Hôm nay,  

Ngập Ngừng... Những Lá Thư Xưa

11/04/201400:00:00(Xem: 6390)

Trong những mùa hè của năm tháng đời người, mùa hè của thời trung học có lẽ đẹp nhất. Đẹp nhất vì ở cái tuổi biết buồn ấy đã ủ mầm những thương yêu đầu đời và sẳn sàng bật tung những chồi non khát khao mảnh liệt đầy sức sống thanh xuân. Dẫu ai đó đã bước lên đại học để đi vào những bậc thang kiến thức sâu rộng và hửu ích cho đời sống, thì lứa tuổi sinh viên đó đã hằn nét ưu tư áo cơm, chớ không hồn nhiên trong sáng đầy vô tư như tuổi trung học...

Mùa hè những năm trung học càng đẹp hơn khi nắng vàng chói chang, phượng nở huy hoàng, sen ngát mùa chơi và những chia ly đầy kỷ niệm. Hẹn ước trên trang lưu bút nắn nót, luyến lưu trên tà áo dài trắng, lồng lộng ngọn gió thôi đùa trong tóc mai và trống trãi những buổi tan trường ngất ngây hồn niên thiếu. Ba tháng hè xa cách dài thăm thẳm cho những nuối tiếc học trò. Từ đó thôi vang tiếng trống trường, là xa ánh mắt thẹn thùng má đỏ, là vắng bóng ai nhảy dây đá cầu… Tạm biệt bà cai bán gánh cốc, ổi, bò bía, ô mai... Tạm biệt chú bán cà rem, kẹo kéo và tiếng chuông leng keng trước cổng trường. Ai đó hẳn đã có một mối tình đầu đời ngất ngây, nơi tình nhân được gặp nhau trên khuôn viên sân trường và lớp học. Nơi nhen nhúm những dòng thơ ngu ngơ đầu mùa như giọt sương non đêm trăn trở học thi. Những câu thơ như mật ong làm ngọt lòng nhau, như mắc cỡ dịu dàng giấu trong kẹp sách…Ở đó tràn đầy tình bạn vô ưu, chút tình yêu chớm nở và lắm tình sầu đơn phương.

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.(Phượng Hồng - Đỗ Trung Quân)

Những mối tình đầu thật đẹp được chứng nhân bằng những bức thư vụng về trao nhau. Những lá thư thay cho nỗi lòng e thẹn để nói lên một khối tình. Những con chữ lắm khi sáo ngữ nhưng mang đến lòng đôi lứa yêu nhau những rung động đến cuồng quay tháng ngày hè xa cách. Và cánh thư đó luôn sealed with a kiss trước khi được gửi đi. Phải không em? Những lá thư tình đó hẳn phải được đọc đi đọc lại, lắm lần nắn nót, âu yếm bỏ vào phong bì nho nhỏ, nhẹ thấm chút đầu lưởi cho ướt bì thư, gấp lại. Như hôn vào đó một nụ hôn gửi vào cánh thư, bay về người yêu dấu xa xăm. Sealed with a kiss là đóng dấu, niêm phong vào lá thư một nụ hôn. Một nụ hôn bạo dạn trinh nguyên thầm kín mà chỉ có riêng người mình yêu nhận được.

Though we gotta say goodbye for the summer
Baby, I promise you this
I'll send you all my love
Every day in a letter
Sealed with a kiss
Yes, it's gonna be a cold lonely summer
But I'll fill the emptiness
I'll send you all my dreams
Every day in a letter
Sealed with a kiss
.
I'll see you in the sunlight
I'll hear your voice everywhere
I'll run to tenderly hold you
But baby, you won't be there
.
I don't wanna say goodbye for the summer
Knowing the love we'll miss
So let us make a pledge
To meet in September
And seal it with a kiss (Sealed with a kiss. Nhạc và lời Gary Geld và Peter Udell)

Em dấu yêu! Dẫu mùa hè đến, nay giờ phút chia tay. Anh hứa sẽ viết và gởi cho em hằng ngày. Mỗi lá thư được dán kín bằng một nụ hôn. Anh biết mùa hè sẽ lạnh và đơn côi lắm, nhưng anh sẽ lấp đầy nỗi trống vắng bằng những giấc mơ về em, gói trong lá thư được phong kín bằng nụ hôn tình. Anh sẽ thấy em trong vầng dương, nghe tiếng em khắp chốn và tìm đến em. Dù em không ở đó! Anh không muốn nói lời chia tay, khi mùa hè đến. Hãy hứa với nhau chúng mình sẽ tương phùng vào tháng chín. Em nhé! Gửi đến em lá thư, mang tình anh phong kín một nụ hôn.

