Hôm nay,  

“Tham Khảo Vụ Kiện” Để Chứng Minh Không Phải Là Tay Sai

27/05/201400:00:00(Xem: 4081)

1* Mở bài

Việt Nam tham khảo Philippines về vụ kiện Trung Cộng.

Ngày 22-5-2014 đài RFI dẫn nguồn tin của Kyoto News cho biết, trong chuyến công du Manila, Nguyễn Tấn Dũng đã có “tham khảo” với tổng thống Philippines Benigno Aquino về trường hợp Manila kiện Trung Cộng.

Ông Dũng cho biết, Hà Nội theo dõi sát sao vụ kiện, nhưng không nói dứt khoát là Việt Nam có dám kiện Trung Cộng hay không?

Kiện chẳng ăn nhằm gì. Bởi vì CSVN luôn luôn cam kết một lòng một dạ tuân theo chủ trương của “người thầy, vừa là đồng chí, vừa là anh em” là giải quyết tranh chấp song phương, không quốc tế hóa, không đa phương hóa.

Hơn nữa, tòa án quốc tế nào cũng cần phải có hồ sơ của cả hai bên, nguyên đơn và bị cáo, hoặc cả hai bên tranh chấp cùng đều nhờ tòa án đứng ra giải quyết. Lý do là một trong hai bên muốn phần thắng về bên mình, thường cường điệu hóa có khi ngụy tạo hồ sơ về những sự việc không thể kiểm chứng được, không có nhân chứng, vật chứng…ví dụ như chửi bới, hăm dọa nhau, bạt tai nhau giữa đại dương mênh mông thì làm gì có nhân chứng?

Trung Cộng sẽ không nạp hồ sơ ra tòa thì làm sao mà xử?

Một điều quan trọng là tòa án quốc tế về công lý và tòa về luật biển đều không có tính cách cưỡng chế, không có biện pháp chế tài, nên một bên không thi hành thì cũng huề thôi.

Trường hợp của Philippines chỉ mang tính tố cáo trước công luận quốc tế về hành động côn đồ của nước Cộng Sản châu Á nầy.

Nguyễn Tấn Dũng “tham khảo” vụ kiện cũng chỉ có mục đích chúng tỏ lãnh đạo CSVN không còn làm tay sai cho quan thầy Trung Cộng nữa mà thôi.

Tuy nhiên, trong tuyên bố gửi các cơ quan truyền thông, ông Dũng nói rằng Việt Nam «đang xem xét nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau, bao gồm các hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế».

Đi kiện Trung Cộng thì chẳng có lợi gì về lãnh thổ, lãnh hải mà chỉ thấy hậu quả bị trừng phạt, dễ thấy nhất là về kinh tế. Việt Cộng luôn luôn ở tư thế thụ động, người ta đánh mà không dám đánh lại, huống hồ gì chủ động “tiên hạ thủ vi cường”.

blank
Hồ sơ kiện sẽ tới đâu?

2* Kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế

2.1. Hai vụ việc khác nhau về tranh chấp ở Biển Đông

Việc tranh chấp lãnh thổ, biển đảo thì có hai toà án quốc tế thụ lý và phân giải. Đó là Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ) và Toà Án Luật Biển Quốc Tế (ITLOS).

Việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng ở Biển Đông được chia ra làm hai phần:

1. Tàu Trung Cộng xâm nhập vùng biển chủ quyền Việt Nam, mưu đồ khai thác tài nguyên. Đó là giàn khoan HD-981 nằm trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam.

2. Tranh chấp chủ quyền toàn bộ Biển Đông mà cụ thể là vùng biển hình lưỡi bò hay đường chín đoạn bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

2.2. Tuy hai mà một

1). Thực tế và công bằng mà nói thì giàn khoan HD-981 đã và đang neo đậu trong vùng Đặc quyền Kinh tế EEZ của Việt Nam. Giàn khoan nầy thực chất là một chiếc tàu dân sự, mà theo Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) thì nó được tự do lưu thông trong vùng EEZ nầy. Công Ước không có quy định neo đậu thời gian bao lâu mới bất hợp pháp, trường hợp tàu bị trục trặc, máy móc hư hỏng thật sự thì sao?

