Hôm nay,  

Góc Nhìn: Phía Sau Nghị Quyết 412- Của Thượng Viện Mỹ

15/07/201400:50:00(Xem: 7479)

GÓC NHÌN:

PHÍA SAU NGHỊ QUYẾT 412- CỦA THƯỢNG VIỆN MỸ

Đào Như

blank . Thượng viện Hoa Kỳ hôm 10/7 vừa thông qua Nghị quyết-412, cực lực lên án Trung Quốc đã sử dụng các hành vi khiêu khích gây hấn hầu thay đổi hiện trạng Châu Á Thái Bình Dương và yêu cầu Chính quyền Bắc Kinh rút giàn khoan Hải dương-981-GKHD-981-ra khỏi vị trí hiện tại. Nghị quyết này vừa được báo giới và các hãng thông tấn Hoa kỳ tung ra, liền được cộng đồng VN, trong nước cũng như hải ngoại, vô cùng phấn khởi đón nhận. Thông Tấn Xã Việt Nam nhắc lại lời người phát ngôn của bộ Ngoại giao VN, Lê Hải Bình: “VN hoan nghênh việc nghị quyết 412 của Thương Viện Hoa Kỳ yêu cầu TQ rút GKHD-981 và các lực lượng hộ tống ra khỏi vị trí hiện tại và chấm dứt các hoạt động trái với qui tắc quốc tế phòng ngừa đâm va trên biển, lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa và sử dụng vũ lực hầu thay đổi hiện trạng gây bất ổn ở khu vực châu Á Thái Bình Dương…”.

Song song với buổi họp của Thượng viện Hoa Kỳ là buổi Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Washington do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế-CSIS- bảo trợ. Tại buổi hội thảo này, hôm 10-7 Mike Roger, Chủ tịch ủy ban Tình Báo Hạ viện Mỹ, cùng với những chuyên gia tham dự buổi hội thảo đồng loạt lên tiếng cảnh báo Chính phủ Mỹ không nên quá nhũn nhặn với TQ tại Biển Đông, trái lại phải tỏ ra cứng rắn hơn, phải phô trương thực lực của nước Mỹ…

Vào thời điểm đó, buổi họp thường niên Đối thoại Song phương Chiến lươc Kinh tê giữ Mỹ và TQ cũng đang xảy ra tại Bắc Kinh trong hai ngày 9-10/7/2014. Hôm 7/7 trước thềm buổi họp thường niên, Tập Cận Bình nói với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry: “Sự hợp tác giữa hai nước mang ý nghĩa sống còn, và Tập Cận Bình kêu gọi Washington đối xử bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như tôn trọng đường hướng phát triển của nhau...Thái Bình Dương còn đủ rộng lớn bao la không thiếu chỗ cho hai quốc gia vĩ đại của chúng ta…Một cuộc đối đầu giữa hai nước HK và TQ chắc chắn sẽ là thảm, họa cho cả hai nước và cả thế giới…”. Ngôn từ phát biểu của Tập Cận Bình xem chừng chỉ là khoa trương thuật ngữ, che đậy bản chất tự cao tự đại, phủ kín chủ đề quan trọng của buổi Đối Thoại Song Phương Chiến Lược Kinh Tế giữa Mỹ và TQ lần này tại Bắc kinh.

Trong thực tế, sự tranh chấp giữa TQ và HK về Biển Đông không xảy ra bên cạnh những giàn khoan-Oilrigs-cũng không vì nguồn tài nguyên, dầu hỏa, khí đốt tại Biển Đông. Sự tranh chấp giữa TQ và HK cũng không hề xảy ra trên diện rộng của TBD, trái lại nó chỉ xảy ra trên những hải trình trong vùng biển thu hẹp như Biển Đông, biển Hoa Đông, và có thể nó sẽ xẩy ra một cách quyết liệt tại các eo biển: Hải trình Đài loan-Taiwan Straight-ở Đông Bắc, hải trình Malacca-Malacca Straight-ở Nam TBD. Đó là lý do tại sao Nghị quyết S.Res.412 được khai sanh vào thời điểm này. Như vậy thực chất của cuộc tranh chấp giữa Mỹ và TQ trên vấn đề Biển Đông là vấn đề gì?

