Hôm nay,  

Những Nỗi Xót Xa Quanh Ngô Vương Toại

16/04/201400:00:00(Xem: 5996)

Nhà báo Ngô Vương Tọai đã an phận con người ở tuổi 67. Tiếc thương một người thân, một đồng nghiệp hay nhớ về một nhân cách sống của người ra đi rồi cũng phải vượt qua để người ở lại sống với thời gian còn lại của mình. Nhưng nỗi xót xa hiện ra tại cuộc tiễn đưa Tọai trong hai ngày 09 và 10/04/2014 tại Fairfax Memorial Park, Virginia đã để lại trong tôi một số hình ảnh khó quên.

Đó là hình ảnh cháu Ngô Vương Đạt, con trai trưởng của Tọai và cũng là con Đỡ đầu của tôi (God son) bước lên nói về chuyện bố-con-gia đình với chiếc gậy chống bước đi khập khiễng. Nhiều người người nhìn theo Đạt với con mắt ái ngại xầm xì. Có người nói nhỏ:”Chắc là bị ngã…Mới mấy bữa trước còn thấy cậu ấy đi đứng ngon lành ở Nhà thương coi Bố cơ mà !”

Vợ chồng tôi cũng băn khoăn như mọi người nhưng nghĩ “chắc là lo cho Bố nên vấp đâu đó”. Vài ngày trước khi Tọai qua đời, cháu Đạt vẫn đi đứng khỏe mạnh và linh hoạt cùng Mẹ bàn chuyện viết bản Cáo Phó và ma chay với tôi ở Nhà thương.

Đạt có nhiều tính giống Bố: Quyết định nhanh và giải quyết vấn đề gọn nhẹ. Nói xong làm ngay và làm đến nơi đến chốn như bằng chứng những gì tôi bảo Đạt làm. “Vú-Bõ” là hai chữ Đạt và vợ chồng Ngô Vương Toại-Nghiệm Thị Lan gọi vợ chồng tôi với ý nghĩa ấm cúng và ràng buộc tin thần.

blank
Hình ảnh trong tang lễ nhà báo Ngô Vương Toại.

Ngay sau buổi tưởng niệm tôi hỏi Đạt: “Chân con bị sao vậy, ngã hả ?”, Đạt nói với nụ cười nhẹ: “Rheumatism” !

Nhìn Đạt bước đi với chiếc nạng, tôi nghĩ chắc của Bố để lại, mà áy náy. Mới chưa đến tuổi 40 đã bị đau nhức khớp xương là chuyện có bình thường không ? Nghĩ thế rồi tôi nhìn về phiá vợ Đạt,Kathryn Ngô và các Con Henry Long và Lucy Phượng. Vợ Đạt là người Mỹ mà sống như người Việt. Chính cô giáo Kathryn đã thúc Đạt rời gia đình từ Pennsylvania vế sống gần Tọai để giúp mẹ chăm sóc Bố.

Vợ chồng Tọai-Lan có 3 người con (2 trai 1 gái), nhưng chỉ có Đạt đã trao cho Tọai 2 cháu nội để vui đời ông-cháu.

Hình ảnh thứ hai đập vào mắt mọi người dự buổi tiễn đưa Toại là đứa cháu đích tôn Henry Long. Cậu bé kháu khỉnh hai dòng máu ôm di ảnh ông nội đi trước Quan tài mà chưa thấm thía được nỗi của “biệt ly”. Từ gian cung Thánh nhà thờ Giáo xứ các Thánh tử đạo Việt Nam ở Arlington đi ra cửa sau Lễ an táng, Henry bước nhanh trước Quan tài đến cả vài chục thước mà không nhìn quanh. Tôi vội giữ cháu lại và bảo Henry:”Slow down, ok !” Cháu gật đầu đứng lại nhưng vẫn không ngoái lại sau lưng cho đến khi tôi ra hiệu cho cháu bước tiếp.

