Hôm nay,  

Nhật Ký Biển Đông: Sau Cuộc Đấu Khẩu ở Shangri-la, Mỹ Phải Làm Gì?

07/06/201407:57:00(Xem: 6282)
Nhật Ký Biển Đông
Sau Cuộc Đấu Khẩu ở Shangri-la, Mỹ Phải Làm Gì?

Đào Văn Bình

Nhật Ký Biển Đông thượng tuần Tháng 6 ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:
-VOA tiếng Việt ngày 1/6/2014: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tố cáo Trung Quốc có “những hành động gây bất ổn” ở Biển Đông. Trong bài diễn văn ở Đối Thóai Shangri-La 13, ông Hagel nói Washington nhất định “không ngoảnh mặt làm ngơ” nếu trật tự quốc tế bị đe dọa. Ông Hagel cũng cam kết hỗ trợ cho các kế hoạch của Nhật Bản nhằm nắm giữ một vai trò lớn hơn trong việc duy trì sự ổn định của khu vực này.
-Voice of Russia ngày 1/6/2014: Nhật Bản và Việt Nam dự định thực hiện sự hợp tác an ninh chặt chẽ trong bối cảnh cả hai nước cùng tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Điều này đã được thỏa thuận vào ngày Chủ nhật, trong cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và đối tác Việt Nam là ông Phùng Quang Thanh, diễn ra bên lề Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương “Đối thoại Shangri-La" tại Singapore. Việt Nam sẽ nhận được tàu tuần duyên từ Nhật Bản vào đầu năm 2015.
-Interntional Business Times ngày 2/6/2014: Tại Đối Thóai Shangri-La,Tướng Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) - Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Trung Quốc, “Hoa Kỳ phạm phải sai lầm chiến lược và có nguy cơ biến Trung Quốc thành kẻ thù. Nếu Hoa Kỳ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc chắc chắn coi Hoa Kỳ như kẻ thù của Trung Quốc.”
-Hãng tin Mitt Ân Độ ngày 3/6/2014: Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ Vides (OVL) khẳng định sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Hành động này giúp khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại vùng này.
-VOV ngày 3/6/2014: Trung Quốc vẫn duy trì hơn 110 tàu, đáng lưu ý là 4 tàu quân sự của Trung Quốc gồm 2 tàu quét mìn và 2 tàu hộ vệ tên lửa được thả trôi ở khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 từ 15 - 25 hải lý. Tình hình chung quanh giàn khoan Haiyang 981 mức độ nguy hiểm vẫn chưa giảm.
-VOV ngày 3/6/2014: Dân biểu John Kline (Cộng Hòa) Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Dục và Lao Động, thành viên Ủy Ban Quân Vụ hiện đang thăm viếng Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố, “Phía Mỹ luôn theo dõi sát sao tình hình ở Biển Đông và thể hiện sự quan tâm, quan ngại sâu sắc, đặc biệt là hành động gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam. Mỹ ủng hộ quan điểm và lập trường của Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và mong muốn các bên sớm có giải pháp giải quyết tình hình hiện nay bằng con đường ngoại giao, hòa bình.”
-Voice of Russia ngày 4/6/2014: Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague yêu cầu Trung Quốc đến ngày 15 tháng Chạp cần trình ra luận cứ bằng văn bản về lãnh thổ tranh chấp với Philippines ở biển Hoa Nam (Biển Đông), như tin đưa ngày thứ Tư của AP. Nhưng Trung Quốc đã từ chối thi hành yêu cầu của tòa. Trung Quốc luôn giữ lập trường đàm phán song phương chứ không chấp nhận sự phân xử của Tòa Án Trọng Tài về Luật Biển.
 -Tuổi Trẻ online ngày 4/6/2014: Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Tuổi Trẻ, Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói, “ Điều chúng ta cần giữ vững là độc lập, chủ quyền lãnh thổ đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Đừng ai động vào giá trị thiêng liêng ấy của chúng ta. Trung Quốc đã sai lầm khi quyết tâm cưỡng đoạt chủ quyền của Việt Nam, bất chấp những điều tối thiểu mà một quốc gia trong thế giới văn minh phải thực hiện.”
