Hôm nay,  

Đọc Trần Mạnh Hảo: Sự Mặc Khải của Thi Ca

4/6/201400:00:00(View: 6709)
Trước khi đi vào nội dung của bài viết, xin nói rõ người viết không quen cũng như chưa từng gặp ông Trần Mạnh Hảo, chỉ biết ông qua tác phẩm Ly thân trên dưới hai mươi năm về trước, thời tổng bí thư Nguyễn Văn Linh “nói và làm”(NVL), cởi trói văn nghệ( tư tưởng) làm như văn nghệ sĩ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giống như gà vịt, ngan ngỗng, trâu bò, lợn không bằng, muốn trói lúc nào thì trói, muốn cởi lúc nào thì cởi. Thời đó, ngoài ông Trần Mạnh Hảo “Ly Thân” còn có Dương Thu Hương với “Những Thiên Đường Mù”, Nguyễn Huy Thiệp với “Kiếm sắc”, Phùng Gia Lộc với “Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì?” Bảo Ninh với “Nỗi Buồn Chiến Tranh”... tất cả theo thời gian lặng lẽ chìm vào quên lãng.

Bẳng đi một thời gian khá lâu, tên Trần Mạnh Hảo cùng với những tên tuổi của thời Nguyễn Văn Linh “cởi trói tư tưởng” gây ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc không còn đọng lại trong tâm trí của người viết nữa. Thế rồi, khúc quanh lịch sử lại mở ra, hàng loạt sự kiện ngang ngược của bành trướng phương Bắc khiến những người con yêu của tổ quốc rầm rập xuống đường phản đối, bị nhà nước này, nhà nước dân chủ vạn lần hơn đạp vào mặt, bắt giữ và Trần Mạnh Hảo lên tiếng nói hộ cho những anh chị em yêu nước bị bắt qua bài thơ “Tôi Yêu Tổ Quốc Mà Tôi Bị Bắt” đã chạm vào trái tim, đã truyền lửa làm cho người viết, có thể còn nhiều người khác nữa xúc động, nằng nặng bên lòng một nỗi đau.

Từ đó, người viết bắt đầu chú ý đến các bài viết gần đây của Trần Mạnh Hảo từ thơ văn, phê bình văn học, phê bình các bài viết giới thiệu về “tài” thơ của Trần Gia Thái, phê bình các tác phẩm “nặng ký” được đề nghị dự giải thưởng nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, rồi đọc cả những bài phê bình phản phê bình của Trần Mạnh Hảo, của Nguyễn Sỹ Đại và một số bài không rõ nguồn gốc, chữ của nhà nước hay sử dụng cho mọi vấn đề nhạy cảm lẫn không nhạy cảm! Thật lòng mà nói, người viết cũng không quan tâm đến lời qua tiếng lại của những người làm văn chương chữ nghĩa trong nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì không hứng thú, vì cảm nhận một điều “văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị” võ thuật có thể phân cao thấp nhưng văn chương thật sự là “văn” có thể hay với người này nhưng lại dở đối với người kia là chuyện thường, khó bàn cãi - hay nhất hay dở nhất, hay dở tùy theo cảm nhận của mỗi người.

Cứ như thế, mãi cho đến khi đọc được bài “Sự Mặc Khải Của Thi Ca” của Trần Mạnh Hảo, người viết bất chợt nhận ra nhiều điều thú vị trong bài viết và hiểu ra tại sao có nhiều kẻ đeo mạng che mặt kiểu Hồi Giáo tấn công mà không dám trực diện, sòng phẳng tranh biện với Trần Mạnh Hảo?