Thật dễ thương và xao xuyến phải không em? Những lá thư ngày đó giờ nhìn lại chợt giật mình vì bao nhiêu năm rồi không nhận được, hay gởi đi một lá thư tay. (Dù bao mùa hè đã len lén về trên ngày tháng viễn du.) Những câu thành ngử bóng bẩy như sealed with a kiss được đời sống hiện đại kỷ thuật số viết gọn là SWAK. Những lá thư cũng được số hóa. Những lá thư xưa trên giấy pelure hồng với nét bút tre nắn nón đậm nhạt, lá thư được gấp làm ba bỏ vào phong bì có chữ par avion viền khung những vạch chéo màu xanh đỏ và những con tem xinh xắn với những con dấu tròn hay gợn sóng. Chúng dần dần vắng bóng trong thùng thư, để thay thế bằng những bức điện thư có con chữ mới a còng (@) Người ta trêu gọi thư tay là snail mail, thư chậm như con ốc sên...

blank
Hình ảnh ngập ngừng thư xưa...

Thật là tiện lợi khi tình yêu và sự giao tiếp được chuyển tải nhanh như một ý tưởng, nhấp chuột một cái là anh và em đọc được. Không phải đợi chờ nửa tháng mười ngày để chạy ùa đến rơi dép khi bác đưa thư dừng xe đạp gọi tên “nhà ABC có thư!” Những kỷ niệm đau đáu một thời khi đem bức thư tình đi gửi. Bưu điện tỉnh lẻ buồn như thành phố ngủ trưa. Có chiếc bàn làm bằng đá vụn granito cáu bẩn những vết hồ dán bì thư và tem bằng bột khuấy. Những bức thư được gửi đi mà lòng còn lo âu biết người ấy có nhận được không???

Nhớ những ngày đầu xa xứ. Cô đơn và lạc lõng chi lạ. Không nhiều người quen, ai cũng bận rộn một đời riêng. Nên thèm giao tiếp và đọc thư lắm. Mỗi nhà ở đây có thùng thơ riêng nhỏ như chuồng chim màu đen, có chiếc cần màu đỏ, khi muốn gửi thì gạt cần lên như lá cờ nhỏ. Một tín hiệu khẩn cầu nhỏ nhoi như nhờ gió mang đi một tâm sự. Nhân viên bưu tá sẽ lấy thư đi và bỏ vào thùng thư những lá thư, sách báo quảng cáo. Những bức thư từ bên kia bờ đại dương có khi cả tháng mới đến, chuyện kể trong thư đến tay người đọc đã trở thành dĩ vãng, cảm xúc có lẽ cũng nhạt nhòa không còn tinh khôi nơi con chữ thân quen…Theo năm tháng dần trôi, chẳng có thư nào của người quen, chỉ là những junk mails, những “thư rác”. Dù vậy, những thư rác in màu sắc thật đẹp cũng làm lòng bớt đơn côi và hòa nhập vào đời sống nơi này bằng các dòng chữ tiếng Anh và hình ảnh minh họa.

Anh cũng lười biếng dần khi cầm bút đối diện với trang giấy trắng…Và có lẽ em cũng vậy. Chúng mình đã quen dần với sự tiện nghi và tốc độ được tính bằng hằng tỷ byte trên một giây. Thư cho em tiện lợi làm sao khi anh có thể cùng lúc gởi cho mọi người, có thể giấu tên, có thể đính kèm bài nhạc em thích, có khuôn mặt và dáng hình thân quen, cả tiếng cười giọng nói trong đoạn phim chuyển tải…Gởi cho em rồi anh có thể tìm lại để đọc với những bồi hồi, hay hối tiếc…đã lỡ gởi.

