Hôm nay,  

Đề Nghị Cấp Thiết: Việt Nam Khởi Kiện Trung Quốc Ra Trước Tòa Án Quốc Tế

28/06/201400:00:00(Xem: 4507)
Đến nay thì mọi việc ở Biển Đông đã vượt qua giới hạn của quy luật Quan hệ Quốc tế, vì Trung Quốc ngày càng để lộ rõ bộ mặt thật hơn nữa. Mọi người Việt Nam dù là ở trong nước cũng như ngoài nước đều căm giận và đau buồn cho số phận không may của một nước nhỏ như Việt Nam phải chịu nằm bên cạnh một nước lớn mạnh, hung hăng và muốn thực hiện mưu đồ bá quyền “chủ nghĩa Đại Hán” như Trung Quốc.

Người Việt Nam lưu vong nơi hải ngoại dù ở Mỹ, Úc, Nhật, Pháp, Đức, Hòa Lan, v.v… thì cũng vẫn là người Việt Nam. Trước nạn đất nước Việt Nam bị Trung Quốc xâm lấn, người Việt Nam cần nên có trách nhiệm gìn giữ lấy. Dân tộc Việt Nam trường tồn, và mong muốn mãi mãi cũng phải là dân tộc Việt Nam. Do đó xin đề nghị cấp thiết hai điểm sau đây cùng với Chính phủ Việt Nam:

1. Việt Nam cần kiên quyết bảo vệ chủ quyền, nhất quyết không cho Trung Quốc đặt giàn khoan của họ trên vùng thuộc chủ quyền của ta. Việt Nam cần nên manh dạn khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế.

Hoa Kỳ cũng tán thành và ủng hộ khi Việt Nam sử dụng hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế. Và Liên Minh Âu Châu cũng vậy. Bao nhiêu hành động của Trung Quốc đi ngược lại các nguyên tắc của Công pháp Quốc tế điều chỉnh các hành vi của các quốc gia liên quan đến các lãnh thổ đang có tranh chấp, chà đạp lên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông năm 2002 giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc, và Thỏa thuận về Nguyên tắc Cơ bản Chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển năm 2011 giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trung Quốc cứ khăng khăng khẳng định Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nên tìm mọi cách không chịu đối thoại cùng với Việt Nam. Trung Quốc phá vỡ mọi quan hệ hữu nghị, gây thương tổn cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Trung Quốc khẳng định rõ ràng tham vọng xâm chiếm toàn vùng Biển Đông của Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc đã di chuyển 4 giàn khoan dầu về Biển Đông.

Trước tình hình này, gần như toàn dân Việt Nam đều căm giận sự bội ước, tráo trở và vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Tôi nghĩ sớm hay muộn Việt Nam cũng phải kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế. Như vậy, tại sao Việt Nam không thể cấp thiết hơn trong việc làm này ?

Việt Nam cần nên kiên quyết kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế tại Den Haag (La Haye, The Hague) Hòa Lan. Theo tôi, Tòa án Công lý Quốc tế ở Den Haag Hòa Lan có nhiều điều kiện thuận lợi hơn hết. Vì ở Den Haag, đây là thành phố chính trị nổi tiếng của Hòa Lan, có thể giúp cho Việt Nam những gì cần thiết đến, có rất nhiều bạn đồng nghiệp tập trung các chuyên gia về Luật Quốc tế, các giáo sư về Công pháp Quốc tế, và Viện Quan hệ Quốc tế Clingendael Hòa Lan.

2. Cần phải tăng tốc con đường ngoại giao và ký kết hiệp định để tăng cường đoàn kết với quốc tế nhiều hơn nữa.

Muốn thắng được Trung Quốc trên bình diện luật pháp khi ra trước Tòa án Quốc tế, điều trước tiên là cần phải có lý luận về quốc tế vững chắc, hồ sơ đầy đủ về sự kiện, ở thế trên cơ về ngoại giao, được quốc tế tin tưởng, và được các cường quốc hỗ trợ. Cần nên gấp rút liên lạc và liên kết cho thật tốt với những tổ chức, những quốc gia, những liên minh có truyền thống đấu tranh gần gủi với Việt Nam hơn nữa.

