Hôm nay,  

Mùa Xuân Vẫn Xanh Thắm Ở Tennessee

28/05/201400:00:00(Xem: 3776)

Bút ký của Đoàn Thanh Liêm

Tôi vừa trở lại thăm viếng bạn hữu tại thành phố Knoxville ở phía đông của tiểu bang Tennessee. Đây là thành phố thứ 7 tôi đến viếng thăm trong chuyến đi nhiều ngày vào mùa xuân năm 2014 này – mà khởi đầu là Chicago, rồi tiếp theo là Philadelphia, New York, Newark Delaware, Baltimore, Washington DC.

Cái duyên gắn bó tôi với thành phố này bắt đầu từ năm 2001, khi tôi tham gia với phái đòan các bạn hữu quốc tế đi từ Virginia để tới Knoxville. Đây là những người bạn mà cùng tham dự các khóa hội thảo học tập trong khuôn khổ sinh họat hàng năm của Viện Xây Dựng Hòa Bình Mùa Hè (SPI = Summer Peacebuilding Institute) thuộc Đại Học Eastern Mennonite University (EMU) ở thành phố Harrisonburg nằm về phía tây tiểu bang Virginia. Tại Knoxville, phái đoàn chúng tôi được giới thiệu như là những “International Peacebuilders” - để cùng gặp gỡ trao đổi với các bạn ở địa phương về kinh nghiệm họat động của mỗi người trong lãnh vực Xây dựng Hòa bình. Tại đây, mỗi người khách chúng tôi (gọi là guest) được phân bố đến sinh sống tại nhà riêng của các gia đình đón tiếp (gọi là host) trong mấy ngày làm việc chung với bà con cùng có chí hướng giống như mình.

Sau nhiều lần gặp gỡ làm việc chung với nhau như thế, tôi đã trở thành một người bạn gắn bó hết sức thân thiết với một số bà con ở đây. Và tính ra tôi đã lui tới Knoxville đến cả chục lần, kể cả những lần đến thăm viếng với tư cách riêng – chứ không phải là cùng đi với phái đòan của SPI như đã ghi ở trên. Trong một vài bài viết cách đây không lâu, tôi đã có dịp ghi lại những cuộc thăm viếng gặp gỡ bạn hữu nơi đây, cụ thể như nơi bài “Dưới bóng cây xanh rợp ở Tennessee” viết vào tháng 6 năm 2010. Nên trong bài này, tôi xin ghi lại một số chuyện tương đối mới lạ và khác biệt so với những gì đã được viết ra trước đây.

I – Chuyện về “Thành phố Bí mật” hồi thế chiến thứ hai ở Oak Ridge (The Secret City)

Vào năm 1942 – 43, lúc đã tham gia vào cuộc chiến tranh chống phát xít Hitler ở Âu châu và chống quân phiệt Nhật ở Á châu, thì chánh phủ Mỹ cho phát động một công trình rất to lớn nhằm chế tạo vũ khí thật tối tân để tiêu diệt quân địch. Công trình này có tên gọi là “Manhattan Project” được giữ hết sức bí mật và một khu rừng thật hẻo lánh ở miền đông tiểu bang Tennessee được sử dụng để xây dựng các cơ sở cho nhà máy chế tạo bom nguyên tử mà thường được gọi là A-Bomb (Atomic Bomb). Và khu nhà máy đó sau này được gọi là “The Secret City”. Rồi sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, thì khu vực này được biến cải thành Oak Ridge City mà được khai sinh chính thức vào năm 1946.

Trên tấm brochure kèm với bản đồ và nhiều hình ảnh để giới thiệu với du khách đến viếng thăm thành phố, thì có vài dòng chữ ghi rõ thế này:Visit Oak Ridge

The city born of war, living for peace and growing through science.

Hãy Thăm Viếng Oak Ridge thành phố được sinh ra từ chiến tranh, sống cho hòa bình và lớn lên nhờ khoa học.