Về việc mưu đồ chiếm đoạt tài nguyên thì khi nào mủi khoan của Trung Cộng chưa đưa xuống lòng đất dưới đáy biển thì không có bằng chứng cáo buộc tội danh đó. Tàu cảnh sát biển Việt Nam không dám đến gần giàn khoan nên không có thể chụp hình và thu thập bằng chứng được.

Vậy làm sao buộc tội đây?

2). Trung Cộng lý luận rằng giàn khoan nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của họ, và tố ngược lại là Việt Nam đã vi phạm vào vùng biển đó.

3). Giấy bán trao tay là việc riêng của hai nước, quốc tế không có quyền xía vào.

Chung quy cũng là do cái công hàm quái ác của chính quyền Hồ Chí Minh mà ra cả. Trung Cộng cho rằng tờ giấy bán trao tay là việc mua bán, trao đổi riêng tư giữa hai nước, quốc tế không có quyền can thiệp.

Trước kia Napoleon Bonaparte (Pháp) bán Louisiana cho Mỹ năm 1803 với giá 60 triệu franc, Đế quốc Nga bán Alaska cho Mỹ năm 1867 với giá 7.2 triệu USD. Ở Việt Nam, Chế Mân đã dâng châu Ô và châu Rí cho nhà Trần làm quà cưới, của hồi môn để cưới Huyền Trân công chúa, vậy những phần đất đã bán, trao đổi hoặc quà tặng có đòi lại được không?

Trung Cộng mới đúc kết việc trao đổi Hoàng Sa/Trường Sa (HS/TS) với vũ khí từ năm 1954 đến 1975 tổng cộng là 870 tỷ USD. Vấn đề tiền bạc được nêu lên chứng tỏ việc mua bán.

Hoàng Tùng, Trưởng Ban Tư tưởng TW đảng CSVN đã tuyên bố:

“Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý”!

Tháng 5 năm 1976, tờ Sài Gòn Giải Phóng loan tin “Trung Quốc vĩ đại, đối với chúng ta không những là đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy, chủ quyền Hoàng Sa thuộc về VN hay thuộc về TQ thì cũng vậy thôi!”.

3* Toà Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice-ICJ)

3.1. Tổ chức

Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1946 ghi rõ “Toà Công Lý QT là một phân ban trực thuộc LHQ, thụ lý và giải quyết tranh chấp các vấn đề giữa các quốc gia thành viên (LHQ), cũng như làm công tác cố vấn pháp luật cho Đại Hội Đồng và Hội Đồng Bảo An LHQ.”

Toà tọa lạc tại Thành phố Den Haag, (The Hague) Hoà Lan.

Cơ cấu tổ chức toà như sau:

- Chủ tịch (President)

- Phó chủ tịch (Vice President)

- Toàn thể tòa (Full Court)

- Ban xét xử (Chambers)

Chủ tịch, Phó chủ tịch được bầu chọn 3 năm một lần, không giới hạn số lần tái cử.

Toàn thể toà:

Gồm 15 thành viên, trong đó không có 2 thành viên cùng một quốc tịch.

Trên thực tế, trong 15 thẩm phán, có 5 người thuộc 5 quốc gia thành viên cố định (Thường trực) là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trong 10 người còn lại, thì 3 người đại diện châu Á, 3 đại diện châu Phi, 2 thuộc châu Mỹ La Tinh (Nam Mỹ) và 2 thuộc châu Âu.

15 thẩm phán của toà Công Lý QT được Đại Hội Đồng LHQ, gồn 193 quốc gia thành viên bầu lên trong một danh sách được đề cử. Nhiệm kỳ thẩm phán là 9 năm. 1/3 thẩm phán được bầu lại mỗi 3 năm. Chánh án hiện tại của Tòa án Công Lý QT là Hisashi Owada của Nhật.

