Hôm nay,  

Đi Tù Cộng Sản

12/04/201400:00:00(Xem: 4905)
Nguyễn Ninh Thuận
(Trích Tập Truyện Dài "ĐỜI" của Nguyễn Ninh Thuận" - chưa ấn hành, Đoạn 1)

Ngày đau buồn của dân quân cán chính miền Nam ập đến. Một số ít được Mỹ đã rước đi, nhưng đại đa số những người còn lại, có kẻ anh dũng tự sát chết theo vận nước suy tàn. Người đảm lược, rủ nhau vào rừng sâu chiến đấu chống lại kẻ thù chung của dân tộc. Kẻ cùng đường tiến thối lưỡng nan, uất hận, đành gạt nước mắt, buông súng đầu hàng lũ giặc gian manh, rồi tiếp nối bị lùa vào các trại tù khổng lồ được trá danh trường " Học tập cải tạo " Hai chồng Đẹp, dù là Thiếu úy nên bị ghép vào thành phần " ngụy quân, ngụy quyền " nên phải ngoan ngoãn thi hành chính sách Cộng Sản đề ra. Thế là cơm đùm gạo bới theo lời chính quyền mới để đi mười ngày "cải tạo"!

Cả một cuốn phim Hai đi "học tập cải tạo" hiện ra trước mắt Đẹp...

…Hơn ba tháng nay, Đẹp ăn ngủ không yên, người phờ phạc đi. Nỗi lo lắng bồn chồn cứ tăng thêm mãi. Mấy chị em bạn cùng cảnh ngộ, có chồng đang " cải tạo " thường liên lạc trao đổi tin tức cho nhau. Tin xấu liên tiếp truyền ra không mấy thuận lợi cho các đấng phu quân. Đẹp thở dài và tự trách mình:

- Sao mình không xếp nhiều áo quần cho Hai, mà chỉ có vài bộ. Rồi thì không chuẩn bị cả đồ ăn khô cho chàng. Đồ dùng cá nhân thì thô sơ, không đầy đủ, tiền bạc cũng chỉ vài trăm. Ôi tất cả đều quá ít ỏi, lấy gì đề chàng tiêu xài đây?!

- Anh chỉ tập trung một tuần lễ, đâu cần tiền thế! Để ở nhà mà lo cho con cái. Em yên trí, khi anh về, sẽ ra chợ phụ giúp em mua bán làm ăn thêm...Hai âu yếm nói cùng vợ.

Cũng như bao người khác. Đã nhiều tuần lễ trôi qua mà Hai vẫn biền biệt chưa thấy tăm hơi. Không biết Hai bây giờ ra sao? Có bệnh tật gì không? Nghĩ đến đó, Đẹp thốt lên…

- Thôi chết rồi, Hai đau bao tử, lại đau đầu kinh niên, phải uống thuốc thường xuyên. Mình chỉ xếp vào hành lý mỗi thứ một lọ. Bây giờ thiếu thuốc, chàng sẽ ra sao? Ra sao và ra sao? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong đầu óc Đẹp, như một bài toán không tìm ra đáp số, lạc vào khu rừng âm u đầy gai góc không tìm được lối ra....

Với mấy đứa con còn thơ dại và chân yếu tay mềm, Đẹp phải bươn chải làm thêm. Còn một ít tiền dành dụm, Đẹp mua máy may cũ, để may vá mong tăng thêm thu nhập. Nhưng với thời thế này, ăn còn không có để ăn, phải ăn độn khoai, sắn, bobo, lấy đâu ra tiền bạc mua vải vóc mà may mặc. Áo quần tốt xấu lần lượt còn ra hết chợ trời. Đồ gì đạc quý trong nhà, cũng đội nón ra đi không một chút lưu luyến tiếc thương. Bàn ghế tủ giường, thì dẹp quách đi cho đỡ vướng bận. Trãi chiếu nằm đất cùng kham khổ với "cụ Hồ", để góp sức xây dựng đất nước tiến nhanh, tiến mạnh lên Xã Hội Chủ Nghĩa!

