Hôm nay,  

Ba Sứ Giả Âm Nhạc Viếng “Hoa Hồng” Thành

03/06/201400:00:00(Xem: 5260)

“Nhóm Thân Hữu Lê Văn Khoa” hồi 1:15pm chiều cuối tuần - thời tiết khô ráo với mây trắng lững lờ trôi trong nắng ấm hiếm hoi ngày thứ bảy 24/5/2014 - tại Hollywood Senior Center, 1820 NE 40th Ave ở thành phố “Hoa Hồng” Portland của Oregon, đã giới thiệu nhạc sư Lê Văn Khoa và hai giọng ca soprano chuyên nghiệp Thanh Hằng, Ngọc Hà; là ba vị sứ giả lẫy lừng tên tuổi; đại diện riêng cho sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của ông và sức chuyên chở sung mãn dường như bất tận của nhị vị ca sĩ; và họ cũng là đại diện cho một nhánh âm nhạc hiếm quí trong nền âm nhạc Việt ở hải ngoại: Nhạc Giao Hưởng Việt.

Sau các tiết mục tiếp tân, tiệc trà thân mật đầu giờ và tác giả k?í sách “Lê Văn Khoa, Một Người Việt Nam” từ 11:30am đến 1:00pm, Trưởng BTC, Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý đã ngỏ lời cảm ơn toàn thể đồng hương hiện diện, đại diện các tôn giáo và đoàn thể trong cộng đồng, các thân hữu và thành viên trong nhóm; rồi đích thân tặng hoa cho 3 vị sứ giả trên. Sau đó ông tuyên bố khai mạc và giới thiệu giáo sĩ Huỳnh Quốc Bình, vị MC của toàn bộ chương trình.

Vị MC đã mời cử tọa đứng lên để chuẩn bị nghi thức chào quốc kỳ lưỡng quốc. Nghi thức trang nghiêm chào quốc kỳ Mỹ - VNCH này đã bắt đầu buổi sinh hoạt nghệ thuật có tầm vóc này. Tuy không có lư đồng và trầm hương nghi ngút tỏa lan của một lễ hội đại trào; chỉ có hai cặp quốc kỳ Việt-Mỹ uy nghi trên bốn cột thép dựng hai bên bục cao sân khấu cố hữu, hồn thiêng sông núi như đã trở về trong bản quốc ca VNCH đã được cả hội trường 170 người cất vang trong tiếng đệm đàn guitar của kỹ sư Phạm Dương quyện với tiếng đàn piano điêu luyện của nhạc sĩ “Vinh Phượng Hoàng”. Trước đó, bản quốc ca Hoa-kỳ đã được cặp song ca Kim “Korean” Talent của Vancouver và Elizabeth Pham mắt xanh tóc vàng - một “già gân”, một trẻ trong cặp áo dài truyền thống dân tộc; trang điểm côn cổ bằng hai giải thêu quốc kỳ VNCH – cất cao chất ngất bằng chính thanh âm bản xứ. Cảm động nhất là bản “Hồn Tử Sĩ” của Lưu Hữu Phước như đã gọi về vong linh của nhiều triệu anh hùng; hữu danh và vô danh của QLVNCH, cùng hàng triệu đồng bào nạn nhân của giặc Cộng đã bỏ mình suốt chuỗi thập niên dài chiến tranh thảm khốc do đảng Cộng sản VN hiện hữu phát động theo lệnh quan thầy Nga Hoa của chúng.

Lúc 1:30pm, vị MC nổi tiếng lưu loát, dí dỏm và đôi khi hóm hỉnh đã giới thiệu cô Cổ Vương Ngọc Lan hôm nay có mặt; không phải với tư cách thủ quỹ của Nhóm mà với tư cách tân Chủ Tịch CĐVN/OR. Duyên dáng trong chiếc áo dài, cô đã ngỏ lời chào kính đến 3 vị sứ giả khách quí và kêu gọi mọi thành viên trong cộng đồng tích cực yểm trợ mọi công tác sắp tới của BCH để phục vụ đắc lực đồng hương tỵ nạn cộng sản.

blank
Hình trái: Nhạc Trưởng Lê Văn Khoa đang nói về “Âm Nhạc trong thời đại chúng ta” do nhóm Thân Hữu Lê Văn Khoa tại Portland/OR tổ chức Thứ Bảy 24/5/2014. Hình giữa: Nhà Thơ Ngọc Bội nói về Sự nghiệp Âm nhạc của Nhạc Trưởng Lê Văn Khoa. Hình phải: Kiến Trúc Sư Huỳnh Lương Vinh tức Họa Sĩ Hố, thành viên Ban Tổ chức, chụp ảnh lưu niệm với Nhạc Trưởng Lê Văn Khoa, thầy cũ của mình, học từ hơn nửa thế kỷ.

