Hôm nay,  

Âu Châu Và Pháp: Gián Điệp Của Putin Tràn Ngập

02/08/201400:00:00(Xem: 4062)
Trong gần đây, dư luận thế giới tỏ ra e ngại Ông Tổng thống Poutine của Nga. Vụ Crimée, và vụ máy bay dân sự của Mã-lai cách nay ít hôm đã cho cả thế giói thấy Ông Poutine quả thật là con người rất khó thiện cảm. Ông thật sự không có cung cách một chánh khách của Âu châu mà là một nhơn viên mật vụ KGB của thời cộng sản Staline sắt máu có thành tích tàn 7sát gần năm mươi triêu nhơn dân liên-xô.

Nghề KGB của Poutine vừa bị ký giả Vincent Jauvert của tuần báo Le Nouvel Observateur (của Đảng Xã hội, xuất bản ở Paris, số 2594, 24 tháng 7/2014) khám phá và tố cáo.

Ông Poutine từ khi trở lại Điện Cẩm-linh đã cho tung ra một chiến dịch gián điệp nhằm xâm nhập hoạt động mạnh ở Âu châu và nhứt là Pháp. Đìệp viên là những nhà ngoại giao giả, nhà báo giả. Họ hoạt động và tuyển mộ người trong xí nghiệp lớn của Pháp, trong Quốc Hội và cả trong Điện Elysée.

Một số lớn có chức vụ (giả), có văn phòng trong Tòa Đại sứ Nga ở Paris. Một số khác sanh sống như kiều dân Nga bên ngoài Tòa Đại sứ nhưng hoạt động chánh là gián điệp.

Vài nét về Tòa Đại sứ Nga

Tòa Đại sứ Nga - Đại sứ quán Nga là cách nói hoàn toàn theo tiếng tàu - có một lịch sử khá lâu đời bởi quan hệ lịch sử giửa các nước ở Âu châu trước đây. Có khi còn bắt rể trong quan hệ hoàng tộc với nhau.

Năm 1818, Nga Hoàng Alexandre Đệ I đặt phái bộ ngoại giao Nga tại Hôtel Thellusson thuộc Paris IX ngày nay. Sau đó, phái bộ ngoại giao Nga dời về Hôtel d' Estrées, số 79, đường Grenelle, Paris VII. Tới năm 1978, phái bộ ngoại giao Nga dời về địa chỉ hiện tại. Và cũng từ đây, Hôtel d' Estrées trở thành tư dinh của ông Đại sứ. Đại sứ Nga ở Paris từ năm 2008 là ông Aleandre Orlov.

Tòa Đại sứ Nga hìện tại ở địa chỉ 40 - 50, Đại lộ Lannes, Paris XVI, do Ông George Vari, kỷ sư người hung-gia-lợi, xây cất năm 1974-1975. Chuyện trớ trêu là ông kỷ sư này đã bỏ xứ chạy trốn trong vụ Staline cho xe tăng qua đàn áp đẩm máu cuộc nổi dậy ở Budapest. Tuy nhiên, ông vẫn nhiệt tình phục vụ Liên-xô, xây tòa nhà đúng theo kiểu xít-ta-lin thuần túy để làm Tòa Đại sứ Liên-xô. Một thứ pháo đài hơn là một dinh thự theo kiến trúc văn minh.

Tới năm 1991, Liên-xô sụp đổ, Cộng hòa Nga một mình xử dụng cơ sở ngoại giao này. Tòa nhà vĩ đại vì trước đây là trụ sở ngoại giao của cả khối Liên-xô.

Sau biến cố Liên xô, các nước trong Liên bang xô-vìết trở thành những Cộng hòa độc lập và họ lập Tòa Đại sứ của họ ở các nơi theo sự chọn lựa riêng của họ.

Mục tiêu thứ nhứt: Tổng thống Hollande

Một điệp viên có nhiệm vụ bám mục tiêu quan trọng bậc nhứt là Ông Tổng thống Pháp François Hollande. Trong công tác này, điệp viên Nga ngụy tích dưới lớp áo một nhơn viên ngoại giao "Tùy viên không quân" để tìm cách thu thập những thông tin về đời sống riêng, về bè bạn, về mối quan hệ của Ông Hollande.

Thật ra, điệp viên là Đại tá Illouchine làm việc cho một bộ phận tình báo của KGB. Vai trò thật của ông là người cộng sự đắc lực của Tổng thống Poutine. Nhiệm vụ của ông là xây dựng một mạng lưới ngay trong trung tâm quyền lực của Paris.

