Hôm nay,  

30 Tháng Tư, Người Lính Chưa Qua Sông: Đêm Rút Bỏ Xuân Lộc, Thiếu Tướng Tư Lệnh Lê Minh Đảo Đi Bộ Rút Quân Cùng Với Lính

26/04/201400:00:00(Xem: 13900)

Tháng Tư 1975, tác giả là một Tiểu Đoàn Trưởng thuộc Sư đoàn 18 Bộ Binh, đơn vị chiến đấu tại vòng đai Sàigòn cho tới phút cuối cùng, trước khi phải tuân lệnh đầu hàng: Nguyên một tiểu đoàn thiện chiến 300 chiến sĩ phải tự nạp vũ khí cho một toán du kích xã tại làng Long Thạnh Mỹ. Bút ký sau đây là kể về những giờ phút cuối cùng của cuộc chiên.

* * *

1. Những ngày giờ sau cùng

Ngày 21 tháng 4, ngày thứ mười hai của trận chiến. Từ khi họp ở Bộ Tư Lệnh trở về, Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT) đầy suy nghĩ. Nhiều lần nhìn Nguyễn Mạnh Tông, đại úy Tiểu Đoàn Phó, muốn nói một điều gì đó nhưng rồi lại thôi.

Trong vùng trách nhiệm, các đại đội hành quân lục soát báo cáo tìm thấy rất nhiều xác lính CS và các loại vũ khí trong rừng cao su hướng tây nam thị xã Xuân Lộc. Các toán thám báo không tìm thấy dấu vết mới của quân lính CS. Tiên đoán họ đã lui quân, dấu quân sau nhiều lần tấn công thảm bại, nhất là sau khi cả một Trung đoàn bị tiêu diệt vì quả bom CBU của Không Quân VN. Quân CS bây giờ chỉ còn chứng tỏ sự có mặt của họ bằng các loại pháo tầm xa rót xuống tàn phá thị trấn Xuân Lộc, và vài lá cờ MTGP treo trên những đọt cây thật xa.

Rút bỏ Xuân Lộc

Sáu giờ chiều, TĐT họp các đại đội trưởng cho lệnh chuẩn bị di chuyển sau nửa tiếng. Im lặng vô tuyến kể từ giờ phút này.

Bảy giờ kém mười lăm, Tiểu đoàn vừa đến điểm tập trung tại ngã ba Tân Phong. Tiểu Đoàn Phó và các đại đội trưởng mới biết lệnh bỏ Xuân Lộc. Mọi người ngỡ ngàng. TĐT nói với TĐP:

- Vì bí mật nên mình rất tiếc đã không thể nói cho Tông biết trước tin này được.

Tông chớp chớp đôi mắt sau kính cận nhìn TĐT, giọng buồn nhưng đầy thông cảm, hiểu biết:

- Tôi cũng đã đoán có sự việc gì, nhưng không nghĩ đến việc rút quân. Thật sự, nếu biết trước chắc khó mà không đến từ giã vợ con. Gia đình tôi biết, nhiều gia đình anh em khác biết, đồng bào sẽ biết thì hậu quả thật khó lường được. Gia đình kéo theo, lính không còn lòng dạ nào để chiến đấu, vướng víu nhau rồi bị chết chùm như cuộc rút quân từ vùng 2 chiến thuật vừa qua...

Chúng ta rút quân không phải vì không giữ được phòng tuyến Xuân Lộc. Rút bỏ Xuân Lộc để tái phối trí cho việc phòng thủ bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn tốt hơn.

Biết như vậy nhưng lòng người chiến sĩ Sư Đoàn 18, Xuân Lộc là quê hương của đời lính, bỏ đi làm sao lòng ta yên được. Bỏ Xuân Lộc là bỏ lại tất cả những gì thân thương gắn bó. Bỏ Xuân Lộc là bỏ nửa trái tim ở lại!; là bỏ thêm một phần đất của miền Nam cho CS giày xéo.

Đêm đó trên đường hành quân rút về thị xã Bình Giả, Anh em binh sĩ biết được Tư Lệnh mặt trận Thiếu Tướng Lê Minh Đảo cùng di chuyển đường bộ với họ. Đêm tối đen, nhưng anh em nhận ra khi nghe ông hỏi: Tiểu đoàn 3/48 phải không?

