Hôm nay,  

Paris Có Gì Lạ Không Em, II: Cây Cầu Của Người Yêu Nhau

19/04/201400:00:00(Xem: 4195)
Paris đẹp, một phần quan trọng là nhớ có dòng sông Seine uốn khúc chảy qua 37 cây cầu. Cây cầu thứ 37 được chánh phủ Pháp khánh thánh vào tháng 7 năm 2006. Đó là cầu Simone de Beauvoir. Phải chăng vì cây cầu này quá yểu điệu như thục nữ mà mang tên nữ triết gia và nhà tranh đấu cho nữ quyền? Thật ra cầu Simone de Beauvoir chỉ là một lối đi bằng sắt bắt ngang qua sông Seine dành cho người đi bộ nhưng nó biều hiện kỹ thuật mới đầy vẻ mỹ thuật kiêu kỳ của Pháp. Cầu nối liền Thư viện Quốc gia (Paris XIII) và khu Bercy (Paris XII). Trong số 37 cây cầu trên sông Seine, còn có một cây cầu bằng gổ, củ kỷ, năm 1975, được xếp vào danh sách di sản lịch sử quốc gia, cũng dành cho người đi bộ, nối liền Bảo tàng viện Louvre và Hàn Lâm viện Quốc gia (Institut de France), ngày nay mang trên mình nó một điều mà ít người biết rõ chi tiết, đó là 700 000 ống khóa tình yêu của những người yêu nhau trên khắp cả thế giới. Số ống khóa đó nếu đem qui ra sức nặng là 55 tấn kim loại móc vào mạng lưới kẻm của hai bên thành cầu.Mỗi ổ khóa mang tên họ hai người yêu nhau hay một câu thề yêu nhau cho tới chết!

blank
Hình ảnh Paris.

Cầu Nghệ thuật (Pont des Arts)

Đầu năm 1800, do sáng kiến của Nả-phá-luân Đệ I (Napoléon I), tiếp theo bước chân kỷ thuật của Anh, một cây cầu đầu tiên bằng sắt thép của Pháp, có chín nhịp bắt qua sông Seine dành cho người đi bộ, tại vị trí của Cầu Nghệ thuật ngày nay. Hai kỷ sư Louis-Alexandre de Cessart và Jacques Vincent de Lacroix Dillon muốn làm cây Cầu Nghệ thuật giống như cây cầu treo trên đó có trồng cây kiểng, trang trí những chậu bông, đặt những chiếc băng dài cho khách bộ hành ngồi lại nghỉ chơn hoặc ngắm cảnh sông Seine.

Đến giữa thế kỷ XIX, vì Bến Conti nới rộng nên chơn cầu phía này bị rút ngắn mất hai nhịp. Và lúc bấy giờ, người đi qua cầu phải "nạp tiền mãi lộ". Ngày nay, "nạp tiền mãi lộ" vẫn còn hiện hành trên khắp xa lộ nước pháp trong lúc đó xa lộ ở Bỉ, Đức, Hòa-lan lại hoàn toàn miển phí.

Năm 1976, Sở Cầu Đường của Paris báo cáo Cầu Nghệ thuật quá yếu có thể xập do ảnh hưởng sức ép của những trận bom hồi Đê II Thế chiến. Tiếp theo, những năm sau, ghe tàu qua lại va chạm vào chân cầu làm suy sụp thêm. Đến những năm 1981-1984, cầu được tu bổ toàn diện và được Ông Jacques Chirac, lúc đó là Đốc lý Paris, khánh thành để xử dụng cho tới ngày nay, thu hút du khách, nghệ sĩ, nhiếp ảnh, họa sĩ,... vì đứng nơi đây, người ta sẽ có cái nhìn Paris tuyệt đẹp. Mùa hè, dân chúng paris, cả phe ta, thường kéo nhau tới tổ chức pic-nique và ca hát, nhảy múa.

Cuối năm 1990, Nhựt bắt chước kiểủ đem về xây một cây cầu tương tợ nối liền hai thành phố Kamogowa và Kyoto.

Cầu được sửa chửa chắc chắn nhưng ngày nay, chánh quyền Paris lo sợ sẽ khó tránh khỏi bị xập do khối lượng ống khóa tình yêu chồng chất lên ngày càng thêm nhiều không thể ngăn cảng được. Không phải dân Paris hay dân pháp mà phần lớn là dân ngoại quốc tới.

