Hôm nay,  

Chuyến Viếng Thăm Đức Quốc Của Cựu Hạm Trưởng HQ 503

11/07/201400:00:00(Xem: 5630)

Chiến hạm HQ503:

Sau khi tốt nghiệp khoá 24 Đệ Nhị Song Ngư, trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang vào tháng 8 năm 1973, tôi đã chọn chiến hạm HQ 503, môt loại Dương vận hạm thuộc Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hải Quân Sài Gòn để phục vụ. Hạm đội thời bấy giờ gồm các loại chiến hạm như Tuần duyên hạm, Trợ chiến hạm, Giang pháo hạm, Trục lôi hạm (đã bị phế thải vì quá cũ), Hoả vận hạm, Hộ tống hạm, Hải vận hạm, Dương vận hạm, Tuần dương hạm, Cơ xưởng hạm. Mỗi loại chiến hạm có nhiệm vụ riêng của nó. Riêng về loại Dương vận hạm LST (Landing Ship Tank) là loại chuyển vận lớn nhất của Hải Quân VNCH, người, quân trang, quân dụng, phương tiện chiến tranh như súng đạn, xe tăng và dùng để đổ bộ quân trong những cuộc hành quân ven biển, v.v...

Chiến hạm LST 503 đã được chế tạo tại Mỹ vào tháng 11 năm 1943 và hạ thuỷ vào ngày 14 tháng 3 năm 1944 với danh số USS LST 603. Vào ngày 4 tháng 4 năm 1969 Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam Cộng Hoà và được cố hạm trưởng Trần Văn Chỉ (K6 SQHQNT) cùng thuỷ thủ đoàn đi từ Việt Nam sang Mỹ để lãnh về và là hạm trưởng đầu tiên của chiến hạm với danh xưng là Dương vận hạm Vũng Tàu HQ 503, gọi tắt là HQ 503. Sau đó là cựu HQ Trung tá Đặng Trần Du (K4 SQHQNT), rồi đến HQ Trung tá Trần Đình Trụ (K8 SQHQNT), HQ Trung tá Nguyễn Thái Lai (K8 SQHQNT), HQ Trung tá Trần Trọng Hải (K11 SQHQNT), HQ Trung tá Dương Bá Thế (K10 SQHQNT) và cuối cùng là cố HQ Trung tá Nguyễn Văn Lộc (K11 SQHQNT) làm hạm trưởng.

Vào năm 1973 trong thời gian HQ Trung tá Nguyễn Thái Lai bị bệnh được điều trị tại bệnh viện Hải quân Sài Gòn, HQ Trung tá Nguyễn Năng Thông (K7 SQHQNT) thay thế để đảm nhận chuyến hải hành công tác đi Qui Nhơn trước khi hạm trưởng Trần Trọng Hải được đáo nhậm làm hạm trưởng chính thức. Là một vị hạm trưởng quan tâm đến hải nghiệp đối với sĩ quan ngành chỉ huy, một cuộc trắc nghiệm về thiên văn của hạm trưởng với sĩ quan trưởng phiên cùng sự hiện diện của tất cả sĩ quan trên chiến hạm được thực hiện nhân chuyến hải hành thật là lý thú.

Tôi cũng có rất nhiều kỷ niệm với chiến hạm HQ 503. Vào năm 1974 chiến hạm đã đi công tác liên tục theo nhu cầu chiến trường. Có lần khi chiến hạm ủi bãi tại bờ biển đảo Phú Quốc để giao hàng cho đơn vị bạn. Sau đó hạm trưởng cùng các sĩ quan đi bờ. Tôi có ca trực nên phải ở lại chiến hạm. Buổi chiều tối thuỷ triều lên, sóng lớn, nước đang bắt đầu tràn vào hầm chở xe tăng. Tôi được các nhân viên phòng tai trực thông báo cho biết. Lúc đó tôi đã linh động cho giữ chặt neo sau lái và cho kéo Ramp thuộc cửa đổ bộ một cách khó khăn vì đã bị cát lấp một ít trên Ramp lên và cuối cùng đã ngăn chận được tai nạn.