Chính qua bài “Sự Mặc Khải Của Thi Ca”, người viết bắt gặp kiến thức sâu, rộng ở tầm cao của Trần Mạnh Hảo, chứng tỏ ông là người chịu khó đọc, học nhiều và tiêu hóa được những gì ông đọc, học. Đặc biệt là biết gạn đục khơi trong những tinh hoa của các nền văn minh nhân loại từ đông sang tây, từ cổ đến trung, cận đại mà ông đã tiếp cận, để làm nền cho bài viết với các luận chứng, từ các mẫu thần thoại, tư tưởng, triết học của các nhà tư tưởng, triết gia Hy Lạp như Aristotle, socrates, Plato... cái nôi hình thành nền văn minh tây phương đương đại, cùng với những nét đẹp tôn giáo của Phật, Chúa, Nho, Lão hoà quyện với con người, nếp sống, tinh thần Việt suốt chiều dài lịch sử dân tộc tương tác với thi ca, làm nên thi ca giúp đời sống loài người thăng hoa.

Ấn tượng nhất vẫn là việc Trần Mạnh Hảo được giáo dục, được lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa, được nhồi nhét, thấm nhuần tư tưởng Marx-Lenin, Stalin, Mao, Hồ vĩ đại, được giới thiệu “thiên tài” thơ Hồ Chí Minh, được học “bên ni biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương” của “thi hào” Tố Hữu nhưng tuyệt nhiên trong bài viết “Sự Mặc Khải Của Thi Ca” Trần Mạnh Hảo không giới thiệu, không nhắc một giòng nào về tư tưởng một thời được nhân loại và một số người cho đến bây giờ vẫn tung hô, ca ngợi là đỉnh cao trí tuệ của loài người!

Không những thế “Sự Mặc Khải Của Thi Ca” sử dụng nhiều luận chứng tư tưởng triết học, tôn giáo, đạo sống, đạo làm người tác động hình thành, liên hệ đến thi ca nhưng không vì thế làm cho bài viết khô khan, khó hiểu, bí hiểm, huyền bí như nhiều tác giả khác viết về tư tưởng, triết học, tôn giáo và, nó dù được sử dụng ngôn ngữ giản dị, bình dân của cuộc sống đời thường, vẫn giữ được nét lả lướt, ẻo lả, phong lưu, lãng mạn của một bản văn đẹp, hấp dẫn bạn đọc không giống những lời gay gắt, đanh thép, máu lửa trong các bài phê bình văn học vốn có của Trần Mạnh Hảo như đoạn văn sau: “Nếu triết học đi tìm sự khôn ngoan, tôn giáo đi tìm thần linh thì thi ca đi tìm cái Đẹp. Chiến tranh, cuồng tín, dịch bệnh, thiên tai… hàng mấy nghìn năm qua đã đe dọa cái Đẹp của con người bằng sự dung tục hóa, bằng lòng tham và thù hận, nhưng không tước đọat được niềm mộng mơ đầy thi vị của nhân loại.”(*)

Đọc Trần Mạnh Hảo “Sự Mặc Khải của Thi Ca” giúp cho người viết hiểu tại sao ông gay gắt, phẫn nộ lẫn nghiêm khắc khi phê phán một số tác phẩm văn học của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bởi vì ông tiếp cận với nhiều giòng tư tưởng đẹp, những tinh hoa của nhiều nền văn minh nhân loại và biết gạn đục khơi trong. Thếc cho nên ông nhận ra văn học nước nhà và các văn nhân, thi, nghệ sĩ không phải tất cả đều bất tài nhưng họ phải sáng tác theo đơn đặt hàng, phải viết theo quan điểm, lập trường của đảng nên sản sinh ra loại văn học nghệ thuật minh họa, môt thứ văn học nghệ thuật đồng phục ù lì, lạc hậu quá xa, so với mặt bằng văn học chung của nhân loại, khó có tác phẩm vượt ra biển lớn, vươn lên ngang tầm thời đại như loa đài nhà nước thường rêu rao, cường điệu và mơ ước. Do đó, với một người có tâm, có tầm về văn chương, văn học không cho phép Trần Mạnh Hảo nhắm mắt làm ngơ trước các ông bà “tờ sờ”(TS) làm văn học, làm giáo dục dẫn dắt thế hệ trẻ sa xuống vũng lầy tư tưởng với những “trò lố” của văn học và văn chương Việt nam hiện nay, dù biết rằng một cánh én không làm nỗi mùa xuân nhưng cũng báo hiệu được mùa xuân sẽ đến.