Đề tài “Sự nghiệp âm nhạc lẫy lừng của nhạc trường Lê Văn Khoa” đã được nhà thơ Ngọc Bội trình bày lúc 1:45pm một cách mạch lạc và nhuận sắc; dù với thời gian qui định 20 phút hạn hẹp vẫn phác họa được một tổng thể thấu đáo mà không để thiếu những tình tiết dẫn chứng độc đáo.

Ngọc Hà, cô ca sĩ mezzo soprano chuyên nghiệp và cũng là phu nhân vị nhạc trưởng, đã cất giọng oanh yến vừa trong trẻo Quỳnh Giao vừa ngân nga thanh thoát Mộc Lan, hát theo nhạc đệm thu âm của dàn giao hưởng Kiev Symphony Orchestra trình tấu bản “Mừng Xuân” của LVK hợp soạn. Âm thanh hùng tráng đã trổi lên khi KB Phạm Quang Lãng của CĐVN Vancouver WA giúp trình chiếu video clip dàn nhạc Presidental Symphony Orchestra của Phủ Tổng Thống Ukraine trình tấu quốc thiều VNCH. Mặc dù không còn phải là nghi thức chào quốc kỳ, mọi người đã đứng bật dậy như những lò xo để chiêm ngưỡng và thưởng thức mà chẳng kém phần trang trọng trong tư thế.

Nhạc sư Lê Văn Khoa đã bất ngờ diện kiến một học trò cũ của ông nửa thế kỷ về trước: kiến trúc sư Huỳnh Lương Vinh tức họa sĩ Hố và cũng là thành viên BTC lên bục vi âm kể lại k?í ức đậm màu kỷ niệm trân quí khi được thụ huấn với vị thầy cũ của mình qua đề tài “Kỷ niệm với Thầy Lê văn Khoa nhiếp ảnh viên”. Dù không mảy may nghi vấn, vị thầy cũ cũng đã rời hàng ghế danh dự đứng lên “inspect” bản gốc bằng tốt nghiệp đã phần nào bạc màu thời gian với chữ kí mà ông xác nhận là của chính mình!

Dòng chữ trang trọng đầy nét hoa mỹ và lòng ngưỡng mộ của vị trưởng BTC đã được vị MC đọc để giới thiệu Thanh Hằng, người ca sĩ soprano chuyên nghiệp có giọng ca không khác danh ca Kim Tước; đã từng tu nghiệp nhiều năm ở Argentina trước 1975 - và cũng là chị của đồng nghiệp Ngọc Hà – đơn ca nhạc khúc “Nhặt Cánh Sao Rơi”. Thanh Hằng có lẽ là người ca sĩ duy nhất thuộc thế hệ trước ngày mất nước có khả năng hát ngôn ngữ Espagnol chuẩn giọng và viết lời ca Việt ngữ sát nghĩa nhất; chuyển từ nguyên văn các nhạc phẩm nguyên thủy viết bằng ngôn ngữ này mà bà vốn thông thạo.

Tiết mục chính trong chương trình là phần thuyết trình và giải đáp về đề tài “Vai trò của Âm Nhạc trong thời đại chúng ta” của Ns Lê Văn Khoa; qua đó ông nhấn mạnh đến ảnh hưởng ngày càng cao và sâu đậm của âm nhạc, ngôn ngữ quốc tế phi biên cương của thế giới, như một chất dưỡng sinh của con người và một vũ khí của đấu tranh. Hội họa và nhiếp ảnh cũng là hai vũ khí trong đấu tranh hữu hiệu không thua kém âm nhạc qua lời phân tích khá cặn kẽ bức tranh “Guernica“ (1937) của Pablo Picasso và bức ảnh “People” được dàn dựng của Hammad Rashid Al Naemi, người Arab xứ Qatar. Nếu bức tranh mô tả được tình trạng hỗn loạn của chiến tranh (mà tác giả thân Cộng Picasso có hàm ý đổ trách nhiệm cho đế quốc tư bản; lờ đi tội ác của đế quốc cộng sản) thì bức ảnh chụp cũng nói lên phần nào nỗi khiếp sợ trên khuôn mặt của một con người hai tay chắc hẳn đã bị trói cánh khuỷu ra sau trong phòng tra tấn; sau lưng nạn nhân là lũ quỷ đỏ cười cợt hả hê, ngạo mạn, chế diễu, khinh khi và đe dọa! Trả lời câu hỏi của nhà báo Linh Vũ đến từ Tacoma WA về nhận xét của diễn giả đối với thành quả văn hóa nói chung, âm nhạc nói riêng của người Việt hải ngoại qua 3 trung tâm văn nghệ lớn hiện nay, Ns Lê Văn Khoa cho rằng riêng khía cạnh âm nhạc chỉ đạt thành quả thương mại.