Cũng nhân chuyến công tác nầy, hôm sau đi bờ, tôi đến một hãng chế tạo nước mắm để mua một chai nước mắm nhĩ đặc biệt. Chủ hãng sản xuất nước mắm nói rằng nước mắm nhĩ chỉ để dành ăn trong gia đình, không bán ra ngoài. Nghe qua tôi rất thất vọng. Nhưng sau khi tôi kể chuyện mua nước mắm để đem về làm quà cho gia đình người yêu thì chủ hãng mắm đã nhường lại cho tôi một chai. Tôi chắt chiu mang về Sài Gòn tặng cho gia đình người yêu xứ Huế. Đúng vậy, nước mắm để nguyên chất, không pha chế, ăn sống với vài miếng ớt hiểm cay rất là ngon miệng. Đó là khẩu vị của người dân Huế, ba má của người yêu. Ông bà ăn nước mắm khen ngon, đồng thời đặt tên tôi với chai nước mắm. Người yêu đó chính là bà xã tôi bây giờ.

Vào những tháng đầu năm 1975 chiến hạm có công tác liên tục để di chuyển quân của quân đoàn 2 vào Vũng Tàu, Bà Rịa, Hàm Tân và đồng bào tỵ nạn cộng sản từ miền Trung vào miền Nam cho tới ngày chiến hạm bị bắn 18.4.1975 tại vịnh Cà Ná, Mũi Dinh ở Phan Rang và đến khi miền Nam hoàn toàn bị sụp đổ 30.4.1975.

Một trong những chuyến công tác HQ 503 di tản đồng bào tỵ nạn cộng sản từ Nha Trang vào Sài Gòn

Rất tiếc, tôi không phục vụ dưới thời hạm trưởng Trần Văn Chỉ, Đặng Trần Du, Nguyễn Thái Lai. Sau khi ra hải ngoại tôi mới có dịp biết đến hạm trưởng Đặng Trần Du với cái bánh sinh nhật 80 tuổi vào năm 2013 là chiến hạm HQ 503 do người con gái của niên trưởng Du tự làm lấy, rất đẹp nhiều ý nghĩa và được phổ biến trên liên mạng.

Vào cuối tháng 8 năm 2013, khi tôi và bà xã đến San Jose, California để thăm viếng một số bạn HQ thuộc HQ 503 thời gian 1973-1975 thì tôi có thêm một số địa chỉ email của thuỷ thủ đoàn HQ 503 trong đó có niên trưởng Đặng Trần Du. Tôi cảm phục niên trưởng Du từ đó.

Cựu hạm trưởng thăm viếng Đức quốc:

Vào ngày 23 và 24 tháng 6 vừa qua vợ chồng tôi đã hân hạnh đón tiếp cựu hạm trưởng Đặng Trần Du cùng chị Du và con gái của niên trưởng Du đi nghỉ hè ở Nam Phi và đã stop over tại Frankfurt am Main, Đức quốc vài ngày. Đúng như một số bạn hải quân đã nói, niên trưởng Du là bậc hiền tài. Thật sự tôi và niên trưởng Du chưa biết mặt bao giờ. Chúng tôi chỉ liên lạc qua email mà thôi. Tôi đã thấy hình hạm trưởng (HT) Du qua bài viết "Từ Washington DC đến New York“ của niên trưởng Tam Giang Hoàng Đình Báu (K11 SQHQNT) và ngược lại tôi cũng gởi hình của tôi cho HT Du biết trước để chúng tôi dễ nhận diện ở phi trường. Lo lắng thì nhiều nhưng khi HT Du và gia đình vừa ra khỏi nơi lấy hành lý là tôi gặp và nhận diện ngay HT Du, chị Du và con gái lúc khoảng 13:00 giờ địa phương (CET). Gặp nhau tay bắt mặt mừng vì được gặp một cựu hạm trưởng HQ 503 mà tôi chưa hề gặp gỡ. Sau đó chúng tôi ra xe rồi về nhà tôi. Bà xã tôi không đi đón gia đình hạm trưởng Du được vì xe không đủ chỗ ngồi. Nhà tôi ở cách phi trường Frankfurt am Main khoảng vài chục cây số, đi xe hơi khoảng 20 phút. Rời phi trường, xe chạy trên xa lộ A5 hướng về miền Nam và băng ngang qua khu trưng bày những chiếc máy bay vận tải của Hoa Kỳ đã từng giúp đỡ Tây Đức sớm phục hồi kinh tế sau Đệ Nhị Thế Chiến. Chúng tôi tiếp tục xuyên qua đoạn đường liên tỉnh lộ thì về đến nhà.

