Hôm nay,  

Thêm Một Ngày Mùa Xuân tại Delaware

06/05/201400:00:00(Xem: 3756)

Sau khi ở New York 3 ngày, tôi lại lên xe bus đi về phía nam hướng tới thủ đô Washington DC – là nơi tôi vẫn thường lui tới từ nhiều năm nay. Dọc đường vào trưa ngày 1 tháng 5, đầu tiên tôi dừng chân tại thành phố Wilmington của tiểu bang Delaware. Cháu Nguyễn Thanh Tuyền đã ra bến xe bus đón tôi về nhà trong thành phố Newark cũng gần đó. Đây là lần thứ hai tôi đến ở nhà vợ chồng cháu Tuyền & Ái Liên. Vào tháng Tư năm ngóai 2013, tôi đã có thời gian để sống với các cháu cả trên một tuần lễ và tôi đã viết một bài có nhan đề “Mùa Xuân tại tiểu bang Delaware” ghi lại khá đày đủ về những sinh họat thật lành mạnh đáng chú ý trong gia đình này. Năm nay, vì thời giờ eo hẹp nên tôi chỉ có thể đến sinh sống với các cháu trong có một ngày mà thôi. Nhưng lại cũng vẫn có nhiều điều thật lạc quan độc đáo phấn khởi mà tôi muốn được chia sẻ với bạn đọc trong bài ghi ngắn này.

I – Về hưu sớm để còn dành tòan thời gian cho việc tôn giáo và xã hội.

Sau trên 30 năm làm việc trong ngành nghiên cứu hóa chất, Tuyền đã quyết định về hưu, mặc dầu mới có 59 tuổi. Trong một cuộc nhóm họp hàng tuần là Lễ Thờ Phượng Chúa của các tín đồ Tin lành người Việt vào ngày Chủ nhật 27 tháng Tư mới đây tại nhà thờ trên đường Woodland Philadelphia, mục sư Tuyền cho biết rằng: “ Bắt đầu từ ngày 1 tháng Năm sắp tới đây, thì tôi “được giải phóng khỏi phải bận rộn đi làm cho hãng hóa chất” nữa. Và như vậy, thì tôi có thể dành tòan thời gian 100% cho công việc của Hội Thánh Chúa và của xã hội…”

Tuyền đi du học ở Mỹ từ năm 1973 và có bằng Tiến sĩ về Hóa học. Vì làm việc lâu năm, nên Tuyền đã trở thành một Chuyên Viên nghiên Cứu Cao Cấp (Senior Researcher) cho Công ty Ashland có tiếng ở Mỹ. Ái Liên bà xã của Tuyền cũng có bằng Tiến sĩ Hóa học và làm việc cho Công Ty Dupont là một hãng có danh tiếng lâu đời ở Pháp và ở Mỹ. Với nghề nghiệp chuyên môn bảo đảm như vậy, nên hai vợ chồng có được một cuộc sống kể là sung túc với đủ các thứ tiện nghi thỏai mái của giới trung lưu trên đất Mỹ. Ngôi nhà nằm trên một ngọn đồi rộng đến 6,000 square feet với nhiều phòng được xếp đặt ngăn nắp gọn gàng, thóang mát – mà đặc biệt lại thường được sử dụng cho những cuộc hôi họp về văn hóa xã hội, nhất là các lớp học hỏi Thánh Kinh của những tín đồ ngoan đạo người Việt, người Á châu cũng như người Mỹ.

1 - Ngay buổi tối hôm tôi đến thì được chứng kiến một lần nữa Buổi Học Thánh Kinh & Cầu Nguyện (Bible Study & Prayer) vào ngày Thứ Năm hàng tuần với số người tham dự là 8 người gồm 4 người Việt, 2 người Đại Hàn và 2 người Mỹ - vì thế mà tất cả đều sử dụng tiếng Anh. Bắt đầu là bữa ăn tối do chính vợ chồng chủ nhà nấu nướng - mà đặc biệt có thêm một ổ bánh ngọt để mừng Ngày Được Về Nghỉ Hưu của Kỹ sư Tuyền với hàng chữ thật gây ấn tượng: “Congratulations for The New Beginning” (Chúc Mừng Cuộc Khởi Đầu Mới).

Ăn xong, mọi người cùng nhau thảo luận trao đổi thật nhiệt tình nghiêm chỉnh về một đọan Thánh Kinh đã được sọan sẵn với bản văn và các câu hỏi gợi ý được in ra trong 2 trang giấy.

Buổi sinh họat này là một trong hàng chục những cuộc hội họp để vừa học hỏi Kinh Thánh vừa Cầu nguyện của các tín đồ thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite tại Delaware và Philadelphia – mà được dàn trải trong suốt 6 ngày thường trong tuần tại nhiều địa điểm khác nhau, sử dụng tiếng Việt hay tiếng Anh, tùy theo các đối tương tham dự. Tuyền cho biết: “ Phải có nhiều người cùng cộng tác chặt chẽ để phân công ăn ý nhịp nhàng với nhau, thì mới duy trì được bao nhiêu là sinh họat về tâm linh tôn giáo như vậy. Chứ nếu chỉ cu ky độc có một mình cháu với Ái Liên, thì làm sao mà cáng đáng hết mọi thứ chuyện của Hội Thánh được…”

2 - Về họat động xã hội và giáo dục tại Việt nam cũng vậy, vợ chồng Tuyền & Ái Liên luôn sát cánh với các bạn thiện nguyện trong Ban Xã hội ở Delaware trong dự án giúp cho bà con tại xã Bình An gần với nhà máy ciment Kiên Lương ở Rạch Giá có được nước giếng tinh khiết để sử dụng thường ngày và cho các trẻ nhỏ có trường để học tập. Dân làng ở đây còn yêu cầu Ban Xã hội cho đào thêm một giếng lớn nữa để cung ứng cho bà con ở một khu khác trong xã.