Nhiều tiếng thì thầm: ”Tư lệnh đi bộ với mình”. Anh em binh sĩ ngạc nhiên nhưng TĐT thì không. TĐT thì đã quá quen thuộc. Chưa bao giờ Tiểu Đoàn đụng trận mà không có ông bay trực thâng ở trên trời, chia xẻ, khuyến khích, khen ngợi.

Sư đoàn 18 rút khỏi Xuân Lộc, xe tăng và bộ binh càn qua nhiều chốt địch chặn trên liên tỉnh lộ 22 mà đi. Không bị vướng gia đình, lại có thêm sức mạnh tinh thần từ vị Tư Lệnh, đoàn quân rút lui không mấy khó khăn. Về đến Bình Giả vào sáng hôm sau gần như toàn vẹn. Chỉ riêng anh em chiến sĩ TĐ2 Trung đoàn 43 do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế chỉ huy, tăng phái thuộc quyền Lữ Đoàn 1 Dù cùng Lữ Đoàn rút sau, trách nhiệm đoạn hậu đã chạm súng với quân CS và bị thiệt hại khá nặng.

Đi ngang căn cứ Long Giao, hậu cứ của Trung Đoàn 48, TĐT không dám ngước mắt nhìn. Một số vợ con anh em binh sĩ từ trại gia binh đang đứng chờ trước cổng Trung Đoàn. Đoàn quân đi qua, những người chồng người cha đi qua, họ lặng lẽ nhìn theo mà không gọi, không khóc. Phải chăng người vợ người con sợ tiếng gọi của mình sẽ làm động lòng, chồn chân người đi chiến đấu? Thật không thể tưởng được. Những người đàn bà, những con trẻ đang nén cơn đau của lòng, không để bật ra tiếng khóc.

Vài ngày ở Long Bình để bổ sung vũ khí. Ngày 25 tháng tư, Tiểu Đoàn theo Trung đoàn lên lập phòng tuyến tại vùng Trảng Bom, ranh giới Biên Hòa Long Khánh. Cùng với một Chi đoàn M113 thuộc Thiết Đoàn 5 do đại Úy Lê văn Sơn chỉ huy. Tiểu đoàn dàn quân bên này hào sâu cắt ngang Quốc lộ 1 do công binh Quân đoàn thực hiện để ngăn cản tăng T54 địch.

Quân số Tiểu Đoàn sau trận Xuân Lộc còn lại trên 300. Một điều khiến các cấp chỉ huy Tiểu đoàn rất vui là không một người lính nào bỏ đơn vị dù mấy ngày ở Long Bình Biên Hòa anh em có nhiều cơ hội để bỏ về Sài Gòn, tìm về quê nơi có gia đình đang trông đợi. Tất cả anh em không đành lòng bỏ lại bạn bè, cấp chỉ huy mà ở lại đơn vị cùng chấp nhận đồng lao cộng khổ, sống chết có nhau…

Sáng ngày 27 tháng Tư, xe tăng địch xuất hiện phía bên kia hào sâu. Hai chiếc M41 của Thiết Đoàn 5 nguỵ trang chực sẳn bắn đại bác 90 ly trúng một tăng địch. Nhưng, từ hai mặt phải trái cách quốc Lộ khoảng trên 100 mét, cùng một lúc, lính Bộ Binh và xe tăng địch xuất hiện. Thì ra lực lượng địch đã không băng qua hào sâu mà băng rừng, bọc vòng tạo thành thế gọng kềm để kẹp chặt Trung đoàn 48.

Qua vô tuyến, lúc đó mới biết rằng Bộ Chỉ Huy Trung đoàn và Tiểu đoàn 1 đã rút về hướng Nam. Như vậy tại tuyến đầu chỉ còn lại Tiểu đoàn và một Chi đoàn M113. Sau lưng trống hốc, không còn lực để dựa thì còn đánh đấm gì được.nữa. Đành rút quân thôi. Nếu không thì chắc chắn sẽ bị địch bao vây tiêu diệt gọn.