Biết gia đình HT Du đi máy bay từ Mỹ qua Đức xuyên đêm, chưa ăn uống gì nên bà xã tôi ở nhà chuẩn bị món bún bò Huế cũng là món ăn ruột của người vợ gốc xứ Huế. Cũng may là trời hôm ấy chưa nóng lắm chứ ăn bún bò Huế vừa nóng vừa cay thì tôi chịu thua vì phỏng miệng. Mỗi lần ăn bún bò Huế là tôi luôn yêu cầu bà xã đừng bỏ ớt quá cay. Nhưng bà xã tôi cứ nói lỡ tay bỏ nhiều tương ớt. Đúng là: “Ớt nào mà ớt chẳng cay. Gái nào mà lại chẳng hay ghen chồng”. Cũng may cho tôi là chỉ có ớt cay mà thôi chứ từ trước đến nay bà xã không cay như ớt là được rồi. Khi ăn uống hạm trưởng Du còn thêm câu: “Sĩ quan hải quân chỉ thích lấy vợ đẹp thôi” làm cho chúng tôi cười rộ lên xoá tan độ cay của ớt trên lưỡi, trên môi.

blank
Chiến hạm HQ 503 xong công tác trở về BTLHĐHQ Sài Gòn. Khi chạy ngang qua Bộ Tư Lệnh Hải Quân tất cả sĩ quan, hạ sĩ quan và thuỷ thủ đều phải mặc đồ tiểu lễ đứng dọc trên boong chiến hạm hướng về BTLHQ làm dàn chào.

Viếng thăm thắng cảnh:

Sau đó, HT Du nghỉ ngơi chốc lát rồi tôi đưa HT Du cùng gia đình đi thăm viếng khu nhà do kiến trúc sư người Áo tên là Jahrhundert (Thế Kỷ) đã vẽ kiểu theo những câu chuyện thần thoại và được xây tại thành phố Darmstadt cách nhà tôi khoảng 8 km. Kiểu nhà nầy chỉ được xây dựng 2 khu tại Đức mà thôi. Thành phố Darmstadt còn được gọi là thành phố khoa học.


Cơ quan thám hiểm không gian và vũ trụ của Âu Châu ESA (European Space Agency) có Headquarter tại Paris đã thiết lập cơ quan ESOC (European Space Operations Centre) có trụ sở tại thành phố Darmstadt để điều khiển 62 vệ tinh của ESA. Hãng chế tạo thuốc tây Merck nổi tiếng thế giới cũng được thành lập và sản xuất thuốc tại Darmstadt.

Sau đó tôi đưa niên trưởng Du và gia đình đến thăm một khu làng cổ xưa cách đây trên 500 năm. Chung quanh làng có bờ thành bằng đá được xây dựng kiên cố và có kinh đào xen lẫn suối nước để bảo vệ dân cư thời bấy giờ. Có 2 cổng chính ở phía Bắc và Nam được làm bằng gỗ. Cổng sẽ được hạ xuống thành cây cầu để cho dân làng ra cánh đồng làm lụng vào buổi sáng và buổi tối được kéo lên sau khi dân làng đã về nhà. Nhà cửa trong làng được xây dựng bằng nhiều cột gỗ và vách được lót bằng những phiến đá nhỏ. Hầu hết nhà cửa cho tới ngày nay đều được bảo quản tốt và người dân vẫn ở và không được phá sập. Nếu nhà nào được sửa chữa vẫn phải giữ nguyên hình thức cũ. Đa số các ngôi nhà do người Do Thái xây dựng. Có ngôi nhà cao lớn được dùng làm thư viện của Do Thái vào khoảng thế kỷ 16.

Ở một góc của làng, bên cạnh đó là một thành luỹ được bao bọc bằng hồ và suối nước dành cho vua chúa và binh lính. Tường thành được xây bằng đá ong và dày hơn 1 m (3 feet) rất kiên cố.

Sau khi thăm viếng, về nhà chiều tối hôm đó có một buổi nướng thịt và nem bằng than ngoài trời để thiết đãi niên trưởng Du cùng gia đình.

Ngày hôm sau, sau khi điểm tâm, vợ chồng tôi đưa niên trưởng Du và gia đình lên thành phố Frankfurt am Main khoảng 20 km để thăm viếng. Tại trung tâm Frankfurt am Main, chúng tôi đi dọc theo con đường buôn bán chính chỉ dành cho người đi bộ, đó là đường Zeil. Đường rộng khoảng trên 30 mét. Hai bên đường là những cửa tiệm lớn nhỏ khác nhau. Chính giữa là những hàng cây xanh tươi xen lẫn thêm những ghế đá dành cho du khách dừng chân nghỉ mệt.

