Hôm nay,  

Ung Thư Ơi, Chào Mi

02/08/201400:00:00(Xem: 4781)
Giao Chỉ - San Jose
(Viết cho Lê Thiệp, tác giả: Ung Thư ơi, chào mi)

RMS là gì? Nếu ai hỏi ở San Jose anh chị làm ở đâu. Được trả lời là làm ở IBM thì ai cũng biết là nghề nghiệp ngon lành. Nhưng bạn là khách hàng của văn học nghệ thuật, cuối tuần hay đi lang thang là cũng biết RMS tức là ra mắt sách. Không phải là tên hãng xưởng gì cả. Thường ra một nửa là khách quen, một nửa là khách lạ. Khách quen là các khuôn mặt thường trực của thế giới văn học San Jose. Khách lạ là thân hữu riêng của tác giả. Khách quen đến vì tác phẩm. Quen là quen mặt trong cộng đồng. Không chắc là quen với tác giả. Khách lạ, lạ mặt với cộng đồng nhưng đến vì quen riêng với tác giả. Đông khách là một vài trăm, vắng khách là một vài chục. Có kỳ RMS nặng về văn nghệ. Chẳng ai quan tâm đến tác giả và tác phẩm. Có kỳ nặng về diễn thuyết. Các diễn giả thi nhau giảng giải. Nhưng tất cả đều là hình ảnh nói lên nỗi đoạn trường chữ nghĩa về chiều mà vẫn còn cố gắng giữ cho ngọn đèn Việt ngữ khi tỏ khi mờ.

Từ vua Quang Trung đến 5 điều 10 chuyện.

Suốt từ tuổi niên thiếu cho đến ngày nay, khi khai lý lịch đến mục sở thích tôi vẫn ghi: Đọc sách. Mỗi khi có thì giờ, thượng vàng hạ cám, tôi đọc tuốt. Sách mua, sách biếu, sách học, sách nghề và thậm chí sách từ thư viện tha về hàng túi. Bây giờ xoay ra đọc sách báo tin tức trên mạng. Vì vậy nên học được nhiều chuyện và cũng tiếp tục dự các kỳ RMS. Đôi khi cũng được mời lên nói ba điều bốn chuyện. Và xin cảm ơn đã được tặng sách. Sách đang in của ông Trần Nhu và sách mới ra của các ông Song Nhị và Phương Duy.

Mấy tuần qua tôi đi dự 2 kỳ RMS, xin kể lại cho quý vị.

Trước hết là cuốn Đại đế Quang Trung, trận đánh cuối cùng chấm dứt họa Bắc thuộc. Tác giả là ông Vũ Ngọc Đĩnh, nhà phản kháng đã bị tù đầy được thả hiện còn ở Việt Nam. Các bạn ông và anh Chinh Nguyên nhân danh cơ sở Văn Thơ Lạc Việt đứng ra ấn loát và phát hành. Bạn bè đóng góp mỗi người 1 tay, để đủ tiền in và ra mắt sách. Tôi chẳng quen biết nhưng thấy anh em góp sức in sách cho tác giả chống Cộng ở Việt Nam mà lại sắp ra đi... nên rất xúc động cũng góp tiền. Đây là 1 trong rất nhiều tác phẩm mà tác giả đã viết nhưng không biết bao giờ mới in. Sách có đề tài rất hợp với thời kỳ chống Tàu hiện nay, tuy nhiên không thành công về tài chánh dù ra mắt sách có chương trình văn nghệ rất công phu. Nhưng sách đã đựơc Mõ San Jose tài trợ khá chu đáo mới có thể chào đời. Rõ ràng là tác giả ở Sài Gòn rất vui mừng khi thấy đứa con tinh thần ra mắt ở San Jose. Xin các bạn nhớ cho, ra mắt sách ở San Jose là 1 kỳ công. Sách in ra mà chưa RMS ở San Jose coi như chưa có sách. Đoạn cuối, xin viết về nội dung tác phẩm. Sách không phải là sử liệu. Đây là dã sử tiểu thuyết. Tác giả viết về chuyện trước khi đem quân qua Việt Nam, giúp vua Lê Chiêu Thống đánh Tây Sơn, vua Càn Long bên Tầu đã nói chuyện gì với tướng quân tổng tư lệnh là Tôn Sĩ Nghị. Mặt khác, khi đem quân Bắc tiến đánh giặc Thanh ở Đống Đa, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã bàn chuyện hành quân với Ngọc Hân công chúa ra sao. Sức tưởng tượng của tác giả phải nói là hết sức đặc biệt.

blank
Ra mắt sách...

