Hôm nay,  

Câu Chuyện Đồng Tính Và Tự Do

4/15/201400:00:00(View: 8171)

...nhưng lại mạnh bạo không cho ông Eich cái quyền tự do chống đồng tính...

Mới đây, truyền thông Mỹ làm rầm rộ một chuyện mà dân tỵ nạn ta đọc chỉ biết gãi đầu gãi tai thôi.

Ông Brendan Eich, Tổng Giám Đốc Điều Hành (CEO) công ty Mozilla đã phải từ chức mặc dù ông là đồng sáng lập viên. Công ty Mozilla Firefox, thường được biết đến qua tên Firefox, là một đại công ty trong hệ thống các công ty gọi là web browser, giúp thiên hạ truy cập vào internet xem tin trên mạng hay đọc email. Được thành lập cách đây khoảng 10 năm, Firefox đã trở thàh web browser lớn thứ ba trên thế giới sau Internet Explorer và Google Chrome, lớn hơn cả Safari đứng hàng thứ tư.

Ông Eich bị các nhà đầu tư góp vốn hay mua cổ phiếu của công ty cũng như chính một nhóm nhân viên của công ty làm áp lực mạnh, ép phải từ chức.

Một Tổng Giám Đốc một công ty lớn như vậy, chắc phải bị ép từ chức vì một sai lầm nào vĩ đại ghê gớm? Nhưng không, ông bị ép từ chức vì một lý do... lãng xẹt chỉ có thể thấy trong cái xứ được gọi là tự do nhất thế giới là nước Cờ Hoa này.

Lý do là ông Eich đã có hành vi chứng minh là người... hủ lậu, không theo kịp đà tiến hoá của nhân loại!

Số là cách đây khoảng 6 năm, ông Eich đã gửi một chi phiếu 1.000 đô yểm trợ cho một cuộc bỏ phiếu kiểu trưng cầu dân ý cấm hôn nhân đồng tính tại tiểu bang California. Đa số dân Cali khi đó đã ủng hộ với 52% phiếu, khiến cho hôn nhân đồng tính bị cấm tại Cali. Nhưng không bao lâu sau, Tối Cao Pháp Viện Cali tuyên bố việc này vi phạm Hiến Pháp, hủy kết quả của cuộc bầu phiếu và Cali mau mắn trở thành một thiên đàng của dân đồng tính.

Việc làm cách đây mấy năm của ông Eich chẳng ai biết, cũng chẳng ai quan tâm. Cho đến khi nay khi bị khui ra lại.

Ở đây cũng phải nói cho rõ là trong suốt cuộc đời của ông Eich, đặc biệt trong cách cư xử với nhân viên Mozilla, không ai biết ông này là người có tư tưởng chống đồng tính vì ông chưa hề kỳ thị nhân viên hay có biện pháp gì bạc đãi những người này trong công ty của ông.

Nội vụ nổ bùng ra như thể Cali vừa bị động đất. Giới cấp tiến và truyền thông phe ta làm rùm beng đòi lột chức ông Eich vì cái tội là đã dám có hành động chẳng những không cởi mở, hủ lậu, chậm tiến, không theo kịp đà văn minh tiến bộ của đại cường Cờ Hoa và nhân loại, mà còn thể hiện sự kiện trong thâm tâm, ông Eich là người mang tính hận thù -hate- hẹp hòi, không biết khoan dung, không tôn trọng tự do của người khác, không đáng để lãnh đạo một công ty lớn và đa dạng như Mozilla. Đó là những lập luận kết tội ông Eich. Chỉ vì ông đã ủng hộ 1.000 đô cho một cuộc vận động bầu cử chống hôn nhân đồng tính cách đây 6 năm.

Ở đây có hai vấn đề đáng bàn: hôn nhân đồng tính và tự do tư tưởng.

Hôn nhân đồng tính là một trào lưu mới xuất phát được vài năm nay, dù trước đây đã có nhiều tiếng nói cá nhân –chưa thành phong trào- đòi hỏi bình quyền cho người đồng tính, tức là đòi cho người đồng tính có quyền kết hôn nhau với nhau như tất cả các cặp vợ chồng nam nữ.