Vào ngày thứ Tư 21 tháng 5 vừa qua, nhân dịp đến thăm Viện Bảo Tàng Khoa Học và Năng Lượng gọi là “American Museum of Science and Energy” (AMSE), tôi được cho xem rất nhiều hình ảnh, sơ đồ, các vật liệu và nhất là được coi mấy cuốn phim tài liệu về sinh họat xưa kia tại thành phố bí mật này - tất cả đều nhằm phục vụ cho việc chế tạo cho bằng được thứ vũ khí tuyệt mật gọi là A-Bomb. Tòa nhà thật vĩ đại có tên là K – 25 Building hình chữ U dài đến trên 1 mile, chiếm diện tích đến 44 acres. Vào lúc được xây dựng, thì tòa nhà này được coi là lớn nhất trên thế giới. Những người thợ đi làm phải dùng xe đạp để di chuyển từ đầu phía này đến đầu phía kia.

Vì lý do an ninh nghiêm ngặt, nên dù cùng làm việc và sinh sống trong khu vực nhà máy, thì không một ai trong số 75,000 công nhân viên chức nơi đây lại được phép tiết lộ cho người bạn đồng sự biết là mình làm những gì ở trong khu vực này. Việc chính yếu là biến cải chất Uranium 238 thành Uranium 235 để có thể sử dụng chế tạo A-Bomb. Hình ảnh chụp hồi đó cho thấy nhịp độ làm việc thật khẩn trương với sự bảo vệ an ninh rất chặt chẽ.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, thì có chương trình biến cải tòan thể khu vực thành các nhà máy phục vụ nhu cầu dân sự và được chuyển từ Bộ Quốc Phòng qua Bộ Năng Lượng. Và phải tiến hành việc dọn dẹp, tẩy rửa để lọai trừ chất phóng xạ (de-contamination) khỏi các nhà máy – đây là một công việc kéo dài nhiều thời gian mà lại rất tốn phí nữa.

Kết quả là ngày nay qua thế kỷ XXI, Oak Ridge đã trở thành một thành phố hiện đại với nhiều hãng xưởng của tư nhân sát cánh với những cơ sở thuộc Bộ Năng Lượng (Department of Energy). Và nhiều viện bảo tàng, cơ sở văn hóa xã hội cũng như hành chánh – đặc biệt là các công viên thật xanh tươi xen giữa với các lối đi rộng thênh thang, những hồ nước xinh đẹp - đã thu hút được số đông du khách từ khắp nơi đến tham quan. Điển hình là vào năm 1996 nhằm đánh dấu 50 năm ngày thành lập, thành phố Oak Ridge đã cho khánh thành một thứ tượng đài kỷ niệm gọi là ”International Friendship Bell” (Chuông Tình Thân Hữu Quốc Tế) do nhiều bạn hữu các nơi, nhất là từ Nhật Bản cùng hợp tác đóng góp trong việc thực hiện. Chuông này hiện được đặt trong một cái chòi nhà với kiến trúc thật đặc trưng hài hòa - tất cả đều được bố trí tọa lạc nơi công viên A. K. Bissell rất thơ mộng êm ả thanh bình, giữa những lùm cây và bãi cỏ xanh thắm ngút ngàn vào giữa mùa xuân lúc tôi đến thăm viếng năm nay. So với “Liberty Bell” của thời kỳ tranh đấu dành độc lập mà hiện được đặt tại thành phố Philadelphia, thì “International Friendship Bell” ở đây rõ ràng là to lớn và mới mẻ hơn rất nhiều.

II – Mấy chuyện đáng ghi nhận ở khu vực trung tâm Knoxville

Knoxville là một thành phố lâu đời, bắt đầu được xây dựng từ năm 1791. Con sông Tennessee cùng với cảnh đồi thấp được phủ dày những cây xanh tạo cho thành phố một vẻ tươi mát êm đềm dưới nắng xuân. Đại học Tennessee (University of Tennessee = UT) cùng với nhiều nhà thờ được xây dựng từ hồi cuối thế kỷ XVIII là những địa danh lịch sử ghi đậm những nét đặc trưng quen thuộc từ trên 200 năm nay của miền đất thuộc khu vực đông nam nước Mỹ.