Lệnh cho các đứa em phân tán, rút nhanh ra đường. Chi đoàn M113 của Đại Úy Lê văn Sơn phải tức tốc phân tán vừa chiến đấu vừa tìm đón những người bạn bộ binh trong lúc tăng địch bắn phá dữ dội. Nếu thiếu tinh thần chiến đấu và đồng đội thì anh em thiết giáp đã bỏ bạn bè bộ binh vì thật ra M113 đâu phải là đối thủ của tăng T54 CS. Ngay cả M41 của mình cũng đã quá già nua yếu ớt đối với T54. Nhưng nếu M113 mà bỏ chạy thì đâu còn là chiến sĩ Thiết Giáp Quân lực VNCH. Hơn nữa, Tiểu đoàn 3/48 với Chi đoàn 3 thiết đoàn 5 đã quá quen biết giao tình qua bao cuộc hành quân chung khắp vùng 3 chiến thuật và bên kia biên giới Campuchea trong năm 1970.

Chi đoàn M113 của Đại úy Sơn vốn đã quen địa hình nên sau khi đã gom được bộ binh liền rút rất nhanh. T54 địch đuổi theo, nhưng không làm được gì.

Đây thật sự là một cuộc rút chạy. đáng buồn thật. Đáng buồn vì phải bỏ lại hai chiếc M41 anh hùng ở tuyến đầu, đáng buồn vì đơn vị chưa nổ một phát súng đã tìm đường thoát thân. Nhớ lại đêm nào ở mặt trận Bến Cát Bình Dương năm 1973, lính Tiểu Đoàn đuổi bộ binh địch, bắn cháy tăng địch, và mới hai tuần trước lúc còn ở mặt trận Xuân Lộc, tăng địch là miếng mồi ngon cho M72. Đáng buồn khi nghĩ đến anh em chiến sĩ Địa Phương quân ở căn cứ Bầu Cá. Tội nghiệp cho những chiến sĩ và gia đình vợ con trong căn cứ nhỏ bé này. Tất cả đang chịu bão lửa từ xe tăng T54 của địch.

Ngày 28 tháng Tư, Tiểu đoàn đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tá Trần Văn Nô, Thiết Đoàn Trưởng Thiết đoàn 5 làm tuyến án ngữ mặt Bắc căn cứ Long Bình. Ngày hôm đó, chỉ có tăng của hai bên bắn nhau, còn bộ binh ngồi chơi, la hét cổ vỏ mỗi lần tăng địch bị trúng đại bác 90 ly của M41. Lúc này mà có M48 lâm trận thì T54 của địch chắc phải cháy như cây đuốc nhiều hơn nữa.

Từ đồi cao nhìn xuống Quốc lộ, lính bộ binh hết sức khâm phục những người lính Nghĩa quân Hố Nai, chỉ với súng carbin và M16 trong tay cũng bố trí chận đánh bộ binh địch nếu địch dám vượt qua cầu, xâm phạm vào vùng đất, xóm làng thân thương của họ.

Ngày 29 tháng Tư, lúc 5 giờ chiều, Tư Lệnh gọi Trung Tá Trần văn Nô Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 và TĐT 3/48 đến Bộ Tư Lệnh trong căn cứ Long Bình họp khẩn cấp.

Tại phòng Tư Lệnh lúc đó chỉ có ba người: Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, Trung Tá Trần Văn Nô và Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/48.

Khi đang họp thì chuông điện thoại reo vang. Tướng Tư Lệnh nhấc ống nghe. Một phút sau ông bỏ máy, chậm rải nói:

- Tổng Thống Dương Văn Minh hỏi chúng ta có giữ được Long Bình Biên Hòa để chờ thương thuyết không?

Đôi mắt sáng của Tư Lệnh liếc nhìn hai thuộc quyền:

- Phải giữ bằng mọi giá! Đây là vòng đai cuối cùng để bảo vệ Sài Gòn.

Quay qua Trung tá Nô, ông hỏi:

- Thiết Đoàn của Trung Tá Nô chưa suy xuyển bao nhiêu phải không? Còn em, Quân số Tiểu Đoàn còn được bao nhiêu ?

- Thưa Thiếu Tướng, còn đủ, chưa mất mát người nào từ khi rời khỏi Xuân Lộc.

Nhìn tấm bản đồ ghi đầy ký hiệu mũi tên màu đỏ chỉ các đại đơn vị địch không ai mà không ưu tư: Quân đoàn 1 từ hướng bắc theo QL 13, Quân đoàn 2 và 4 từ hướng đông bắc đang áp sat Biên Hòa, Quân Đoàn 3 từ Tây Bắc theo QL1 gần Củ Chi, Tất cả tổng cộng khoảng 16 Sư -Đich đang tập trung tìm cách vây hãm Sài Gòn.

