Hôm nay,  

Tác Phẩm ‘Lật Trang Sách Cũ’: Từ Âm Nhạc Tới Tháng Tư Đen

22/04/201400:00:00(Xem: 4932)

Đó là một cuốn sách mỏng, chỉ 140 trang, nhưng chất chứa nhiều thông tin về một thời trước và sau 1975 của Sài Gòn, viết dưới ngòi bút đầy cảm xúc của tác giả Lê Trọng Nguyễn Nga, vợ của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.

Trong sách với 16 bài viết, trong thể loại hồi ký và tường thuật, và 12 bài thơ, tác giả đã kể về những ngày trưởng thành, từ năm 1960 khi học trường tư thục Việt Nam Học Đường, nơi Hiệu Trưởng và các giaó sư là các nhà cách mạng trong Việt Nam Quốc Dân Đảng, nơi lâu lâu có một giáo sư trong trường... đi xa không về lại; rồi những ngày xuống đường theo Phật giaó tranh đấu, cho tới khi thi trúng tuyển vào Hàng Không việt Nam để hãnh diện mặc áo dài đồng phục maù xanh với huy hiệu Rồng Xanh thêu ở cổ áo... và rồi chuyện tình với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.

Đó là những ngày thơ mộng của tác giả. Độc giả sẽ được kể về chuyện nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn bỏ việc làm ở Đà Nẵng để dọn vào Sài Gòn chỉ để tỏ tình, theo đuổi và kết hôn với cô Nga, người bây giờ viết sách với bút hiệu Lê Trọng Nguyễn Nga.

Những năm đầu tiên trong hôn nhân của họ cũng sôi động theo đà chiến tranh: tiếng đại bác vọng về Sài Gòn hàng đêm, đứa con gaí đầu tiên ra đời trong mùa hè đỏ lửa 1972, đứa con gái thứ nhì ra đời trong năm 1973, khi quân Mỹ rút khỏi VN...

Ngày 29-4-1975, mấy người anh và chị cùng mẹ của tác giả di tản kịp. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và vợ con ở lại "không phaỉ vì không có phương tiện đi, nhưng vì nghĩ rằng đất nước sẽ được Trung Lập. Nhưng sự thật trắng trợn, quang cảnh sụp đổ nhanh chóng và vô lý..." (trang 13)

Những ngaỳ gian nan sau tháng 4-1975 cho tác giả chứng kiến nhiều hình ảnh bi hài. Tác giả chứng kiến các chiến sĩ VNCH cởi quân phục, bỏ súng... vài chiếc xe thiết giáp nằm trên vài con đường, với xác một số chiến sĩ VNCH nằm bên... Tác giả viết, "Tôi đang ngồi trong nhà. Đóng cửa, khóc cho số phận mình và số phận của đất nước Việt Nam." (trang 14)

Tác giả Lê Trọng Nguyễn Nga lặng lẽ nhìn các cán bộ tiếp thu Hàng Không VN "vào đến văn phòng, ngồi co hai chân lân, chúng ta gọi là ngồi chồm hổm. Nói chuyện bằng những danh từ rất tự cao tự đại, nói khoác, như là biết tất cả sự việc. Nhưng thật ra là đầu óc trống rỗng. Than ôi! tôi nghĩ trong bụng: đây là những lớp người tiêu biểu cho chế độ mới, đây là những người cầm vận mệnh của lớp tuổi thanh niên Việt Nam! Tương lai của thế hệ trẻ sẽ đi về đâu?" (trang 17)

Tác giả kể rằng hàng ngày, sau khi nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn dạy xong 3 đứa học trò học nhạc là đi xe đạp tới tìm các bạn văn nghệ: nhà văn Mai Thảo, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhà văn Hoàng Hải Thủy nơi các "quán nhậu" hẹn trước, thực ra là tìm đường vượt biên.

Tác giả cũng ghi lại những ngaỳ mới tới Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, gặp nhạc sĩ Nam Lộc và tài tử Kiều Chinh ở trụ sở USCC (nơi thiện nguyện giúp di dân), ghi danh vào đại học Los Angeles City College, kiên nhẫn học tới tốt nghiệp cử nhân và đi làm.


Tác giả cũng kể về những buổi gặp thân tình thường xuyên tại nhà của Phạm Đình Chương ở Norwalk, với Mai Thảo, Kiều Chinh, Phạm Thành, Nguyễn Đức Quang, Vũ Quang Ninh, thỉnh thoảng có mặt Đỗ Ngọc Yến, Thái Tú Hạp, Ái Cầm...