Nhật và Philippines đã có Hiệp ước An ninh sẵn, nên được sự yểm trợ trực tiếp của Mỹ. Họ có thể dễ dàng hơn khi muốn đối phó với Trung Quốc. Do đó Việt Nam cần nên nhanh chóng hợp tác liên kết chặc chẽ với Nhật và Philippines là những nước có cùng cảnh ngộ như Việt Nam để có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, và các nước khác.

Cuộc họp ở Shangri-La ngày 30 và 31-5-2014 vừa qua Nhật và Mỹ đã lên tiếng cảnh báo và nỗ lực ủng hộ Việt Nam, là những tiếng nói có giá trị tốt và có ảnh hưởng rất mạnh. Mỹ và Nhật trong thời gian tới sẽ mời một số quốc gia để dự định thiết lập một hiệp ước, gồm có các nước Mỹ, Nhật, Hàn, Phi, Úc, Ấn Độ, và có thể có Việt Nam, v.v… nhằm ngăn ngừa ý đồ của Trung Quốc. Theo tôi, đây là điểm khả dĩ chấp nhận được để đề phòng mối đe dọa của Trung Quốc.

Trung Quốc ở Biển Hoa Đông bị Nhật ngăn chận tại đảo Sensaku. Ở Biển Đông lại bị Philippines chận lại tại đảo Scarborough Biển Tây (Philippines). Hiện tại Trung Quốc chỉ còn lại con đường duy nhất thoát ra Biển Đông là con đường đụng phải Việt Nam từ Hoàng Sa đến Trường Sa. Các nước Nhật và Philippines ngày nay vẫn có thể yên bình là nhờ có Hiệp ước An ninh với Mỹ yểm trợ. Trung Quốc có thể còn e ngại, không hoặc chưa dám đụng vào. Do đó nếu Việt Nam đứng một mình, không theo bên nào, thì đó là đường lối hoàn toàn có lợi tốt nhất cho Trung Quốc.

Chúng tôi đã gửi thư thông báo và trình các sự việc này cho Luật gia José Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu; Tiến sĩ Mark Rutte, Thủ tướng Chính phủ Hòa Lan; và Giáo sư Luật Karel De Gucht, Ủy viên Thương Mại Ủy ban Âu Châu… Và đến nay đã nhận được các thư hồi âm với lời lẽ hết sức trân trọng của các vị lãnh đạo này.

Trong những ngày tới khi cần phổ biến tin tức rộng rãi, nên gửi thư từ, thông tin, thông cáo báo chí cho các báo chí và truyền thông Âu Châu. Vấn đề quốc tế, theo tôi, trong xã hội dân chủ lãnh vực truyền thông rất quan trọng. Cần thiết nhất là nên cho cộng đồng quốc tế biết rõ, hình dung được mức độ tương quan lực lượng, xã hội, ý thức hệ, v.v... Rất cần có sự liên lạc thường xuyên mật thiết trước với tất cả báo giới, truyền thông ở hải ngoại. Và cũng từ đó sẽ có thể có được những điều kiện thuận lợi hơn nữa…

blank
Thư trả lời từ Liên Âu.

Hiện nay việc phớt lờ luật pháp trong các tranh chấp quốc tế là phương án rất được các nước lớn mạnh sử dụng.

Việc Mỹ đã không ký Công ước Luật biển, tạo ra tiền lệ cho Trung Quốc trong việc phớt lờ luật pháp quốc tế. Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện và sẽ không công nhận bất kỳ phán quyết nào không có lợi cho nước này.

Trung Quốc dẫn lại lập luận từ năm 2006, Trung Quốc đã trình lên Liên Hiệp Quốc một tuyên bố bằng văn bản nói rõ rằng Trung Quốc không chấp nhận vai trò trọng tài quốc tế “như nêu trong khoản 2 chương 15 của UNCLOS trong các tranh chấp có liên quan đến ranh giới lãnh hải và các hoạt động quân sự”.

Vào lúc đó Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền đối với Huangyan Islands (đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông, điều này có nghĩa là ngay cả khi Philippines đưa tranh chấp ra Tòa án Quốc tế, thì Trung Quốc cũng không có nghĩa vụ phải ra tòa.