Để làm vững lòng hai thuộc cấp đang ưu tư lo lắng, Tư Lệnh nói với nụ cười:

- Tình hình thì như vậy, nhưng địch không dể gì áp sát Sài Gòn. Chúng ta còn đủ lực lượng mạnh, đặc biệt là không quân sẵn sàng yểm trợ.

Khoảng 11 giờ đêm 29 tháng Tư, đài phát thanh Sài Gòn phát lời huấn lệnh của Tướng ba sao Vĩnh Lộc, Quyền Tổng tham Mưu trưởng QLVNCH: ”Các cùi cố gắng giúp Tổng Thống hoàn thành nhiệm vụ lịch sử!”

Đó là lời nhắn gởi cuối cùng trước khi chuồn ra nước ngoài của một chỉ huy cao cấp. Lòng những người lính ngoài mặt trận chùng xuống, cay đắng.

Không cần. Chúng tôi không cần. Ai bỏ nước, bỏ Quân đội thì mặc ai. Chúng ta vẫn còn. Vẫn còn đây những người lính Bộ Binh và Thiết Giáp đầy gian khổ nguy nan này, vẫn còn rất nhiều đơn vị trên các trận tuyến. Sư đoàn 5 ở Lai Khê của Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Sư đoàn 25 ở Củ Chi của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá, và hàng hàng lớp lớp chiến sĩ anh hùng các đại đơn vị Tổng trừ bị Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến, Biệt động Quân, Biệt cách dù. Những cánh chim đại bàng của không quân QLVNCH vẫn còn bay yểm trợ, Hải quân vẫn canh giữ sông ngòi, phần biển Tổ Quốc.

Đêm đó, pháo địch từ mọi hướng rót xuống Long Bình không ngừng nghỉ.

Khoảng 3 giờ sáng toàn thể các đơn vị được lệnh rút khỏi Long Bình kéo về bờ Nam sông Đồng Nai làm phòng tuyến.

Lúc qua thành phố Biên Hòa, thật ngạc nhiên khi nhìn thấy rất nhiều xe tăng tối tân M48 bố trí khắp nơi trong thành phố. M48 nằm đây để chờ T54 của địch vào thành phố rồi mới nổ súng hay sao? Biết còn có cơ hội nổ súng hay không? Sao Tư Lệnh Quân đoàn Trung tướng Nguyễn văn Toàn không tăng cường M48 cho chiến tuyến Trảng Bom mà giao trách nhiệm nặng nề cho những chiếc 41 có từ đệ nhị thế Chiến? TĐT nuốt nước bọt đắng khô cổ họng, nhưng nước mắt thì như muốn ứa ra đầy uất ức. Người ta quý những chiếc tăng 48 hơn những mạng người là phải! Một chiếc tăng 48 giá mấy triệu Mỹ kim viện trợ, một người lính tử trận được mười hai tháng lương thì đáng bao nhiêu.

Ngày 30 tháng Tư

Trời vừa hừng sáng, đơn vị xuống xe trước khu Nghĩa Trang Biên Hòa. Chưa kịp rải quân làm phòng tuyến thì thấy quân CS với xe tăng treo cờ MTGP dẩn đầu đoàn Molotova theo xa lộ tiến về Sài Gòn. Đoàn xe chạy ngang nhiên như vào đất của mình. Mấy chiếc tăng dẩn đầu, thỉnh thoảng còn nổ súng bắn vu vơ vào hai bên đường, còn bộ binh trên xe Molotova choàng khăn đỏ, vẫn ngồi yên như đang diễu hành. Hỏa lực từ vài chiếc M113 trên đồi Nghĩa trang bắn theo nhưng đoàn xe CS vẫn tiếp tục theo hướng đã định.

Bộ Binh 18 đã tách rời Thiết Giáp tại điểm xuống quân. Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 48 với Trung đoàn trưởng Trung Tá Trần Minh Công và toàn bộ Tiểu đoàn 3 cùng băng đồng tìm cách về Sài Gòn. Trung Đoàn phó là Trung Tá Khôi đi cùng Tiểu đoàn 1 /48 cũng trực chỉ hướng Thủ đô.

