Hôm nay,  

Đôi lời gửi Nguyễn Xuân Hoàng

6/21/201402:04:00(View: 7503)
Đôi lời gửi Nguyễn Xuân Hoàng
Giao Chỉ, San Jose

(Viết để chia xẻ với các bạn của Hoàng-Vy tại San Jose)

Giọt nắng cuối chiều chưa vội tắt, mà lời từ biệt đã lên môi.

Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng.
blank
Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose. Mấy tháng nay anh bị đau rất nặng, phải ra vào nhà thương nhiều lần. Thân hữu chúng ta ai cũng biết và hết sức ngậm ngùi. Mới đây bác sĩ Ngô Thế Vinh có viết về tiểu sử và bệnh tình của anh Hoàng.Tôi xin kể thêm về chút tình cảm riêng tư như sau. Anh được cô Vy, vợ Hoàng đưa về nhà như là giọt nắng cuối chiều. Nắng chiều chưa tắt, nhưng trước sau cũng đến lúc phải hoàng hôn...

Từ nhà thương cô Vy điện thoại qua nước mắt. Pa báo cho Măng biết là Stanford quyết định cho nhà con về nằm nhà để chờ. Bác sĩ và nhà thương ở đây chịu thua rồi. Con đang ký giấy nhận chàng về. Con về trước đến nhận giường điều trị nhà thưng cho đưa tới. Xe nhà thương sẽ chở Hoàng về chiều nay. Nói Măng không còn gì phải lo nữa. Không cần cấp cứu. Xe nhà thương chuyến về không phải mở đèn và thổi còi. Con sẽ không còn phải gọi 911 nữa. Sau cùng thì chàng cũng trở về với em trong những ngày sau cùng.

Sau khi nhận được tin, vợ chồng tôi lên thăm anh chị Nguyễn Xuân Hoàng và Trương Gia Vy. Có người hỏi là hai gia đình họ hàng ra sao mà cô Vy cứ gọi bà Lộc là Măng. Có phải là mẹ nuôi không. Đâu có họ hàng bà con gì đâu. Cô Vy là dân Sài Gòn, con ông Trương gia Kỳ Sanh. Bà Lộc, khuê danh Quan Thị Châu, cháu ông Quan Công bên Tầu, sinh quán Rạch Giá. Chẳng có bà con xa gần gì cả. Vài chục năm xưa, hai người gặp nhau, tình cờ mặc áo giống nhau. Tưởng như hai chị em. Người nọ khen người kia mặc áo đẹp. Chưa biết thưa gửi ra sao. Bà cụ mang họ Quan Công hỏi cô Vy bao nhiêu tuổi mà đóng vai vợ Nguyễn Xuân Hoàng. Cô Vy khai là con thua chàng hơn một giáp. Nhà tôi nói, vậy cháu ngang tuổi con gái lớn của bác. Vy bèn gọi mẹ ơi, rồi tuyên xưng chính thức danh nghĩa mẹ con. Vy gọi chúng tôi là Pa và Măng.

Cha mẹ Trương gia Vy không còn nữa, cô gọi chúng tôi như là một tình cảm thay thế cho tiếng gọi lòng sâu thẳm của đứa con gái cô đơn. Phận chúng tôi cũng cố gắng không làm điều gì cho con gái.. phải hổ thẹn. Nhưng chuyện này chỉ giới hạn với cô Vy mà thôi.

Đối với anh Nguyễn Xuân Hoàng, cá nhân tôi chỉ hơn anh 7 tuổi, mãi mãi chỉ là thân hữu. Quê hương thân phụ Hoàng ở Nam Định, quê tôi cũng Nam Định. Nếu có họp hội đồng hương thì sẽ ngồi cùng bàn. Hoàng là giáo sư viết văn, dậy triết. Tôi suốt đời đi linh. Dù là cầm bút, nhưng văn tôi dưới đất, văn của Hoàng trên trời, Người đi trên Mây. Người lính đi bộ. Cõi trần gian đã không gặp nhau. Cõi văn chương cũng không gặp nhau. Không có dịp cùng nhau tâm sự. Không cùng ngồi uống cà phê để làm thơ. Không ở bên nhau uống rượu mà làm báo. Chúng tôi chỉ biết nhau tại San Jose. Tôi viết báo, Hoàng duyệt qua rồi cho đăng. Duyên nợ thấm thoát cả chục năm dài. Nhưng sao vẫn còn đủ cho tình cảm tràn đầy.


