục bát, hay ngắn như Văn tế thập loại chúng sinh chỉ có 184 câu. Riêng "Văn tế thập loại chúng sinh" là tác phầm văn học độc đáo, bất hủ, thấm đẫm lòng bi mẫn từ chính trái tim của nhà thơ, từ trái tim rộng lớn của các vị Phật, Bồ Tát như Bồ tát Địa Tạng Vương với đại nguyện: "Khi nào còn một chúng sinh trong địa ngục, ta nguyện không thành Phật".

"Văn tế thập loại chúng sinh" là thông điệp cao quý về tình Người, về quả vị "nhân thừa ", về chủ nghĩa nhân văn sâu sắc:

"Người chết nối linh thiêng vào đời", "Người thương người, sống đề thương nhau."

Chơn Định Hòa

Mùa Hiếu Hạnh tháng 7-2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.