3.2. Thẩm quyền của ICJ và Luật pháp áp dụng

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Thẩm quyền tư vấn, tức là cố vấn pháp luật cho Đại Hội Đồng và Hội Đồng BA/LHQ.

Tòa căn cứ vào các Công Ước Quốc Tế. Công ước là những điều khoản mà các thành viên LHQ họp lại, bàn thảo, thêm bớt, đi đến kết luận là mọi người đồng ý chấp nhận và cam kết thi hành một cách tự nguyện, tự giác. Công ước QT được ví như Luật Quốc Tế (Công pháp), nhưng không có tính cưỡng chế như luật quốc gia. (Tư pháp)

3.3.Thủ tục xét xử

Các phán quyết của toà án Công Lý QT nầy chỉ mang ý nghĩa chính trị hơn là hiệu lực thi hành, việc nầy tùy theo thiện chí của mỗi nước.

Theo lý thuyết, nếu một bên từ chối thi hành phán quyết của toà, thì nội vụ sẽ đưa ra Hội Đồng BA/LHQ xét xử, nhưng trên thực tế, thì thường bị bế tắc, vì 5 thành viên cố định có quyền phủ quyết (Veto). Trong vụ kiện của Việt Nam, nếu tòa công lý phán quyết Việt Nam thắng, Trung Cộng thua thì Trung Cộng ra tay phủ quyết. Kể như huề. Nhưng Trung Cộng có thể áp lực, đe dọa, để CSVN không dám đâm đơn đi kiện quan thầy của mình.

Sự khác biệt giữa Toà Công Lý (ICJ) và Toà Tội phạm QT (International Criminal Court – ICC) là, tòa Công lý chỉ thụ lý các vụ tranh chấp giữa các quốc gia, trái lại, tòa Hình Sự Quốc Tế có quyền truy tố và xét xử những cá nhân phạm trọng tội, như tội ác chống lại loài người (Crime against humanity), Tội ác chiến tranh (War crime), Tội diệt chủng (Genocide).

3.4. Quyền phủ quyết (Veto)

Là quyền đặc biệt của 5 thành viên cố định trong HĐ/BA/LHQ.

Bảng tổng kết số lần phủ quyết của 5 thành viên cố định:

1. Liên xô 124 lần phủ quyết

2. Hoa Kỳ 82 lần

3. Anh quốc 32 lần

4. Pháp 18 lần

5. Trung quốc 6 lần.

3.5. Những chỉ trích Tòa Công Lý QT

• Không công bằng

Có nhiều chỉ trích tòa nầy thiếu công bằng, vì thế nhiều quốc gia không tuân thủ các phán quyết của tòa.

• Thiên vị

Các thẩm phán thường bỏ phiếu ủng hộ cho nước của họ hoặc ủng hộ những quốc gia có nhiều điểm tương đồng với nước họ về kinh tế, văn hoá và thể chế chính trị. Cũng có nhiều trường hợp cho thấy, các thẩm phán bỏ phiếu ủng hộ những quốc gia đối tác với nước họ.

3.6. Những bản án của Toà án Công Lý QT không được thi hành

1). Vụ tranh chấp ngôi đền Preah Vihear năm 1962

Toà Công Lý QT ra phán quyết Campuchia có quyền sở hữu ngôi đền nhưng Thái Lan phản đối, không thi hành, và cho đến hôm nay chưa được giải quyết.

2). Vụ Iran bắt giữ nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ năm 1979

Tòa Công Lý QT xử Iran phải thả nhân viên tòa Đại sứ HK, nhưng Iran không thi hành, cho nên vụ việc phải giải quyết bằng ngoại giao qua một hiệp ước.

3). Vụ Do Thái xây hàng rào an ninh năm 2004

Toà Công Lý QT ra phán quyết lên án Do Thái đã vi phạm luật pháp quốc tế khi xây hàng rào an ninh và buộc phải dở bỏ hàng rào ngay lập tức, đồng thời bồi thường cho người Palestine. Do Thái phản đối quyết liệt, đã không ngừng, mà còn tiếp tục xây và cũng cố hàng rào.

