Hôm nay,  

Tội Phạm Thượng Dưới Chế Độ Quân Chủ Và Chế Độ Nhơn Dân

17/05/201400:00:00(Xem: 4895)
Bà Rose Amornpat, một phụ nữ Thái-lan xinh đẹp lộng lẫy, quốc tịch Anh, hiện sanh sống tại Luân-đôn làm nghề cắt tóc, mỗi ngày đưa lên Facebook của bà một vidéo trên đó bà phát biểu ý kiến của bà vài phút. Trang Facebook của bà có hàng chục ngàn người theo dõi. Bà nói với mọi người tình cảm của bà đối với hoàng gia Thái-lan “Tôi ghét hoàng gia” (*)!

Đối với những người Thái-lan đang tranh đấu cho quyền tự do phát biểu ở trong nước, Rose Amornpat, ngày 14 tháng 4 vừa qua, đã trở thành “nữ thần dân chủ” khi cha mẹ của bà ở Bangkok, đã nộp đơn thưa bà về “tội phạm thượng” với 7 vidéos dẫn chứng tố cáo bà đòi hạ bệ nhà vua và cả hoàng gia. Nếu bị xử phạt về “tội phạm thượng” theo luật pháp Thái-lan, bà Rose Amornpat sẽ không tránh khỏi 100 năm tù ở.

Nhà vua Bhumibol Adulyadej hay Rama IX của triều đại Chakri, năm nay 86 tuổi, ngự trị Thái-lan được 68 năm. Ông tự cho mình là hiện thân của Đức Phật. Dân chúng, cả Thủ tướng và nhơn viên chánh phủ, quì lạy trước chơn dung của ông hoặc trên đường ông đi qua, hoặc ngày sanh của ông để chức thọ ông (**).

Dân chúng đã không phê phán nhà vua nếu như từ lâu nay không có nhiều bản án phạt tù dân chúng Thái-lan về thứ tội “Tội phạm thượng – Lèse-majesté”. Đây là tội hình sự của chế độ quân chủ. Nhưng dưới chế độ nhân dân như ở Bắc hàn và Việt nam, “tội phạm thương” rât thịnh hành và đang được triệt để áp dụng đối với dân chúng.

Nhà vua và đất nước phân hóa

Dưới chế độ độc tài, đất nước thuờng bị phân hóa. Ở Thái-lan, dân chúng chia ra làm hai thành phần biểu hìện dưới hai màu áo vàng và đỏ. Vàng là màu của nhà vua ở phương đông. Đỏ là màu của tranh đấu, tức của dân chúng chống lại nhà vua cho quyền lợi của toàn dân. Hay màu của Cộng hòa.

Bà Rose Amornpat thuộc phe áo đỏ, một phong trào quần chúng phản kháng ra đời năm 2000. Tuy trước kia, bà trưởng thành trong một gia đình áo vàng bảo hoàng. Nay bà gay gắt lên án nhà vua và chế độ quân chủ Thái-lan. Bà tố cáo những thói đạo đức giả và những tánh tham lam, lợi dụng quyền hạn thật sự của nhà vua. Bà còn nhắc lại vai trò kín đáo của nhà vua ẩn trong hoàng cung trong những vụ đảo chánh làm thương vong hằng ngàn sanh mạng dân chúng vô tội từ sau Đệ II Thế chiến tới nay. Đồng thởi, bà công kích đồng bào của bà u mê vì mỗi khi có lễ lạc là đem dâng cúng cho hoàng gia nhiều phẩm vật, tiền bạc, để tham gia làm việc từ thiện. Mà hoàng gia, theo ước tính của tạp chí Forbes, có tài sản lên tới 40 tỷ mỹ kim. Riêng vua Bhumibol, trị vì từ năm 1946, được biết là vị vua giàu nhứt thế giới.