-BBC tiếng Việt ngày 5/6/2014: Lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) họp tai Bỉ ngày 4/6/2014 bày tỏ quan ngại về căng thẳng trên biển, trong lúc báo Đảng của Trung Quốc đả kích chính sách của Nhật tại G7. Các lãnh đạo G7 tái khẳng định lập trường "chống lại bất kỳ hành động đơn phương của bất cứ bên nào nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ hoặc chủ quyền trên biển bằng biện pháp hăm dọa, gây hấn hoặc vũ lực". Như thế cuộc khủng hoảng ở Biển Đông đã nâng lên tầm vóc quốc tế chứ không còn là vấn đề của khu vực nữa.
-RFI tiếng Việt ngày 5/6/2014: Hôm nay, 05/06/2014, Vit Nam li m hp báo quc tế đ mt ln na lên án Trung Quc tiếp tc có nhng hành vi « hung hăng », liên tc vu cáo, đ li cho Vit Nam, hơn mt tháng sau khi đt giàn khoan trong khu vc mà theo Hà Ni thuc vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa ca Vit Nam.
-WASHINGTON (Reuters) ngày 5/6/2014: Vào Thứ Năm, báo cáo của Ngũ Giác Đài cho biết chi tiêu quốc phòng năm ngóai của Trung Quốc vượt quá 145 tỷ đô-la khi họ khi họ tiến hành một chương trình hiện đại hóa kho chứa máy bay không người lái, tàu chiến, phi cơ chiến đấu, hỏa tiễn và vũ khi điện tử, cao hơn con số mà các giới chức Trung Quốc đưa ra. Cũng theo bản báo cáo này, từ năm 2013 Trung Quốc đã có máy bay không người lái tàng hình. Ngày 6/6/2014 Trung Quốc đã phản đối bản báo cáo này của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc tăng sức mạnh quân sự là nhắm ra nước ngòai.(AP)
-PetroTimes ngày 6/6/2014: Tàu Kunisaki của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) rời căn cứ hải quân Mỹ Yokosuka ở tỉnh Kanagawa ngày 29/5, chở theo 400 quân nhân Mỹ, Úc, Nhật tham gia “Chương trình đối tác Thái Bình Dương” ở Việt Nam, Campuchia, Philippines. Đây là lần đầu tiên tàu vận tải của MSDF chở số lượng lớn quân nhân Mỹ.Từ ngày 6/6 đến 15/6 tại Đà Nẵng sẽ diễn ra các hoạt động trao đổi, huấn luyện y tế nâng cao, hỗ trợ sửa chữa và nâng cấp Trạm y tế Hòa Quý, Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Đà Nẵng, giao lưu văn hóa, thể thao giữa Việt Nam và các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Nhận Định:
Đúng như tiên đóan của các nhà bình luận. Biến cố giàn khoan Hải Dương 981 là bước ngoặt trong quan hệ Việt-Trung và cũng là bước ngoặt trong chính sách đối ngọai của Mỹ-Trung Quốc. Đối với các chiến lược gia Hoa Kỳ, việc Hoa Lục áp đặt giàn khoan tại vùng biển có chủ quyền của Việt Nam đã vượt giới hạn cuối cùng - còn gọi là lằn ranh đỏ (Red Line). Nếu Hoa Kỳ không có hành động cụ thể để ngăn chặn thì vị thế siêu cường của Hoa Kỳ lâm nguy. Đối Thọai Shangri-La 13 tại Singapore vừa qua đã là cơ hội để Hoa Kỳ nói thẳng với Trung Quốc về mà những gì Trung Quốc đang làm, đồng thời khẳng định thái độ của Hoa Kỳ. Nói thì đã nói mạnh lắm rồi, nhưng chưa biết Hoa Kỳ sẽ làm gì trong những ngày sắp tới.
Hiện nay, ngòai những thách thức ở Biển Đông, Hoa Kỳ còn can dự sâu vào cuộc khủng hoàng Ukraine. Vì Hoa Kỳ là người cầm đầu NATO cho nên lỡ “đâm lao phải theo lao” cho nên không thể tiến tới một thỏa hiệp để củng Nga giải quyết vấn đề Ukraine - mà lại theo đuổi biện pháp cấm vận tức đối đầu với Nga. BBC tiềng Việt ngày 3/6/2014 loan tin trong chuyến thăm viếng Ba Lan ngày 2/6/2014 Ô. Obama tuyên bố Mỹ sẽ chi ngân khỏan 1 tỷ đô-la cho việc chuyển quân tới NATO.