Chuyện rủi ro đã xảy ra do áp lực của ống khóa. Một đoạn lưới kẻm của thành cầu bị sụp. Nhơn viên kỷ thuật đã tháo gở mảng lưới ấy, lấy ống khóa đem cất vào kho Sở Công chánh. Hôm đầu tháng 2/2014, nhơn viên Sở Công chánh đã tháo gở một đoạn lưói kẻm củ để thay bằng một đoạn mời. Ống khóa lại đem để vào kho cất giử cẩn thận. Chỉ trong vòng vài giờ sau đó, đoạn lưới kẻm mới lại bị tràn ngập bởi những ống khóa mới đủ kiểu với đủ thứ những lời yêu nhau, " lời thề với Pont des Arts, lời hẹn với sông Seine "." Thệ hải, minh sơn " kiểu Paris với đủ thứ tiếng!

Nghi lễ "thề yêu nhau tới chết" là lấy ông khóa làm chứng, khóa vào mắt cáo của lưới kẻm, hai người ôm nhau hôn rồi cùng cầm chìa khóa ném xuống dòng sông Seine. Văn hóa thề yêu nhau này khởi đầu ở đây từ năm 2008. Tới năm 2010, trên cầu chỉ mới có 20 000 ống khóa. Hiện tượng này là nối tiếp truyền thống của Đông âu đã có trước, sau khi cộng sản sụp đỗ, người dân được quyền yêu nhau tự do, không qua sơ yếu lý lịch để xác định tương quan giai cấp và sự can thiệp của đảng cộng sản nữa.

Tới Ngày Tình yêu ( Lễ Saint Valentin ), trên cầu dặp dìu tài tử giai nhân. Hai hàng rào kẻm của thành cầu đón nhận thêm nhiều ống khóa nữa đến nổi không còn mắt cáo để móc ống khóa, mà phải móc chồng lên những ống khóa đã chiếm chổ từ trước. Chủ nhơn của ống khóa giờ đây muốn tìm lại ống khóa của mình không còn là điều đơn giản.

Vậy mà hôm tuần rồi, Cỏ May đang đi chầm chậm trên cầu để xem hai người hóa trang đứng im phăng phắc, không cử động, làm như họ là hai pho tượng thật sự vậy để giúp vui du khách và xin tiền, bổng chú ý tới một thiếu nữ khá xinh đẹp, dáng vẻ người âu châu, đang xâm xâm đi tới có mục tiêu. Cỏ May theo dõi. Cô ta tiến lại một nơi, đứng lại đưa mắt nhìn kỷ vào những ổ khóa chồng chất lên nhau. Trong vòng năm phút, cô bé đưa tay vạch ra một chổ trống nhỏ, lấy từng ổ khóa nâng lên xem. Sau cùng, cô bé giử trong tay một ổ khóa, tay kia lấy chìa khóa ra mở ổ khóa. Lấy được ổ khóa, cầm trong tay, mặt cô bé hiện ra nét như đanh lại. Bỏ ổ khóa với chìa khóa vào giỏ rồi đi khỏi cầu.


Người chung quanh nhìn thấy nhưng không mấy ai quan tâm lắm. Có lẽ tuổi trẻ ngày nay yêu nhau, thôi nhau, là chuyện bình thướng như ăn cơm bửa. Chỉ có Cỏ May thắc mắc chuyện của người ta là không biết cô bé đó sẽ xử lý cái ống khóa kia thế nào đây? Số phận cái ống khóa đó sẽ ra sao? Tốt hay xấu? Được cất giử như vật kỷ niệm hay sẽ bị ăn búa tan xác?

Một cặp thanh niên nam nữ đứng im đưa mắt nhìn xa xa như để ngắm kỷ thành phố đẹp nhứt thế giới, tình tứ nhứt và lảng mạn nhứt thế giới. Đối với hai người yêu nhau, thật sự là một khoảnh khắc vô cùng thiên liêng. Xong họ móc ổ khóa vào mắt lưới kẻm, cùng ném chìa khóa xuống dòng nước sông Seine. Hai người đến từ San Francisco. Có ghi trên ổ khóa tên hai người. Với mấy chữ "Take my hand, I will show you the whole world". Hôm sau, họ trở về San Francisco để làm lễ cưới nhau. Còn gì đẹp hơn?

blank
Hình ảnh Paris.

