Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trần Huyền Trân Công Chúa

29/07/201400:00:00(Xem: 4199)

Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt-Đất Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang “Sử Việt-Đất Việt” được đăng hằng tuần, luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
________________

TRẦN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
(1287 - 1340)

Trần Huyền Trân là con gái của Trần Nhân Tông, em Trần Anh Tông. Năm 1301 (Tân Sửu), có phái bộ Chiêm Thành sang giao hảo, mời Thượng hoàng Nhân Tông qua thăm Chiêm Thành. Trần Nhân Tông cùng phái đoàn, đến ở tại cung điện vua Chế Mân (Jaya Sinhavarman III) của Chiêm, lại hứa gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân dù vua Chiêm lúc đó đã có hoàng hậu Tapasi, người xứ Java. Chế Mân sai Chế Bồ Đài dâng vàng bạc để xin cưới Huyền Trân. Quần thần trong triều phản đối, chỉ có Văn Túc vương Đạo Tái và Trần Khắc Chung đề nghị tiến hành. Năm 1306, Chế Mân lại đem hai châu Ô, Rí (Lý) vùng đất từ bờ Nam sông Hiếu, Quảng Trị đến bờ Bắc sông Thu Bồn, Quảng Nam, dâng Đại Việt để làm lễ cưới. Vua thấy thành ý vua Chiêm như vậy, nên chấp thuận đưa Huyền Trân về Chiêm Thành.

Công chúa bất đắc dĩ phải tuân mệnh cuộc quốc hôn có ảnh hưởng đến mở mang đất nước. Công chúa buồn bã từ giã người thân và quê hương, đến phương Nam xa lạ. Huyền Trân về Chiêm, được phong làm hoàng hậu Paramecvari, ở Chiêm được 11 tháng, thì sinh hoàng tử Chế Đa Đa vào tháng 5; sau đấy một tháng là tháng 6-1307, thì vua Chế Mân băng hà. Tương truyền theo phong tục của Chiêm Thành thì Hoàng hậu Huyền Trân phải lên hoả đàn tuẫn tang, để chôn chung với vua vừa mất. Tháng 10 năm 1307, vua Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung và Đặng Văn, đưa quân đến Chiêm Thành điếu tang, nhân dịp tìm cách cứu Công chúa. Quan nhà Trần lập kế, đề nghị đưa Công chúa ra bờ biển để chủ lễ tế vua Chiêm, rồi mới hoả thiêu. Trần Khắc Chung dùng thuyền đã dự trữ đầy đủ thực phẩm và đồ uống, bất ngờ cướp sống Công chúa chạy ra biển. Đến tháng 8 năm 1308 (gần một năm) mới về đến Thăng Long. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì Trần Khắc Chung và Huyền Trân đã tư thông với nhau?.

Năm 1309, Công chúa xuất gia, tu ở một ngôi chùa trên núi Trâu Sơn, thuộc trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay), do quốc sư Bảo Phát ấn chứng. Công chúa được ban pháp danh là Hương Tràng. Năm 1311, Hương Tràng lập am dưới chân núi Hổ (làng Hổ Sơn huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam (Nam Định) tu hành. Bà viên tịch nơi đây, dân chúng thương tiếc, tôn bà là “Thần Mẫu” và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn, chùa này nay gọi Quảng Nghiêm Tự.

*- Thiết nghĩ: Hồng nhan liễu yếu như Công chúa Huyền Trân, không cầm quân lấy thành đoạt ải, gây cảnh “nhất tướng công thành vạn cốt khô”, nhưng Công chúa đã đem về cho giang sơn Đại Việt một vùng đất rộng lớn từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Thử hỏi từ cổ chí kim có bao nhiêu nhân vật mở rộng bờ cõi cho đất nước, được êm dẹp như Bà?! Thế mà trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi: “Trần Khắc Chung và Huyền Trân đã tư thông với nhau”? Có thật vậy không?!. Tôi đã khảo cứu nhiều tài liệu, xin thưa rằng:

1- Xét về tuổi tác, vào năm 1307, Trần Khắc Chung đã 60 tuổi (sinh 1247), còn Huyền Trân mới 20 tuổi (sinh 1287), với số tuổi chênh lệch quá xa, liệu rằng có thể vương vấn lứa đôi được không? Thưa không, nhất là thời xưa thì không thể.