Ba tác giả ra mắt cùng 1 ngày.

Ngày thứ bẩy vừa qua, đến lượt ông Mõ San Francisco tổ chức ra mắt cho 3 tác giả 1 lần. Tại Bắc Cali có hai ba ông chủ tịch cộng đồng coi như tiên chỉ trong làng nhưng sinh hoạt nặng về chính trị. May thay có 2 anh Mõ, vốn được coi là cùng đinh, nhưng thực ra giàu có và thường lo cho văn hóa nghệ thuật. Mõ San Fran Huỳnh Lương Thiện và Mõ San Jose Lê Văn Hải thay phiên làm long trọng viên cho các kỳ RMS.

Mõ San Jose vừa mở đầu cho đại đế Quang Trung ra quân thì mõ San Fran bèn giới thiệu 1 lượt 3 tác giả. Kỳ này có khá nhiều kỷ lục đáng ghi. Ông Nguyễn Tấn Thọ, vốn là kỹ sư nhưng đóng vai kiến trúc sư cho buổi tổ chức Ngày Văn Hóa Nghệ Thuật Việt Nam từ 11 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều. Công bằng mà nói, buổi sinh hoạt thành công trên nhiều mặt.

Đủ cả cầm kỳ thi họa. Văn nghệ có 2 danh ca nữ và 1 danh ca nam. Về hội họa có ông Vũ Hối và con trai Vũ Quốc. Về văn chương biên khảo có ông Đỗ Thông Minh. Thật ít khi có gia đình cha con cùng ra mắt tác phẩm. Hình vẽ chân dung của họa sĩ Vũ Quốc rất xuất sắc. Vẽ sơn dầu theo kiểu truyền thần, các nhân vật thật sống động. Họa sĩ kiêm thi sĩ, đặc biệt về hội họa thư pháp là bác Vũ Hối, người đất Quảng, năm nay 83 tuổi nhưng vẫn còn tráng kiện. Tháng 8 tới, gia đình ông sẽ có cuộc triển lãm tại Paris.

Riêng ông Đỗ Thông Minh, kỳ này từ Nhật đi vòng quanh nước Mỹ 80 ngày, hơn 2 tháng. Ông có thành tích đi vòng quanh trái đất 40 lần. Đã có 120 lần nói chuyện trong 12 năm qua. Năm nay ông Minh 64 tuổi. Năm 2015 về ăn tiền già của Nhật Bản. Cá nhân chúng tôi có duyên nợ với ông Minh khá nhiều. Biết nhau từ lúc mặt trận Hoàng Cơ Minh bắt đầu xây dựng cơ sở tại San Jose. Sau thời kỳ giao duyên với kháng chiến, ông Minh quay sang mặt trận văn hóa. Tôi cũng từng gặp cả bác Vũ Hối và ông Đỗ Thông Minh tại khắp mọi nơi, chẳng riêng gì ở San Jose.

Nếu các bạn có dịp gặp bác Vũ Hối hay ông Thông Minh tại bến xe, tại hội trường vào lúc tan buổi họp, ngồi chờ xe đón... mới cảm nhận được niềm cô đơn của các nhà văn hóa một đời vì dân tộc. Họ, những người bạn của tôi, là những ông Tây ba lô gốc Việt, vẫn miệt mài gieo rắc mầm sống trong ý nghĩa bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc giữa các cộng đồng Việt trên thế giới. Sáng tác, biên khảo, in ấn, đóng gói, xách đi, xách về làm cho cuộc sống thực sự vất vả mỗi ngày. Liên tục và hối hả, các bạn sống như những ngọn nến cháy cả 2 đầu. Ngọn nến của thân xác cháy 1 đầu chưa đủ, các bạn đốt luôn cả 2 đầu cho soi sáng gấp đôi. Nến cháy 2 đầu, nến đốt nhanh cuộc sống.

Nhưng ông Vũ Hối đất Quảng Nam và ông Thông Minh đất Nam Định dường như mãi mãi duyên nợ với văn hóa nên phải tất tả để trả nợ đời.

Tác phẩm của ông Minh kỳ này hết sức tham lam vội vã như con tầm nhả cho hết đường tơ. Sách của ông ta có tựa đề toàn là con số: 5 điều tâm cảm. 10 điều tự vấn, 15 sáng kiến nhỏ và 123 điều tại sao. Nếu quả thực anh em chúng ta vẫn xem như đang sống trong không khí của một Việt Nam Cộng Hòa nối dài thì thưa các bạn, vị đại sứ VNCH của chúng ta ngày nay tại Đông Kinh phải là Đỗ Thông Minh. Và vị đại sứ VNCH lưu động xin dành cho bác Vũ Hối, người viết thư pháp chân phương nhất và sớm sủa nhất của quê hương ta. Và bây giờ xin giới thiệu cuốn sách chưa hề ra mắt.


blank
Ra mắt sách...