Mới hơn, thì có trụ sở của cơ quan thiết lập từ năm 1933 dưới thời Tổng thống Franklin Roosevelt nhằm điều hòa dòng nước chảy cho cả một khu vực rộng lớn gồm tất cả đến 7 tiểu bang xung quanh – mà được gọi là Tennessee Valley Authority (TVA). TVA có đến 2 tòa nhà đồ sộ tại trung tâm Knoxville. Và đặc biệt là tòa nhà vĩ đại mới khánh thành năm 2002 với tên Knoxville Conference Center (KCC = Trung tâm Hội nghị Knoxville). Tòa nhà KCC này kề sát với tượng đài “Quả Cầu Mặt Trời” cao 81 mét (Sunsphere). Tượng đài phản chiếu ánh sáng mặt trời rực rỡ chói lòa vào các buổi trưa. Đây chính là một thắng cảnh ngọan mục đánh dấu sự thành tựu lớn lao của Hội Chợ Quốc Tế năm 1982 tại Knoxville (1982 World’s Fair).

Vào 4 ngày từ 21 đến 24 tháng 5 năm 2014 vừa đây, tại KCC này đã diễn ra một cuộc Thi Chung Kết do tổ chức Destination Imagination (DI) khởi xướng liên tục vào mùa xuân mỗi năm kể từ năm 2000. Cuộc Thi Chung Kết năm nay quy tụ đến 1,414 đội dự thi mà đến từ 41 tiểu bang của nước Mỹ cùng với các đội của 16 quốc gia khác – với tên gọi chính thức là: “Global 2014 Finals”. Đây là một “cuộc tranh tài về trình độ Suy nghĩ Sáng tạo và Giải quyết Vấn đề” (the Creative Thinking and Problem Solving Competition).

Và campus của UT được sử dụng làm chỗ cư ngụ cho các phái đòan từ các nơi xa đến dự thi. Các ứng viên thuộc mọi trình độ từ trẻ em lớp Mẫu giáo đến sinh viên Đại học – lũ lượt đi theo từng đòan lui tới các phòng sinh họat nhiều đến nỗi không thể đếm xuể trong cả 3 tầng lầu của KCC.


Tổng cộng tính ra đã có đến trên 1 triệu học sinh, sinh viên đến tham dự các cuộc thi này, kể từ lúc DI (Destination Imagination) được thành lập từ năm 1982 cho đến năm 2014 này. Xin ghi lại lời giới thiệu về DI: Đây là một tổ chức bất vụ lợi nhằm cung cấp những cơ hội học tập với mục tiêu làm phong phú cho Cộng Đồng Tòan Cầu (DI provides learning opportunities to enrich the Global Community).

Trong số khách tham dự event này, đặc biệt phải kể đến sự xuất hiện của hai nhân vật nghệ sĩ thượng thặng đang rất nổi danh khắp nước Mỹ. Đó là nghệ sĩ David Garibaldi người thắng giải “America’s Got Talent” mới đây – và Rachel Hale người đang tranh giải “American Idol” năm nay.

III – Một tuần lễ thăm viếng tại nhà các bạn ở Tennessee (home visit)

Cảnh vật vào mùa xuân nơi miền đông Tennessee thì vẫn xinh tươi xanh thắm như vậy. Và sinh họat văn hóa xã hội thì cũng hết sức phong phú khởi sắc đày tính chất sáng tạo nơi lớp người thuộc thế hệ trẻ tuổi – điển hình như trong “Global 2014 Finals” vừa được ghi tóm lược trên đây.

Nhưng trong lối sống tại các gia đình bạn hữu thân thiết mà tôi đến viếng thăm tại nhà mỗi người trong suốt một tuần lễ vừa qua – thì thật là chứa chan tràn ngập cái tình yêu thương thiết tha nồng ấm đối với mỗi cá nhân con người và với cả nhân quần xã hội. Vì bài viết đến đây đã dài rồi, tôi chỉ xin ghi lại thật vắn tắt ít điều tôi được đích thân chứng kiến trong mấy ngày vãng gia với các bạn thân thương tiêu biểu nhất như sau.