Vấn đề chẳng những chỉ là chuyện nguyên tắc bình đẳng giữa người và người, không phân biệt năm nữ, mà dĩ nhiên còn là vấn đề tiền bạc và quyền lợi. Những người đồng tính muốn làm hôn nhân với nhau chẳng những vì muốn mọi người chấp nhận chuyện đồng tính mà cũng vì nếu thành hôn chính thức với nhau được luật pháp thừa nhận thì cả hai người sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như các cặp vợ chồng bình thường, như quyền thừa hưởng gia tài, quyền lãnh trợ cấp, …

Đồng tính là chuyện đã có từ không biết bao giờ, có thể là ngay vài thế hệ sau ông Adam và bà Eva. Chẳng có gì mới lạ. Cái mới lạ là quan điểm của thiên hạ đã thay đổi hoàn toàn.

Trước đây, đồng tính bị coi như một cái bệnh, một cái gì bất bình thường, nếu không muốn nói là bệnh hoạn trong ý nghiã sa đọa nhất. Ngày nay, với tư tưởng phóng khoáng hơn, nhất là được sự giúp đỡ của khoa học đã chứng minh đồng tính không phải là cái bệnh hay một thói hư tật xấu, mà chỉ là kết quả của … thiên nhiên, của cái “din” (gene) trời cho, chẳng phải là chuyện sa đọa gì.

Số người chấp nhận đồng tính càng ngày càng nhiều. Có thể nói là những người không chấp nhận đồng tính, vẫn nhìn đồng tính với con mắt của nửa thế kỷ trước, vẫn còn chứ không phải không còn nữa, nhưng dù sao cũng đã trở thành một thiếu số khá nhỏ. Đại đa số thiên hạ đã coi chuyện đồng tính như chuyện... bình thường, kiểu như ông này thích các cô chân dài, ông kia thích các cô chân ngắn, ông nọ thích... đấng mày râu thôi. Không có gì khác lạ.

Xã hội ngày nay, với sự phóng khoáng ngày càng rộng, dễ dàng chấp nhận đồng tính hơn. Từ đó, số người đồng tính cũng tăng mạnh, nhất là trong giới trẻ, đầu óc chẳng những ít bảo thủ hơn, mà còn hơi có tính phiêu lưu, muốn thử cái lạ. Đưa đến tình trạng nhiều gia đình –trong đó có cả gia đình dân tỵ nạn ta- bất ngờ bật ngửa ra khi thấy con trai mình mang kép về nhà, hay con gái mang đào về giới thiệu. Sau cú sốc đầu tiên thì lần hồi cũng phải chấp nhận thôi. Dù sao cũng là con mình mà. Biết làm sao bây giờ? Chẳng lẽ từ con? Để đi đến đâu? Thay đổi được chúng không?

Sau khi chuyện đồng tính đã được thông cảm nhiều hơn và chấp nhận dễ dàng hơn, thì câu chuyện lại tiến thêm một bước nữa. Những người đồng tính đòi kết hôn, kèm theo đầy đủ quyền lợi vật chất cũng như trước luật pháp của một cặp vợ chồng nam nữ bình thường, kể cả quyền nhận con nuôi hay con cấy.

Đi đến đây thì vấn đề trở nên rắc rối, phức tạp hơn, và số người chấp nhận hôn nhân đồng tính cho đến nay vẫn còn là thiểu số. Hôn nhân mang nhiều hệ quả về tinh thần, tôn giáo, tài chánh, rồi còn liên hệ đến chuyện con cái nữa. Nhiều người sẵn sàng chấp nhận đồng tính sống với nhau, coi như chuyện riêng tư của họ, họ làm gì trong nhà là chuyện của họ. Nhưng hôn nhân là một định chế văn hóa, xã hội và pháp luật. Đụng đến hôn nhân như bứt dây động rừng, gây xáo trộn rất lớn đến nền tảng cuộc sống, nhiều người chưa sẵn sàng.

Ngay cả TT Obama khi ra tranh cử năm 2007-08, tức là cùng lúc khi ông Eich ủng hộ 1.000 đô chống hôn nhân đồng tính, đã khẳng định ông chấp nhận người đồng tính, nhưng hôn nhân vẫn là cái gì giữa một người nam và một người nữ, không thể là giữa nam và nam, giữa nữ và nữ. Ông chỉ thay đổi tư tưởng, chấp nhận hôn nhân đồng tính trong kỳ tranh cử năm 2012 khi ban tham mưu của ông tính toán phải cần sự ủng hộ của khối đồng tính mới chắc thắng.