Một ý nghĩ chợt lóe ra trong đầu Đẹp là phải bươn chải ra ngoài mua bán thêm... "Phi thương bất phú" mà! Nhưng phải bắt đầu ra sao đây? Vốn lâu nay không có kinh nghiệm với thương trường, phải học hỏi ! Nhưng học hỏi ai đây? Ai là người chịu dìu dắt Đẹp? Thế gian có câu: " Thà cho vàng, không ai dẫn đàng đi buôn ! " Làm Đẹp cảm thấy lo lắng quá. Một ý nghĩ mạnh dạn đến với Đẹp: "Không vào hang Hùm, sao bắt được Hùm con !"

Thế là Đẹp quyết định, hôm sau bắt đầu ra chợ trời Quận tập tễnh mua bán. Mới đầu không có vốn liếng, Đẹp lựa những áo quần, đồ đạt trong nhà ra làm vốn ban đầu. Vạn sự khởi đầu nan. Mua bán cũng lắm gian nan, chụp giựt, tranh giành... Không đơn giản như nàng thường nghĩ đơn sơ trong đầu óc...!

Việc mua bán biết bao là lọc lừa, gian xảo rập rình trước mắt. Miệng bằng tay, tay bằng miệng. Với bản tính hiền lành, thật thà, nhút nhát, mới đầu, Đẹp chịu biết bao là thua thiệt, cũng khóc lóc, cũng uất ức vì bị chèn ép này nọ đủ thứ!... Nhưng rồi, nghề dạy nghề, ngày qua ngày Đẹp cũng quen đi. Bây giờ Đẹp không sợ ai, chỉ sợ lẽ phải. Mình không gian manh, lọc lừa, dối trá được! Có thể đó cũng là một lợi điểm, mà phần đông không ai nghĩ đến. Với cô bán hàng thật thà, dịu dàng, cũng thu hút biết bao khách vào ra mua bán khá hơn người khác. Đó cũng là niềm an ủi cho Đẹp, nhưng đây chỉ là mua bán kiểu cò con, nên tiền kiếm được cũng vẫn eo hẹp. Cũng may cho Đẹp, thỉnh thoảng có những mối hời do các người chuẩn bị đi định cư nước ngoài do gia bảo lảnh và họ đã đem những áo quần còn tốt bán tháo bán đổ để chuẩn bị ra đi cho nhẹ gánh. Ngoài ra họ thấy cô bán hàng nhỏ nhẹ dễ thương nên có cảm tình và cho địa chỉ Đẹp đến nhà bán trọn gói những vật gia dụng ở nhà như bàn ghế tủ giường, nồi niêu soon chảo…Biết được hoàn cảnh thảm thương của Đẹp, họ còn giới thiệu bà con, bạn hữu sắp đi xa đến viếng gian hàng của Đẹp để mua bán. Cũng từ đó mức thu nhập buôn bán của Đẹp khá và cuộc sống dễ thở hơn…

Đẹp được tin, có " trại học tập " ở Long Giao, nàng rủ vài người bạn lên Long Giao xem hư thực ra sao? Đẹp cùng các bạn ăn mặc giả dạng giống như người đi buôn bán -kẻ bưng, người xách trái cây, bánh ú, kẹo v.v. chạy song song theo từng đội, từng toán các anh "học viên cải tạo" mời mua. Nhưng thực tế, nhóm của Đẹp chỉ tặng, chỉ biếu cho các anh ăn đỡ đói lúc nào hay lúc đó mà thôi, hoàn toàn không lấy tiền. Các anh đi ra lao động, gặp nhóm bán hàng nầy mừng lắm, nhưng chỉ biểu lộ ra ánh mắt, không ai nói một lời.

Nhìn họ tiều tụy, áo quần tả tơi, mặt mày hốc hác. Đẹp không sao cầm được nước mắt. Đẹp theo bạn lên Long Giao mấy lần, nhưng chưa lần nào may mắn được gặp chồng. Nếu không gặp các anh đi ra ngoài lao động, thì đứng ngoài hàng rào -bên xóm nhà dân, nhìn vào mấy dãy nhà xa xa, chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng các anh -không rõ ràng. Đi không lại trở về không. Nỗi buồn chồng chất nhiều thêm. Gặp một số anh em ra lao động, Đẹp hình dung ra Hai cũng như thế kia? Với hình hài gầy yếu, áo quần bạc thếch, tóc râu xồm xoàm, đâu còn nét mạnh khỏe, hiên ngang ngày nào? Đẹp không làm sao gởi được thuốc, đồ ăn vào trại cho chồng. Nàng chán nản không đi Long Giao nữa, ở nhà chờ tin. Ngưu Lang Chức Nữ, mỗi năm còn được gặp nhau một lần, còn Đẹp thì biết đến bao giờ mới được gặp mặt chồng đây!?


