Hôm nay,  

Poutine Và Phong Trào Cực Hữu Âu Châu

04/06/201400:00:00(Xem: 3455)

Mặt trận Dân tộc (Front National - FN) ở Pháp thắng lớn, dẩn đầu kết quả bầu cử Âu châu hôm 25/5/2014 vừa qua, đã làm cho cả Âu châu lên cơn sốt tới nay vẫn chưa hạ nhiệt. Chỉ riêng có TT. Nga, Ông Poutine, là vui mừng vì chia sẻ sự thắng lợi ấy. Và cả sự lớn mạnh của Phong trào cực hữu ở khắp Âu châu.

Một số lớn đảng cực hữu thấy đầy hứa hẹn khi kết quả thăm dò dư luận đều công bố những con số ủng hộ ngày càng tăng. Quốc Hội Âu châu có hơn ¼ Dân biểu sẽ cơ bản chống Liên Hiệp Âu châu, đó là điều báo hiệu những điềm không tốt lành gì cho Liên Hiệp Âu châu trong những ngày tới.

Giữa những đảng cực hữu hoặc xu hướng cực hữu vào được Quốc Hội Âu châu qua bầu cử hôm 25/05/2014, dĩ nhiên ý hệ khác nhau sâu sắc. Nhưng tất cả đều vận động quần chúng trên cơ sở chung: đề cao tinh thần quốc gia dân tộc, tố cáo các đảng cánh tả cũng như cánh hữu đều đặt nhẹ quyền lợi dân tộc hơn lá phiếu, chống làn sóng di dân và nhập cư không kiểm soát, công kích một số người cầm quyền tham nhũng, …

Tùy theo quốc gia, các đảng cực hữu thắng cử theo những tỷ lệ khác nhau nhờ tất cả đều nổ lực vận động và đề nghị những giải pháp đơn giản cho những vấn đề mà dân chúng phải đối diện hằng ngày do tình hình khủng hoảng kinh tế gây ra: « ngăn chặn nhập cư lậu, không chấp nhận Liên Hiệp Âu châu, không chấp nhận toàn cầu hóa, trở lại mỗi quốc gia tự lo liệu lấy ».

Một vòng thế giới

Ở các nước Âu châu, từ Nga qua Tây âu, đếu có các đảng cực hữu hoặc phong trào có xu hướng cực hữu hoạt động và hôm 25/05/2014 đưa người ra ứng cử và đắc cử vào Quốc Hội Âu châu, từ 5% tới 25% như đảng FN ở Pháp.

Ở Mỹ cũng có những đảng cực hữu nhưng không quan trọng. Cả đảng cực tả như đảng cộng sản với cả chục ngàn đảng viên. Đảng cực hữu ở Mỹ như Constitution Party, Américan Héritage Party, American Patriot Party.

Ở Canada thì có đảng Parti National Social Chrétien.

Ở Do thái có đảng Brit Ha’ Birionim, Foyer juif, Mouvement Kach. Ý hệ chung của những đảng này là chủ nghĩa Xã hội bảo thủ, chủ nghĩa tự do, bảo vệ bản sắc dân tộc, chống di dân lậu,…

Ở Nga, đảng cực hữu chánh là đảng Tự do-Dân chủ Nga hôm bầu cử Âu châu, chiếm được 55 ghế, đứng hang thứ ba. Chủ trương quốc gia dân tộc, bài ngoại, phản động, …

Nhựt bổn có đảng Sohowa, Đền Yasukuni thờ những vị anh hùng dân tộc Nhựt nhưng bị kết án tội phạm chiến tranh sau Đệ II Thế chiến.

Tât cả những đảng này đều có chung chủ trương là đề cao tinh thần quốc gia dân tộc trên hết, cực đoan, bài ngoại, chống lại những tổ chức quốc tế và chống Mỹ, chống Liên Minh Âu châu,…

TT. Poutine thắng lợi

Ông Poutine cho rằng ông là một trong những người thắng lợi ở cuộc bầu cử Âu châu vừa qua. Mục tiêu của ông là luôn luôn tìm cách làm suy yêu Liên Hiệp Âu châu nên ông chủ trương ủng hộ những đảng cực hữu ở Âu châu.