Do đó, có thể nhận thấy rằng vụ tranh chấp giữa VN và TQ sẽ không đượcTòa án Công Lý QT giải quyết thoả đáng, và nếu có phán quyết đúng đắn, thì cũng không chắc gì TQ chịu thi hành, bởi vì căn bản pháp lý của những Công ước QT không có tính cưỡng chế, mà việc thi hành dựa vào tinh thần tự giác, tự nguyện của các quốc gia liên hệ

4* Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển

4.1. Tổng quát về Công Ước LHQ về Luật Biển

Công Ước LHQ về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea-UNCLOS) thành lập năm 1982, có hiệu lực kể từ 16-11-1994.

Các quốc gia công nhận và tự nguyện ký tên, cam kết thi hành, ngoại trừ Hoa Kỳ và một số nước khác. Nói chung, quốc gia không công nhận, không ký tên, không phê chuẩn, thì không cần phải thi hành. Đó là điểm yếu nhất của các Công ước QT, vì nó không có tính cưỡng chế.

Những quy định căn bản của Công Ước:

- Lãnh hải quốc gia: 12 hải lý, nếu có bờ biển rộng.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải: 24 hải lý tính từ bờ biển trong đất liền

- Vùng Đặc quyền kinh tế: 200 hải lý từ bờ biển

- Thềm lục địa: 350 hải lý tính từ bờ biển.

Trong Vùng Đặc Quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone-EEZ), Công Ước Luật biển có quy định những quyền của các quốc gia khác như sau:

*Tự do hàng hải. Là tàu thuyền dân sự của các quốc gia khác, có quyền lưu thông trong vùng biển cách bờ 200 hải lý.

*Tự do hàng không. *Tự do đặt ống dẫn ngầm và dây cáp.

Công Ước LHQ về Luật Biển là căn bản pháp lý của Toà án QT về Luật Biển.

4.2.Tổng quát về Toà Án QT về Luật Biển

Toà án QT về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea-ITLOS) được lập ra và hoạt động trong khuôn khổ của Công Ước QT về Luật Biển, trụ sở toà đặt tại Hamburg, Đức.

Thẩm phán: 21 người. Không có 2 người cùng một quốc tịch.

Nhiệm kỳ: 9 năm

Một phiên tòa phải có 11 thẩm phán được bầu (11/21) ngồi xử thì mới hợp lệ.

Tòa rút gọn.

Nhằm giải quyết kịp thời và nhanh chóng các vụ kiện, Tòa lập ra một Viện 5 người được bầu, để xét xử theo thủ tục rút gọn. Hơn nữa, trong trường hợp cần thiết, một Viện 3 thẩm phán cũng được thành lập. Những phán quyết của tòa rút gọn cũng có giá trị như phiên toà 11 người.

Thẩm phán Người Trung Quốc được bầu vào Tòa QT về Luật Biển

Vừa qua, Tân hoa xã cho hay, ông Cao Chí Quốc (Zhiguo Gao) người TQ được tái đắc cử chức vụ thẩm phán của Tòa QT về Luật Biển với số phiếu áp đảo là 141/149, vượt số phiếu yêu cầu là 2/3.

Ông Cao tuyên bố, “Tôi có một người ủng hộ mạnh mẽ nhất là Tổ quốc Trung hoa của tôi, một quốc gia đang lên và có trách nhiệm. Không có sự hỗ trợ của Trung Quốc, thì tôi không bao giờ thắng cử”. Ông Cao tuyên thệ sẽ làm tròn nhiệm vụ một cách công bằng và không thiên vị.

Ông Cao Chí Quốc đắc cử làm cho nhiều người có liên hệ đến các vụ tranh tụng về luật biển hoang mang.

Đối với Việt Nam, Tòa án QT nầy đặt trên căn bản của Công Ước QT về Luật Biển, không có tính cưỡng chế, thì cho dù VN có thắng kiện mà TQ không thi hành phán quyết thì cũng như không, do đó, kiện tụng làm chi cho mệt. Trong trường hợp Tòa rút gọn gồm 3 thẩm phán mà trong đó có thẩm phán Tàu Cao Chí Quốc, thì kể như VN thua là cái chắc.