Không hiểu các “think tank” Mỹ nghĩ sao? Thay vì theo đuổi sách lược “Đông hòa Tôn Quyền” tức hòa hoãn với Nga để ngăn chặn Hoa Lục. Vì dầu sao đi nữa Ukraine cũng không phải là quyền lợi sinh tử của Mỹ. Hơn thế nữa Nga không có tham vọng khống chế Biển Đông để tranh ngôi bá chủ với Hoa Kỳ. Vậy nếu khôn ngoan ra, Mỹ phải theo sách lược “Đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo” để rảnh tay đối phó với Hoa Lục. Đằng này Mỹ lại theo chính sách “Đông chỏang Tôn Quyền, bắc uýnh luôn TảoTháo” tức mở một lúc hai mặt trận.
Trong gần tám năm qua, Hoa Kỳ không có chiến lược toàn cầu cho nước Mỹ - kể từ đời Bà Hillary Clinton cho tới Ô. John Kerry. Chính sách ngọai giao của Hoa Kỳ bập bềnh theo dư luận do áp lực của các nhà lập pháp - bây giờ là Đảng Cộng Hòa- nhiều khi chỉ tấn công Ô. Obama để “kiếm phiếu” hoặc chuần bị cho những cuộc ứng cử, bất chấp quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ. Ngòai ra mỗi mùa bầu cử là thời kỳ mà chính sách ngọai giao của Hoa Kỳ suy yếu. Cử tri tức người dân Hoa Kỳ chỉ nhìn vào những lợi ích trước mắt như: Vấn đề phá thai, đồng tính luyến ái, hợp thức hóa cần sa, thuế khóa, bảo hiểm sức khỏe và nhất là trợ cấp xã hội, công ăn việc làm. Còn những vấn đề “đối ngọai” xa xôi thì tính sau. Chính vì thế mà trong các mùa bầu cử, nước Mỹ yếu như “con cua hay rắn lột xác”. Ông tổng thống và đảng cầm quyền không dám làm gì cả và chỉ mong “giữ ghế” thêm một nhiệm kỳ. Ngay một số nhà nghiên cứu chính trị Hoa Kỳ cũng nhận định hệ thống chinh trị lưỡng đảng tưởng là hay nhưng cực kỳ nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Miền Nam trước dây có câu nói “Vừa đánh vừa run”. Khi chính sách ngọai giao “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì ông tổng thống do dự không quyết đóan, lúc rày lúc khác, đồng minh ngơ ngác. Cuối cúng chỉ chắp vá, không làm được gì cả, nếu không muốn nói là thất bại. Chính vì thế mà chính quyền Obama lúc nào cũng lúng túng. Mọi chuyện đều phản ứng với mặc cảm tự tôn của một siêu cường trong khi thế và lực của mình đã suy yếu do kinh tế suy thóai - biểu hiện bới cắt giảm ngân sách quốc phòng - sự trỗi dậy của Hoa Lục, Nga và sự tốn kém, mệt mỏi trong các cuộc chiến Iraq, Afghanistan. Hiện nay tinh hình Libya nát bét, cùng lúc Mỹ lại điên đầu với các vấn đề phức tạp của Bắc Hàn, Nam Mỹ, Phi Châu, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ai Cập và chia rẽ với đồng minh Do Thái trong vấn đề Palestines. Cây cổ thụ về chính sách ngọai giao quốc tế Henry Kissinger đã phê bình chuyện Mỹ cấm vận Nga như sau: “Cấm vận là khởi dầu của một sách lược chẳng có một sách lược nào”.