Điều lạ lùng –hay nói cho đúng hơn, chuyện bình thường trong truyền thông dòng chính- là giới cấp tiến đòi mạng ông Eich chỉ vì 1.000 đô yểm trợ chuyện chống hôn nhân đồng tính, nhưng họ không lên tiếng đòi TT Obama từ chức khi cùng lúc đó, ông tranh cử tổng thống, hô hào không chấp nhận hôn nhân đồng tính. Giữa việc một doanh nhân vô danh, chẳng ai biết, yểm trợ 1.000 đô khi đó cũng chẳng ai biết và ứng viên tổng thống đi khắp nước tuyên bố chống, tác dụng nào nặng hơn? Cái “tội” của ông Eich đáng trừng phạt bằng cách bắt từ chức, thế thì cái “tội” của TT Obama, với hậu quả lớn hơn gấp bội, tính thế nào sao không thấy báo nào la ó gì?


Việc TT Obama thay đổi quan điểm để tranh cử cho thấy khối dân đồng tính đã trở thành một sức mạnh chính trị, có tiếng nói không nhỏ.

Trong năm qua, hôn nhân đồng tính đã lan tràn mau lẹ, được các tiểu bang chấp nhận ngày một nhiều, tuy số tiểu bang này vẫn còn là thiểu số. Những tiểu bang cấp tiến như Cali, Nữu Ước, vùng đông bắc, dĩ nhiên với tư tưởng cấp tiến phóng khoáng, đã đi tiên phong, mau mắn chấp nhận hôn nhân đồng tính. Báo chí tràn lan hình ảnh mấy ông chồng ôm hôn mấy “ông vợ”, hay mấy bà vợ ôm hôn mấy “bà chồng”, chẳng ai rõ ai là chồng ai là vợ. Kẻ viết này cũng chẳng biết trên giấy hôn thú ghi ai là chồng (husband) ai là vợ (wife).

Chỉ còn đa số các tiểu bang bảo thủ phiá nam và phiá tây, vẫn chưa hồ hởi chạy theo phong trào.

Việc khối đồng tính ép ông Eich từ chức hiển nhiên là bước tiến mới của khối này trong tiến trình “giải phóng” họ. Bước đầu là đòi hỏi chấp nhận, bước thứ hai là đòi hôn nhân. Bây giờ, bước thứ ba là triệt hạ mọi thành phần chống đối, hay có nguy cơ chống đối. Hành động của ông Eich chỉ là chuyện nhỏ xẩy ra cách đây rất lâu rồi, nhưng việc đánh một nhân vật quan trọng như vậy, mang rất nhiều ý nghiã, đặc biệt là việc giúp đưa cuộc “đấu tranh” của khối đồng tính lên trang nhất của tất cả báo chí trong cả tháng qua.

Một số nhà đầu tư, bỏ tiền mua cổ phiếu của Mozilla lo sợ công ty sẽ bị tẩy chay, mất khách và giá cổ phiếu tuột dù nên áp lực ông Eich phải từ chức. Một số lớn nhân viên cũng chống đối, trong đó có một thiểu số rất nhỏ là đồng tính, nhưng đại đa số là trí thức trẻ cấp tiến làm trong ngành computer, internet. Họ chỉ trích sự hẹp hòi về tư tưởng của ông Eich sẽ khiến công ty khó phát triển, do đó, cần phải cho ông này về vườn.

Cái điều lý thú là phần lớn các lập luận chỉ trích và đòi ông Eich từ chức luôn luôn hô hào cần phải sa thải ông Eich để chứng minh công ty Mozilla là một công ty đa dạng, tiến bộ, chấp nhận mở cửa đón tất cả mọi người, kể cả những người đồng tính. Công ty cũng cần phải tỏ ra tôn trọng “nhân quyền” của những người đồng tính, chấp nhận cho họ kết hôn với nhau như họ muốn.