Khi Ông Poutine ủng hộ những Dân biểu cực hữu, nên nhớ đó là sự ủng hộ của trùm KGB. Mai này, Quốc Hội Âu châu nhóm họp, các Dân biểu sẽ thảo lưận một vấn đề gay góc của chính Quốc Hội: một Dân biểu Âu châu đã từng làm tình báo cho Mạc-tư-khoa (*). Vị Dân biểu bị tố cáo tên là Béla Kovács. Hôm chủ nhựt 25/05/2014, Béla Kovács lại tái đắc cử trên danh sách của đảng Tân Quốc xã Jobbik của Hung-ga-ry. Đảng này chiếm được 15% của cuộc bầu cử. Từ cuối năm rồi, đảng Jobbik làm Chủ tịch Liên Minh những Phong trào Quốc gia Âu châu, một tổ chức tập họp nhiều đảng « anh em ». Người tiền nhiệm là Bruno Gollnisch của Mặt Trận Dân tộc (FN) ở Pháp.

Theo Ông Biện lý ở Budapest vừa lột tư cách miển truy tố của Dân biểu Kovács cho biết ông này đã làm vìệc cho sở mật vụ của Mạc-tư-khoa từ nhiệm kỳ đầu của ông ở Strasbourg năm 2009. Ông Kovács Đồng- Chủ tịch Ủy Ban Nga-Âu châu. Ông đính chánh không có làm tình báo cho Nga. Nhưng sự buộc tôi ông không làm những quan sát viên cực hựu ngạc nhiên. Từ lâu, từ năm 2006, đã có tin đồn về Ông Kovács làm tình báo cho Nga. Sau khi tốt nghiệp Viện Bang giao Quốc tế ở Mạc-tư-khoa, ông gia nhập đảng Jobbik của Hung-ga-ry, còn đem tới cho đảng Jobbik một số tiền lớn mà không bao giờ ông cho biết nguồn gốc của số tiền này. Theo nhiều tờ báo của Hung-ga-ry, đây là tiền của Mạc-tư-khoa cho. Nếu Dân biểu Kovács bị phạt thì KGB bị mất một thống tín viên quí giá ở Strasbourg. Nhưng thế nào thì Ông Poutine cũng sẽ tìm người khác. Nhiều người khác.

Hiện tại, Ông Poutine trông cậy ở những Dân biểu cực hữu vừa mới đắc cử ồ ạt vào Quốc Hội. Ví từ nhiều năm qua, cụ thể là từ mấy tháng qua, Điện Cẩm linh đã âm thầm nối lại những liên lạc chặt chẻ với phong trào cực hữu âu châu. Tầm quan trọng của việc này đã biến Mạc-tư-khoa trở thành một cái nôi của một thứ Quốc tế Nâu (*).

The Russian Connection

Trong một bài biên khảo nhan đề «The Russian Connection » phát hành hồi tháng ba vừa qua, nhà chánh trị học Hung-ga-ry, Ông Péter Krekó, mô tả chiến lược của Ông Poutine đang bố trí ở Âu châu không khác gì chiến lược do Điện Cẩm linh khai triển với những người cộng sản thời còn khối liên-xô.

Chủ trương chiến lược ngày nay của Poutine là nhằm tạo bất ổn cho Âu châu vì ông cho rằng Âu châu luôn luôn gây hấn với Nga. Phải vận động các đảng cực hữu chống lại Âu châu, có như vậy thì mới có lợi cho Nga. Và còn phải đẩy mạnh thêm cho các đảng ấy chống luôn cả Mỹ, cắt đi mối quan hệ giữa Âu châu và Mỹ.

Lập luận của Ông Péter Krekó rất đáng tin cậy bởi ông dẩn chứng là Ông Aymeric Chauprade,Thụ ủy Liên danh của Mặt Trận Dân tộc (FN) ở vùng ngoại ô Paris hôm 25/5/2014, đã cổ vũ tổ chức của ông hảy bắt tay chặt chẻ với chế độ của Poutine. Việc làm này cũng hợp lý thôi. Mỹ kiểm soát được phần lớn Quốc Hội Âu châu thân Mỹ thì phần còn lại phải theo Nga. Điều hợp lý là Poutine phải tìm một đối trọng cho chánh trị Âu châu. Riêng nhà chánh trị học Péter Krekó đang tranh đấu thành lập một Liên minh quân sự giửa Nga và Pháp.