Ông Cao Chí Quốc hứa sẽ làm việc công bằng và không thiên vị, tức là trên thực tế đã có xảy ra hai trường hợp nầy.

5* “Việt Nam chính thức công bố công hàm Phạm Văn Đồng vô gia trị”

Ngày 23-5-2014, nhiều bản tin trên các cơ quan truyền thông loan tải những nội dung như thế. Nội dung nầy nêu ra hai vấn đề. Một là, sự che đậy từ bấy lâu nay đã tự nó tố cáo công hàm đúng là bán nước, vì thế nên phải che đậy cho đến ngày hôm nay. Hai là, vị thủ tướng của chính quyền Hồ Chí Minh đã ký một văn kiện vô giá trị và được sự đồng tình của bác. Vô giá trị.


Để hiểu rõ nội dung thật sự là bán nước và để thấy rõ thái độ ngoan cố, trơ trẻn trong việc cố tình cãi bướng, cãi chày cãi cối một cách dốt nát của Việt Cộng, thì cần thiết phải phân tích từ ngữ, văn phạm của bản tuyên bố của Trung Cộng và công hàm của Phạm Văn Đồng.

5.1.Tuyên bố của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa

5.1.1. Bản tuyên bố

“Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội uỷ viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:

Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc.

Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thuỷ vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.

Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.

5.1.2. Phân tích điều 1 của bản tuyên bố

Điều 1 có 2 ý chính;

1. Lãnh hải của Trung Cộng là 12 hải lý.

2. Toàn bộ lãnh thổ Trung Cộng bao gồm đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo…của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), …quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc hải đảo của Trung Quốc.

Tóm lại, lãnh hải 12 hải lý áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều nầy cho biết Trung Cộng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về lãnh thổ của họ.

5.1.3. Chính quyền Hồ Chí Minh công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Cộng.

Trong công văn gởi cho Trung Cộng do Phạm Văn Đồng ký tên, chính quyền Hồ Chí Minh ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, nguyên văn như sau:

“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trên mật biển”

Bản tuyên bố của Trung Cộng có hai ý chính, đó là lãnh hải 12 hải lý, và Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về lãnh thổ của họ.

Phạm Văn Đồng “ghi nhận”, “tán thành” “tôn trọng” và “thi hành” “Bản tuyên bố” ngày 4-9-1958

Chữ nghĩa rành rành trước mắt mà cố tình cãi chày cãi cối thì không có gì dốt bằng!

5.2. Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng

“Thủ Tướng Phủ

Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà

Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.

Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958.

(Ấn ký)

5.3. Những bằng chứng bán nước khác

Ngoài Phạm Văn Đồng ra, còn có những bằng chứng đảng CSVN công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Cộng, cụ thể như sau:

1) Ung Văn Khiêm tuyên bố

“Thứ trưởng ngoại giao Ung văn Khiêm nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".

2) Ông Lê Lộc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao VN:

… "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống"

3) Hoàng Tùng, Trưởng Ban Tư tưởng TW đảng CSVN đã tuyên bố:

“Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý”!

4) Năm 1960 và năm 1972 Hà Nội cho ấn hành hai cuốn Atlas.

Cuốn thứ nhất do Bộ Tổng Tham mưu Quân đội biên soạn.

Cuốn thứ hai do Phòng họa đồ của Phủ Thủ tướng biên soạn.

Trong cả hai cuốn này đều ghi Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc.

5) Báo Nhân Dân của Việt Nam số xuất bản ngày 16/9/1958

“Ngày 14/9 Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải".

6) Sách Địa lý năm 1974

“Các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Đài Loan của Trung Quốc, hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa.”

7) Tháng 2 năm 1972, Cục Đo đạc và Bản đồ, trực thuộc Phủ Thủ tướng phát hành “Tập Bản đồ Thế giới”, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa bị đổi tên là Tây Sa và Nam Sa.