 Trong cuộc đối đầu với Hoa Lục, ngòai việc e ngại sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, Mỹ cỏn bị trói bởi sợi “giâytơ hồng” rất mềm mại nhưng vô cùng bền chắc đó là con số 500 tỷ USD ngọai thương mỗi năm. Chính vì nắm được yếu điểm này mà Bắc Kinh cứ từ từ lấn lướt. Việc Tướng Vương Quán Trung đe dọa thẳng thừng Ô. Chuck Hagel tại Đối Thọai Shangri-la vừa qua: “Nếu Hoa Kỳ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc chắc chắn cũng coi Hoa Kỳ như kẻ thù.” là điều chưa từng thấy - ít ra từ năm 1975 vì ai cũng ngán sợ sức mạnh của Hoa Kỳ - kể cả Nga. Trong bài bình luận nhan đề “West ponders how to stop - or fight - a new Great War” nhà báo Peter Apps (AP) viết, “Một số nhà phân tích nói rằng, thêm thách đố cho Phương Tây là cả Nga và Trung Quốc đều biết rằng Washington không thể mở hai cuộc chiến cùng lúc.” Đây là yếu điểm chiến lược của Hoa Kỳ cho nên trước đây “con cáo già” Kissinger đã phải tương nhượng, kể cả dâng Quần Đào Hoàng Sa cho Hoa Lục để đánh ngã Liên Bang Xô Viết.
Việc Hoa Kỳ cấm vận Nga khiến Nga tìm phương thóat hiểm bằng cách ký thỏa hiệp khí đốt lịch sử 400 tỷ tại Thượng Hải. Mới đây nhất lại tăng cường hợp tác với Bắc Hàn để làm khó dễ Mỹ. Dù thỏa hiệp bán khí đốt không phải là một liên minh nhưng là cơ hội tốt cho Bắc Kinh vì dầu sao đi nữa Nga sẽ không can dự hay lên án mạnh mẽ những hành vi bạo ngược của Hoa Lục tại Biển Đông. 
Chỉ cần Hoa Kỷ không kiểm chế được tham vọng của Hoa Lục ở Biển Đông thì địa vị siêu cường của Hoa Kỳ lung lay. Lúc đó các quốc gia Đông Nam Á sẽ đứng trước hai lựa chọn. Một là vì độc lập và chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, hy sinh quyền lợi kinh tế, liên kết với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ để đối đầu với Hoa Lục. Lúc đó sách lược “Xoay Trục” của Hoa Kỳ bền vững. Tuy nhiên sự bền vững chỉ có khi mình là “minh chủ” tức đứng đầu một liên minh thỉ phải dứt khóat, xông xáo tiến lên phía trước. Nếu minh chủ cứ “xìu xìu ền ển” thi liên minh tan vỡ. Lựa chọn thứ hai của Đông Nam Á là hy sinh chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, chấp nhận Hoa Lục làm chủ Biển Đông để đổi lấy hòa bình và phát triển kinh tế. Lúc đó Hoa Kỳ mất hết đồng minh (allies) cùng người hợp tác (partners), kế họach “Xoay Trục” phá sản và Hoa Kỳ phải từ bỏ Biển Đông để lui về cố thủ ở Guam.
Trong một bài binh luận nhan đề “Why China and America are Headed Toward a Catastrophic Clash?” (Tại Sao Trung Quốc và Hoa Kỳ Tiến Đến Một Cuộc Đụng Đô Thảm Khốc?) đăng trên The World Post ngày 2/6/2014 Giáo Sư Hugh White (*) viết, “bằng cách đối đầu với các bạn của Hoa Kỳ bằng bạo lực, Trung Quốc đối đầu với Hoa Kỳ (khiến Hoa Kỳ phải) chọn lựa hơặc bỏ rơi bạn bè hoặc chống lại Trung Quốc. Hoa Lục tin rằng khi phải đối đầu với lựa chọn này, Hoa Kỳ sẽ thoái lui, lúc đó bạn bè và đồng minh không có ai giúp đỡ. Điều này làm suy yếu các đồng minh của Hoa Kỳ cùng những nước hợp tác, (từ đó) suy giảm sức mạnh của Hoa Kỳ ở Á Châu và tăng thêm sức mạnh cho Hoa Lục.”