Lịch sử những ống khóa tình yêu

Thật ra những chiêc khóa này có nguồn gốc khá mơ hồ. Ngoài sự tích xuất phát từ các nước đông âu sau khi chế độ cộng sản tan rả, còn có một nguồn gốc khác nữa. Theo ký giả Flore Olive (trên tuần báo Le Nouvel Observateur, số tháng 02/2014), từ sau năm 1970, người ta đã thấy những ống khóa bắt đầu xuất hiện, móc vào mắt cáo của lưới kẻm trên cầu Hohenzollern của thành phố Kohl ở Đức. Những ngưòi yêu nhau tới móc ống khóa vào thành cầu rồi ném chìa khóa xuống dòng sông Rhin. Sau đó, người ta để ý cũng thấy trên cầu Ponte Vecchio ở thành phố Florence hoặc cầu Ponte dell Academia ở thành phố Venise cũng xuất hiện những ống khóa tình yêu. Tại Rome, trên cột đèn thứ ba của cầu Milvio, người ta cũng bắt gặp ống khóa trên mặt khắc tên hai người yêu nhau. Chắc chìa khóa đã liệng xuống sông Tibre. Từ năm 2007, Thị trưởng Rome ra lệnh cấm mắc ống khóa vào bất cứ nơi nào của thành phố, vi phạm sẽ bị phạt 50 €.

Nhưng ở Paris thì việc cấm hành động này lại không thể làm được. Để bảo vệ an ninh, chánh quyền Paris chỉ có thường xuyên thay những mảng lưới sắp bể vì sức nặng của ống khóa bằng khung lưới mới chắc chắn. Vì Paris xưa nay là thành phố của những người yêu nhau, thành phô lảng mạn của thế giới.

Tháng 5/2010, Sở kỹ thuật của Paris bị lưu ý vì trong một đêm bị mât hết 1500 chiếc ống khóa trên cầu. Ai lấy trộm?

Một tháng sau, sự thật được khám phá. Một sinh viên Trường Mỹ Nghệ lấy. Anh dùng những chiếc ống khóa này làm tác phẩm nghệ thuật của anh triển lãm nhơn lễ giới thiệu trường. Những ống khóa treo dài từ trần nhà xuống chấm đất rồi tỏa rộng ra. Và một nghệ sĩ tạo hình cũng thú nhận đã chôm 130 kg ống khóa và đã nấu chảy ra nước để thực hiện tác phẩm nghệ thuật.

Những ống khóa tình yêu nay đã vượt Đại dương qua tận Singapour. Tại một Trung tâm thương mãi nằm dọc theo con sông Singapura,, nhiều chủ cửa hàng kêu gọi khách hàng, những người yêu nhau, hảy mắc ống khóa vào lưới kẻm bên ngoài cửa hàng của họ. " Lock of love ".

Ở Đài-loan, nhiều ống khóa xuất hiện trên lưới sắt của cây cầu dành cho người đi bộ bắt ngang qua đường rầy xe lửa của nhà ga Fengyan. Người tàu giải thích đây là những biểu tượng khẳng định sự thành đạt hoặc ước mơ tình yêu, tiền bạc.

Ở Mạc-tư-khoa (Moscou), nhà cầm quyền lại muốn mời gọi những người yêu nhau tới mắc những ổ khóa tình yêu lên cầu để du khách thấy Moscou cũng là nới chứa chang tình yêu của tuổi trẻ nên đã cho thiết lập trên cầu Loujkov những thân cây bằng kim loại với nhiều nhánh nhô ra khêu gợi.

blank
Hình ảnh Paris.

Có bao nhiêu mối tình tan vỡ?

Những gian hàng (ki-ốt - kiosques) bán sách củ, tranh ảnh củ, dọc theo bờ sông Seine nay bán thêm ống khóa vì sách vở, tranh ảnh, băng nhạc,... bắt đầu vắng khách. Lớp người đoc sách ngày ít thêm. Người ta nghe Radio, TV nhiều hơn hoặc đọc vội tin trên internet. Không mất tiền. Mì ăn liền hay Hamburger lúc nào cũng đông khách hơn phở. Mỗi ổ khóa bán 5 EURO. Có thể mua trên internet, nhờ khắc tên hoặc thêm họa tiết theo ý riêng. Ngày nay, tình yêu cũng phải được vật thể hóa cho nó cụ thể. Vậy mà nó vẫn có thể tan vở thành những mảnh vụn!

Những ổ khóa giử chặc tình yêu còn đó. Có thể đếm được. Nhưng đã có bao nhiêu mối tình đã sụp đổ, thì không ai biết được. Có người nhìn vấn đề cụ thể hơn. Tình mất. Bình thường. Nhưng ổ khóa vẫn còn đó. Ít ra nó nhắc cho mình đã có một lần yêu!

Paris là thành phố của tình yêu. Đúng hơn Paris là chiếc tủ sắt khóa chặc tinh yêu của những người yêu nhau trên thế giới.

Mấy ông việt nam già có bồ nhí, bồ nhở, tại sao không dẩn tới Paris, mua ổ khóa, khóa chặc tình yêu bồ nhí, bồ nhở, liệng chìa khóa xuống sông Seine, để không còn lo sợ bị bỏ rơi nửa chừng?

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.