Chào kính bệnh ung thư

Cuốn sách sau cùng tôi giới thiệu là sách chưa ra mắt tại San Jose. Có thể sẽ không ra mắt vì tác giả đã qua đời. Một người viết lời giới thiệu và khen ngợi tác giả cũng đã qua đời. Tác giả là Lê Thiệp, chết tháng 7 năm 2013. Anh chàng viết khen Lê Thiệp là Vũ Ánh, cũng mới ra đi năm nay. Cô ca sĩ Quỳnh Giao cũng khen ngợi tác giả Lê Thiệp. Cô cũng ra đi tuần trước. Tất cả 3 người đều có kẻ thù gọi chung một tên: Ung Thư. Nhưng chỉ riêng Lê Thiệp để lại tác phẩm gọi tên kẻ thù với lời chào thân ái. “Ung Thư ơi, chào mi”.

Ở trên đời này có 2 loại bệnh mà trước sau ai cũng gặp. Ung thư và Tâm thần. Ông bà anh chị không bị ung thư và tâm thần là đã ra đi vì các tai nạn và chứng bệnh khác trước khi gặp 2 tên ung thư và tâm thần. Gặp đám này là nhân loại lên sân khấu đóng màn chót của cuộc đời. Ung Thư là bi kịch. Tâm thần là hài kịch. Đầu óc như cái máy điện toán. Trước sau rồi sẽ có vấn đề. Đó là chuyện tinh thần. Về thể chất, con người do các tế bào tạo thành. Toàn thể lục phủ, ngũ tạng đều do các tế bào hợp lại. Tế bào không vĩnh cửu. Tế bào hư hỏng theo thời gian. Tế bào nào rồi cũng có ngày ung thư. Có thể ngoại trừ tim và mắt. Ông trời xem ra đã có nghiên cứu. Mắt có thể mù là quá đau thương. Tim ngưng đập là hết chuyện, không cần đem ung thư ra hành hạ con người. Ung thư tung hoành tất cả chỗ khác. Tế bào yếu, tế bào teo. Ung thư. Tế bào khỏe, tế bào to. Ung thư. Hư hỏng bên trong, ung thư đã đành. Hư hỏng bên ngoài cũng ung thư. Ung thư tóc, ung thư da. Thậm chí có bệnh ung thư móng tay.

Và Lê Thiệp, Vũ Ánh, Quỳnh Giao thẩy đều ra đi vì ung thư. Nhưng chỉ Lê Thiệp để lại tác phẩm ngon lành nhất viết về kẻ thù. Qua hơn 100 trang sách, anh viết về bệnh của mình, cuộc chống cự quyết liệt với kẻ nội thù. Giặc nội công, đánh từ bên trong đánh ra, Lê Thiệp xử dụng các thế võ để chống cự. Cả nhà xúm lại giúp anh cầm cự. Thuốc tây trải qua các giai đoạn khoa học làm sao. Thuốc bắc, thuốc nam, từ cầm cự chuyển qua tổng phản công như thế nào? Lúc quyết liệt, lúc buông xuôi. Tôi chưa từng thấy ai viết về bệnh ung thư 1 cách bình dân mà uyên bác như thế. Nước mắt thương đau nuốt vào bụng. Sự sợ hãi dấu kín và trong giây phút tuyệt vọng khi ra đi nghe vẫn có tiếng cười rộn ràng. Cuốn sách còn thêm hơn 100 trang của 20 bằng hữu viết về Lê Thiệp.

Thực ra, tôi chẳng biết anh Lê Thiệp nhiều. Thời kỳ đi lính viết báo chui cho Chính Luận tôi chỉ quen Từ Chung và Đậu Phi Lục. Qua cuốn sách mới biết Lê Thiệp là cây bút ngon lành trong nước và linh hồn của các cuộc biểu tình chống cộng đầu tiên tại hải ngoại, tại Đông Kinh. Anh về San Jose làm tờ báo Kháng Chiến, tôi có ghé thăm. Thiệp nói: Chính nghĩa của chúng tôi sáng ngời thế này mà sao niên trưởng không nhào vô. Sau đó Thiệp ra đi khi Ông Minh và ông Liễu chia tay. Anh lấy vợ San Jose mà tôi không biết. Cô Mai, vợ Thiệp mới gửi cho tôi tác phẩm Ung Thư của Thiệp. Đọc lòng vòng tôi chợt thấy có chỗ nói cô Mai, vợ Thiệp là con gái Đậu Phi Lục. Tôi còn nhớ ngày xưa khi viết báo Chính Luận, mỗi tuần anh Đậu Phi Lục là người gửi tôi tiền nhuận bút. Như vậy gia đình con gái anh ở San Jose bấy lâu nay mà tôi không biết. Bây giờ nhờ con anh Lục, vô tình tôi được đọc 1 tác phẩm hết sức thú vị nhưng không kém phần cay đắng. Trong chuyện ung thư của Lê Thiệp anh có nhắc đến các bệnh nhân của ung thư, trong đó có Cao Sơn đã ra đi và Uyên Thao vẫn còn ở lại.