Chủ trương của Nga và một số nước thuộc Liên-xô củ luôn luôn tìm cách phân hóa Liên Hiệp Âu châu cho có lợi cho họ.

Đường lối này được Mạc-tư-khoa bắt đầu thật sự từ vài năm nay. Theo Bà Marlène Laruelle (Le Nouveau Nationalisme russe, Ed. L’œuvre, Paris, 2010), chuyên viên về phong trào quốc gia cực đoan ở Nga, thì đầu tiên bắt liên lạc được nhờ Giáo hội chánh thống giáo qua những nhóm chống luật phá thai ở Âu châu. Nhưng chiến lược chống phá Âu châu chỉ thật sự thành hình sau khi Ông Poutine trở lại làm Tổng thống Nga tháng 5/2012. Và từ đây, ông chủ trương cực kỳ bảo thủ để nhờ đó ông dần dần khôi phục lại thế cường quốc cho Nga. Đồng thời, Poutine cũng trở thành ông Tổng thống mạnh.

Đồng chí cực hũu Aymeric Chauprade của ông nhận xét «Khi Poutine hành sử như người bênh vực bản sắc thiên chúa giáo và những giá trị truyền thống của âu châu, chính là lúc ông đã gởi cho chúng ta một tín hiệu thật mạnh».

Năm rồi, Pháp ban hành luật hôn nhơn cho những người đồng tính thì trong lúc đó, Quốc Hội nga phạt gắt gao mọi tuyên truyền cho những quan hệ đồng tính. Trong chủ trương chống quan hệ đồng tính, Nga được xếp là nước tiên phong dẩn đầu phong trào chống đối.

Liền đó, nhiều lãnh tụ của phong trào cực hũu Âu châu đổ xô tới Mạc-tư-khoa. Tháng 5/2013, một phái đoàn đại diện «Liên Minh Âu châu các Phong trào Quốc gia (cực đoan» do Ông Bruno Gollnisch (FN) và Ông Valerio Cignetti, người Ý theo phát-xít Ý, hướng dẩn tiếp xúc Ủy Ban Nhơn quyền của Quốc Hội nga.

Hai bên cùng trao đổi ý kiến phản đối hôn nhơn cho những người đồng tính, …

Vài ngày sau, Ông Gábor Vona, lãnh tụ nhóm chống do thái và chống người « Rom » (du mục ở Roumanie) của đảng cực hữu Jobbik hung-ga-ry, cũng được Ủy Ban Ngoại giao của Quốc Hội nga đón tiếp trong cùng mục tiêu...

Quan trọng hơn hết là Ông Alexndre Douguine, Cố vấn kín đáo của Điện Cảm-linh, tuyên bố « Nga có thể trở thành một lực xung kích về chánh trị và văn hóa chống lại khối Âu châu-Đại tây dương », tức chống lại Âu châu và Huê kỳ trên mặt trận chánh trị và văn hóa.

Tháng 6/2013, Bà Marine Le Pen, Chủ tịch Mặt Trận Dân tộc (FN), được tiếp rước rình rang ờ Mạc-tư-khoa. Chuyến viếng thăm của bà được Ông Xavier Moreau, tổ chức và bảo vệ an ninh. Ông Xavier Moreau là cựu nhảy dù của Pháp, định cư ở Mạc-tư-khoa từ năm 1990, hiện làm chủ một Công ty lo về an ninh.

Bà Marine Le Pen bị Hoa-thạnh-đốn thờ ơ, trái lại, được Mạc-tư-khoa vô cùng niềm nở. Bà được Phó Thủ tướng, Ông Dmitri Rogozine, người sáng lập đảng Quốc gia chủ nghĩa Rodina, và Chủ tịch Quốc Hội, Ông Serguei Narychlkine, một cựu KGB, thân cận với TT Poutine, đón tiếp long trọng. Sau đó, Marine Le Pen được TV Rossia 1 phỏng vần vào giờ được đông đảo khán giả theo dõi hơn hết.

Trong lúc đó, Ông Aymeric Chauprade, cố vấn ngoại giao của Bà Marine Le Pen, tuyên bố ủng hộ « Những người yêu nước của cả thế giới, yêu chuộng nền tảng văn minh của chúng tôi, đang quay đầu cùng nhìn về Mạc-tư-khoa ».