Người lính lúc này sốt ruột lắm. Phải di chuyển cho nhanh về tiếp tay với các lực lượng bạn ở Sài Gòn để giữ cho được Thủ đô yêu quý của người miền Nam.

VC từ trong bìa các làng xóm, sau các lùm tre bắn đuổi theo. Cho lệnh không cần bắn trả mà tiến càng nhanh càng tốt.

Nghe những tiếng nổ lớn, thấy những cụm khói đen bốc cao từ lòng Thủ đô Sài Gòn, bước chân người lính như muốn bốc lên khỏi những cánh đồng đất bùn đang làm chậm bước.

Anh em Địa Phương Quân trên đường cũng bỏ đồn bót, xách súng đạn chạy theo. Tất cả đều cùng chung tâm trạng: về để giữ Sài Gòn Thủ Đô.

Nhưng!!! lúc đó khoảng mười một giờ trưa, khoảng thời gian khủng khiếp, đáng nguyền rủa. Bàng hoàng, sửng sốt, tuyệt vọng bỗng ào đến giữ chặt cứng những bước chân, làm mắt hoa lên và tim như nghẹt thở khi tiếng nói của một người xa lạ vang lên từ chiếc radio nhỏ mang theo bên mình.

Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, ông là ai?. Chắc ông không phải là Nguyễn Hữu Hạnh, con cọp Ba Đầu Rằn nổi tiếng, từng khiến CS kinh sợ ở Biệt Khu 41 Phước Bình Thành? Nguyễn Hữu Hạnh này là NHH xa lạ vừa được Tổng Thống hai ngày phong chức Tham Mưu trưởng QLVNCH. Chúng tôi nghi ngờ ông không phải là một vị Tướng trong Quân Lực. Ông là một người CS nằm vùng. Ông không phải là một sĩ quan được đào tạo trong chế độ tự do dân chủ. Ông không có được cái vinh dự của một chiến sĩ trong Quân Lực VNCH chiến đấu vì Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.

Chúng tôi, những con xe đã ủi hết cuộc đời, những con tốt đã liều lĩnh qua sông, những con mã chạy không kịp thở, những con pháo tự nổ tung xác hiến dâng cho Tổ Quốc để bây giờ phải lắng nghe, tuân thủ cái lệnh buông súng đầu hàng nhục nhả. Quý vị không thấy, hoặc thấy nhưng đã quên những chiến hữu thuộc quyền đã gục ngã cho lý tưởng mà quý vị hô hào: Bảo vệ lý tưởng Tự Do của dân tộc. Những anh em bạn bè đó trong giờ phút này, đang sống lại, khóc lóc và nguyền rủa những kẻ ươn hèn phản bội.

Đầu hàng! Thật quá dể. Dể, nhưng người lính ngoài mặt trận không thể làm điều đó được. Danh Dự Tổ Quốc Trách Nhiệm vẫn còn nặng trên vai. Chao ơi, thật cao quý!

Không bao giờ, chẳng bao giờ QLVN, đơn vị nhỏ bé chúng tôi phải tan rã và đầu hàng nếu ngày giờ này không có cái lệnh của quý vị. Thực tế tại chiến trường trong bao năm tháng qua cho chúng tôi niềm tin chúng ta mạnh hơn quân CS về mọi mặt ngoại trừ mặt tuyên truyền láo khoét, xúi giục, ép buộc thuộc cấp lăn vào chổ chết phi lý cho mộng xâm lược bạo tàn. Miền Nam không bao giờ muốn chiến tranh. Chiến tranh đến từ miền Bắc nghèo đói với chiêu bài giải phóng dân tộc nhưng thực chất là làm tay sai cho đế quốc CS.

“Người anh em”. Tổng Thống Dương Văn Minh đã dùng hai tiếng anh em để mong hòa giải. Chúng ta gọi “người bên kia” là người anh em, nhưng họ có nghĩ rằng chúng ta là huynh đệ với họ không? Họ có chịu hòa giải hay cứ giẩm đạp dày xéo lên thân xác miền Nam bằng xích sắt xe tăng, đại pháo?

(còn tiếp một kỳ)
Nguyễn Phúc Sông Hương

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.