8) Tháng 5 năm 1976, tờ Sài Gòn Giải Phóng loan tin “Trung Quốc vĩ đại, đối với chúng ta không những là đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy, chủ quyền Hoàng Sa thuộc về VN hay thuộc về TQ thì cũng vậy thôi!”. (Hết trích)

Như trên cho thấy, không phải chỉ một Phạm Văn Đồng công nhận HS/TS là của Trung Cộng, mà cả đảng và Nhà nước CSVN đã có cùng một chủ trương bán nước cho Tàu Cộng.

Sự thật rành rành không thể chối cãi được.

5.4. Một ý kiến cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị vì không được Quốc hội phê chuẩn

Lý luận nầy trật lất.

Trật ở chổ nào?

Quốc hội của CSVN cũng như quốc hội của đa số các nước, chỉ phê chuẩn những hiệp ước hoặc những văn kiện liên quan đến lãnh thổ thuộc quyền sở hữu của quốc gia của mình mà thôi. Không có lý do gì mà phê chuẩn lãnh thổ của quốc gia khác được.

Điều quan trọng cần phải chú ý ở đây là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã công nhận HS/TS là của Trung Cộng rồi, vậy thì mắc mớ gì quốc hội VN phải phê chuẩn những lãnh thổ của Trung Cộng như Đài Loan, Bành Hồ, Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa và Nam Sa…

Hơn nữa, không giống như quốc hội của các nước dân chủ, quốc hội Cộng Sản chi tuân lịnh của Hồ Chí Minh và đảng CSVN mà thôi. Có câu “Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận Tổ quốc vổ tay và nhân dân trắng tay”.

6* “Việt Nam chắc thắng khi kiện Trung Quốc”

Đó là lời tuyên bố của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho rằng “Việt Nam chắc thắng khi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, vì giàn khoan HD-981 nằm hoàn toàn trong vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam”

Lời tuyên bố nầy cần phải được trả lời nhiều câu hỏi mới hiểu rõ được vấn đề phức tạp của Biển Đông.

Câu hỏi: “Vậy thắng về cái gì?”

1. Chỉ cần nghe được án lịnh của toà là “Việt Nam thắng” mà thôi.

2. Việt Nam thắng mà Trung Cộng không thi hành án lịnh thì mọi việc vẫn như cũ.

3. Việt Nam thắng về quyền làm chủ hai quần đảo HS/TS nhưng Trung Cộng không thi hành. Điều nầy rất khó xảy ra, vì Trung Cộng có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An LHQ, cấp trên của tòa Công Lý Quốc Tế.

Vậy thắng về cái gì?

Theo nguyên tắc của tòa, thì ý kiến của ông Trần Công Trục chỉ là quan điểm của bên Việt Nam mà thôi. Tòa cần nghe ý kiến và hồ sơ cụ thể của bên Trung Cộng.

Vấn đề chủ quyền ở Biển Đông rất phúc tạp, khó giải quyết, nếu dễ thì đã giải quyết xong từ lâu rồi.

Tóm lại Việt Cộng “bị đấp mô” bởi các công hàm mắc dịch của vị cha già D.T mà thôi.

7* Trung Cộng có thể đánh Việt Nam hay không?

7.1. Trung Cộng gây áp lực quân sự

Tình hình tranh chấp giữa hai bên càng thêm căng thẳng. Việt Nam lần đầu tiên lên tiếng “chửi” lãnh đạo Trung Cộng bằng lời lẻ nặng nhất là mang “máu Đại Hán” và “nói một đàn làm một nẻo”, và cho biết sẽ kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế.

Trung Cộng gây áp lực quân sự bằng cách triển khai binh lính ở biên giới phía Bắc Việt Nam, thúc đẩy hợp tác quân sự với Lào và Campuchia. Trên biển thì tiếp tục tấn công và không cho tàu Việt Nam đến gần giàn khoan.