Phần phụ diễn văn nghệ do các ca sĩ địa phương được mời cộng tác như Lệ Hải qua các ca khúc “Hà Nội Mùa Này Vắng Những Cơn Mưa” và “Niệm Khúc Cuối”, Lê Tuấn với “Đà Lạt Hoàng Hôn” và “Hương Thầm”, cặp Văn Tiên (lục huyền cầm) -Phương Thùy Dung với bản cổ nhạc Nam phần “Nước Biển Mưa Nguồn”. Thanh Hằng cũng tham gia mục này bằng ca khúc “Thuyền Mơ”.

blank
Buổi đón tiếp Ông Bà Nhạc Trưởng Lê văn Khoa tại Portland/OR Thứ Bảy ngày 24/5/2014.

Đến gần 5 giờ chiều, mọi người vẫn có mặt đầy đủ để xem trình chiếu hai video clips “Who is Le Van Khoa?” và “Văn Nghệ mừng sinh nhật thứ 80 của LVK” tổ chức hồi tháng 11/2013 tại Nam California. Đóng góp thêm trong mục này là nhạc phẩm “Ngày Mai Chia Tay” đơn ca bởi Ngọc Hà.

Đúng 5:30pm, sau khi nhận họa phẩm chân dung vẽ tặng bởi họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ, Ns Lê Văn Khoa đã k?í tặng 2 món quà kỷ niệm cho mọi người tham dự: DVD “Lê Văn Khoa và Ngọc Hà thân tặng” gồm bản “Evening” giọng đơn ca Irina Starobud, LVK đệm piano và dàn giao hưởng Kyiv Orchestra trình tấu phụ họa. CD tài liệu gồm 3 bản: “Quốc Thiều VNCH” và “Hồn Tử Sĩ” do nhạc trưởng Serhiy Zilitariv và dàn quân nhạc phủ TT Ukraine trình tấu, bản “Ca Ngợi Tự Do” của LVK hát bằng tiếng Ukraine do nhạc trưởng Alla Kulbaba và dàn nhạc Kyiv Symphony Orchestra trình tấu. DVD này do tác giả, Vietnam Film Club và Nhóm Thân Hữu LVK kính biếu. Đúng 6 giờ chiều, BTC đã tuyên bố bế mạc buổi sinh hoạt, cám ơn và cầu chúc may mắn để mọi người ra về. Tuy nhiên, đông đảo khán thính giả ái mộ đã cố níu kéo thời gian và chiếm giữ không gian; không chịu chia tay giã biệt. Họ đã tự tạo nên tiết mục “nhạc yêu cầu” thật tự phát gây bất ngờ, bất khả kháng và ngạc nhiên –thích thú- cho cả BTC lẫn hai ca sĩ khách quí!

Để giúp các “fans” ái mộ nồng nhiệt này được mãn nguyện phần nào, hai ca sĩ Ngọc Hà và Thanh Hằng đã lần lượt đơn ca “Mừng Xuân” của LVK, “Tiếc Một Người” của Thanh Bình (để tưởng nhớ tác giả vừa từ trần hôm qua 23/5), “Ô Mê Ly” của Văn Phụng, “Mộng Chiều Xuân” của Ngọc Bích, “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, “Nhặt Cánh Sao Rơi” của Vũ Thành, “Thuyền Mơ” của Dương Thiệu Tước, “Paris Có Gì Lạ Không Em” của Ngô Thụy Miên. Xen kẽ các ca khúc này là những bó hoa tươi do “fan” trao tận tay hai người nghệ sĩ. Rồi họ chỉ miễn cưỡng chịu rời khỏi hội trường sau một mục khác cũng tự tạo không có trong chương trình: chụp ảnh lưu niệm với hai “divas” với lời hẹn hò tái ngộ quyến luyến.