Để tôi kể các bạn nghe câu chuyện bên nhau khi anh chị mới ở nhà thương về. Vợ chồng tôi và anh chị Hoàng cùng ngồi trên giường bệnh. Trừ lúc trong cơn đau, còn lúc thường Hoàng khỏe mạnh, tỉnh táo. Cô Vy nói sẽ kể cho Pa và Măng nghe đầu đuôi buổi họp cuối cùng tại nhà thương. Mặc dù không cần thông dịch nhưng nhà thương vẫn đưa thông dịch viên Việt Ngữ hiện diện. Chẳng có gì phải dấu diếm người bệnh và thân quyển. Bác sĩ nói rằng bệnh ung thư của Hoàng không điều trị được nữa. Chỉ còn nằm chờ và uống thuốc cho khỏi đau. Nhà thương sợ cô Vy vì quá thương yêu nên không nói thực với anh Hoàng.

Vy và Hoàng cùng muốn biết là sẽ chờ đợi bao lâu. Bác sĩ trả lời là hàng tuần hàng tháng và hàng năm. Khi bác sĩ nói, cô Vy nghe chữ years có s rõ ràng mà bà thông dịch chỉ nói là hàng tuần và hàng tháng. Chữ years có s rất quan trọng. Nhà tôi góp tin tức với kinh nghiệm đã làm nhà thương Việt Nam 20 năm rồi làm cho Hồng thập tự Hoa kỳ 21 năm. Bác sĩ cũng không tin được 100%. Bà chị dâu của má, nhà thương cho về nằm nhà gần 5 năm mới ra đi.

Nói chuyện bệnh tật nhà thương mãi cũng chán, tôi thay đổi không khí nói rằng vừa mới thấy tấm hình giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng chụp với các em nữ sinh trung học Ngô Quyềnở Biên Hòa. "Anh" giáo sư triết lại là nhà văn đứng chung với các cô học trò lớp 12. Quả thực là một bức hình đẹp và tình không thể chịu được. Ông thấy trẻ tuổi, đẹp trai muốn nằm trong vòng tay học trò là được ngay thôi. Bây giờ anh Lộc nhìn mà còn thấy ghen tức. Ngày xưa lúc anh đang lội rừng mà thấy cậu Hoàng sung sướng như thế này thì sẽ giận đời bất công biết chừng nào.
blank
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính. Dạy học mới có tiền nuôi vợ con và nuôi văn chương. Mà lại là thầy dậy có giá. Nhiều trường trả tiền gấp đôi. Tôi nói, nếu như vậy cậu Hoàng sống trọn vẹn quá rồi. Hoàng nói, em có phàn nàn gì đâu. Ra đi không sợ, chỉ sợ đau và sợ cô Vy khóc.. Vy lấy tay gạt nước mắt nói rằng. Con có khóc đâu...

Nhà tôi nói rằng. Vy ơi, thôi mày lo cho thân mày đi. Sửa ngay cái chuông trước cửa. Làm cho anh Hoàng cái chuông đầu giường. Có gì thì còn gọi. Vy nói. Nhà thương nói là sẽ gọi chỗ khác, không gọi 911 nữa. Măng nói ngay. Gọi 911 là lo cho cô chứ không phải 911 cho cậu Hoàng. Bố Giao Chỉ nói là dù sao cũng phải chờ một thời gian. Đến 20 tháng 7-2014, kỷ niệm 60 năm giã từ Hà Nội. Rồi đến 30 tháng tư năm 2015. Kỷ niệm 10 năm tạm biệt Sài Gòn.

Nhớ Hà Nội thì sẽ có ngày gặp Mai Thảo. Nhớ Sài Gòn thì tìm gặp Nguyên Sa. Khi ta ra đi, có anh sợ ít có anh sợ nhiều. Nhưng tất cả kẻ đi người ở, ai cũng có nỗi buồn như nhau. Nguyễn Xuân Hoàng may mắn lấy vợ trẻ. Trong tiếng khóc có cả tiếng cười.
blankHoàng và Vy, ngày xưa.