Để trả lời câu hỏi này, xin trở lại với trang mạng VoatiengViet.com hôm 12-7 có ghi nhận như sau: “TNS Robert Menendez người đề xuất Nghị quyết S.Res.412 có mục đích tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải và việc sử dụng không phận, hải phận ở khu vực châu Á-TBD theo đúng pháp luật quốc tế.”. Việc khẳng định này của Robert Menendez là chỉ dấu cho thấy rằng thực chất của tranh chấp giữa Mỹ, TQ, VN và ASEAN về Biển Đông không phải là nguồn tài nguyên, năng lượng, khí đốt, cá mấm, đang tiềm ẩn trong lòng Biển Đông. Vì các nguồn tài nguyên trong lòng Biển Đông chưa có gì chứng minh xác thực, tất cả vẫn còn trong giai đoan giả thiết, tiềm kiếm, khám phá.

Song song với Nghị Quyết-412 của Robert Menendez, một Nhà báo của trang mạng Nationalinterest.org cũng vừa lên tiếng cảnh cáo chính phủ Mỹ chớ xao nhãn việc bảo vê tự do hàng hải trên Biển Đông. Biển Đông tuy nhỏ, nhưng lộ trình hàng hải trên Biển Đông đóng vai trò rất lớn trong mậu dịch tòan cầu. Hải trình của Biển Đông là Động Mạch Chủ của nền mậu dịch Châu Á Thái Bình Dương. Hàng năm có một khối lượng hàng hóa trị giá hơn 5 ngàn 300 tỷ us dollars trong đó có khối lượng hàng hóa của Mỹ trị giá hơn 2 ngàn tỷ us dollars, được chuyên chở, vận tải xuyên qua hải trình Biển Đông. Biển Đông là vùng biển hiện đang có tranh chấp gây gắt giữa TQ, và các nuớc ASEAN, nhất là giữa TQ với VN. Và tác giả bài báo trên, Harry J. Kasianis, đưa ra lời cảnh cáo, hiện nay TQ đang có tham vọng chiếm đoạt vùng biển này, là người có chủ quyền kiểm soát hải trình trên Biển Đông.

Thật vậy, dự mưu này của TQ được minh chứng qua nhiều giai đoạn trong nhhững năm gần đây:

- Năm 1974 TQ đánh chiếm quần đảo Hòang Sa của VN,

- Năm 1988 TQ đánh chiếm một số đảo của VN trong quần đảo Trường sa.

- Sau đó TQ dàng dựng lên Bản Đồ Lưỡi Bò với Đường Gẫy 9 Khúc- chiếm đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông.

- Năm 2013 TQ lại sáng lập Không phận Nhận Diện Phòng Không-ADIZ-tại biển Hoa Đông chồng lấn lên không phận của Nhật bản, Đài Loan và Nam Triều Tiên. Trung Quốc đã tự thúc đẩy tham vọng của họ đi quá đà đã gây ra nhiều quan ngại cho toàn thế giới, nhất là Mỹ.

- Ngày 1 tháng 5-2014 TQ đã hạ đặt trái phép GKHD-981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN với sự yểm trợ hơn 120 tàu chiến đủ các loại, Tàu kiểm ngư, Tàu cảnh sát biển…và nhiều máy chiến đấu, trực thăng, tham dự. Việc TQ hạ đặt trái phép GKHD-981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của VN, ai cũng biết, không phải là một dự án đầu tư kinh tế, thuần túy thăm dò dầu khí. Đó là một chiến thuật trong chiến lược lớn của TQ xâm chiếm Biển Đông, để nắm lấy chủ quyền kiểm tra hải trình trên Biển Đông, kiểm soát mọi tàu bè đi lại trên Biển Đông. Do vậy, Thượng viện Mỹ khai sinh ra Nghị quyết S.Res.412 hôm 10-7-2014, nhất quyết yêu cầu chính phủ Bắc kinh phải di dời GKHD-981 ra khỏi vị trí hiện tại và trở lại nguyên trạng của Biển Dông trước ngày 1-5-2014. Có phải chăng chính phủ Mỹ bắt đầu nhạy cảm về việc TQ hạ đặt GKHD-981 trái phép, một biểu tương cho tham vọng của TQ, làm chủ hải trình trên Biển Đông, tước đoạt lợi ích cốt lõi của Mỹ tại Biển Đông và Châu Á Thái Bình Dương. Trong quá khứ, tại các Thưởng Đỉnh ASEAN mở rộng, tại Hà Nội cũng như tại Phnom Penh, nguyên ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã từng nhiều lần xác nhận trước mặt Ngoại trưởng TQ, Dương Khiết Trì, tự do hàng hải tại Biển Đông và tại châu Á Thái Bình Dượng là lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ.