1 – Tại nhà anh chị Jim và Sandy Foster ở khu đông nam Knoxville

Jim và Sandy Foster ngang tuổi với tôi và đều đã nghỉ hưu. Các cháu đã trưởng thành, có gia đình riêng và sinh sống tại mấy tiểu bang lân cận, nên nhà của anh chị khá rộng rãi thóang mát với nhiều phòng đủ tiện nghi được dành cho các khách như tôi từ xa đến thăm. Jim có niềm say mê làm vườn và nghiên cứu sách báo, nên trong tủ sách có đến 14,000 cuốn sách đủ lọai về khoa học, triết học, văn học, tôn giáo – được bày la liệt trên các kệ sách lớn nhỏ kê tại mọi nơi trong nhà, nhất là dưới tầng hầm basement. Mới đây Jim cho nới thêm một căn phòng nữa (addition) kề sát với phòng ăn và phòng khách – để làm chỗ đọc sách và hội họp đủ rộng cho chừng 10 người cùng thảo luận trao đổi chung với nhau. Tôi nói với Jim:” Vào năm tới, tôi sẽ sắp xếp để đến cư ngụ ở đây cả tháng để tha hồ mà khai thác cái kho tài liệu đồ sộ này của anh nha….”

Jim rất thích câu nói của Cicero thời đế quốc La mã xưa: “Nếu bạn có một tủ sách và một cái vườn, thì bạn đã có đủ tất cả cái gì cần thiết rồi”. Vào đầu năm 2014, Jim mới cho xuất bàn cuốn sách nhan đề là “Holy Humanity” – đây là tác phẩm mới nhất của Jim mà tôi dự định sẽ giới thiệu với độc giả người Việt trong một dịp khác vào vài tháng sắp tới.

Cũng như mấy lần trước đây, lần này Sandy luôn tận tình chăm sóc về chuyện ăn uống, cư ngụ cho tôi trong suốt tuần lễ vào cuối tháng Năm. Sau mỗi bữa ăn, chị thường chuyện trò trao đổi với tôi về nhiều vấn đề, đại khái như một số câu hỏi: “ Nếu chỉ cần nói có một câu thôi, thì anh khuyên người Mỹ chúng tôi hiện nay nên đặt ưu tiên vào lọai công việc nào?” hay “Xin cho tôi hay: Tại sao anh không chịu tìm cách rời khỏi Việt nam vào năm 1975, lúc người cộng sản tiến chiếm Saigon?” v.v… Thấy tôi siêng năng đi bộ nhiều cữ trong ngày, nhờ vậy mà ngủ êm và ăn uống ngon miệng - chị tỏ ra rất vui vẻ và luôn khích lệ tán thưởng cho sự chuyên cần chăm sóc sức khỏe của tôi như thế.

2 – Tại nhà của Matt và Marylou Matteson ở thành phố Crossville

Kể từ ngày thôi làm việc thiện nguyện cho cơ quan MCC tại Akron, Pennsylvania (Mennonite Central Committee), thì Matt và Marylou Matteson trở về sống cuộc đời hưu trí tại Tennessee trong vùng bình nguyên Cumberland cách xa Knoxville chừng 100 miles về hướng Tây. Vào ngày thứ năm 22 tháng Năm, như đã hẹn Jim, Sandy và tôi đã đến thăm và ăn bữa trưa tại nhà hai anh chị bạn này. Trong suốt buổi trưa, chúng tôi đã thỏa lòng trao đổi tin tức và tâm sự với nhau. Marylou cho biết: “Chúng tôi làm việc thiện nguyện, nên đâu có lợi tức gì và do đó thì số tiền hưu trí cũng quá nhỏ không đáng kể. Nhưng mà nhờ được chia một phần tài sản của cha mẹ mới qua đời, nên tôi mới có tiền để mà mua sắm căn nhà này. Tôi tin rõ ràng là đã có sự quan phòng của Chúa để giúp đỡ cho vợ chồng tôi trong vụ này đấy…”

Matt thì nói: “Thật đáng mừng cho anh Liêm, vì sau vụ bị giải phẫu colon surgery mà nay anh đã bình phục để tiếp tục đi khắp nơi thăm viếng bạn hữu như thế này. Xin cầu chúc anh mọi sự an lành tốt đẹp nha…” Trong phòng khách, Matt bày trên các kệ khá nhiều những sách bìa cứng về đủ lọai, anh cho biết nhờ quen với nơi chuyên cung cấp sách tương đối còn mới với giá thật rẻ, nên anh mới có thể mua sắm được nhiều sách để mà đọc trong tuổi hưu nhàn rỗi lúc này.