blank
Ra mắt sách...

Ung thư là 1 kẻ nội thù. Khi gặp hắn bạn chỉ còn thì giờ thu xếp hành trang. Trận đánh bắt đầu. Dù có vợ con, dù có gia đình nhưng 24 trên 24, 7 trên 7 bạn chỉ tử chiến một mình. Mười phần thua bẩy, 3 phần gỡ gạc. Có người đi ngay. Mới nói chuyện hôm qua mà nay đã ra người thiên cổ. Đó là chuyện thường. Lâu lâu không điện thoại. Anh ấy đâu rồi?. Có tiếng nàng thỏ thẻ: "Nhà em đi rồi anh ạ". Phần lớn, chúng ta đã sống khá lâu rồi. Đầu óc không ngớ ngẩn gặp chị Tâm Thần thì anh Ung Thư sẽ đến thăm sức khỏe. Ai cũng sợ nhưng không rõ nguồn gốc của ung thư. Chỉ có Lê Thiệp đã học tập và hiểu rõ ngọn ngành. Và là người duy nhất cất tiếng Hello, chào Ung Thư. Tác phẩm của anh có tấm hình trong quân phục vai vác súng trường. Vào giờ phút cuối Ung Thư đã dẫn Thiệp đi hay Thiệp mặc đồ lính vác súng áp giải tên Ung Thư lên đường. “Thôi đi mày, đừng quanh quẩn ở đây mà làm phiền vợ con tao". Đó là ngôn ngữ của anh phóng viên chiến trường ngày xưa.

Ôi! Lê Thiệp, người sinh viên sĩ quan không tốt nghiệp, chưa từng bắn 1 phát súng trận. Anh chỉ đem cây bút từ giã hoả tuyến chạy trên đại lộ kinh hoàng rồi theo quốc lộ 13 mà vào An Lộc. Anh chàng thuyền nhân, đi từ kháng chiến rồi qua thương mại, nhưng không quên nghề cầm bút. Từ chân ướt chân ráo anh đem Đỗ Lệnh Dũng của chi khu Đôn Luân lững thững vào đời di tản, cho đến phút cuối dám bắt tay chào hỏi Ung Thư. Với tác phong như vậy Thiệp đã suốt đời làm lính VNCH.

Gửi cô Mai vài giòng: Bác Giao Chỉ San Jose vốn là Lính Chiến của Chính Luận ngày xưa, xin gửi lời thăm hỏi cô Mai. Được tin muộn màng thì ba của cháu và anh chàng lính ốm của Mai cũng đã đi xa. Đến ngày giỗ, xin cho bác gửi lời nhắc nhở. Nhờ anh Thiệp, bây giờ tên Ung Thư có đến đây, bác biết là phải làm gì. Thực ra, nó đã quanh quẩn ở San Jose đang làm phiền muộn cho bằng hữu chúng ta. Đuổi nó đi không được, có khi đành đi theo nó thôi. Coi như trận huấn nhục cuối cùng của chiến sĩ biệt động quân. Còn đỡ hơn đi theo chị Tâm Thần, ngơ ngẩn chẳng giống ai. Hello Ung Thư. Chào mi... Anh Thiệp nói: Ngồi chơi. Tao còn hút điếu thuốc, lên khung đồ lính rồi lên đường... Mà bây giờ đi đâu? Thằng cha Ung Thư đại diện biệt khu thủ đô chỉ tay lên trời...

Bây giờ, ở trên đó văn nghệ sĩ ký giả khá đông đảo. Vẳng nghe có tiếng Quỳnh Giao song ca với Duy Quang. Lê Thiệp ngồi viết tạp ghi: Lững thững về Trời... Gửi xuống cho Tiếng Quê Hương xuất bản. Thì Email chứ sao. Gửi xuống dễ hơn gửi lên. Bao giờ chẳng thế. (GCSJ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.