Hôm nay,  

Huấn từ của ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp tại TCV Xã Đoài ngày 29/03/2014

05/04/201413:54:00(Xem: 3871)

Huấn từ của ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp tại TCV Xã Đoài ngày 29/03/2014

Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã đến chủ tọa lễ kết khóa tập huấn về kỹ năng hợp tác làm việc nhóm (teamwork skills) được tổ chức từ 24 đến 29 tháng 3 năm 2014 tại Tiền Chủng Viện Xã Đoài. Trong phần huấn từ, Đức Cha Phaolô đã chia sẻ với các thầy chủng sinh về sự cần thiết của hợp tác làm việc nhóm và một thực trạng đáng phải suy nghĩ tại Việt Nam. Đức Cha nói: “Điểm yếu của người Việt Nam là làm việc nhóm. Tinh thần đối thoại của chúng ta ngày càng kém.”

Người ta cũng đã nói nhiều về tinh thần làm việc nhóm của người Việt Nam. Người ta cũng phân tích và bàn luận kỹ lưỡng về vấn đề này. Đức Giám Mục gợi lại: Trong chiến tranh, người người đã đồng lao cộng khổ để đưa đất nước ra khỏi vòng đô hộ. Nhưng khi thời bình trở lại, chúng ta lại không thể bắt tay nhau để xây dựng một đất nước hiện đại và văn minh.

Đức Cha đưa ra một lý do nhằm giải đáp cho vấn đề trên: đó là tính ích kỷ, thiếu tinh thần làm việc nhóm của người Việt Nam. Một ví dụ sinh động được Ngài diễn giải: Giỏ cua của người Việt Nam thì không cần đậy nắp, còn giỏ cua của người Mỹ thì ngược lại. Vì giỏ cua của người Việt Nam sẽ không có con nào có thể bò ra được, bởi hễ một con bò lên thì con khác lại kéo xuống. Còn giỏ cua của người Mỹ thì phải đậy nắp vì các con cua biết lần lượt hỗ trợ nhau thoát ra ngoài.

Những ngày gần đây, báo chí liên tục đăng tải những phản hồi gay gắt, trái chiều về bức tâm thư của một sinh viên người Nhật có bốn năm sống ở Việt Nam. Vị Cha chung của Giáo phận Vinh cũng có những liên tưởng thực tế qua tâm thư này: Một người Việt Nam thi đấu với bốn người Nhật thì người Việt Nam không thua, nhưng khi bốn người Việt Nam thi đấu với bốn người Nhật, thì phần thắng sẽ thiên về người Nhật. Người Việt luôn sợ người khác hơn mình, sợ bị thiệt thòi nên luôn tìm cách kéo người khác xuống. Tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong một nhóm, một tổ chức người Việt vì thế dễ bị triệt tiêu.

Để chỉ rõ tầm quan trọng của làm việc nhóm, Đức Cha Phaolô đã đưa ra những chứng minh mang tính chất lịch sử. Thập niên 60 của thế kỷ XX, Việt Nam là một trong những nước mạnh ở Châu Á, không thua kém gì các nước xung quanh. Tại thời điểm đó, chúng ta phát triển hơn Singapore, hơn Thái Lan. Chúng ta ngang ngửa với Đại Hàn, Đài Loan. Nhưng hiện nay vị trí của chúng ta nằm ở đâu, chắc hẳn ai cũng đã biết. Singapore trước đây chỉ là một làng chài, nhưng đã phát triển vượt bậc thành con rồng Châu Á. Đại Hàn trước phải xuất khẩu lao động sang Việt Nam hàng loạt, nhưng nay đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn. Còn chúng ta, mọi thứ vẫn trì trệ. Bài học về khả năng cạnh tranh trên thương trường của Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của tinh thần làm việc nhóm.

Nêu ra thực trạng không phải là cách để chúng ta ngồi chê trách, lên án nhau, nhưng là con đường để tìm ra những bài học, những giải pháp cụ thể, khả thi. Và đó là cách làm của Đức Giám Mục Phaolô, khi Ngài đã nêu lên những căn dặn tích cực, gần gũi đối với Tiền Chủng sinh nói riêng và con dân Giáo phận nói chung.

Trước hết, huấn luyện phải có cả lý thuyết và thực hành. Lý thuyết một giờ thì thực hành phải hai giờ hoặc nhiều hơn. Thực hành giúp người học tận dụng và sáng tỏ lý thuyết, đồng thời áp dụng được hiệu quả của mô hình làm việc nhóm.