Tại sao Hoa Kỳ phải thoái lui? Thứ nhất: Dân chúng Hoa Kỳ quá mệt mỏi vì Ô. Bush Con đã lao vào hai cuộc chiến tranh tốn kém, vô ích và để lại nhiều vết thương. 85,000 cựu chiiến binh Mỹ sống vô gia cư mà Bà Michelle Obama gọi đó là "Sự phẫn nộ về mặt đạo đức." (VOA). Còn Ô. Obama thắng cử là vì lập trường phản chiến rồi lại được Thụy Điển vội vã trao giải Hòa Bình Nobel, lại lao vào cuộc chiến tranh Lybia, căng thẳng với Iran, Syria là các quốc gia Hồi Giáo khiến phong trào khủng bố quốc tế mới đầu chỉ giới hạn ở một vài nước nay lan rộng ra khắp thế giới - vô phương kiểm sóat. Thứ hai: Nếu nổ ra cuộc chiến tranh với Hoa Lục thì phải là cuộc chiến tranh tổng lực, rồi kéo theo cuộc chiến tranh nguyên tử - cơn ác mộng của Hoa Kỳ!
Rõ ràng hiện nay tại Á Châu đang có mặt của hai siêu cường. Cứ thử tưởng tượng trong một khu rừng có hai con cọp cùng chiếm cứ một lãnh địa, chắc chắc một con phải ra đi. Trận chiến ngày hôm nay không phải chỉ là trận chiến giữ gìn biển đảo của nước nhỏ mà là trận chiến sinh tử của Mỹ. Nếu Hoa Kỷ không nhận ra điều đó mà còn do dự thì Hoa Kỳ chắc chắn sẽ thất bại. Trong bải viết Giàn Khoan Haiyang 981: Bước Ngoặt Trong Tranh Chấp Biển Đông phổ biến ngày 18/5/2014 tôi đã viết, “ Nhiều thất bại quân sự và chính trị trên thế giới xảy ra không phải vì mình yếu chỉ vì mình do dự, không quyết đóan.” Việc Hoa Kỳ khuyên Phi Luật Tân nhường bãi cạn Scarborough cho Hoa Lục mà Hoa Lục vẫn lấn tới là sai lầm nghiêm trọng chỉ vì do dự và lo sợ một cuộc đối đầu sẽ xảy ra, nhưng nay lại phải đối đầu với một cuộc xung đột lớn hơn. Nói tóm lại, cho đến năm 2009 Hoa Kỳ không hề có chiến lược đối phó với Trung Quốc chỉ vì sa lầy vào các cuộc chiến tranh Iraq , Afghanistan và lo đối phó với quân khủng bố. Quân khủng bố Hồi Giáo cũng là nhân tố làm suy yếu sức mạnh của Hoa Kỳ.
Lịch sử quân sự và chính trị dạy rằng: Nếu đã tính nhường nhịn và thần phục thì phải nhường nhịn và thần phục ngay. Nếu đã quyết chiến thì phải chuẩn bị để quyết chiến. Một quốc gia gặp phải tinh thế như vậy mà do dự không quyết đoán thì sẽ bại vong. Là tướng quân trong một trận chiến gay go, tiến thì không tiến, lùi thì không lùi, ở lại không một kế sách, thì đạo quân đó sẽ tan vỡ. Một quốc gia ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” mà quá lo sợ chiến tranh, sợ “sinh linh đồ thán” không dám quyết chiến thì sẽ mất nước thôi. Lịch sử đã từng chứng minh, nếu là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc hoặc giải phóng dân tộc thì người dân sẽ chấp nhận hy sinh tới giọt máu cuối cùng. Tôi cho rằng một trong số các nhà lãnh đạo Á Châu có lập trường và kế sách quyết đoán, quyết chiến nhất phải kể tới Thủ Tướng Abe của Nhật Bản. Rất may cho Nhật Bản và Đông Nam Á khi có một lãnh đạo dũng cảm như vậy.
Sau hết, một đât nước bền vững là đất nườc có các nhà lãnh đạo quyết đoán, đúng thời đúng thế. Các nhà quân sự lỗi lạc của thế giới đã dạy rằng: Muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh, giống như Thượng Tướng Trần Quang Khải đã nói:
Thái bình nghi nỗ lực.
Vạn cổ thử giang san.
Đào Văn Bình
(California ngày 7/6/2014)
 
(*) Giáo Sư Nghiên Cứu Chiến Lược, Đại Học Quốc Gia Úc Châu; tác giả cuốn “Lựa Chọn của Trung Quốc: Tại Sao Chúng Ta Cần Chia Xẻ Quyền Lực (The China Choice: Why We Should Share Power)
.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.