Tác giả Lê Trọng Nguyễn Nga cũng kể về cơ duyên với Phật Pháp, và rồi sinh hoạt nơi Chùa Diệu Pháp và Chùa Điều Ngự, được Thầy Viên Lý hướng dẫn nghe pháp, tu học.

blank
Bìa sách "Lật Trang Sách Cũ".

Tác giả cũng kể về những chuyến du lịch, với cơ duyên tìm gặp bạn cũ.

Trong khi đó, nhiều thông tin về cuộc đờ của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cũng được bà tiết lộ, kể cả những mối tình của nhạc sĩ trong thời còn tham dự kháng chiến chống Pháp.

Trong đó, có ca khúc Vác Ðàn Ði Ðâu (sáng tác năm 1950), đã bị thất lạc. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn kể cho vợ (tác giả sách 'Lật Trang Sách Cũ') rằng sau khi anh quyết định rời bỏ kháng chiến để về thành, vào năm 1950, trên lộ trình đi từ khu Việt Minh sang vùng Pháp tạm kiểm soát, Lê Trọng Nguyễn bị phía cán bộ Việt Minh hỏi: "Vác đàn đi đâu?"

Lúc đó, Lê Trọng Nguyễn đã có 5 năm tham dự kháng chiến (1945-1950), phụ trách âm nhạc cho toàn thể Liên khu Năm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên).

Khi bước sang vùng Pháp tâm kiểm soát, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cũng bị hỏi: "Vác đàn đi đâu?"

Vì phải lội qua dòng sông Ðà Giang để về thành, Lê Trọng Nguyễn bị phía Pháp nghi ngờ, rằng sao lại qua sông mà ôm đàn theo được.

Viên chức kiểm soát của đồn Pháp hỏi cung chất vấn:

“Anh nói láo! Anh lội qua sông sao còn cây đàn trên tay?”

LTN đáp: “Tôi lội bằng chân nơi khúc sông cạn, và lúc nước sông xuống cạn chỉ đến ngang cổ, tôi vẫn cầm cây đàn và đưa nó lên khỏi mặt nước."

Ca khúc “Vác đàn đi đâu” hiện đã thất lạc.

Một kỷ niệm khác về thời kháng chiến cũng trở thành một ca khúc buồn. Bài Quán Bên Ðường, là năm 1950. Lê Trọng Nguyễn nhân mộtc huyến đi liên lạc, đêm đến anh ghé trọ quán bên đường, gặp một cô gái trí thức vì anh thấy cô đọc toàn những sách tiếng Pháp. Cô là con ông chủ quán đi trốn nạn giặc dã chiến tranh. Một thời gian sau, có dịp anh trở về con đường cũ tìm lại thì quán đã không còn. Anh nghĩ rằng có thể cô gái chủ quán kia đã chết vì bom đạn rồi, anh bùi ngùi cảm xúc và đã sáng tác ca khúc này.

Ngắn gọn, đôc giả sẽ tìm thấy trong tác phẩm "Lật Trang Sách Cũ" rất nhiều thông tin về cuộc đời nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (và chuyện tình của ông). Tác phẩm cũng là những trang ghi nhận độc đáo và cảm xúc trong mùa Tháng Tư Đen, từ kinh nghiệmr iêng caủ một gia đình nghệ sĩ.

Tác giả Lê Trọng Nguyễn Nga từ năm 2013 làm trong Ban Điều Hành của "không Gian Tình Nghệ Sĩ," một chương trình chiếu trên Đài IBC 57.8; và là điều hợp chương trình "Tình Quê Hương trên đaì này, giới thiệu văn học, nghệ thuật, xã hội, chiếu hàng tuần ở IBC 57.8.

Sách ghi giá 12 Mỹ Kim. Liên lạc: nga_nguyen888@yahoo.com hay phone (626) 757-0541.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
Cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện nhà đất bị CS cướp giật đã kéo dài đến ngày thứ 23. Từ những ngày đầu, khi đồng bào hải ngoại được tin cuộc biểu tình
Tường thuật về những ngày cùng bà con các tỉnh phía nam biểu tình đòi lại tài sản bị cướp đoạt phi pháp tại Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội 194 Hoàng Văn Thụ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.