Thành phố Frankfurt am Main hiện nay là Trung Tâm Tài Chánh của Liên Bang Âu Châu (EU), có nhiều toà nhà cao tầng nhất ở Âu Châu như các ngân hàng và các cơ sở tài chánh quốc tế. Frankfurt am Main cũng đang được xây dựng mở rộng để thích nghi với nhu cầu.

Vì thời gian quá ít, hơn nữa chị Du hơi yếu không thể đi nhanh được nên chúng tôi chỉ xem qua một số nơi trong thành phố Frankfurt am Main mà thôi. Chúng tôi đã đến khu ăn uống, xem tượng văn hào người Đức ông Goethe, khu Rưmerplatz… Hiện nay có khu nhà được dùng làm cơ quan Hộ Tịch. Nhiều đôi tân hôn, vu quy thích được chụp hình ở đó để làm kỷ niệm. Khu Rưmerplatz được xây dựng bên giòng sông Main bởi người La Mã từ những năm 1288 và được dùng làm cơ quan Hành Chánh từ thế kỷ 15.

Chị Du và vợ Phảy đứng trước cơ quan Hộ Tịch thuộc khu Rưmerplatz của Frankfurt am Main. Khu nầy thường được đài truyền hình của các quốc gia trên thế giới trình chiếu.

Chúng tôi đi tiếp ra bờ sông Main, giòng sông xuất phát từ tiểu bang Bayern, chạy ngang qua Frankfurt. Chúng tôi đến viếng thăm cầu sắt được bắc ngang qua sông có tên là Eisener Steg được xây dựng từ năm 1868 để nối liền Rưmerplatz với khu phố cổ Frankfurt - Sachsenhausen. Đã từ lâu các cặp tình nhân đến cầu nầy treo ổ khoá được khắc tên tuổi trên thành cầu. Họ cùng nhau khoá lại rồi quăng chìa khoá xuống sông Main để thề non hẹn biển. Do đó hai bên thành cầu hiện nay thấy toàn là ổ khoá đủ loại, đủ màu. Giới trẻ thường gọi là “Cầu Tình Yêu”.

Cầu Eiserner Steg

Sau đó chúng tôi phải từ giã thành phố Frankfurt am Main để về lại nhà, dùng cơm chiều tối và đưa niên trưởng Đặng Trần Du và gia đình ra phi trường để tiếp cuộc hành trình đến nơi khác.

blank
Vợ chồng niên trưởng Đặng Trần Du (giữa) và vợ chồng Nguyễn Văn Phảy..

Từ giả Đức quốc:

Qua những thời gian trò chuyện mới được biết niên trưởng Đặng Trần Du còn là hạm trưởng HQ 329 trẻ tuổi nhất trong thập niên 50, lúc đó mới chỉ là Hải quân Trung uý nhưng lại là một hạm trưởng già nhất của HQ 503 trong thập niên 70, lúc đó niên trưởng ĐT Du là HQ Trung tá.

Trên xe đưa niên trưởng ĐT Du và gia đình ra phi trường, trong lúc trò chuyện HT Du cho biết khoá 4 SQHQ QL VNCH tuyển chọn Sinh viên Sĩ quan HQ trực tiếp ngoài dân sự và có bằng Tú tài trở lên. Một số đã và đang học đại học. Khi còn là sĩ quan HQ, sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Luật, Ban Kinh Tế, ĐH Luật Khoa Sài Gòn thì niên trưởng Du thi vào Thẩm phán làm Công Tố Viên của Toà Án Quân Sự một thời gian. Với đề tài nầy cũng trùng hợp với tôi đã học 4 năm Đại Học Luật Khoa, Ban Công Pháp nên cuộc trò chuyện cũng lý thú lắm. Làm Thẩm phán được một thời gian, nhưng vì yêu nghề hàng hải, yêu màu trắng hoa biển, yêu thích cuộc sống bồng bềnh trên biển khơi nên niên trưởng Du đã xin trở về quân chủng Hải Quân và đã làm Hạm trưởng HQ 503 từ năm 1970 đến tháng 10 năm 1971 với cấp bậc HQ Trung tá. Từ năm 1971 đến năm 1973 niên trưởng ĐT Du làm Chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Cam Ranh. Trong thời gian ở Cam Ranh, niên trưởng ĐT Du còn là giáo sư được mời dạy ở các trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị và Đại Học Chỉ Huy Tham Mưu. Cấp bậc sau cùng của niên trưởng Đặng Trần Du là HQ Đại tá.