Trở lại câu chuyện của người Nhật, Đức Giám mục nêu rõ: người Việt dạy con mình theo lối ru ngủ, an phận: là tự hào về đất nước có bốn nghìn năm văn hiến, rừng vàng biển bạc. Trong khi đó, người Nhật lại dạy con mình tinh thần làm việc bằng cách nhìn nhận thực tế: chúng ta là một đất nước nghèo nàn, nhiều thiên tai. Chúng ta muốn phát triển phải dựa vào chính bàn tay của chúng ta, vào tinh thần đoàn kết hợp tác mọi người. Thành quả của hai lối dạy này qua bức tranh kinh tế xã hội của hai nước đã cho thấy hiệu quả rõ rệt của tinh thần làm việc nhóm.

Đức Giám Mục giáo phận muốn các Tiền Chủng sinh nói chung và những người trẻ nói riêng triệt để áp dụng cách làm việc nhóm của người Nhật. Ngài căn dặn: Lớp Tiền Chủng sinh nên chia thành 4, 5 nhóm để thực hành kỹ năng làm việc nhóm về các vấn đề như: khoa học, giáo lý, mục vụ, thánh ca ... Các thành viên giúp nhau thực hiện và thể hiện tinh thần làm việc nhóm đã được học. Thành quả khóa học được đánh giá thông qua kết quả làm việc nhóm đó.

Với tầm nhìn xa trông rộng, Ngài đòi hỏi các Ứng sinh Linh mục: “Con hơn cha là nhà có phúc. Thế hệ sau phải hơn thế hệ trước. Thế hệ sau nếu không hơn hoặc chỉ bằng thế hệ trước thì nền giáo dục đã thất bại. Chính vì thế, thế hệ anh em phải hơn tôi, hơn Thầy Hiếu.”

Thầy Giuse Nguyễn Trung Hiếu đã được Đức Cha mời hướng dẫn khóa tập huấn tại TCV Xã Đoài năm nay. Với 40 năm kinh nghiệm giảng dạy tại Hoa Kỳ, thầy đã chia sẻ những lợi ích thiết thực của sự hợp tác làm việc nhóm. Là Giảng viên Trường CĐ Công Tác Xã Hội và là Hiệu trưởng Trường Trung học Nghĩa Việt tại Sàigòn trước ngày du học Mỹ niên khóa 1973-74, Thầy Giuse đã cảm nghiệm được những tinh hoa của hai nền văn hóa Việt Mỹ và đã khiêm tốn đồng hành với các Thầy TCV trong suốt tuần qua.
blank
Hình trên: Khóa tập huấn Kỹ năng làm việc Nhóm được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 3 năm 2014 tại Tiền Chủng Viện Xã Đoài. ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tọa lễ kết khóa và ban huấn từ. Thầy Giuse Nguyễn Trung Hiếu hướng dẫn khóa tập huấn

Những bài học về tinh thần làm việc nhóm không chỉ dành riêng cho các Tiền Chủng sinh, mà có thể được áp dụng sâu rộng nơi tất cả mọi con dân trong Giáo phận, khi Đức Cha Phaolô ưu tư: “Những tỉnh nổi tiếng về đoàn kết tương trợ như Nghệ An, Bình Định thế mà nay tính sinh động đang xuống thấp vì thiếu tinh thần làm việc chung.” Thiết tưởng, không ai nên bỏ qua những bài học về tinh thần làm việc nhóm nầy.

- Ngô Đức Tình

Ý kiến bạn đọc
05/04/201421:28:51
Khách
Cha làm việc Chúa, điều gì Đức cha nói về chuyện Chúa chúng con không hề thắc mắc. Khi Đức cha nói về chuyện đời, con xin nêu thắc mắc của con là trước 1975, ai đô hộ Miền Nam? Kính xin Đức Cha hay Quý ông bà, anh chị em nào biết xin chỉ dùm.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn
Cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước đang nở rộ, và tấm gương bất khuất ngàn xưa của Việt Nam đang được lật lại từng trang
Việt Nam là một quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, với niềm tự hào về nòi giống Rồng Tiên, một nền văn hóa đa dạng và một dân tộc siêng năng
Nhiều người vẫn tưởng đảng Cộng sản Việt Nam càng ngày càng vững tiến lên Xã hội Chủ nghĩa, ai ngờ đảng viên, báo chí lại đang có khuynh hướng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.