Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh An Giang

24/04/201400:00:00(Xem: 3220)

TỈNH AN GIANG

Tỉnh An Giang, diện tích 3.535 km vuông. Dân số năm 2011 là: 2.230.000 người, mật độ 806 người/km vuông. Sắc dân: Kinh, Miên, Chàm, Hoa... Gồm có: Thành phố Long Xuyên, thị xã: Châu Đốc, Tân Châu và 8 huyện: An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn. Tỉnh lỵ ở thành phố Long Xuyên. Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Tỉnh An Giang ở miền Tây Nam bộ, phía tây bắc giáp Cao Miên, tây nam giáp Kiên Giang, nam giáp Cần Thơ, đông giáp Đồng Tháp.

Lịch sử tỉnh An Giang: Theo Đại Nam nhất thống chí thì đất An Giang xưa là đất Tầm Phong Long nước Chân Lạp. Năm 1757, quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất này cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt tên là đạo Châu Đốc. Năm 1832, vua Minh Mạng cho lấy vùng đất này hợp thêm với huyện Vĩnh An của tỉnh Vĩnh Long để lập thành tỉnh An Giang. Năm1876, Thống đốc Pháp là Dupré, bỏ hệ thống Nam kỳ lục tỉnh, mà chia thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac; bao gồm 19 hạt. Tỉnh An Giang chia thành 5 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc. Năm 1899, Pháp bỏ các hạt đổi thành tỉnh. Năm 1956, thời VNCH, tỉnh An Giang gồm tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên cũ. Đến năm 1964, tỉnh An Giang tách thành 2 tỉnh: Châu Đốc và An Giang. Năm 1975, tỉnh An Giang được thành lập bao gồm 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Ngày 01-3-1999, thành lập thành phố Long Xuyên.

An Giang có núi Thất Sơn hùng vĩ, ở khu tam giác 3 huyện: Tịnh Biên, Nhà Bàng, Tri Tôn, là nhóm núi trên 7 hòn: Núi Cấm, Núi Dài, Núi Tượng, núi Cô Tô... Núi Thất Sơn có chiều dài 30 km, rộng 13 km. Núi Sam cao 284m, ở phía tây thị xã Châu Đốc, giữa cánh đồng lúa bát ngát, nơi đây có tiếng là linh thiêng, dân chúng lập cả trăm ngôi chùa, am, miếu thấp thoáng gần xa. An Giang có sông rạch nhiều, có sông Hậu ăn thông với Biển Hồ ở Cao Miên, nên cá từ Biển Hồ theo xuống, dân chúng đánh bắt cá rất dễ dàng và rất nhiều.


Kinh tế tỉnh An Giang phát triển đều đặn.

Thánh đường Hồi giáo Mu Ba Răk (chùa Chăm) ở huyện Phú Tân, do kiến trúc sư Ấn Độ là Mohamed Amin thiết kế.

Chùa Tây An trên đồi núi Sam. Chùa xây năm 1847, sư trụ trì là Phật Thầy Tây An (tên thật Đoàn Minh Huyên), ngoài việc tu hành, ông còn vào núi Sam hái thuốc về trị bệnh cho dân.

Lăng Thoại Ngọc Hầu, tên thật của ông là Nguyễn Văn Thoại, ông có công chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế.

An Giang là một trong những tỉnh sản xuất lúa nhiều nhất ở Việt Nam. An Giang có lụa Tân Châu, sản phẩm mịn màng.

An Giang ruộng rẫy bạt ngàn
Thơm tho hương lúa, xóm làng vấn vương

Cảm tác: Non nước An giang

An Giang, tây bắc giáp Cao Miên
Nam cận Cần Thơ, phố láng giềng
Đồng áng tốt tươi, đồng ruộng lúa
Phố phường đồ sộ, phố Long Xuyên
.
Kinh Vĩnh Tế, nhung nhớ Ngọc Hầu
Ruộng nương khai khẩn để nghìn sau
Con kênh êm ả, trôi lờ lững
Lăng mộ uy nghi, đứng dãi dầu
.
Tây An chùa cổ, ở trên đồi
Bể khổ, thiền sư dẫn dắt đời
Mõ vọng chứa chan, niềm tịnh giới
Chuông ngân khắc khoải, kiếp luân hồi
.
Thất Sơn rừng núi, chốn thiêng liêng
Hùng vĩ núi non, cả một miền
Sư sãi cầu an, nơi miếu mạo
Dân gian van vái, chốn chùa chiền
.
Thất Sơn đồ sộ, chốn danh lam
Sừng sững giữa trời, cảnh núi Sam
Rậm rạp núi rừng, lưu luyến núi
Lưa thưa am miếu, hiển linh am
.
An Giang non nước, rộng mênh mông
Vựa lúa miền Nam, bát ngát đồng
Phong cảnh tốt tươi, lưu luyến dạ
Đất đai màu mỡ, vấn vương lòng

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.