Cuối năm 2013, Liên Đoàn Bắc Ý họp Đại hội, qui tụ đại diện các đảng cực hữu lớn ở Âu châu, phái viên Nga, phong trào của Poutine, để cùng xiết tay nhau chặt chẻ. Sự kiện này xảy ra ngay sau vụ khủng hoảng ở Ukraine. Cũng dễ hiểu vì Tây Âu và Huê kỳ đồng loạt ủng hộ chánh quyền Kiev, lên án Poutine can thiệp vào Ukraine.

Tất cả các tổ chức cực hữu trong phong trào quốc gia chủ nghĩa đều xếp hàng theo Mạc-tư-khoa. Poutine cần những tổ chức này để đối phó với Âu châu về mặt chánh trị. Như ửng hộ Poutine trong vụ xâm chiếm Crimée qua cuộc trưng cầu dân ý do họ giàn dựng và điều động. Chi phí vận động dư luận bằng truyền thông do một ONG đài thọ. Tổ chức này lại do người Bỉ cực hữu, Ông Luc Michel, lãnh đạo phục vụ quyền lợi Mạc-tư-khoa.

Trong lúc trưng cầu dân ý về vụ Crimée, Ông Aymeric Chauprade, Cố vần ngoại giao của Bà Marine Le Pen, tuyên bố « Trưng cầu dân ý là một thành công để tái thống nhứt một tỉnh lịch sử về với đất mẹ». Một giới chức của đảng cực hữu Áo, FPO, tuyên bố tiếp theo «Trưng cầu dân ý về vụ Crimée là một nếp tự do sẽ giải phóng Liên Hiệp Âu châu».

Các đảng phái cực hữu đều hung hăng chống Âu châu. Bà Marine Le Pen vừa trở lại Mạc-tư-khoa để gặp Chủ tịch Quốc Hội Nga lần nữa vì ông này bị cấm qua Âu châu. Bà tuyên bố hoàn toàn chia sẻ với Nga những giá trị chung. Thấy Mặt Trận Dân tộc hoạt động mạnh, có người hỏi Ông Aymeric Chauprade có được Ông Poutine tài trợ không ? Ông Aymeric Chauprade quả quyết là không hề có ( ? ).

Tại Quốc Hội Âu châu, những Dân biểu của phong trào cực hữu sẽ bỏ phiếu cho những chánh sách âu châu theo quyền lợi của Mạc-tư-khoa và luôn luôn bênh vực lập trường của Mạc-tư-khoa. Nếu những Dân biểu cực hữu thành lập với nhau thành những khối thì thế lực của họ thêm mạnh hơn để ủng hộ Poutine vì họ sẽ được ngân sách, thời hạn phát biểu, những Phó chủ tịch và quyền kiểm soát lịch trình hội họp.

Ngoài ra họ còn có những « taupes » ( nhơn viên tình báo, tiếng lóng nhà nghề, có nghĩa là chuột chũi) âm thầm hoạt động ngay trong Quốc Hội.

Xưa nay, hai cái « cực » thường dễ gặp nhau, hổ trợ cho nhau. Hồ Chí Minh đi với Sainteny của Pháp thực dân, Võ Nguyên Giáp con nuồi Phó tỉnh Marty, Trần văn Giàu làm mật thám cho Tây, …Bởi hai cái « cực » lớn là Đế quốc và Cộng sản có quan hệ huyết thống với nhau. Đế quốc tư bản đẻ ra cộng sản Đệ Tam và thực dân. Thực dân pháp đẻ ra cộng sản hà nội.

Nên trong chánh trị, thấy mặt mà đặt tên « bạn/thù » hay « chọn phe cánh » là một sai lầm cơ bản.

Ở việt nam có đảng cộng sản cũng là một thứ « cực » cực kỳ phản động nhưng khác hẳn với các đảng cực hữu là không bảo vể bản sắc dân tộc, không ngăn chân đi dân lậu, không bản vệ chủ quyền, mà lại mở cửa cho chệt ồ ạt qua, chạy theo sát với Tàu như bóng với hình. Một tập thể vong thân theo định nghĩa của Mác.

(*)Điều tra của ký giả Vincent Jauvert, tuần báo Le Nouvel Observateur, số 2586, 25/05/2014, Paris

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.