Truyền thông dòng chính, kể cả báo New York Times, mạnh mẽ lên tiếng cổ võ cho việc sa thải ông Eich. Báo này viết những bài xã luận, hầu hết lập lại lập luận chống ông Eich như đã nêu trên.

Cái mâu thuẫn đến độ vô lý là họ hô hào tôn trọng chẳng những tự do luyến ái, mà cả tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, nhưng lại đòi trừng phạt ông Eich vì ông có tư tưởng khác họ, vì ông làm điều trái ý họ. Họ kêu gọi tôn trọng quyền tự do của những người đồng tính, nhưng lại mạnh bạo không cho ông Eich cái quyền tự do chống đồng tính. Họ nói công ty Mozilla cần phải đa dạng chấp nhận hết mọi ý kiến, tư tưởng, mở cửa đón nhận hết mọi người, nhưng lại không chấp nhận ông Eich vì ông có cách nghĩ khác với họ.

Thế thì những người đòi sa thải ông Eich đang nói đến quyền tự do của ai? Của những người chấp nhận hay ủng hộ đồng tính thôi, còn những người khác thì không có cái quyền gì hết sao?

Kẻ viết này coi vấn đề đồng tính hay không là chuyện cá nhân, chuyện ủng hộ hay chống cũng là chuyện cá nhân. Trong cái xứ tự do tuyệt đối này, ai muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, muốn sống ra sao thì sống, đó là quyền của mỗi người.

Nhưng khi một đại doanh gia rất giỏi trong công việc của ông ta, bị ép từ chức vì đã có một hành động cá nhân đi ngược lại ý kiến của đa số người khác, không có liên quan gì đến công việc công ty, thì quả là chúng ta cần phải định nghiã lại cái danh từ “tự do” rồi.

Ai cũng biết nước Mỹ là nước tự do dân chủ nhất thế giới. Và ai cũng hiểu muốn bảo vệ cái tự do gần như tuyệt đối đó phải cần có quy luật, có tôn ti trật tự nào đó, thành văn bản luật lệ thì càng tốt, nhưng không thành văn cũng cần phải được tôn trọng. Nhưng khi cái quy luật thành văn hay không thành văn khắt khe quá mức thì hiển nhiên cuộc sống bị đe dọa.

Tự do tại nước Mỹ bị quá nhiều quy luật gò bó đã là một vấn đề lớn. Bây giờ lại có thêm cái loại quy luật gọi là “phải đạo chính trị” –political correctness- thì quả là chúng ta đã đi đến tình trạng… ngộp thở rồi. Ông Eich bị ép từ chức nói huỵch tẹt ra là vì cái tội đã làm một việc không phải đạo chính trị. Đã chống hôn nhân đồng tính trong khi hôn nhân đồng tính đang là cao trào thời thượng trong cái xứ dư thừa rửng mỡ Cờ Hoa này. Như các cụ ta vẫn nói, “phú quý sinh lễ nghiã” vớ vẩn.

Cái điều oái ăm là những cái quy luật “phải đạo chính trị” cực kỳ khắt khe đó lại chính là môn võ sở trường của khối cấp tiến, là khối người ồn ào nhất trong việc đòi hỏi tự do cá nhân. Cái mâu thuẫn ta thấy trong câu chuyện ông Eich thật là rõ ràng cho tất cả mọi người, ngoại trừ cho giới cấp tiến. Họ là những người lớn tiếng đòi tự do nhất, đặc biệt là tự do tư tưởng và tự do ngôn luận, nhưng cũng là những người đầu tiên đòi thanh toán nợ nần khi gặp trường hợp trái ý với họ.

Tại nước Mỹ này, ta đã thấy không biết bao nhiêu trường hợp các chính khách, hay nhà báo, hay bình luận gia trên truyền hình đã bị ép phải xin lỗi lên xin lỗi xuống mỗi khi lỡ miệng xuất khẩu ra một hai câu không phải đạo chính trị, nhất là đụng đến vấn đề da màu hay chuyện tự do phá thai của các bà các cô. Bây giờ đến vấn đề đồng tính.