Vỏ quit dày, móng tay nhọn. Từ nhiều tháng nay, Illouchine đã bị phản gián Pháp theo dỏi sát từng cử chỉ, từng hành động, từng bước di chuyển. Nhơn viên phản gián Pháp bị gạt vì điều mà họ thấy không đúng như họ nghĩ. Ai nấy đều lấy làm lo ngại.

Đại tá Illouchine năm nay chừng ba mươi tuổi. Ông không như lớp phản gián của thời hậu liên-xô trước đây, mệt mỏi, say sỉn, mà là một sĩ quan tình báo của thế hệ mới. Thế hệ của nước Nga dưới chế độ Tổng thống Poutine. Lạnh lùng và hiệu quả giống như ông chủ Điện Cẩm-linh.

Ở Paris, Illouchine hoạt động tích cực. Chẳng mấy khi thấy ông có mặt trong văn phòng của ông ở Tòa Đại sứ Nga.

Điệp viên Đại tá trẻ luôn luôn có mặt ở những buổi hội thảo quan trọng tổ chức tại Trường Quân sự, ở Học Viện võ trang hoặc ở Hội nghiên cứu chiến lược để bám sát theo dỏi những vấn đề nhạy cảm. Ở các nơi đó, ông tìm cách nhận diện, móc nối những nhơn vật quan trọng của chánh quyền Pháp. Cả những ký giả chuyên nghành. Mục đích là khơi những nguồn thông tin. Ông đã đạt được một số kết quả.

Với ký giả, ông bám sát những ký giả chuyên môn về quân sự. Trước khi tiếp cận, ông tìm hiểu rỏ về đối tượng của mình. Như gia đình, sở thích, thói quen và cả những mặt yếu.

Để móc nối, cứ nửa tháng, ông mời những đối tượng của ông ăn trưa. Đó là qui luật trong tình báo Nga. Ở bàn ăn trong một nhà hàng sang trọng, ông tiết lộ cho ký giả những thông tin mới mà họ chưa có. Về qưân đội Nga hay vế mối quan hệ quân sự giửa Mạc-tư-khoa và Paris. Lúc ban đầu, ông không đòi hỏi gì ở đối tưọng. Trái lại, ông còn gây cảm tình và sự tín nhiệm ở đối tượng. Ông biếu những cây viết máy Montblanc đắc tiền hoặc những chai Whisky với thương hìệu nổi tiếng. Những món quà này khá đắc tiền dể làm hài lòng người nhận nhưng chưa phải là những phẩm vật hối lộ.


blank
Tòa Đại Sứ Nga ở Paris. (Photo: Wikimedia)

Nếu quà được nhận vui vẻ thì việc móc nối có thề chuẩn bị.

Hoạt động tại Paris

Khi cá đã cắn câu, Illouchine bắt đầu khai thác đối tượng. Ông chỉ hỏi những điều vô thưởng, vô phạt. Ông đề nghị với ký giả Pháp vài bài báo nhỏ, vô hại vì không có một tầm ảnh hưởng nào cả. Từ từ, ông mới đưa ra những ý kiến về phản tuyên truyền, bóp méo thông tin cho có lợi cho Nga theo một kế hoặch do Mạc-tư-khoa xếp đặt trước. Khi những ký giả Pháp làm xong, ông cảm ơn bằng những món quà giá trị cao hơn. Như mời cả gia đình ký giả đi nghỉ ngơi trên một hòn đảo nắng ấm, sang trọng.

Tới đây, đối tượng đã trở thành điệp viên của ông. Họ sẽ hẹn bí mật gặp nhau ở ngoại quốc, trong những khách sạn sang trọng, dúi vào tay tân điệp viên những xấp gìấy bạc mới tinh.

Có một ký giả vô tình cung cấp cho Đại tá Illouchine những thông tin rìêng, tế nhị, về một cộng tác thân cận của Ông Hollande. Ông ta tưởng đã tuyển được thêm một điệp viên mới nữa. Không ngờ, ký giả này tự nhiên giựt mình, biết mình đã lọt vào mạng lưới tình báo của Nga. Hành động phục vụ tình báo nước ngoài không tránh khỏi ở tù dài hạn. Anh vội tới trụ sở Cơ quan tình báo Pháp hồi tháng rồi. Nơi đây, anh kể lại đây đủ sự việc của anh quan hệ với Đại tá Illouchine cho cơ quan H4 nghe. Trong lúc đó, H4 cũng đã biết đại thể chuyện thầm kín của anh.