Về điểm kỷ luật này thì Henry rất giống Tọai, nhưng chưa biết sau này cháu có ham mê đấu tranh và “xuống đường biểu tình” như ông nội không ?

blank
Hình ảnh trong tang lễ nhà báo Ngô Vương Toại.

Hình ảnh thứ ba tại Nhà qùan cũng rất khó quên. Đó là Nhiếp ảnh gia Joseph Hòa. Ông đã phải ngồi xe lăn từ lâu, nhưng hầu như không có đám tang văn nghệ sỹ nào ở vùng Hoa Thịnh Đốn mà vắng bóng ông.

Liên hệ bằng hữu và nỗi xót thương kẻ ở người đi gữa Joseph Hòa và Ngô Vương Tọai sâu đậm như thế nào thì sự hiện diện của ông tại Nhà qùan Fairfax Memorial tối hôm 09/04 (2014) đã nói hết rồi. Dù trong hòan cảnh nào, giữa không gian chia lìa hay những tiếng nói cười, người ta vẫn thấy một Joseph Hòa chuyên nghiệp. Ông cũng có thể nói cười với mọi người, nhưng vài chiếc máy ảnh đeo trên cổ không khi nào rời khỏi tay khi ông bắt gặp một hình ảnh cần ghi lại.

Đến hình ảnh thứ tư thì nhiều kỷ niệm đã hiện về. Mới hồi tháng 7 năm 2013, khi Ký gỉa Lê Thiệp qua đời, anh Nguyễn Minh Diễm, nguyên Trưởng ban Việt ngữ đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia) còn đi đứng ngon lành đến tiễn đưa Thiệp. Hồi ấy cũng có mặt Tọai, dù đã xuống sức rất nhiều nhưng vẫn chống gậy bảo vợ đưa đến Nhà qùan để nói lời từ biệt Thiệp bằng đôi chân không vững.

blank
Hình ảnh trong tang lễ nhà báo Ngô Vương Toại.

Đến ngày 10/4 (2014), khi tiễn đưa Tọai ra nghĩa trang thì anh Diễm đã phải ngồi trên xe lăn và yếu đi nhiều với chứng bệnh hiểm nghèo chưa biết sẽ ra sao. Nhiều người đã tưởng anh Nguyễn Minh Diễm sẽ không bao giờ có thể đến những nơi chốn buồn thảm như thế. Nhưng anh đã đến vì giữa Tọai và anh, hai người đã có những khăng khít với nhau từ hồi còn là Sinh viên Sài Gòn của thập niên 60. Hai người cũng đã có dịp làm chung với nhau tại RFA cho đến khi cả hai đều kiệt sức bởi các chứng bệnh nan y.

Tại buổi chôn cất Tọai, anh Nguyễn Minh Diễm, với trang phục cuối đông và đôi găng ta chống gió đã ngồi trên chiếc xe lăn ngay trước quan tài đăm chiêu tiễn bạn. Có bạn của anh nói:”Tưởng đâu nó không thể ra khỏi giường được nữa chứ. Thật là một phép lạ !”

Cũng tại nơi này, nhiều khuôn mặt của làng Văn, làng Báo Sài Gòn xưa đã có mặt. Những người như Họa sỹ Đinh Cường, hai Nhà báo Phan Thanh Tâm và Nguyễn Tuyển từ xa về đã đặt lên quan tài Tọai những nụ hồng tưới thắm để vĩnh biệt người bạn từng có thời “ăn tục nói phét” với nhau.

blank
Hình ảnh trong tang lễ nhà báo Ngô Vương Toại.

Bên cạnh họ cũng đã hiện ra một Nhà văn Uyên Thao gầy gò đăm chiêu nhìn vào đám đông. Có người đã tưởng tượng giữa những cơn gío chợt đến chợt đi vù vù hôm ấy ở nghĩa địa, chả biết ông Uyên Thao có đứng vững không ?