Một cái oái ăm nữa là trong khi những tư tưởng cấp tiến trở thành vùng cấm địa không được lớ rớ tới, thì những cái gì có vẻ bảo thủ, cổ điển một chút lại trở thành những “con sâu làm rầu nồi canh”, cần phải gắp ra vứt bỏ, hay vùng bắn tự do mà Mỹ gọi là free-fire zone.

Chẳng hạn nhà bình luận O’Reilly của đài Fox có nêu ra một ví dụ. Trong một trường trung học nọ, ban giám đốc đã bị áp lực phải hạ hình của Chúa Giê-Su đang treo trong hành lang, bên cạnh hình của một số vĩ nhân của nhân loại. Đây chẳng phải là vấn đề tôn trọng tự do tín ngưỡng gì, mà chỉ là chuyện xếp loại Chuá Giê-Su vào hàng vĩ nhân cũng không chấp nhận được, mặc dù trên thế giới đã có cả tỷ tỷ người tin theo lời rao giảng của ông từ hai ngàn năm nay. (Ở đây phải nói ngay để tránh hiểu lầm: kẻ viết này là “Phật tử”, một năm đi chùa một lần vào dịp Tết Nguyên Đán nếu không quá bận)

Hay lấy trường hợp bà Sarah Palin, cựu ứng viên phó tổng thống của ông McCain. Chỉ vì bà bảo thủ nên truyền thông dòng chính tự cho mình cái quyền đánh bà đủ cách không có giới hạn gì. Kể cả việc loan tin con gái bị bệnh của bà chính là con hoang của con gái bà, tức là cháu ngoại “hoang” của bà, chẳng cần bằng chứng gì, trong khi vấn đề cũng chẳng liên quan gì đến cái khả năng làm phó tổng thống của bà. Khi biết được là tin vịt, cũng chẳng có một lời đính chính hay xin lỗi.