Vài tháng sau, có chính sách của nhà nước cho gởi quà nuôi tù nhân bằng bưu điện. Phân vân mãi, Đẹp không biết gởi món nào, để lại món nào vì món nào Đẹp thấy cũng cần thiết cho Hai cả. Đẹp suy nghĩ " mình ở nhà tuy thiếu thốn, nhưng quây qua ra vườn hái nắm rau, cắt miếng bầu, miếng bí cũng nuốt trôi bữa ăn...trong tù Hai thiếu thốn đủ thứ... mình nên nhịn ăn nhịn mặc, tâp trung mua thức ăn gởi cho Hai...." Nhưng trên thực tế chỉ được phép gởi có 3 ký lô.

Một thời gian sau nghe tin tất cả đã chuyển trại. Đẹp phân vân lo "không biết bây giờ Hai đang ở trại nào đây? Bắc hay Nam?" Thắc mắc cứ lảng vảng trong đầu óc Đẹp. Ngày đêm, nàng mong tin chồng, để gởi quà hay được đi thăm nuôi. Thời gian trôi thật chậm càng làm buồn thêm. Ngày vui nhanh như tên bay, mà ngày buồn lại chậm chạp hơn rùa bò?!

Vật lộn với cuộc sống hàng ngày quá mệt nhọc. Việc mua bán ngày một khó khăn, kẻ bán ngày càng tăng thêm, người mua thì ngược lại. Là một người năng nổ, Đẹp không bó tay trước sự việc, nàng chuyển đổi đủ nghề, buôn đi bán lại... Phần lo kế sanh nhai, phần lo nuôi dạy con thơ, đêm về, lại trằn trọc không ngủ được vì thương nhớ Hai....

Thời gian cứ thế trôi qua chậm chạp. Với bao lo buồn, cực nhọc đè lên vai, Đẹp âm thầm chịu đựng trong cực khổ bữa đói bữa no...

Sáu tháng sau, một buổi sáng đẹp trời, Đẹp đang mua bán ngoài chợ, Chị Huyền có chồng cùng cảnh ngộ đi " học tập cải tạo ", chị ù chạy ra chợ kiếm Đẹp với nét mặt vui tươi hớn hở, chị vừa thở hỗn hển, vừa vồn vã nói:

-Đẹp ơi! Có tin mừng cho bồ nè! Có giấy phường khóm gởi đến nhà Đẹp, Huyền nhận hộ. Đẹp phải có mặt ở " Sóng Thần " đúng 2 giờ chiều nay để đón anh Hai về.

Đẹp mừng đến rơi nước mắt và run cả người." Có phải mình đang nằm mơ hay không? chồng mình được về đoàn tụ với gia đình sao! "

Đẹp vừa mừng, vừa lo. Mừng, vì được chồng về sớm, nhưng lại lo cho sức khỏe của Hai " Chẳng biết có phải vì Hai bị bệnh nặng nên mới được trại thả ra sớm như vậy không?!"

Mừng quá, Đẹp thu xếp việc mua bán đồ cũ, chuẩn bị về nhà và đón xe tới trại Sóng Thần để đón Hai về. Đẹp vội vã về nhà, nàng lật đật soạn giấy tờ tùy thân, tờ hộ khẩu. Quá xúc động, Đẹp lính quýnh, thay cái áo cũng không xong. Chị bạn phải phụ giúp mới được.

Đẹp bồn chồn lo lắng, suy nghĩ miên man. Xe chở mẹ con Đẹp đến trại Sóng Thần hồi nào không biết. Để giết thì giờ chờ đợi, Đẹp dẫn con đi xem triển lãm những vật dụng do chính tay các anh " học viên cải tạo " làm ra.