Nhưng Uyên Thao vẫn chưa ngả như nhiều người nghĩ cách nay trên chục năm sau cuộc giải phẫu dạ dầy. Hồi ấy, các anh Thi sỹ Giang Hữu Tuyên, Chủ nhiệm Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, Lê Thiệp và Ngô Vương Tọai đều đã tỏ ý lo ngại với tôi về tình trạng sức khỏe của anh Uyên Thao, cột trụ của Tủ sách Tiếng Quê Hương. Riêng Giang Hữu Tuyên còn nói:”Nếu ông Uyên Thao có mệnh hệ gì thì anh là người đứng đầu “tang lễ” đó !”

Tôi bảo Tuyên:”Chú mày chỉ tưởng tượng. Ông ấy sẽ khỏe re cho chú mày coi !”

Bây giờ thì cả 3 người Tuyên, Thiệp và Tọai đều đã từ gĩa Uyên Thao đến một thế giới không còn bận tâm đến báo chí và bài vở nữa.

blank
Hình ảnh trong tang lễ nhà báo Ngô Vương Toại.

Nhưng ông Uyên Thao thì khác. Tuy có đủ thứ bệnh tật của Tạo hóa, ông vẫn “tỉnh queo” nhìn nhiều Bạn và “đàn em” ông lần lượt ra đi. Ở vùng Hoa Thịnh Đốn có hai Nhạc sỹ Văn Phụng, Nhật Bằng và hai Nhà Thơ Mai Trung Tĩnh-Vương Đức Lệ.

Trong số ký gỉa “đàn em” thường “coi Trời bằng vung” như Giang Hữu Tuyên-Lê Thiệp, Vũ Ánh và Ngô Vương Tọai thì lần lượt cũng đã bị Thượng đế gọi đi.

Nhà văn-Nhà báo Uyên Thao vẫn ngồi đó miệt mài viết lách ở tuổi 80 với “thập phủ ngũ tạng” lúc nào cũng muốn giở chứng “kéo ông đi chỗ khác chơi”.

Biết ông từ ngày còn Đệ Nhất Cộng Hòa, tôi thầy ông là người không lạc quan mà cũng ít bi quan. Ông từng có lúc nói với đám bạn văn báo rằng:” Tao hỏi chúng mày: lo lắm có giải quyết được gì đâu. Hãy cứ sống và làm những gì mình muốn làm, khi nào không làm được nữa thì thôi chứ có gì đâu mà phải băn khoăn.”

blank
Hình ảnh trong tang lễ nhà báo Ngô Vương Toại.

Theo nhiều Bác sỹ thì người có có tâm lý như ông Uyên Thao là rất tốt, nhưng tại nơi chôn cất Ngô Vương Tọai, nhiều người đã thấy có sự thay đổi trên khôn mặt nghiêm trang như thiếu da thịt của ông.

Hình ảnh sau cùng tại buổi tối tưởng nhớ Tọai của báo chí và bằng hữu cũng đã để lại cho nhiều người một dáng dấp khó quên. Đó là ông Nguyễn Ngọc Linh, 83 tuổi, một trong hai vị “trưởng lão” của làng báo Việt Nam thời Sài Gòn còn sống sót ở hải ngọai. Người kia là Ký giả Thái Lân của Chính Luận một thời lẫy lừng Sài Gòn đang sống ở Orange County, California. Ông Thái Lân được Bác sỹ-Nghị sỹ Đặng Văn Sung bổ nhiệm thay thế Tổng thư ký Tòa sọan Từ Chung, sau khi Nhà báo Từ Chung bị đặc công Cộng sản hạ sát hồi thập niên 60.

Hai ông Linh-Lân đều xấp xỉ tuổi nhau nhưng chủ bút Thái Lân có phần “tráng kiện” hơn ông Linh. Nguyên Tổng giám đốc Đài Phát thanh Sài Gòn và Việt Nam Thông tấn xã thời Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Linh và cựu Tổng thư ký Chính Luận Thái Lân đã ngồi cùng ăn chung một bàn và nói cười như “diều gặp gió” vào dịp Lê Thiệp qua đời.