Sinh hoạt của ba sứ giả âm nhạc chưa chấm dứt sau buổi sinh hoạt ấm áp tình thân ấy ở Portland. Hôm sau họ đã di chuyển bằng đường bộ thêm 200 dặm nữa đến thành phố Bothell WA để thăm viếng xã giao Thi sĩ Nhất Tuấn, tác giả điệp khúc phổ biến “...con quỳ lạy Chúa trên trời; sao cho lấy được người con thương...” do Phạm Duy phổ nhạc. Năm nay 79 tuổi không thể lái xe vì điều kiện sức khỏe, ông đã gởi mua sách để ủng hộ trước cả tháng! Bằng hữu LVK của ông đã đáp lễ bằng buổi hội ngộ thú vị sau nhiều thập niên xa cách. Ông thi sĩ ấy chính là cựu Trung Tá Phạm Hậu, giám đốc Đài Phát Thanh Quân Đội (VNCH) trước 1975 mà Ns Lê Văn Khoa từng cộng tác.

Vợ chồng thi sĩ sống hạnh phúc trong ngôi nhà xinh có vườn hoa trồng chung quanh bao bọc. Ở tuổi 75 nhưng phu nhân của ông vẫn không mất dáng dấp của một mệnh phụ đẹp đoan trang và tháo vát, khả ái và phúc hậu, sang cả và khiêm tốn sau bốn thập niên “dâu bể” lưu vong viễn xứ; thật tương phản với các mụ nguyên và đương kim “đệ nhất phu nhân” loại thị mẹt của những Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Lê Đức Anh..vv.. kệch cỡm làm sang gượng gạo; phục phịch nện những gót nhọn giày Italy; để lại biết bao “dấu ấn” lịch sử lỗ chỗ trên thảm đỏ phi trường của các xứ “tư bản giãy chết”! Còn ông thi sĩ dù đi đứng khó khăn, trí nhớ vẫn trường kỳ kháng chiến chống du kích quân Alzeimer để thơ mình và thơ người vẫn cứ tuôn ra vanh vách! Màu thời gian vẫn không xóa nhòa nổi dấu tích hào hoa trên dung mạo và không gặm nhấm nổi bản chất lãng mạn, phong cách của một sĩ quan chế độ VNCH tiêu biểu mà bên trong cái vỏ dầy dạn phong ba lửa khói là cái lõi giàu nhân bản, sâu nghĩa tình, rộng văn minh và cao văn hóa!

Buổi sinh hoạt với ba sứ giả âm nhạc lẫy lừng hôm 24/5 đã đạt được thành quả thực dụng mà BTC mong đợi: sách của tác giả được tiêu thụ đến 97%; có người mua thêm cuốn thứ hai để tặng; có người khuyết danh mua với giá $500 một quyển! Tuy nhiên điểm thành công đặc biệt là thành phần tham dự: Tuy hội trường thuộc loại “open to public” với “free admission” mở cửa tự do cho công chúng nhưng qua tư cách và ứng xử của khán thính giả hiện diện, buổi sinh hoạt này có vẻ như “private” với “invitation only” vậy! Cho nên kết quả tinh thần còn đáng kề hơn nhiều; qua đó, ý niệm nhạc giao hưởng Việt và quốc tế cùng với âm thanh tuyệt vời của nó; trong bối cảnh lưu vong nước mất nhà tan hiện tại, vẫn không thể không ngự trị trong ký ức khán thính giả tham dự; không nhiều thì ít nhất cũng thoảng qua như thời lượng hiện diện của vị sứ giả bằng xương bằng thịt tên Lê Văn Khoa, vị phu nhân Ngọc Hà của ông cùng bào tỷ Thanh Hằng của bà. Họ là vốn quí hiếm mà người Việt tỵ nạn cộng sản năm châu cần trân quí và là trang bị sắc bén cần tận dụng trong cuộc đấu tranh giải thể chế độ độc tài khát máu, bán nước buôn dân, tham nhũng thối nát CSVN bên quê nhà./.

HÀ BẮC

Ý kiến bạn đọc
03/06/201413:17:36
Khách
Chúc mừng nhạc sư về một chuyến đi thành công Mỹ nãn!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.