Tranh chấp ở Biển Đông nói rõ ra là sự tranh chấp của 3 quốc gia chính yếu TQ, HK, và VN. Trong đó VN là quốc gia tranh chấp cam go nhất chống lại tham vọng của TQ. Nếu ASEAN và VN thất bại trong cuộc tranh chấp, VN sẽ là quốc gia sẽ bị thua thiệt nhiều nhất. Bản Đồ Lưỡi Bò với Đường Gẫy 9 Khúc của TQ chiếm đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông, tước đoạt hơn 500,000 Km2 biển của VN. Nếu TQ làm chủ hải trình Biển Đông, TQ chắc sẽ gây khó cho VN, sự va chạm giữa TQ và VN trong tương lai chắc chắn không thể tránh được. Hải trình trên Biển Đông của VN có chiều dài hơn 2500 Km từ Vịnh Thái Lan đến tận Hải Ninh trên Vịnh Bắc Bộ. Công cuộc phát triển kinh tế của VN trong tương lai sẽ gặp khó khăn nếu TQ nắm trọn chủ quyền hải trình trên Biển Đông. Biểu hiện rõ ràng nhất, hôm 1-5 vừa rồi TQ hạ đặt GKHD-981 trái phép trên vùng biền đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN, chỉ trong 48 giờ sau, Thị trường chứng khoán tại sàn Hà Nội và TPHCM bị chao đảo, tuột giốc thê thảm, các nhà đầu tư ngoại quốc mất tin tưởng, lo sợ về nền an ninh, ổn định của nền kinh tế VN, khối lượng ngoại tệ đầu tư tuột giảm thấy rõ.

Buổi Đối Thoại Song Phương Mỹ-Trung về Chiến lược Kinh tế trong 2 ngày 9-10/7/2014 đã chấm dứt. Không một ai biết rõ nội dung của buổi đối thoại này trừ ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch TQ, Tập Cận Bình…Nghị quyết 412 của Robert Menendez, những khuyến cao của Mike Roger, Chủ tịch ủy ban Tình báo Hạ viên Mỹ, có chủ đích rõ ràng làm áp lực TQ tại bàn đối thoại: TQ không được xâm phạm quyền tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông và Châu Á Thái Bình Dương. Chắc chắn Bắc Kinh dễ dàng chấp nhận điều kiện này. Không phải vô tình mà Tập Cận Bình đã khẳng định trước thềm hôi nghị tại Bắc Kinh vừa rồi:”Thái Bình Dương còn đủ rộng lớn bao la không thiếu chỗ cho hai quốc gia vĩ đại của chúng cùng phát triển…Một cuộc đối đầu giữa TQ và HK chắc chắn sẽ là thảm họa của hai nước và cả thế giới…”. Thế thì quyền tự do hàng hải trên Biển Đông và tại châu Á-Thái Bình Dương của VN và các nước ASEAN thì sao? Liệu Mỹ có đủ khả năng và can đảm tranh đấu với TQ tại bàn hội nghị tại Bắc kinh vừa rồi, đòi hỏi TQ phải kính trong quyền tự do hàng hải của các quốc gia được xem là đồng minh, là thành viên Liên Minh Quân sự với Mỹ trong khối ASEAN?

Để trả lời câu hỏi này, là người Việt, chúng ta không thể quên việc TQ đã chiếm đoạt Hoàng sa của ta năm 1974 trước mũi Hạm Đội 7 của Mỹ, nếu không muốn nói là với sự đồng lõa của Mỹ, mặc dầu lúc đó Việt Nam Công Hòa là đồng minh xương tủy lâu đời của Mỹ. Không gì lớn hơn lợi ích của tổ quốc luôn luôn vẫn là cương lĩnh lãnh đạo quốc gia không những riêng cho Hoa Kỳ mà cho chung cho cả thế giới ./.

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park-

July 14th 2014

GHI CHÚ VỀ NGUỒN

Tất cả dữ kiện của bài viết trên dựa trên thong tin của những websites sau đây

1- AMERICA’S DANGEROUS $5 TRILLION DOLLAR BET IN THE SOUTH CHINA SEA

http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/america’s-dangerous-5-trillion-dollar-bet-the-south-china-10857

2- THƯỢNG VIỆN MỸ THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT YÊU CẦU TRUNG QUỐC RÚT GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG

http://www.voatiengviet.com/content/thuong-vien-my-thong-qua-nghi-quyet-keu-goi-trung-quoc-rut-gian-khoan-hai-duong/1955576.html


.
,

Ý kiến bạn đọc
15/07/201419:29:23
Khách
Bai phan tich rat hay. Cam on tac gia nhieu lam.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.