Trước khi chia tay, Matt còn lấy xe chở chúng tôi đi một vòng tham quan thành phố Crossville. Đặc biệt Matt dẫn chúng tôi đi coi khu rừng xưa kia là chỗ giam giữ tù binh sĩ quan người Đức hồi thế chiến 2 – mà hiện còn có con đường nhỏ mang tên POW Drive (POW = Prisoner Of War). Và khu nhà được thiết lập từ thập niên 1930 trong chương trình gọi là Homestead - với các ngôi nhà xây cất từ vật liệu gỗ đá lấy ngay tại địa phương, mỗi căn nằm trong lot đất rộng chừng 25 acres.

Trong một tuần lễ, Jim còn chở tôi đến nhà thăm một số bạn hữu khác, điển hình như John và Glendon Lackey. John Lackey là vị mục sư đã về hưu, năm nay mặc dầu ở vào tuổi 85 nhưng vẫn còn khá minh mẫn tinh tường. Ông thúc giục tôi phải viết cuốn Hồi ký ghi lại kinh nghiệm họat động của mình. Tôi nói: “Tôi đâu có phải là một public figure nào nổi danh để mà trưng ra các thành tích này nọ của mình. Tôi dự tính chỉ ghi lại những mẩu ký ức để dành riêng cho con cháu, cho các thân nhân và bạn hữu thân thiết của mình - chứ không có ý định sẽ phổ biến rộng rãi cho công chúng đâu…”

Jim còn dẫn tôi đến nhà thăm chị Simin người gốc Iran. Chị theo đạo Ba’hai và rất nhiệt thành trong việc quảng bá lý tưởng yêu chuộng Hòa bình của đạo này. Simin cho biết tình hình xã hội ở Iran hiện nay rất là tồi tệ, chỉ đứng sau Bắc Triều Tiên mà thôi. Chị còn cho biết có đến cả triệu người Iran hiện tỵ nạn chính trị trên đất Mỹ và tại Chicago thì có một ngôi đền thật vĩ đại của đạo Ba’hai. Tôi nói: “Vào mùa xuân năm 2013, tôi đã được các bạn người Việt ở Chicago dẫn đến thăm ngôi đền này, thật là một cơ sở tôn giáo vừa có quy mô lớn lao, vừa có màu sắc tráng lệ đáng kể…”

** Nói chung, trong suốt một tuần lễ thăm viếng Tennessee năm 2014, tôi đã lại gặp lại được nhiều người bạn thân thiết đáng mến. Họ đều là những người có lòng đạo hạnh sâu sắc, đày tinh thần nhân ái tương trợ và hăng say tham gia công việc văn hóa xã hội ở địa phương. Tôi cũng được thưởng thức những món ăn được chế biến từ bàn tay khéo léo của các bà nội trợ, đặc biệt là của Sandy Foster. Và tôi cũng được các bạn dẫn đi thăm nhiều địa danh nổi tiếng ở miền đất xưa kia từng bị dày xéo trong cuộc nội chiến tương tàn Nam Bắc hồi giữa thế kỷ XIX. Và đáng kể nhất là được chứng kiến thành quả của sự cải biến thành phố Oak Ridge từ kỹ nghệ phục vụ chiến tranh sang giai đọan xây dựng hòa bình hiện nay – như được ghi lại trong mục “The Secret City” ở trên.

Đó là điều giúp cho tôi giữ mãi được sự lạc quan tin tưởng vào tương lai của mình giữa lòng một dân tộc mà có nhiều người vẫn còn lưu truyền bảo vệ được cái truyền thống tốt đẹp lâu năm về lòng đạo đức và nhân ái, về sự yêu chuộng hòa bình của cha ông mình vậy./.

Tại thành phố Atlanta Georgia, ngày 27 tháng Năm 2014

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.