7.2. Trung Cộng có thể đánh Việt Nam hay không?

Trả lời câu hỏi nầy chỉ có Trung Cộng mới có thẩm quyền. Tuy nhiên, căn cứ vào những hiện tượng đang xảy ra, người ta chỉ dự đoán mà thôi. Người am tường chiến lược VN hơn ai hết là GS Carl Thayer của Úc.

Tóm tắt nhận xét của GS Carlyle Alan Thayer:

- Nếu có chiến tranh xảy ra thì nó khác với chiến tranh năm 1979. Kết thúc nhanh hơn và bất lợi nghiêng về phía VN. (Xem như VN thua trận)

- Chiến tranh năm 2014 sẽ xảy ra trên nhiều mặt trận: không quân, hải quân, bộ binh, tàu ngầm, hỏa tiễn.

- Trung Cộng sẽ tiêu diệt hải quân và căn cứ hải quân bao gồm hậu cần tiếp tế nhiên liệu và vũ khí, cụ thể là căn cứ Đà Nẵng, tấn công bằng phi cơ ném bom, tàu ngầm, thủy lôi, tên lửa đạn đạo (tầm xa).

- Nga khó có thể cung cấp vũ khí cho Việt Nam.

Tụi Tàu nầy nó man rợ lắm. Nó tiêu diệt không thương xót. Đánh phá tòan bộ về mọi mặt: kinh tế, chính trị, chiến lược quân sự…cái chén, nồi cơm, bàn ghế và mọi thứ cần dùng…hơn hồi 1979.

8* Kết luận

Muôn sự ngày nay dân tộc Việt Nam gánh chịu bắt đầu từ việc cỏng rắn về cắn gà nhà, rước voi về vầy mả tổ của tập đoàn bán nước là Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam.

“Các vua Hùng có công dựng nước, Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước”.

Trúc Giang

Minnesota ngày 26-5-2014

Một phiên xử công khai

5* Tóm tắt về Biển Đông

Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, diện tích khoảng chừng 3,500,000 km2, nằm từ Singapore phía nam lên tới eo biển Đài Loan ở phía bắc.

Các nước và lãnh thổ có biên giới với vùng biển nầy gồm có: Trung Quốc, Macau, HồngKông, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan và VN.

a. Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands)

Quần đảo Hoàng Sa cách Quảng Nam (VN) 200 hải lý. Cách đảo Hải Nam (TQ) 235 hải lý.

Hoàng Sa có 18 đảo, cồn. 22 bãi, đá. Đảo lớn nhất là đảp Phú Lâm (Woody Land). Độ cao nhất là 14m. Quần đảo Hoàng Sa hiện do TQ chiếm đóng.

b. Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands)

Trường Sa dài 900km, rộng 810km với khỏang 175 đảo.

Hòn đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (Itu Aba) rộng 1 km, cao 3.8m

c. Tài nguyên Biển Đông

Đường hàng hải

Đông đúc thứ hai trên thế giới. Hơn 10 triệu thùng dầu thô được chuyển qua hải lộ nầy mỗi ngày.

Trữ lượng dầu khí ở Biển Đông

Trữ lượng dầu thô khoảng 4.5 km3 (28 tỷ thùng) [Mỗi thùng=Barrel=159 lít]

Trữ lượng khí đốt 7,500 km3 (266 ngàn tỷ feet khối)

Tuyên bố lãnh hải

Indonesia với TQ: Đảo Natuna

Philippines với TQ: Malampaya và Camago, bãi cát Scarborough

VN với TQ: Một số đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa

VN, TQ, Đài Loan, Philippines, Brunei… tranh chấp một số đảo ở Trường Sa.

VN, Campuchia, Thái Lan tranh chấp trong Vịnh Thái Lan.

Singapore và Malaysia: tranh chấp dọc theo eo biển Johore và eo biển Singapore.

Tóm lại, các toà án quốc tế và khối ASEAN không thể giải quyết được tranh chấp giữa VN và TQ, cũng như giữa các nước với nhau. Trên đây, tôi chỉ nói về kết quả cụ thể của tranh chấp, chớ không nói về tác động chính trị và ngoại giao trong việc tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.

6* Kết

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.