Nhơn đây, tưởng cũng nên biết qua ông vua nhơn dân Fidel Castro có tài sản, theo ước tính của tạp chí Forbes, chỉ có 900 triêu mỹ kim gởi ở ngân hàng thụy sĩ. Vua Castro thách nếu chứng minh được ông là người giàu có, ông sẽ từ chức ngay vì điều đó sẽ làm tổn thương đến nhà cách mạng vô sản phục vụ nhơn dân, chỉ lãnh có 40 mỹ kim/tháng. Tuy từ nhiều năm nay, ngân hàng Thụy sĩ đã phá bỏ luật giử bí mật chương mục của khách hàng, nhưng trường hợp của Fidel Castro vẫn không bạch hóa được vì “Nghĩa hội Cubano-américaine” do TT Reagan thành lập năm 1980 và do những nhà tài phiệt Cuba trước cách mạng điều khiển và bảo vệ. Vua Maroc có 7, 5 tỷ mỹ kim. Nữ Hoàng Anh có tài sản ước tính từ 11 tới 29 tỷ mỹ kim. Nghe nói tài sản của các ông vua nhân dân ở Hà nội cũng phải đến hằng nhiều trăm triêu mỹ kim?

Theo cảnh sát Thái-lan, tội “phạm thượng vi phạm ở ngoại quốc của bà vẫn có thể bị xử phạt” nên chánh quyền Thái-lan đang đòi triêu hồi bà Rose Amornpat về xứ để chịu hình phạt.

Nay bà là công dân nữ hoàng Anh nên chánh quyền Thái-lan không thể làm gì được nêu bà không trở về xứ.

Trường hợp của bà khá giống với những người việt nam hải ngoại đang chống chế độ cộng sản ở Việt nam.

Cảnh sát, những Thái kiều yêu nhà vua, muốn tìm cách bịt miệng chống đối của bà ngay ở Luân-đôn. Họ gởi lời hăm dọa sát hại bà trên Facebook. Họ hoạt động giống như cộng sản hà nội gởi công an ra hải ngoại theo dõi, khống chế kiều dân của họ và tìm cách gây chia rẻ hàng ngũ những người việt nam không phải việt kiều.

Nhà vua trong quần chúng

Hằng năm, có hàng trăm vụ án với tội danh là làm vẩn đục hình ảnh vị quân vương. Khi tới Thái-lan, người ta thấy ngay “lòng nhiệt thành, sự cung kính” của dân chúng đối với vị quân vương vì khắp nơi, trên tường những cao ốc, trên xa lộ, trên cột đèn, trên hè phố, …chánh quyền quảng bá đầy chơn dung nhà vua và cả hoàng hậu, hoàng gia, kẻ đầy biểu ngữ tôn vinh vị quân vương và hoàng gia. Ở Bắc hàn, tôn vinh lãnh tụ Kim. Ở Việt nam, tôn vinh Hồ Chí Minh và đảng cộng. Vì giống như Bắc hàn, vua Rama IX được dân chúng Thái-lan gắn cho biệt hiệu là Kim. Và trở thành mật mã của dân chúng để chỉ nhà vua.

Nhà vua Bhumibol không chỉ là vị Quốc trưởng đặc biệt. Hệ thống tuyên truyền của chánh quyền đề cao “ông suôt đời chỉ biết tận tụy phục vụ cho phúc lợi của thần dân. TV mỗi ngày dành phần lớn chương trình ca ngợi những hoạt động từ thiện của nhà vua và hoàng gia. Ông được xem như vị thần hộ mạng chống lại những điều xấu bảo vệ dân chúng. Nhờ ông mà Thái-lan thoát khỏi thảm hoa cộng sản. Thái-lan ngày nay là một trong những quốc gia phát triển ở Đống Nam Á, năm 1997, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tất cả đều nhờ ở ông. Không có ông, Thái-lan đã mất đạo đức, chánh trị băng hoại, kinh tế sụp đổ”.

Cùng với làn sóng tuyên truyền chánh thức, nỗi lên những tiếng nói phản khán của phong trào dân chủ “Dân chúng sống trong một xã hội tê liệt vì sợ hãi. Từ 50 năm nay, ông ủng hộ độc tài quân phiệt. Thậm chí không ai dám nhắc lại chuyện tai nạn làm ông mất đi một con mắt. Nói điều không hay về nhà vua, mặc dầu điều đó là sự thật, sẽ không tránh khỏi bị ghép vào tội phạm thượng”.

Một nữ sinh viên luật khoa, có vẻ con nhà khá giả, bày tỏ sự bất mãn đối với nhà vua “Không còn ai chịu nổi những nghi lễ lố bịch mà kéo dài “Trong rạp hát, trước khi chiếu phim, khán giả đứng lên chào cớ, hát tôn vinh nhà vua, …Tôi không chống ché độ quân chủ nhưng muốn không bị làm phiền vì những thứ đó. Tại sao không để dân chúng ứng xử như ở Anh ?”

