Hôm nay,  

Hãy khuyến khích con cháu chúng ta nói tiếng Việt trong gia đình

8/7/201415:29:00(View: 5409)

Thông điệp của một Giám Mục VN ở hải ngoại: Hãy khuyến khích con cháu chúng ta nói tiếng Việt trong gia đình


CHICAGO (31/07/2014) – Theo chương trình mục vụ tại Chicago vào cuối tháng 7 năm 2014, ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh đã đến chủ tế thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào ngày thứ Bảy tuần qua và thánh lễ mừng kính Đức Mẹ La Vang vào chiều Chúa nhật tại Cộng đoàn Công giáo Mân Côi Chicago. Sau thánh lễ, Đức Cha Micae đã được cộng đoàn mời chủ tọa nghi thức khai mạc chương trình văn nghệ Việt Nam với sự tham dự của hai nghệ sĩ tên tuổi hải ngoại là danh ca Như Quỳnh và Đan Nguyên cùng nhiều ca sĩ địa phương. Trong diễn từ khai mạc, ĐGM Micae đã gởi một thông điệp quan trọng đến các gia đình Việt Nam ở hải ngoại: “Hãy khuyến khích con cháu chúng ta nói tiếng Việt trong gia đình, bởi vì còn tiếng Việt, còn cộng đồng Việt; mất tiếng Việt, mất cộng đồng Việt.”


blank

Gần 3 ngàn người Việt lương giáo (gần 1 ngàn người vào tối thứ Bảy và trên 2 ngàn người vào tối Chúa nhật) đã trân trọng lắng nghe thông điệp của Đức Cha. Bà con đồng hương đã từ nhiều tiểu bang gần thành phố Chicago đến tham dự (như TB Indiana, Michigan, Wisconsin, Minnesota, Iowa, Missouri, Kentucky và Ohio).


blank

Diễn giải thông điệp của tường thuật viên


Tiếng Việt là thành trì của văn hóa Việt

Cách nay trên một thế kỷ, cụ Phạm Quỳnh (1892-1945) đã nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn.”[1] Tiếng Việt còn thì người Việt còn vì ngôn ngữ của một dân tộc là thành trì văn hóa đầu tiên và cuối cùng của dân tộc ấy. Thuở xưa khi dân Do Thái bị đánh đuổi khỏi nước mình và phải lưu lạc khắp tứ phương. Nhưng đi tới đâu và ở nơi nào, các gia đình Do Thái vẫn tiếp tục học, viết và nói tiếng Do Thái. Nhờ vậy, trải qua nhiều thế hệ, các cộng đồng Do Thái vẫn hiện diện linh hoạt ở những quốc gia mà họ đã đến tỵ nạn, định cư trước đây.


Tiếng Việt là ngôn ngữ của yêu thương

Ngôn ngữ phản ánh những giá trị xã hội (social values) mà một dân tộc trân quý và bảo trọng. Những giá trị cao quý của văn hóa Việt Nam (như lịch sự, kín đáo, trang trọng, yêu thương) đã được chuyển tải sống động trong ngôn ngữ Việt. Văn hóa Việt thuộc nền văn hóa bảo cổ (past-oriented culture) nên chi Việt ngữ đã được dùng để chuyển tải những giá trị văn hóa nhân bản, lấy gia đình làm nền tảng để nương tựa và thăng tiến (như thảo kính cha mẹ, có tinh thần hiếu học, kính trọng người cao tuổi, bảo tồn những truyền thống hào hùng của tổ tiên để lại).


Tiếng Việt là ngôn ngữ của hàn gắn

Một trong những nguyên do làm cho một số gia đình người Việt ở hải ngoại không thành công là vì vấn đề ngôn ngữ, truyền thông. Tiếng Việt là một ngôn ngữ của tình cảm nên khi cha mẹ dùng tiếng Việt để dạy dỗ con cái thì có hiệu quả nhiều hơn là dùng tiếng Anh. Vì thế, khi bố mẹ nói mà con cái không chịu nghe lời; vợ chồng hiểu lầm nhau và dễ đưa đến tức giận, ly thân, ly dị. Ngoài ra, tiếng Việt còn là một ngôn ngữ của hàn gắn. Khi nghe, “Em xin lỗi anh!” hay “Em thông cảm cho anh nghe!” thì dễ được đón nhận, tha thứ và hàn gắn hơn là được diễn tả bằng Anh ngữ.


Tiếng Việt là ngôn ngữ của số lượng và chất lượng

Bàn về số lượng thì 2 phải hơn 1 – biết 2 ngôn ngữ thì tốt hơn là chỉ biết có 1 ngôn ngữ mà thôi. Ở Mỹ, càng biết nhiều ngôn ngữ lại càng có nhiều cơ hội về nghề nghiệp và tiến thân. Bàn về chất lượng, một người biết được nhiều ngôn ngữ thường sống bao dung hơn, thân thiện hơn, có tinh thần hợp tác hơn. Họ sẽ thành công khi làm việc chung với những người khác trong nhóm. Một số quốc gia trên thế giới như Thụy Sĩ, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển đã bắt buộc mỗi học sinh phải biết đọc, biết viết và biết nói được ít nhất là 3 ngôn ngữ. Những quốc gia mà công dân của họ nói được nhiều ngôn ngữ, cảm nhận được nhiều nền văn hóa thường sống trong hòa bình – ít khi gay gắt tranh cãi hơn thua với nhau.