Chúng tôi sẽ gửi thư lên Tòa án Quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xin yêu cầu giải thích về hai điểm:

1.Về việc một nước lớn mạnh không chịu ra tòa tham dự, và không chịu chấp hành bất kỳ phán quyết nào của Tòa án Quốc tế… thì lúc đó Tòa án Quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ phải giải quyết ra sao ?

Nếu Tòa án Quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không có giải pháp nào để giải quyết sự kiện này, thì có lẽ các sự việc này càng lan ra mạnh và trầm trọng hơn nữa. Điều này cho thấy là nước lớn mạnh có thể thắng thế trong cuộc chạy đua tranh chấp giữa hai hoặc nhiều nước, và cũng sẽ thắng trên bình diện luật pháp quốc tế.

Vì thế cho nên đây là những câu hỏi khẩn cấp gửi lên Tòa án Quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để báo động các vụ việc và mong muốn là cần có giải pháp cho sự kiện này.

Những câu hỏi này cũng sẽ được gửi cho Hội Đồng Âu Châu (Europese Raad, European Council) để thẩm tường và xin ý kiến về việc này.

2.Vấn đề Công hàm của Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Xin Tòa án Quốc tế có thể giải thích về hiện trạng này như thế nào ?

Trung Quốc viện dẫn công thư của Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14-9-1958 để xác lập chủ quyền Hoàng Sa. Có thể đây chỉ là kế dương Đông kích Tây của Trung Quốc, mà thực tâm của vấn đề còn nằm ở chỗ khác, và có thể một ngày gần đây sẽ đưa ra đòi hỏi yêu sách khác.

Cũng như quý Gs. Tạ Văn Tài, Gs. Ngô Vĩnh Long, và nhiều nhà nghiên cứu đều đã lên tiếng khẳng định: “Công thư này hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa”; “Phần giải thích của Quốc hội nói rõ công thư chỉ ủng hộ về cái gọi là 12 hải lý lãnh hải mà ông Chu Ân Lai tuyên bố cho Trung Quốc. Chừng đó cũng đủ để phá luận cứ của Trung Quốc về Hoàng Sa”.

Hiện nay Việt Nam theo tôi được biết gần như có đầy đủ hồ sơ, tài liệu lịch sử về chủ quyền quốc gia Việt Nam. Việc khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam chiếm được nhiều lợi thế. Một phán quyết quốc tế có lợi sẽ trở thành vũ khí sắc bén nhất trên con đường đấu tranh vì sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vâng, thật vậy, bạn hãy cùng tôi tham dự lễ An Vị Quán Thế Âm Bồ Tát nơi Lễ đài lộ thiên vào ngày 14 tháng 10 năm 2007
Ngày 10 tháng 10 năm 2007, chính quyền Bắc Kinh công bố cho biết vào cuối năm nay sẽ cho mở các tour du lịch ở quần đảo Tây Sa.
Mạng Lưới Tuổi Trẻ VN Lên Đường (MLTTVNLĐ) sẽ tổ chức Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới kỳ 5 tại Kuala Lumpur
Chỉ hai tiếng đồng hồ trước khi đứng cùng lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ để chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma trong sảnh đường Rotunda của tòa nhà Quốc hội
Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện
Những cuộc biểu tình kéo hàng vạn, hàng triệu người xuống đường, gây nghẽn tắc giao thông, ngừng trệ các sinh hoạt xã hội, những chính phủ sụp đổ
Tôi đọc những dòng thơ tù của Hòa thượng Thích Quảng Độ thấy xót xa cho quê hương ngày hôm nay, vào thế kỷ 21 này trong khi nhiều quốc gia trên thế giới
Ngày xưa, có một cậu bé nóng tính. Bố cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng: Cứ mỗi lần mất bình tỉnh, mất kiên nhẫn, hoặc cãi nhau với ai
Có phải Trung Quốc sắp ra nghị quyết quan trọng về Đài Loan và Trường Sa" Sau đây là Đài RFA phỏng vấn nhà bình luận Trần Bình Nam
Để nuôi dưỡng tình thân thương giữa chị em, cũng như để có cơ  hội ôn lại những kỷ niệm êm đẹp trong thời gian phục vụ trong QLVNCH
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.