Hiện tượng này không khỏi làm cho nhiều người Việt nam lớn tuôì nhớ lại vào giữa thập niên 50 ở Sài gòn, khán giả cũng đã từng đứng dậy chào cờ và chờ nghe xong bài hát suy tôn Ngô Thủ tướng rồi mới được phép ngồi xuống coi hát, tuy Ngô Đình Diệm không phải là vị vua. Chỉ có ảo tưởng muôn làm vua.

Tội phạm thượng và luật 112

Một sinh viên của Đại Học Thammasat, nhơn trả lời TV phỏng vấn vì từ chối mặc đồng phục, lên tiếng đòi cải tổ hệ thống quân chủ liền bị xử tội phạm thượng theo điều 112. Nhiều sinh viên khác không sợ hãi đồng loạt lên tiếng phê phán hệ thống quân chủ ở đây quá lổi thời và quá đạo đức giả.

Năm 2012, một người hưu trí bị án tù 20 năm vì đã gởi đi 4 SMS xúc phạm tới nhà vua. Ông xin tại ngoại có thế chân bị bác. Qua năm sau, ông chết trong tù. Sự thật ông không hề viết thông tin đó vì ông không biết viết.

Bề ngoài, người ta có cảm tưởng Thái-lan là một nước thống nhứt, toàn dân đoàn kết dưới trướng nhà vua, trong lòng tôn sùng nhà vua. Nhưng thực tế, Thái-lan là một nước bất ổn hơn hết trong khối Đông Nam Á và đang trên bờ vực thẩm. Phe Áo vàng gồm phần lớn những tư sản, gốc Tàu. Đó là những người “tàu-Thái” do hôn nhơn. Họ bảo hoàng hơn vua. Chỉ vì quyền lợi. Chủ thuyết chánh trị của họ là “dân tộc-nhà vua-tôn giáo”. Nhà vua ngự ngay trung tâm. Người dân chưa quên từ năm 1932, dưới triều đại Rama IX, đã xảy ra 20 cuộc đảo chánh, có 11 vụ thành công.

Theo kết quả thăm dò dư luận trong dân chúng thợ thuyền và nông dân thì có tới 80% thiết tha giá trị dân chủ, chỉ có 2% tôn sùng nhà vua. Trước kia, nông dân vô cùng tôn sùng nhà vua, tin rằng nhà vua là hiện thân của Đức Phật để chia sẻ những bất hạnh của họ. Niềm tin này, ngày nay, không còn nữa trong suy nghĩ của họ.

Điều luật 112 qui định về tội phạm thượng được áp dụng từ năm 1908. Ngày nay, mỗi vi phạm bị phạt từ 3 tới 15 năm tù. Hình phạt của đạo luật được gia trọng từ năm 1976 nhơn vụ thảm sát sinh viên ở Đại Học Thammasat theo đó, bất kỳ một công dân Thái-lan nào cũng đều có quyền thưa người phỉ bán nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử,... Gần đây, sự dẩn giải điều luật được nới rộng thêm: từ nay, tòa án có thể xử phạt mọi ý kiến nhằm xét lại chế độ quân chủ. Năm 2013, điều luật 112 được áp dụng đối với các vị tiên vương của vua Bhumibol.

Tội phạm thượng (Lèse-majesté)

Tội phạm thượng là một khái niệm pháp lý khá mơ hồ. Nó diển biến theo thời gian với nhiều định nghĩa mới. Chủ yếu, tội phạm thượng bao gồm những xúc phạm “chủ quyền quốc gia”, đó có thể là quốc trưởng, dân chúng, một định chế, một đảng cầm quyền, …Tội phạm thượng xuất hiện dưới thời Cộng hòa ở La-mã.

Thời trung cổ, tội phạm thượng gắn liền với tội xúc phạm tôn giáo và hàng giáo phẩm công giáo. Tới năm 1313, Hoàng đế Henri VII của Pháp định nghĩa tội phạm thượng bằng môt văn kiện. Dưới thời Ánh sáng, tội phạm thượng bị phản bác mạnh vì quá liên hệ với tôn giáo, như chỉ nhằm bảo vệ tôn giáo.