Sau đó, «Tùy viên không quân», tức đại tá trẻ tuổi Illouchine, của Tòa Đại sứ Nga ở Paris bị Sở phản gìán Pháp mời tới thông báo cho biết rằng hành động gian điệp của ông ta đã bị an ninh nội chính Pháp biết hết cả rồi. Vậy hảy ngưng những hoạt động này ngay. Đại tá Illouchine sau đó còn bị thẩm vấn nhiều lần nữa nên đã phải cuốn gói về Mạc-tư-khoa. Đã bị bể, không thể hoạt động được nữa.

Tổng thống Poutine móc cho ông ta lon Thiếu tướng.

Đại tá Illouchine là trường hợp đầu tiên bị khui ngay lúc đang hoạt động tại Paris. Nhưng đó chỉ là mặt nổi của tảng băng ngầm to lớn. Theo sự khám phá của ký giả Vincent Jauvet thì mạng lưới gián điệp của Nga đang hoạt động ở Âu châu và đặc biệt ở Pháp vô cùng hùng hậu. Từ vài năm nay, đúng ra từ khi Ông Poutine trở lại nắm quyền ở Điện Cẩm-linh, số điệp viên hoạt động ở đây ngày càng đông đảo hơn và càng sôi nổi hơn. Chúng tích cực hơn thời chiến tranh lạnh. Chúng quan tạm theo dỏi để biết những điều thầm kín, riêng tư của chánh khách Pháp, ý muốn của Pháp ờ OTAN, ở LHQ và ở Liên Hiệp Âu châu, những bí mật thương mải của xí nghiệp lớn Areva hoặc kỷ thuật mới của Thales,…

Khủng hoảng ở Ukraine làm cho mạng lưới gián điệp co cụm lại. Về phía Pháp, tình báo cũng đề cao cảnh giác cao độ. Từ mấy tuần vừa qua, bộ phận tình báo H4 đặc trách về Nga được tăng cường mạnh. Lúc bức tường bá-linh sụp đổ, nhơn viên tình báo của H4 có hơn tám mươi người, nay chỉ còn hơn ba mươi.

Hiện tượng suy thoái tâm thần?

Poutine cho tổ chức một mạng lưới gián điệp hùng hâu hoạt động tích cực ở Âu châu và đặc biệt ở Pháp, phải chăng đó là một hiện tượng suy thoái tâm thần vì hồi tưởng lại thời chiến tranh lạnh ? Theo một Dân biểu quan trọng ở Mạc-tư-khoa cũng là cựu Tình báo KGB cho biết thật sự, Poutine mang tâm trạng lo sợ phản gián của Pháp. Ở thời điểm tinh hình khủng hoảng giửa Nga và Tây Âu như hiện nay, tình báo sẽ đem lại cho bên này hoặc bên kia nhiều điều lợi lạc. Poutine lo sợ những điều thầm kín ở Điện Cẩm-linh sẽ bị phía Tây Âu xâm nhập và khám phá. Nên ông cho tình báo Nga xâm nhập qua Âu châu và Pháp trước để kịp lo tuyển người, xây dựng cơ sở. Poutine cần nắm trước những nguồn thông tin mới.

May mắn là phía tình báo Pháp đã khám phá được sự xâm nhập của Nga. Bắt đầu bằng những điệp viên Nga dưới dạng nhơn viên ngoại giao. Năm rồi, Sở tinh báo Pháp đã kịp báo động với Bộ Ngoại giao Pháp những mối hăm dọa đang đến từ mật vụ Nga của Poutine.

Từ lâu nay, Pháp đã lơ là trong hoạt động tình báo đối với Nga vì cứ xem Nga là đồng minh sau khi kẻ thù là Liên-xô đã thật sự không còn nữa!

Trong quan hệ quốc gia với quốc gia, xưa nay không có ai là bạn thật tình, ai là kẻ thù muôn đời. Tât cả chỉ vì quyền lợi của dất nước là trên hết.

Nhưng Chánh quyền cộng sản ở Hà nội, trái lại, chỉ biết có quyền lởi của đảng cộng sản, tức quyền lợi của đảng viên cầm quyền là trên hết.

Nước có thể mất nhưng đi với kẻ thù để còn đảng độc tài, còn quyền lợi, vẫn cứ đi tới cùng.

Nguyễn Thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.