Thế có bao nhiêu người trong giòng văn học đồng phục, minh họa của nhà nước xã hội chủ nghĩa lắng nghe tiếng kêu đơn độc, lạc lõng của Trần Mạnh Hảo để đồng cảm, để nhận ra tầm quan trọng của chữ nghĩa đáng báo động, được gọi là văn học nghệ thuật của Việt Nam hiện nay?

Dường như có rất ít người làm công việc sáng tác nghệ thuật, hòa vào nhịp đập của trái tim, thẩm thấu vào tầm tư tưởng văn học của Trần Mạnh Hảo. Có lẽ, một số nhỏ chỉ ở mức cổ động viên ủng hộ các bài thơ văn, phê bình và đa phần còn lại không ủng hộ, thậm chí chống đối những bài viết phê bình thật, trực diện thẳng lòng với những tác phẩm “thường thường bậc trung, hoặc dở” vốn có của nó mang mà Trần Mạnh Hảo không ngần ngại đụng chạm, chỉ ra.

Qua bài viết “Sự Mặc Khải Của Thi Ca” không khó để chúng ta hiểu, tại sao có nhiều kẻ đeo mạng che mặt kiểu Hồi Giáo phản bác, tấn công Trần Mạnh Hảo điên cuồng, với nhiều chiêu thức, mưu mô, thủ đoạn thuộc sở trường đã đưa họ lên chức vụ chức danh, học hàm học vị của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam và trong đám lúc nhúc “tờ sờ” tốt nghiệp lý luận chính trị, triết học Marx- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hệ chính quy lẫn hệ tại chức làm sao đủ kiến thức sâu, rộng, cao để tranh luận sòng phẳng với Trần Mạnh Hảo nên họ chọn hai cách: một là đeo mạng che mặt tranh luận; hai là sử dụng quyền lực chính trị răn đe, bịt mồm Trần Mạnh Hảo như họ đã từng dùng hai bao cao su đã qua sử dụng, gán ghép âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, đối với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Mặt khác hệ thống khoa học chính trị, lý luận Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh của trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc trước kia hoặc Học Viện chính trị, hành chánh quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay đã lộ ra nhiều lỗ hỏng, khiếm khuyết lẫn hoang tưởng, không khó để cho Trần Mạnh Hảo và vô số người bẻ gãy lý luận, triết luận tưởng như khoa học nhưng thật ra phản khoa học của tư tưởng, triết học Marx-Lenin. Thế cho nên, các ông bà “tờ sờ” tốt nghiệp trường đảng hoặc học viện chính trị quốc gia như tên gọi hiện nay. Nếu sự học của họ bị lột trần, bị cho là “ngụy thuyết, ngụy luận” vô giá trị trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thực tiễn thì các ông bà “tờ sờ” này có khác chi các anh chị nông dân, công nhân. Có khác chăng là hiền lành, chất phát với độc ác, gian manh có từ trong bản chất của chính nó?

Thế thì, chuyện có nhiều kẻ đeo mạng che mặt Hồi Giáo chống Trần Mạnh Hảo điên cuồng vào những chuyện tủn mủn, vụn vặt không dính dáng nhiều đến chuyện văn chương chữ nghĩa cũng là điều dễ hiểu, bởi nếu đối mặt tranh biện sòng phẳng nhở ra Trần Mạnh Hảo bắt mạch, điểm mặt sẽ lồi ra vô số bệnh, còn chi danh giá lúc nhúc “tờ sờ”. Chi bằng đeo mạng che mặt, giả danh quần chúng tự phát là nơi trú ẩn an toàn cho các “tờ sờ” của học viện lý luận chính trị cao cấp trường đảng, học viện chính trị, hành chánh quốc gia Hố Chí Minh.