2- Tiến sĩ Po Dharma trong Champaka.org đã viết: “Vào đầu thế kỷ 14, Chiêm Thành bị mất một khu vực đất đai rộng lớn của mình ở miền Bắc, trong một hoàn cảnh chính trị vô cùng đặc biệt chưa từng xảy ra trong lịch sử của vương quốc này. Nguyên nhân đó chính là vua Champa Jaya Simhavarman III (vua Chế Mân) năm 1306, dâng cho Đại Việt 2 vùng Ô và Lý để được kết hôn với Công chúa Huyền Trân của Đại Việt. Sự kết hôn này đúng là một vở bi kịch tình sử. Vì rằng chưa đầy một năm chung sống với công chúa Đại Việt, Jaya Simhavarma III lại từ trần, để rồi Huyền Trân tìm cách chạy trốn về Thăng Long với Trần Khắc Chung... Công chúa Đại Việt này, ai cũng biết rằng không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa. Theo truyền thống Champa, chỉ có bà Hoàng hậu chính thức mới được phép để hủy thân trên giàn hỏa với chồng của mình”. Ngoài ra, trong kinh điển đạo Bà La Môn không thấy nhắc đến tục lệ này. Việc hỏa táng nếu tổ chức, phải trong vòng 7 ngày sau khi chết, vì khí hậu vùng nhiệt đới không cho phép để thi hài lâu hơn được. Trong khi ấy tháng 6-1307, thì Chế Mân mất, mãi đến tháng 10, Trần Khắc Chung mới khởi hành đi qua Chiêm viếng tang, như vậy việc Huyền Trân “tuẫn tang”, không thể thuyết phục được ai?!

3- Trần Khắc Chung là người có đạo đức và thực tài. Ông đã lăn lộn ở quan trường, thì sự va chạm với người khác khó tránh khỏi, nên chuyện ân oán xảy ra không phải ít. Vì vậy chuyện ông tư thông với Huyền Trân có thể bị gièm pha.

4- Bảo rằng Khắc Chung và Huyền Trân âu yếm trên tàu gần cả năm, là điều không thể có, vì trên tàu còn có nhiều người khác, như là An Phủ Sứ Đặng Văn, ai là người có thể chiếu chăn trước mặt đông đảo nhiều người như vậy?!

Từ bốn (4) dẫn chứng trên; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của sử gia Ngô Sĩ Liên ghi: “Trần Khắc Chung và Huyền Trân đã tư thông với nhau”, có thể đấy là một sự lầm lẫn lớn?!. Sử gia Ngô Thì Sĩ còn chê trách: “...Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu?”.

Các Sử gia trên đã phê phán đúng không?! Mở mang đất nước mà được thỏa thuận đôi bên, người lãnh đạo sáng suốt, sao bỏ lỡ cơ hội?. Còn việc cứu Công chúa là cần thiết, vì người đang sống lại đem hoả thiêu để chôn chung với kẻ vừa chết, nếu có, là việc làm sai trái, mê tín thiếu đạo đức, cần huỷ bỏ. Cuối cùng, mong mỏi những ai khi ghi chép về nhân vật lịch sử Huyền Trân nên tham khảo cho đúng sự thật.

Cảm niệm: Công Chúa Huyền Trân

Duyên tình định đoạt bởi quân vương
Bịn rịn riêng mang, mỗi tấc đường
Vua Chế thiết tha, mòn mỏi đợi
Triều Trần rầu rĩ, ngậm ngùi thương
Hai Châu Ô Lý, liền non nước
Một bóng Huyền Trân, biệt cố hương
Tổ quốc mở mang, dù phận liễu
Gian nan, lặn lội vẫn kiên cường!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.