Về giáo dục, Ban Xã hội cũng đã phát động chiến dịch khuyến khích các em nhỏ ra sức trồng khoai lang để có thêm thực phẩm rau xanh cho địa phương. Và mới đây lại đã trao phần thưởng khuyến khích cho các em nào đạt thành tích cao trong việc trồng trọt thử nghiệm này. Phần thưởng hạng nhất lên tới cả 100 đô la, khiến cho dân làng ngạc nhiên thắc mắc và Ban Xã hội đã phải giải thích là cần phải nâng cao tinh thần chăm chỉ sản xuất bằng lối trao phần thưởng lớn như vậy – cố ý để các em tranh đua gắng sức trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương hẻo lánh kém phát triển này.

II – Hậu sinh thật là khả úy mà còn rất mực khả ái nữa.

Trong nhà, tôi thường khuyên nhủ các con của tôi rằng: “Các con phải ráng học tập, làm ăn chăm chỉ, sinh sống lương thiện để mà đạt được cái mức độ lý tưởng như cha ông ta vẫn nói “Con hơn Cha, Nhà có Phúc”. Với sự tiến bộ về nhiều mặt của xã hội ngày nay, thì thế hệ trẻ tuổi chúng con dễ có điều kiện khách quan để hiểu biết hơn, giàu có hơn cha mẹ của mình. Nhưng cũng còn phải cố gắng mà sống đạo hạnh, nhân ái hơn cả cha mẹ mình nữa. Có như thế, thì nhà ta mới thực sự được gọi là “Nhà Có Phúc”…

Nguyễn Thanh Tuyền sinh năm 1955, là con trai trưởng của anh chị Nguyễn Thanh Liêm và Liễu. Hai anh chị là chỗ rất thân tình gắn bó lâu năm với gia đình vợ chồng tôi. Anh Liêm người gốc ở khu Bình Trị Đông Gia Định. Còn chị Liễu là người xuất thân từ đất Bắc Ninh gần Hanoi. Anh Liêm ngang tuổi với tôi và cùng theo học Khóa 13 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức vào năm 1962 như tôi. Năm 1969, anh được học bổng và đem vợ cùng hai cháu nhỏ đi Mỹ để học về Thần học và ít lâu sau được phong chức Mục sư. Nhưng không may, anh bị bệnh và qua đời hồi đầu thập niên 1980 vào độ tuổi 50. Chị Liễu cũng đã mất cách nay đến 7 năm rồi.

Năm ngoái 2013 cũng vào tháng Tư, tôi đã đến và sống tại nhà của vợ chồng Tuyền & Ái Liên suốt 10 ngày, nên tôi có dịp hiểu biết nhiều về lối sống của hai người cháu thật đáng quý mến này. Là người đã từng tham gia họat động xã hội từ trên 50 năm, nên tôi đánh giá cao về các họat động của hai vợ chồng mà có sự “tâm đồng ý hiêp” rất bền chặt này - cả về mặt tâm linh tôn giáo cũng như về mặt văn hóa xã hội nữa. Vì thế mà tôi có thể nói rằng: “Cặp vợ chồng Tuyền và Ái Liên rõ ràng là những “Hậu sinh khả úy, mà cũng thật là khả ái nữa”. Và đúng là anh chị Liêm và Liễu bạn thân thiết của chúng tôi - thì đích thực anh chị là tiêu biểu cho những bậc “cha mẹ hiền lành để đức cho con” vậy.

Năm 2014 này, tại vùng đông bắc nước Mỹ, mùa xuân đến chậm hơn mọi năm. Nhưng từ vài tuần lễ nay kể từ giữa tháng Tư, tại Philadelphia cũng như ở New York và bây giờ tại Newark Delaware, hoa lá bắt đầu nở rộ xanh tươi khởi sắc – tô điểm cho phong cảnh thiên nhiên càng thêm xinh đẹp rạng rỡ. Nhưng điều làm cho tâm hồn tôi thật êm ả an vui – đó chính là vì tôi đích thân được chứng kiến cái lề lối sinh họat thật nhiệt tình hăng say, tràn đày lý tưởng nhân ái với lòng đạo hạnh sâu sắc tại gia đình của hai cháu Tuyền & Ái Liên như tôi đã tường thuật ở trên đây.

Và đó cũng là điều giúp tôi thêm lạc quan với sự tin tưởng chắc chắn rằng trong thế hệ con cháu chúng ta vẫn còn có được nhiều thành viên giữ được cái ngọn lửa yêu thương thật nồng ấm trong sâu thẳm trái tim của mình – ngọn lửa của Tình Yêu Thương tuyệt vời đối với Gia Đình và đối với Nhân Quần Xã Hội nữa. Và trường hợp của cháu Tuyền & Liên ở đây là một điển hình rất mực sống động vậy./

Thành phố Baltimore Maryland, ngày 3 tháng Năm 2014

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.