Đọc “Sự Mặc Khải Của Thi Ca” kết nối với những bài viết rải rác đó đây mới thấy được cái tâm lẫn cái tầm của Trần Mạnh Hảo đáng trân quý. Nói thế, không có nghĩa những cá nhân làm công việc sáng tác văn học nghệ thuật trong nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không có tâm lẫn tầm như Trần Mạnh Hảo. Có thể những người như thế không phải là ít nhưng chỉ khác nhau ở chỗ, họ thiếu cái dũng của Trần Mạnh Hảo “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.” Họ an phận, họ nhắm mắt bịt tai trước cái xấu và cái ác. Chừng nào những văn nhân, nghệ sĩ sáng tác có tâm, có tầm vượt lên nỗi sợ đứng lên phá đổ nền văn học đồng phục, minh họa cùng nhau dựng lại nền văn học nước nhà vươn lên ngang tầm thời đại.... bao giờ... đến bao giờ?

Chú thích:

(*) http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2011/11/tran-manh-hao-su-mac-khai-cua-thi-ca.html

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bạn ơi, -Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng)
Theo VOA Tiếng Việt hôm 9-9-2022 bà Aler Grubbs, giám đốc Quốc gia USAID Mỹ tại Việt Nam và ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng GD&ĐT-VN đã ký kết bản ghi nhớ nâng cao chất lượng giáo dục Đại học và thúc đẩy xây dựng một nền Đại Học Tự Trị tại Việt Nam...
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
GHPGVNTN, từ ngày thành lập vào tháng 1 năm 1964 đến nay, năm 2022, đã tồn tại 58 năm. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử theo vận nước nổi trôi, mà có lúc tưởng chừng như sức tàn lực kiệt, vì những chướng duyên từ bên trong hay bên ngoài, GHPGVNTN vẫn còn đó với dân tộc này. Đã có biết bao nỗ lực, âm mưu, kế hoạch, chính sách nhằm triệt hạ, GHPGVNTN vẫn còn đó trong chí nguyện và hoài bão của lịch đại Tổ Sư. GHPGVNTN còn tồn tại vì đó là Giáo Hội dân lập đứng trên lập trường Dân tộc và Đạo pháp thuần khiết.
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Trước khi “tập kết ngược” (trở lại miền Nam) vào năm 1962, Nguyên Ngọc có thời gian lang thang ở cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc. “Mùa Hoa Thuốc Phiện Cuối Cùng” là chuyện viết về người thật việc thật, nơi vùng giới tuyến (Việt/Hoa) này...
Tại Diễn đàn Kinh tế Á Châu ở Vladivostok hôm thứ tư 7/9/22, nói về « cơn sốt cấm vận của Tây phương» để cô lập Nga, Putin quả quyết « không thể » cô lập Nga được. Ông nói rõ hơn: « Có bao nhiêu người mặc kệ, có muốn cô lập Nga, điều có cũng không thể làm được »...
◉CNBC: Giám đốc cơ quan FBI báo cáo (2013) ông Trump ở lại Mosow 46 giờ nhưng phía ông Trump phủ nhận, ông ta nói không ở lại Moscow mà về Mỹ ngay... ◉BBC News: Trump đã bị camera quay lén khi đang ở cùng với một nhóm gái bán dâm tại phòng ngủ Tổng thống ở khách sạn Ritz-Carlton, Moscow (2013). Nội dung của một cuốn băng có thể được dùng để Nga uy hiếp Trump . ◉The Guardian: Vladimir Putin đã đích thân ủy quyền cho cơ quan gián điệp bí mật hoạt động để hỗ trợ Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 - Carnegie Moscow: Mối quan hệ Mỹ-Nga trong suốt lịch sử, logic rất đơn giản: Đảng Cộng hòa tốt cho Điện Kremlin - Đảng Dân chủ thì không...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.