Đừng lo tiếng Anh. Hãy lo con em mình không nói được tiếng Viêt

Mỗi ngày học trò trung, tiểu học phải có mặt ở trường ít nhất là 7 tiếng đồng hồ. Đó là thời giờ mà các em được học trong lớp Mỹ và phải nói tiếng Anh. Khi trở về nhà, các em cũng phải cần ít nhất là 2 giờ để học bài và làm bài, chưa kể một số giờ khác cho TV và iPhone. Nếu được nói tiếng Việt tại ở nhà 1 hay 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày thì thật là hữu ích cho các em về tâm lý, giáo dục và tình cảm gia đình. Một sự kiện hiển nhiên cho nhiều phụ huynh ở Hoa Kỳ từ năm sau 1975 đến nay là chỉ cần ở trong trường Mỹ một thời gian, con em chúng ta đã nói tiếng Anh giống như người bản xứ, nhất là những học sinh bắt đầu đi học từ bậc tiểu học. Vì vậy, đừng lo con em chúng ta không biết nói tiếng Anh, mà hãy lo rằng con em chúng ta không nói tiếng Viêt.


Gần 40 năm (1975-2014) trải nghiệm

Dù hiện thời chưa có một nghiên cứu khoa học nào về vấn đề nầy, nhưng qua gần 40 năm trải nghiệm tại Hoa Kỳ (1975-2014), đa số người Việt hải ngoại đã công nhận 2 đóng góp tích cực của Việt ngữ trong các gia đình người Việt ở hải ngoại[2] như sau:


  • Nếu cha mẹ và con cái nói tiếng Việt trong gia đình: con cái nên người.

  • Nếu vợ và chồng nói tiếng Việt trong gia đình: hôn nhân bền vững.


Xin cảm ơn ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh đã chuyển gởi thông điệp quý báu nầy đến cộng đồng người Việt hải ngoại.


- Paul Trần


Ghi chú:

[1] Để biết thêm về Phạm Quỳnh trong việc bảo tồn và phát huy tiếng Việt, xin vào link sau đây:
http://en.wikipedia.org/wiki/Phạm_Quỳnh

[2] Phát biểu của Giáo sư Nguyễn Trung Hiếu tại buổi hội thảo văn hóa Á Châu tổ chức ngày 26 tháng 2 năm 2005 tại Khách sạn Hyatt Regency O’Hare – Chicago.

[3] Hình ảnh dùng cho bài viết nầy được lấy từ link sau đây:
http://www.nghiasinh.org/?mode=pic_dsalbum&id_album=207


.
,

Reader's Comment
8/8/201417:50:37
Guest
Nói tiếng Việt...vậy xin hỏi..."Nói tiếng Việt" nào.??? Tiếng Việt việt cộng...hay tiếng Việt thuần-thuý cả ngàn năm qua.Người Việt chỉ thích nói,thích làm lảnh tụ...hơn là với tấm lòng nhiệt quyết chân-thành và có tổ chức.
Nói mà không có "tổ-chức",không có "phương pháp" đó chỉ là lời nó suông mua vui cùng mọi người xung-quanh và cũng là hình thức đi tìm danh-vọng.
Những "tổ chức","hội đoàn" của người Việt tị-nạn quá đại tài...nên hôm nay tay-sai vgcs đầy vẩy khắc nơi...ngôn từ vgcs vung vảy khắp mổi gốc phố...đặt biệt trong lỉnh vực truyền thông...tràn đầy mùi hôi thúi của bọn vgcs.
Vậy mấy người hô hào nói tiếng Việt với dụng ý gì...?? Tốt hơn cho trẻ con nói tiếng Mỹ để chúng không bị nhiễm bệnh vgcs vào tâm-não chúng hơn là làm tay sai cho vgcs trong tương lai.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Polska ơi! Polska ơi! Polska ơi! bất khuất!* Cảm xúc nào hâm nóng trái tim tôi Chúng ta từng sống và từng chết Ngoài chiến trường và trong ngục tù Giữa trại tập trung cuối trời hoang đảo
Trong vòng ba tuần nữa, Việt Nam sẽ chính thức và toàn diện bước vào sân chơi toàn cầu hoá khi trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và vừa đạt thỏa thuận với Hoa Kỳ
Trong lúc chúng ta đang tưng bừng chờ đón một mùa Giáng Sinh an lành, một năm mới hạnh phút dưới mái ấm gia đình thì có biết bao chiến sĩ đã và đang hy sinh
Trước, trong và sau Đại Hội, phong trào đòi tự do, dân chủ khởi sắc. Nó nhanh chóng làm rung động những người ít quan tâm đến chính trị, nó lại lôi kéo thêm
Cho đến bây giờ, trong tay tôi có tới 50 giấy "mời" của công an phường Đức Giang và phường Trung Liệt, nơi tôi tá túc và tạm vắng suốt 3 tháng trời qua (kể từ đêm 2-9 định mệnh), nghĩa là
Trong buổi họp của Hội Đồng Quản Trị Học Khu Garden Grove ngày 5/12 vừa rồi, LS Nguyễn Quốc Lân được bầu làm Chủ Tịch
Hình ảnh tương phản này không có gì mới, nhưng sự kiện càng ngày càng có nhiều người bất tuân kỷ luật đảng, vi phạm luật pháp và xâm phạm quyền lợi và tài sản của nhân dân
"Hội chứng Tiêu Bán Sơn" là tâm lý trống vắng của một người hết còn kẻ thù truyền kiếp nên hết cả lẽ sống. Hiện tượng ấy được Kim Dung minh diễn trong bộ võ hiệp "Thiên Long Bát Bộ"
Tôi muốn nói lên nhận định của mình về đất nước. Tôi xin được phổ biến để rộng đường tranh luận. Không có Tây Tàu Mỹ nào đọc các bài viết này mà có chăng là các người Việt đang
Trước hết, chúng ta hãy nhắc lại nguyên tắc đối ngoại của chúng ta để tìm ra một sinh thái quốc tế có lợi hơn, phát triển sức mạnh quốc gia của chúng ta thiệt nhanh. Nguyên tắc này
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.