Nói đến đây tôi nhớ lại, vào tháng 12 năm 2008 gia đình tôi cũng hân hạnh đón tiếp vợ chồng Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, cũng thuộc Khoá 4 SQHQNT là bạn của niên trưởng ĐT Du được mời qua Đức thuyết trình về biển Đông mấy ngày tại Frankfurt am Main vào tháng 12 năm 2008.

Năm đó vào mùa Đông, Đô đốc Thoại đã có dịp viếng thăm chợ Giáng Sinh được tổ chức tại khu Rưmerplatz và nhà thờ St Paul - một nhà thờ đã được dùng làm Đại Hội Toàn Quốc của nước Đức vào năm 1849 gồm có 585 thành viên được bầu từ 649 khu vực bầu cử trên toàn nước Đức. Họ là những đại diện của các tiểu bang tại Đức, họp lại để thiết lập một thể chế Cộng Hoà cho toàn nước Đức vốn đã bị tản mát từ trước. Cũng chính trong Đại Hội nầy, Hiến Pháp đầu tiên gọi là Paulskirchenverfassung (còn được gọi là Hiến Pháp Frankfurt và viết tắt là FRV) để chuyển nền Quân Chủ Chuyên Chế sang thành nền Cộng Hoà Quân Chủ Lập Hiến đã được công bố là Hiến Pháp của Đế Chế Đức vào ngày 28.3.1849 để đáp ứng với cuộc Cách Mạng vào tháng 5 năm 1848 cũng đã xảy ra tại nhà thờ St Paul nầy.

Câu chuyện còn đang tiếp diễn thì bảng chỉ đường trên xa lộ hướng vào phi trường hiện ra. Tôi phải tạm ngưng trò chuyện, chú ý lái xe vào Terminal 1 để gia đình niên trưởng Du đáp máy bay Lufthansa và rời Đức quốc. Ánh nắng chiều vàng nhạt dần dần tắt hẳn nhường lại cho những ngọn đèn điện sáng chói tại phi trường hiện lên. Thật là một sự hội ngộ tuy ngắn ngủi nhưng có nhiều kỷ niệm. Chúng tôi tạm chia tay nhau. Tôi và bà xã cầu chúc cho niên trưởng Đặng Trần Du cùng gia đình thượng lộ bình an và có chuyến nghỉ hè thật nhiều vui vẻ.

Nguyễn Văn Phảy, Germany

Cựu Trưởng ban Giám lộ & Thám xuất HQ 503

Ý kiến bạn đọc
11/07/201421:58:36
Khách
Kính thưa quí vị,
Trước 1975 tôi chỉ là một nữ sinh mới học lớp 7, vậy mà sao tôi nhớ và thương VNCH quá đi. Đọc bài này, nhìn thấy tấm hình tàu thuyền của mình, binh lính của mình đẹp đẽ nhường nào. Vậy mà thua tụi Vietcong, để bây giờ nước mắt nhà tan, sao tôi nghẹn ngào muốn rơi nước mắt.
Cảm ơn tác giả về một bài viết ngắn nhưng đây ý tình với vị chỉ huy HQ quân lực VNCH anh dũng.
11/07/201416:53:41
Khách
"Chuyến Viếng Thăm Đức Quốc Của Cựu Hạm Trưởng HQ 503" mới đọc tưởng cựu hạm trửơng đ thăm đức được thủ tướng đức đón ! té ra đi chơi, thăm bạn bè !!
11/07/201411:41:02
Khách
Cam on tac gia da cho biet Trung Ta Hai Quan Dang Tran Du -toi biet Trung Ta va duoc di HQ 503 vao luc toi moi dau Tu Tai 1 va Anh re toi la hai quan Trung Uy tren tau da cho toi ,em toi duoc di Nha Trang de du le ra truong cua cac Tan si quan .Toi khong nho la khoa may .Hom nay duoc biet tin tuc ve Trung Ta -nguoi ma toi rat kinh ne hien o tai dat My .Hy vong se co ngay nao khi den Cal . den tham Ong .Mong lam thay .Cam on .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.