.
.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi tha phương cầu thực gần như trọn kiếp (và may mắn lạc bước đến những nơi không thiếu bơ thừa sữa cặn) nên bất ngờ nhìn thấy mảnh đời cùng quẫn thì không khỏi chạnh lòng. Nghe tiếng mời chào khẩn thiết, nhìn những khuôn mặt khẩn cầu của đồng bào mình mà muốn ứa nước mắt.
Các định kiến tai hại đối với các phụ nữ Á Châu trong văn hóa đại chúng của Mỹ đã có từ ít nhất thế kỷ thứ 19. Từ đó, các nhà truyền giáo và binh sĩ Mỹ tại Á Châu đã xem phụ nữ mà họ gặp đó như là ngoại lai và dễ tùng phục. Các định kiến này đã ảnh hưởng luật di trú đầu tiên của Hoa Kỳ dựa vào chủng tộc, Đạo Luật 1875 Page Act, ngăn cản các phụ nữ Trung Quốc vào Hoa Kỳ. Giả thuyết chính thức là rằng, ngoại trừ được chứng minh ngược lại, các phụ nữ TQ tìm cách vào Hoa Kỳ đã thiếu tư cách đạo đức và là những gái mại dâm. Trên thực tế, nhiều người là vợ tìm cách đoàn tụ với những ông chồng là những người đã đến Hoa Kỳ trước đó. Khoảng cùng thời gian đó, các phụ nữ TQ tại San Francisco cũng bị làm dê tế thần bởi các viên chức y tế địa phương là những người sợ rằng họ sẽ lây truyền các bịnh lây lan qua đường tình dục cho các đàn ông da trắng, là những người sau đó sẽ lây lan cho các bà vợ của họ. Vào giữa thế kỷ 20, các căn cứ chiến tranh và quân sự của Hoa Kỳ tại TQ, Nhật, Phi Luật Tân,
Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc … quả đúng là những kẻ thuộc giới ăn trên ngồi trốc. Họ là những hạt giống đỏ được gieo trồng từ miền Bắc, và đã ươm mầm thành cây. Loại cây này, học giả Phan Khôi gọi một cách lịch sự là cây Cộng Sản. Còn dân gian thì gọi là cây cứt lợn!
Nếu đảng đủ can đảm và ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn đủ bản lĩnh của một Lãnh đạo gương mẫu trong công tác phòng, chống tham nhũng thì hãy công khai cho dân biết Tổ chức Thanh niên của đảng đã làm được những gì cho dân cho nước trong 90 năm qua. Hay ngót 7 triệu Đoàn viên TNCS chẳng làm được trò trống gì, ngoải vai trò tay sai đã tuyệt đối trung thành với đảng và với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh?
Adam Smith và Karl Marx cùng được gọi chung là kinh tế cổ điển (classical economy) tức là lao động (labour) tạo ra giá trị (value.) Khác ở chổ Smith quan niệm thị trường tự do giúp mọi người hưởng thụ giá trị lao động còn Karl Marx lên án giá trị lao động của công nhân bị tư bản bóc lột. Vào đầu thế kỷ thứ 20 xuất hiện một cách nhìn mới là giá trị (value) do nơi tiện ích (utility) thay vì từ lao động (labour). Thí dụ một người đang khát uống ly nước đầu thì thật ngon, ly thứ nhì vừa vừa còn ly thứ ba đầy bụng nuốt không vô, tức là giá trị của mỗi ly nước giảm khi nhu cầu tiện ích hạ thấp. Quan điểm này gọi là Giá Trị Biên Tế hay Marginal Value.
Cùng với tác phẩm của Dương Thu Hương-"Những Thiên Đường Mù", Trần Mạnh Hão-"Ly Thân", Bảo Ninh-"Nỗi buồn Chiến tranh", Phạm Thị Hoài-"Thiên sứ", "Tướng về hưu"của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên dòng văn học phản kháng.
Và cũng có thể biết thêm rằng, nếu tổng thống Franklin Roosevelt từng ngồi xe lăn để lãnh đạo nước Mỹ suốt 12 năm và bảo vệ thế giới tự do, mang lại chiến thắng cho phe đồng minh trong Đệ Nhị Thế Chiến thì thể chất của tổng thống Joe Biden không phải là điều để người ta bàn luận nhiều như vậy.
Người thanh niên da trắng vội vã bước ra khỏi tiệm massage thì chạm mặt Elcias đang đi tới. Ngó anh, hắn chẳng nói lời nào, chĩa thẳng khẩu súng nổ ba hay bốn phát đạn, không biết đang còn cầm trên tay hay vừa móc ra. Elcias thấy chẳng còn điều khiển được cơ thể, mơ màng, như muốn bay lên cao tựa cái bong bóng rực rỡ màu sắc mà mẹ anh đã treo trong ngày sinh nhật đầu tiên và duy nhất mà anh từng có khi tròn mười tuổi. Rồi anh cảm thấy như vợ con anh đang nắm tay mình kéo lại, không để anh bay lên.
«Giấc mơ Tàu» là điều có thật và đang từng bước được thực hiện, ở từng quốc gia, mà mục tiêu sau cùng là thống trị thế giới. Đem mô hình Tàu áp dụng lên toàn cầu. Dân chủ, tự do, nhơn quyền rập khuôn theo văn hóa chánh trị Tàu. Đây là thực tế nên cái ngày mai này không còn xa nữa.
Vào ngày 16 tháng 3, 2021, tám người Mỹ đã bị bắn chết tại Atlanta, sáu người trong số đó là người gốc Châu Á. PIVOT đón nhận tin này với sự kinh hãi và tiếc nuối tột độ. Chúng tôi chia sẻ nỗi đau thương của các gia đình nạn nhân và sát cánh với họ trong nỗ lực truy tìm công lý và ngăn cản các tội phạm thù hận trong tương lai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.