Thế mới nói trên cõi đời này, chuyện gì cũng tương đối. Kể cả tự do ở Mỹ cũng vậy, tự do nhiều ít tùy mình đứng bên lề phải hay bên lề trái thôi. (13-04-14)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sáu nước thuộc khối ASEAN họp riêng tìm biện pháp đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. ✱ SCMP: Phó TT Philippines mô tả sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển Philippines là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất" kể từ thế chiến thứ hai ✱ RFI: Ấn Độ cung cấp tên lửa cho Philippines để tăng cường khả năng phòng thủ, còn giúp New Delhi thực hiện một công đôi việc ✱ VOA: lực lượng dân quân biển của Việt Nam ở Biển Đông ... tổng số 3.000 người hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa, 10.000 người khác vận hành các tàu đánh cá có vũ trang ngoài khơi miền Nam Việt Nam ✱ RFA: BT Ngoại Giao Phi: Bắc Kinh hiện “không nhắc đến 'đường 9 đoạn” mà họ gọi là “Tứ Sa”, yêu sách này "thậm chí nguy hiểm hơn" yêu sách cũ ✱ Reuters: Bộ trưởng An ninh Indonesia tuyên bố công khai rằng Indonesia sẽ "không bao giờ đầu hàng Trung quốc dù một tấc nào" tại Biển Đông.
"... Liệu có ai còn khờ khạo tin rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử, to lớn hơn nữa, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, hay đảng này đang tàn lụi dần vì đã quá già và chậm tiến?" -- Tác giả Phạm Trần tiếp tục nêu lên những thất bại của Đảng CSVN, đi ngược lại nguyện vọng của người dân, xa rời hiện thực trong việc cai trị, để tin tưởng rằng tương lai của đảng này không còn bao lâu nữa. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ Sau 45 năm tồn tại, ASEAN lần đầu tiên không ra được thông cáo chung vì Campuchia.✱ Tuyên bố của Philippines cho biết sự chia rẽ làm giảm sút mục tiêu của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp như một khối ✱ "Không còn Campuchia": Tiền Trung Quốc đang thay đổi Sihanoukville ✱ Campuchia phá hủy cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân Ream ✱ Mỹ kêu gọi Campuchia giải thích kế hoạch xây dựng căn cứ Hải quân Ream.
"Xa rời hiện thực cuộc sống, Nhân Dân tết Nhâm Dần 2022 là tờ báo nhạt nhẽo và rất vô chính trị. Càng vô chính trị nghiêm trọng khi báo Nhân Dân đưa lên trang báo tết Nhâm Dần 2022 như ghi nhận, như biểu dương một can phạm hàng đầu trong vụ gian dối cấp quốc gia lưu hành 'kit' giả Việt Á, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. -- Đó là nhận định của tác giả Phạm Đình Trọng -- nhà báo và cũng là nhà phản biện tiếng tăm trong nước -- về những cái loa của Đảng và nhà nước CSVN: VTV, Nhân Dân Nhật Báo... Việt Báo trân trọng mời đọc.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần, truyền thông Việt ngữ và cộng đồng mạng đã chia sẻ lời chúc Tết năm mới của Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Marc E. Knapper. Đã từng sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như là tân đại sứ đến Việt Nam chỉ vài ngày trước Tết, Đại Sứ Knapper chúc Tết người dân Việt Nam là một nghi thức ngoại giao thông thường. Điều quan trọng hơn là cần tìm hiểu thêm về người thay mặt chính phủ Hoa Kỳ và đứng đầu cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam là ai, quan điểm như thế nào để từ đó có thể ít nhiều hiểu thêm về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thời gian tới ra sao.
Chưa bao giờ Tết nhất ở Việt Nam lại có nhiều tham nhũng cùng vui Tết với người dân như măm Nhân Dần 2022 khiến Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phải than: “Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó?”
✱ AsiaWE Center: “6 nước họp vào tháng 2.2022 để thảo luận về tranh chấp ... Trung quốc là kẻ gây ra xáo trộn ở Biển Đông" ✱ Dept of State: “...nghiên cứu này là cơ sở rất quan trọng để từ đó bạn bè và đồng minh bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông” ✱ Hãng tin Anh Reuters: Việc Trung Quốc tiếp quản vùng đất rộng 20 cây số vuông khiến nhiều người Lào đã lo lắng bị đuổi khỏi nơi cư ngụ. ✱ Báo Pháp Courrier International: chúng tôi đã có rất nhiều bạn bè (TQ) ở đó. Chúng tôi có thể kiếm tiền ở đó và giúp làm cho Lào giống Trung Quốc hơn. ✱ Radio Pháp RFI: Đã có hiện tượng Lào bị « mất » chủ quyền tại một số « nhượng địa » cho Trung Quốc khai thác.
"Không ai muốn thấy chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng hoạt động của lực lượng dân quân biển đôi bên đang nhen nhúm ngòi thuốc nổ ở Biển Đông". Qua các nguồn thông tin từ nhiều phía khác nhau, tác giả Phạm Trần đưa ra nhận dịnh về một cuộc chiến có thể bùng nổ tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Báo trân trọng giới thiệu. Chuyện này có vẻ khó tin vì lãnh đạo hai nước vẫn tiếp tục cam kết bảo vệ mối giao hảo truyền thống giữa hai dân tộc được phía Việt Nam đề cao “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, sau 72 năm hai nước bang giao (18/01/1950 – 18/01/2022).
Với tình hình tại biên giới hai quốc gia Nga-Ukraine mỗi ngày mỗi khẩn trương, câu hỏi hiển nhiên nảy ra trong suy nghĩ mọi người là liệu thế chiến III sẽ xảy ra? Tác giả Đào Văn Bình đưa ra nhận định và bình luận trong bài viết súc tích sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✻ Ủy hội MRC: Sinh kế của hàng triệu con người phụ thuộc vào sông Mê Kông. ✻ Stimson.Org (Mỹ): Giám sát các đập của Trung Quốc trên sông Mê Kông. ✻ Global Times, TQ: Các đập của Trung Quốc không phải là nguyên nhân gây ra mực nước sông Mekong xuống thấp. ✻ Hãng tin Qatar, Al Jazeera: Phóng viên đến hiện trường khảo sát đã chứng minh ngược lại với lý lẽ nêu trên của Trung Quốc. ✻ Al Jazeera: Thế hệ của tôi, biết bơi trước khi biết đi... trước đây đã kiếm ăn từ những con sông này, nhưng giờ sông chết, lúa teo tóp. ✻ Ủy Hội Mekong kêu gọi hợp tác quản lý nước tốt hơn khi hạn hán vẫn tiếp diễn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.