Năm 1832, Hình luật của Pháp xóa bỏ tội phạm thượng. Qua Đệ III Cộng hòa, tội phạm thượng được hiểu là “tội xúc phạm tới những nhà lãnh đạo quốc gia” bị phạt tiền.

Ngày nay tội phạm thượng thật sự còn duy trì ở các nước có vua hay nữ hoàng như Đan-mạch, Hòa-lan, Tây-ban-nha, Thái-lan, Maroc, Anh,…Năm rồi ở Anh, một người vì tinh nghịch hay vì ghét Nữ Hoàng mà dùng viết gạch tréo mặt Nữ Hơàng trên con tem thư, đã bị phạt tiền.

Vìệt nam là nước cộng hòa nhưng vì “xã hội chủ nghĩa” mà tội phạm thượng được áp dụng triệt để dưới các Điều luật 78, 79 và 88.

Hiện thân của Quân vương xã hội chủ nghĩa là Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, đại diện là Bí thư từ Chi bộ tới Chánh trị bộ. Hình Quân vương Hồ Chí Minh chễm chệ chiếm những chổ tôn nghiêm từ tư gia tới đền miếu, chùa chiền, … những nơi công cộng dễ thấy. Khi xung đột với công an, dân chúng dùng chơn dung Hồ Chí Minh như cái khiêng che chở vì công an đụng tới chơn dung Hồ Chí Minh là vi phạm tội phạm thương. Còn những khẩu hiệu tôn vinh đảng cộng sản nhuộm đỏ các đường phố, từ hang cùng ngỏ hẻm tới đại lộ, mặt tiền công sự,… Xúc phạm tới Quân vương vô sản bằng ý đồ, bằng lời nói, văn tự, …là vi phạm tội phạm thương, sẽ bị hình phạt từ 5 năm tù tới 20 năm tù và tử hình.

Nạn nhơn của tội phạm thượng ở Việt nam là nhữnh thanh niên bày tỏ lòng yêu nước, ôn hòa, trước hiểm họa xâm lăng của Tàu chệt hoăc đòi chế độ hà nội thực thi các quyền tự do căn bản phổ quát để mọi người được sống đúng theo nhơn phẩm của mình.

Tội phạm thượng ở chế độ Hà nội rùng rợn hơn bất kỳ dưới một chế độ quân chủ nào khác, chỉ chưa bằng ở Bắc hàn mà thôi.

(*) (**) Phóng sự của Anatole Perrot, tuần báo Le Nouvel Ob, số 2583, 8 tháng 5/2014, Paris.

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lịch sử mấy nghìn năm dân Việt chống Bắc thuộc, đánh giặc Tàu, ngăn chận ý đồ bành trướng của Đại Hán kể như chấm dứt vào cái ngày định mệnh và ô nhục
Trong khi binh sĩ thuộc Đại Đội Charger đang diễn tập cho một công tác khác tại căn cứ của họ gần Iskanditiyah, phía nam Thủ Đô Baghdad
Gần 800 năm trước đây, khi đất nước Việt Nam bị quân Nguyên Mông xâm lược, vua tôi nhà Trần đã có hội nghị Diên Hồng lịch sử để nói lên quyết định đồng tâm nhất
Tôi là một trong những người đã tham gia cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 trước Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối chính quyền Trung Quốc
Giờ phút này đây, tại quê nhà yêu quý, đồng bào quốc nội đang sục sôi biểu tình trước tòa đại sứ và tòa lãnh sự Trung Quốc ở hai đầu tổ quốc
Đối với người Việt Nam, Trung Quốc là chuyện dài bất tận, bắt đầu ngay từ thời tổ tiên chúng ta lập quốc, và có lẽ không khi nào chấm dứt
Một sự kiện hy hữu vừa xảy ra tại Hà Nội & Sài gòn! Tại sao hy hữu" Vì từ khi lên nắm quyền bính đến nay, mới thấy nhà nước độc tài Việt gian Hà Nội
Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc của thế giới. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới
Tổng Thống William Jefferson "Bill" Clinton, sinh ngày 19/8/1946, là Tổng Thống thứ 42 của Hoa Kỳ, phục vụ 2 nhiệm kỳ từ 1993 đến 2001.
Non sông Việt Nam từ ải Chi Lăng cho đến mũi Cà Mâu, bao gồm đất đai, vùng trời, vùng biển và hải đảo, là di sản của tiến nhân để lại sau hàng ngàn năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.