Thi thoảng đôi lần một năm, anh mới có dịp lướt qua những quầy bán thiệp trong nhà sách để lựa cho em một tấm card có những câu chúc thật hay, phông chữ thật đẹp, màu sắc thật dịu dàng. Vài lần có dịp đi du lịch tang bồng, ghé những nơi chốn xa lạ, anh đều không quên ghé mua vài tấm post card, wish you were here ước chi có em nơi này với anh! rồi anh ký tên và tặng em (có khi gởi chính cho anh). Cái chữ ký cũng có phần ngượng nghịu do lâu ngày không cầm viết. Có lẽ em sẽ vui, nhưng cái vui không trọn vẹn bởi thiếu vắng những dòng chữ vụng về mà đầy riêng tư của nhau…Cũng như khi anh đọc lá email của em, dù nhanh chóng hồi âm, sao lại nghe thiếu vắng một chút gì run rẫy đến nao lòng nơi đầu ngón tay búp măng ngày nọ, nơi nét chữ mảnh mai và những dấu chấm phết rất tùy tiện đến dễ thương…

Qua rồi những tháng ngày hẹn hò, tán tỉnh nhau trên con đường ngập đầy xác phượng, những vòng xe đạp xoay tròn theo ánh mắt thẹn thùng. Những cánh thư trao vội có ép cánh hồng khô còn thơm mùi vườn đêm kỷ niệm. Con chúng mình giờ chỉ biết hẹn hò trên từng phím gõ, có những khung cửa chat bật ra những tiếng động nhỏ, có những emoticons thể hiện giùm nhau nét buồn, vui, hờn, giận. Chúng ngây ngô lừa nghịch nhau bằng những avatar xinh xắn hay độc đáo để giấu mình trong đó những hạnh phúc trên mạng ảo. Những hạnh phúc đầy lôi cuốn đến nghiện ngập. Chúng cũng tạo ra những ngôn ngữ mới ngắn gọn và lạ kỳ như những mật ngữ thời kỷ thuật số.

Biết làm sao hơn em nhỉ! Đời sống cứ miệt mài đi tới bằng những đổi thay. Những đổi thay nhằm hứa hẹn một đời sống tốt đẹp, hiện đại và hửu ích hơn chăng? Những cuốn băng nhựa cassette, những đĩa CD dần biến mất. Những máy tính desktop, laptop rồi cũng biến mất. Chúng được thay thế bằng tablet, smart phone, ipads cho hôm nay. Và ngày mai có lẽ sẽ biến mất bằng những tiện nghi khác mà chỉ có thế hệ sau mới biết.

Năm rồi tờ báo Newsweek đã đình bản in. Năm rồi một vài bưu điện đã đóng cửa, người ta nói sẽ ngừng đưa thư ngày thứ bảy. Nhiều tập san văn học giá trị đã vắng bóng vì thiếu vắng độc giả. Người ta càng ngày càng đọc báo điện tử, cũng như thương yêu nhau, dỗi hờn nhau qua mạng. Làm sao chúng mình đi ngược lại dòng sống để viết và gởi cho nhau những bức thư tình vụng dại ngày nào. Những bức thư thật lòng phong kín một khối tình chân chất, tràn đầy một nụ hôn trước khi gởi đi trong gió Sealed with a kiss. Nụ hôn trên lá thư ngày đó là nụ hôn đẹp nhất vì dâng hiến mà không đòi nhận lại. Hôn lên những dòng chữ dấu yêu đã đọc lại trăm lần đến thuộc lòng. Đã suy nghĩ đắn đo trước khi dán kín tờ thư và nâng niu trong lòng trước khi bỏ vào hòm thư màu vàng, màu xanh.

Sealed with a kiss, làm sao chúng mình có thể gởi cho nhau những lá email thơm mùi cánh phượng hồng khô ép kín. Làm sao anh biết được có giọt nước mắt nhòe trang giấy khi em nhớ về anh. Làm sao em thấy được vết ố vàng của giọt cà phê cô đơn trên vỉa hè và những dòng cảm xúc vội vàng trên vỏ bao thuốc lá. Làm sao chúng mình thấy được nỗi bồn chồn và háo hức khi ngóng thư nhau, mỗi trưa khi người đưa thư già đi qua. Và làm sao chúng mình có được nụ hôn dấu yêu qua lá thư xanh ngày nọ.

Có lẽ chúng mình sẽ dặn lòng như Hồ Dzếnh:

Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa…(Ngập Ngừng)

Phải đó em! Hãy để dở dang những dòng thương yêu. Hảy giử lại cho nhau những nụ hôn còn dang dở trên lá thư xưa, giờ chỉ là hoài niệm. Sự thành tựu trọn vẹn trong tình yêu chắc gì đã làm lòng hạnh phúc. Điều bất toàn lắm khi lại là điều đẹp nhất. Con thuyền ra khơi mà không màng bến đỗ mới lãng đãng vô cùng. Có lẽ chúng mình cứ lơ lửng vậy mà đẹp.

Ngàn sau có gì khác ngàn xưa?

SB Tháng Tư, 2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.