Họ đến dự bữa ăn do tôi khỏan đãi tại Nhà hàng Little Sàigòn ở gần khu Thương mại Eden nhân dịp có nhiều bạn báo từ xa về dự đám tang Lê Thiệp. Trong số những người nói cười vui như tết hôm ấy có Vũ Ánh đã qua đời ngày 14/03/2014 !

blank
Hình ảnh trong tang lễ nhà báo Ngô Vương Toại.

Ông Nguyễn Ngọc Linh từng là Ký gỉa được huấn luyện và thành công của tờ báo danh tiếng nước Mỹ, The New York Times từ thủa trước ngày cụ Ngô Đình Diệm gọi ông về giúp nước sau khi Cụ bỏ Mỹ về chấp chính năm 1956.

Từ năm 1965 ông Nguyễn Ngọc Linh là người có công đào tạo ra lớp Ký giả chuyện nghiệp viết báo và phát thanh theo tiêu chuẩn của báo chí quốc tế đầu tiên cho làng báo Việt Nam Cộng Hòa.

Nhờ vậy mà đã có những khoa dậy báo chí của các trường Đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Cửu Long và Minh Đức sau này.

Tại đám tang Lê Thiệp tháng 7/2013, mọi người thấy ông Linh còn khoẻ mạnh như ở tuổi 60. Ông bước đi chậm nhưng vẫn bông đùa với đám “học trò cũ” thời Đài phát thanh Sài Gòn và Việt Nam Thông Tấn Xã.

Tại buổi tưởng nhớ Tọai 09/04 (2014), hình ảnh ông Linh đã “thay đổi trông thấy”. Bước chân ông chậm hơn. Nói năng “có vẻ” như “hơi khó” với nhịp thở nhưng ông “vẫn còn cương” nói “Moa ok” khi tôi yêu cầu ông ngối xuống ghế.

blank
Hình ảnh trong tang lễ nhà báo Ngô Vương Toại.

Tôi nói đùa trước mọi người:”Thấy ông “niên trưởng đại lão” của tôi đi đứng có vẻ “xiêu xiêu” nên tôi đã đứng lên đi kèm ông kẻo lỡ ra…”!

Có người nào đó chen vào:”Ấy vậy mà chưa biết mèo nào cắn mèo nào đó !”

Tất nhiên là như thế vì sống, chết của con người có do mình quyết định được đâu. Ai bị Trời gọi thì người ấy ra đi thế thôi. Nhưng hình ảnh một “Tiên chỉ” hiếm hoi còn sống sót của làng báo Việt Nam Cộng Hòa, sau ngày Tổng thư ký Việt Nam Thông tấn xã và Nhà bình luận Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh từ trần ở San Jose ngày 12/08/2012, hưởng thọ 89 tuổi, cũng đã làm cho nhiều người băn khoăn.

Cá nhân tôi càng nghĩ ngợi hơn, nếu tôi so sánh hình ảnh ông đến đám tang Mẹ tôi hồi tháng 9/2012 thì qủa thật Giáo sự Nguyễn Ngọc Linh đã thay đổi theo gió sương năm tháng.

Đấy là những hình ảnh đã đập vào mắt tôi tại đám tang Ngô Vương Tọai trong hai ngày 9 và 10 tháng 04 năm 2014.

Và như Giáo sư Đặng Đình Khiết nói mở đầu buổi tưởng nhớ về Tọai rằng: “Chúng ta gặp nhau tối nay nơi đây không chỉ để cùng nói lời cuối với một người thân thương vừa từ giã chúng ta cách đây ít ngày, mà đúng hơn, là để vinh danh cuộc đời thật phong phú và tuyệt vời của người ấy, một người yêu thương/một người cộng sự/một người đồng chí hướng/nhất là môt người Bạn quý đã đến và đi với chúng ta trong cuộc đời này”, tôi chỉ mong ước rằng chúng ta sẽ không mất thêm một người đáng qúy nào nữa./-

Phạm Trần

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.