Đẹp tấm tắc khen ngợi các anh ' cải tạo ' “Các anh giỏi quá! Không có tay nghề, không có dụng cụ, nhưng với khối óc thông minh, bàn tay khéo léo, từ mảnh sắt vụn, những mảnh máy bay còn sót lại trong đống rác, họ đã tạo ra những vật dụng để dùng. Từ ván ép và với những sợi dây điện thoại mà các anh đã làm thành những cây đàn " guita ", chiếc lượt, cây trâm cài tóc khắc hình rồng bay phượng múa, hoa lá cành đủ hết! Họ tạo ra những cái chén, cái tô, cái hộp sáng choang, nằm chen chân với chiếc tàu bay, chiếc ghe, chiếc tàu được chạm trổ rất công phu. Chắc các anh đã để hết tâm trí vào đó, hầu giết chết thời gian dư thừa của những tháng ngày trong nhà tù. Họ đã gởi gắm tâm tư tình cảm của một người bại trận, phải buông súng " nhục nhã qui hàng ", không làm tròn bổn phận đối với quê hương, với dân tộc! "

Đẹp cảm thấy lòng mình xót xa thương những người tù " cải tạo "! Thủ tục làm lễ tha những người tù cải tạo xong xuôi, Đẹp hồi hộp chờ đón Hai nơi nhà chờ đợi, nàng tự nhủ thầm...

- Kìa! Ai như chồng mình đang chống gậy lụm cụm bước đi không vững? Trước kia, vốn tóc Hai đã muối tiêu nay càng ngã màu thêm... Mới chỉ có sáu tháng thôi mà Hai lại tiều tùy đến thế sao?

Thật vậy, Hai với thân hình ốm yếu, xanh xao, bạc nhược, đôi mắt lờ đờ không còn thần sắc, trông như ông lão tám mươi không bằng? Sau giây phút ngỡ ngàng, Đẹp định tâm nhìn kỹ thì quả thật, ông lão kia chính là Hai của Đẹp rồi! Đẹp nhào tới ôm chầm lấy người chồng thân tàn ma dại, mà nước mắt chảy dài trên má trước sự ngơ ngác của các con...

Hai được tha về trong đợt sớm nhất, Đẹp cứ thắc mắc hỏi hoài, nên được Hai cho biết:

-Trong lý lịch, Hai khai có mấy người anh bà con chú bác, năm 1954 tập kết ra Bắc, có người nay mang cấp bậc Thiếu tá, Trung tá. Nhưng thật ra họ nào có dám đứng ra làm giấy tờ bảo lãnh gì cho Hai đâu, vì họ sợ liên hệ, sợ trách nhiệm, sợ mất chức. Đủ thứ lý do để họ né tránh, không đoái hoài tới mình. Họ chỉ tìm đến nhà khoe cấp bậc, chức vụ để lòe bà con làng xóm thế thôi! Họ là những trái tim đã được "Đảng” rèn luyện chai đá, lạnh lùng như băng tuyết rồi! Đối với những con người nầy, họ hàng, làng xóm đừng mong nhờ cậy bất cứ một việc gì cả, đừng nói chi đến việc dính dấp tới "ngụy quân, ngụy quyền của chế độ cũ."...

Đẹp thoáng nhanh nghĩ "Ngoài việc họ chỉ biết chìa tay thu lấy, vơ vét của mọi người bằng đủ mọi mánh khóe, lọc lừa gian xảo, nhằm thu lợi cho mình chứ chẳng hề nghĩ gì về nhân nghĩa, tư cách, đạo đức làm người..."

Hai kết luận " có thể vì trong suốt mấy tháng ở trại tập trung, anh đau liên tục, bệnh này chưa hết lại phát sinh thêm bệnh khác. Mà bệnh nào cũng chẳng có thuốc men để trị ngoài "Thần dược Xuyên Tâm Liên" của chúng. Bệnh này nối tiếp bệnh kia, hành hạ thể xác Hai đến thật tiều tụy. Bọn cai tù sợ những người đau ốm như Hai chết trong "trường cải tạo", chúng sẽ bị dư luận lên án ngược đãi với "học viên cải tạo" nên mới thả Hai về với gia đình sớm như vậy thôi!"

Ở trong trại "cải tạo " quá khốn khổ, Hai mơ ước được về với gia đình. Nhưng khi được về nhà lại càng khốn khổ hơn vì bị công an Phường, Khóm theo dõi từng ngày, từng giờ!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.