Hôm nay,  

Ưu Việt Của Giáo Dục Tại Miền Nam

25/04/201400:00:00(Xem: 3220)

Nhân kỷ niệm 30-4-1975, xin được chân thành cảm tạ những nhà giáo dục miền Nam, những thầy cô đã dìu dắt tôi trở thành một người hữu ích phục vụ gia đình và xã hội.

Được BBC phỏng vấn Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Giáo dục xưa nay là một trong những lĩnh vực chịu sự chi phối của chính trị. Thực ra nền giáo dục nào, ở đâu cũng là vậy thôi. Chính trị vẫn cứ đặt ra những mục tiêu, những đích đến và đòi hỏi mọi nền giáo dục phải phục vụ cho nó."

Ông Trần Ngọc Vương nhận xét: "Nền giáo dục của miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết một cách thực sự nghiêm túc"

Ông Vương cho biết: "Tôi cũng có quen biết những trí thức được trưởng thành trong giai đoạn đó. Một số khá đông trong lứa tuổi của tôi lẫn lớn hơn một chút từ miền Nam cũng là sản phẩm của nền giáo dục của miền Nam cũ, nhiều người trong số họ rất xuất sắc."

Mặc dù ông Vương đã nhìn nhận kết quả của nền giáo dục tại miền Nam, nhưng có thể ông chưa nhận ra chính sự độc lập giữa giáo dục và chính trị tại miền Nam là nhân tố tạo ra kết quả này.

Căn Bản Nền Giáo Dục Miền Nam

Vào năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ quan văn hóa giáo dục đã được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra một triết lý giáo dục cho miền Nam. Đại Hội đồng thuận chọn ba nguyên tắc dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản.

Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, năm 1964, một Đại Hội khác lại được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý nói trên. Kết quả Đại Hội tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc.

Đây là một bằng chứng cụ thể, mục tiêu chiến lược và những đích đến của nền giáo dục tại miền Nam là một quyết định dân chủ hòan tòan độc lập với chính trị. Có chăng chính quyền chỉ chính danh đứng ra triệu tập và tổ chức các Đại Hội về Giáo Dục.

Giáo Dục là công việc chuyên môn của những người làm giáo dục

Về mặt quản lý, chính quyền miền Nam đề ra những chính sách và quyết định việc chi tiêu nhằm thực hiện những mục tiêu cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Tuy nhiên việc giáo dục từ điều hành, đến soạn thảo chương trình và giảng dạy là công việc chuyên môn của những người làm giáo dục.

Tại miền Nam nhiều bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục được bổ nhiệm là những người xuất thân từ ngành giáo dục.

Trong Bộ Giáo dục ngoài trừ một số chức vụ có tính chất chính trị như đổng lý văn phòng, bí thư… các chức vụ khác đều do những nhà giáo dục có chuyên môn đảm trách.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa nhận xét những người làm giáo dục tại miền Nam đều am hiểu công việc chuyên môn, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới trọng đại.

Ông Liêm cho biết "những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đều phải ngưng lại trước ngưỡng cửa học đường."

Trong các cơ quan lập pháp, những người đứng đầu các ủy ban hay tiểu ban giáo dục của Thượng viện và Hạ viện đều là những nghị sĩ dân biểu xuất thân từ nhà giáo.

Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967) nêu rõ: Nền giáo dục đại học được tự trị. Bộ Giáo dục có một thứ trưởng đặc trách giáo dục đại học nhưng công việc của vị này chủ yếu là lo thực thi những chính sách về giáo dục đại học.

Về học vụ và điều hành, các cơ sở giáo dục đại học được tự trị. Các hội đồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền thảo luận và quyết định mà không phải trình báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.

Giáo dục nhân bản lấy con người làm gốc

Triết lý nhân bản mà miền Nam chọn làm căn bản cho giáo dục lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.

Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt tư tưởng chính trị, giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… con người có giá trị như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

Nói rõ hơn nền giáo dục miền Nam lấy quyền con người, quyền dân sự và lấy với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền làm nền tảng để xây dựng con người.

Chính vì dựa trên nền tảng nhân bản nên không có vấn đề lý lịch trong học đường miền Nam. Ngay cả con em của cán bộ cộng sản tập kết ra Bắc, những người miền Nam công khai theo cộng sản đều được đối xử bình đẳng như mọi học sinh sinh viên trong học đường miền Nam.

Một số trường Quốc gia nghĩa tử được lập ra để trợ giúp việc giáo dục cho học sinh có cha mẹ là quân nhân đã hi sinh bảo vệ miền Nam. Một số trừơng do tư nhân, do các tôn giáo hay do các cộng đồng sắc tộc điều hành. Nhưng tất cả các trường đều theo nguyên tắc cơ bản và chương trình giảng dạy chung.

Công Dân Giáo Dục

Dựa trên nền tảng nhân bản học sinh miền Nam từ lớp mẫu giáo đến hết bậc Trung Học đều được dạy môn Công Dân Giáo Dục. Ở bậc tiểu học học sinh được dạy về quyền và bổn phận của một công dân.

Lên Trung Học Đệ Nhất Cấp chúng tôi được học những bài học về: cá nhân và gia đình, tổ chức ở học đường, bổn phận của học sinh, đời sống xã hội và tôn giáo, quyền và bổn phận một công dân.

Bước sang Đệ Nhị Cấp nhà trường tiếp tục giáo dục về Quốc Gia (dân tộc, lãnh thổ, chánh phủ, hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp), Liên Hiệp Quốc (tổ chức, UNESCO, các tổ chức khác), Phong Tục, Kinh Tế (các lý thuyết, sản xuất, thương mại, tiền tệ, ngân hàng), Chính Trị (dân chủ, chính đảng, chính thể, độc tài, phát xít, cộng sản).

Từ bậc Trung Học chúng tôi đã được thực hành dân chủ qua việc bình bầu Ban Điều Hành lớp. Việc chọn lựa từ Trưởng lớp cho đến các Trưởng ban do quyết định của học sinh, quyết định hòan tòan độc lập với nhà trường và chính quyền.

Mặc dù giáo dục độc lập với chính trị chúng tôi được dạy và thực hành cơ bản chính trị dân chủ để khi cần sẵn sàng tham gia việc quản trị đất nước.

Độc lập vì thế không có nghĩa là "phi" chính trị mà là không bị phụ thuộc vào các đảng chính trị, đảng cầm quyền hay chính quyền.

Học đường miền Nam giáo dục học sinh trở thành những công dân với ý thức chính trị và ý thức dân chủ sẵn sàng đóng góp cho gia đình, đất nước và nhân lọai.

Ngược lại nền giáo dục tòan trị tại miền Bắc trước 30-4-1975 và tòan quốc sau này dựa trên căn bản giáo dục là một công cụ nhằm duy trì và phục vụ thể chế chính trị cộng sản. Nó chính là nguyên nhân đưa đến khủng hỏang giáo dục, khủng hỏang xã hội.

Bài viết "Giáo dục Việt Nam: cố sửa hay trở về gốc?" dẫn đến kết luận muốn vượt qua tình trạng khủng hoảng xã hội hiện nay, Việt Nam cần quay lại với triết lý giáo dục lấy dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản, và lẽ đương nhiên giáo dục cần độc lập với chính trị.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne Úc Đại Lợi

25-4-2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.