Hôm nay,  

Gia Đình Ngô Vương Toại Rời Sài Gòn Trong Gian Nan, Quả Cảm

05/04/201400:00:00(Xem: 5114)

Ngô Vương Toại, như nhiều người khác đã phải vượt qua bao gian nan, vất vả, mới cùng gia đình vượt thoát khỏi Việt Nam trước khi Cộng quân ập tới Sài Gòn cuối tháng 4, 1975.

Sau khi thấy phi trường Tân Sơn Nhứt bị oanh tạc, rồi bị pháo kích, lại thêm giới nghiêm 24 trên 24 giờ ở Sài Gòn, Toại nghĩ đã tới lúc “mạnh ai nấy chạy.” Toại cùng gia dình bốn người xách theo những túi nhỏ chạy tới tòa đại sứ Mỹ, nơi Toại hy vọng tìm được lối đi khỏi Sài Gòn. Hai ngày trước, Toại có tên trong danh sách được gửi sang tòa đại sứ Mỹ để di tản. Toại là chánh sở ở Trung Tâm Dân Vụ, thuộc Cục Thông Tin Quốc Ngoại, Bộ Dân Vận. Cơ quan của Toại lo việc liên lạc với báo chí ngoại quốc và có văn phòng ở đường Tự Do. Năm 1967 Toại là một lãnh tụ sinh viên chống Cộng đối đầu với những nhóm sinh viên thân Cộng hoạt động ở Sài Gòn. Toại đã bị sinh viên đặc công của cộng sản bắn thủng bụng, khi Toại không cho sinh viên thân Cộng dùng máy vi âm lên tiếng trong buổi trình diễn văn nghệ tại trường đại học Văn Khoa.

Gia đình Toại đến tòa đại sứ khoảng 9 giờ sáng, đã thấy đông đảo người tụ họp. Thấy quá nhiều người ở phía trước đường Thống Nhất, gia đình Toại đi vòng ra cổng phía sau ở đường Hồng Thập Tự. Ở cổng này cũng đã có nhiều người đứng đợi. Gia đình Toại nhập vào đám đông. Chờ mãi, không thấy cửa mở, và chẳng thấy mấy hy vọng vào được, hai vợ chồng Toại, bà mẹ và cô em lại ra phía trước. Ðám đông ở đây lúc này đã tăng thêm nhiều. Họ cố xô lấn lại gần tòa đại sứ. Thủy Quân Lục Chiến Mỹ canh gác ở phía trong. Bên ngoài cảnh sát và quân cảnh Việt Nam đứng ngăn chặn không cho vào. Ðám đông có lúc hung hăng tràn tới, muốn vượt hàng rào. Quân cảnh và cảnh sát bắn súng chỉ thiên, xua đuổi. Ðám đông chạy dạt một số về đường Mạc Ðĩnh Chi, bên hông tòa đại sứ. Một số nữa chạy qua bên kia đường Thống Nhất. Gia đình Toại chạy qua Mạc Ðĩnh Chi, đứng chờ ở lối vào cạnh tòa đại sứ.

Chờ đợi đã mấy tiếng đồng hồ ở quanh tòa đại sứ mà không thấy có hy vọng gì, Toại đã nản chí. Toại bảo gia đình cứ ở đây, còn Toại về, ra bến tàu hoặc tìm đường bộ để đi. Vợ Toại không đồng ý, nói về thì về cả nhà, chứ không muốn gia đình tách biệt nhau.

Đến chừng một giờ trưa, một chiếc xe Hoa Kỳ màu đen kiểu Falcon chạy đến, có xe hộ tống phía trước, phía sau. Trên xe bước xuống là một người mập, thấp, hai tay xách hai chiếc cặp. Toại nhận ra Trung Tướng Ðặng Văn Quang, cố vấn an ninh của Tổng Thống Thiệu. Quân cảnh và cảnh sát dẹp đường, đứng hai bên hàng để Quang đi vào. Quang đến cổng bên hông tòa đại sứ. Một người Mỹ dân sự ra hiệu cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ mở cửa. Cửa chỉ mở hé để một người đi qua. Gia đình Toại cùng một số người khác đã ùa theo thật nhanh đẩy cửa để vào. Thủy Quân Lục Chiến Mỹ liền xô đẩy ra.

blank
Ngô Vương Toại.

“Họ xô đẩy, hất mạnh tay, làm tôi tím bầm cả mình, cả ngực. Tuyết Lan, cô em chồng tôi kêu la. Cảnh chen lấn, Thủy Quân Lục Chiến xô đẩy, và cô em la khóc, đã được phóng viên nhà báo chụp hình và hình đăng trên báo Newsweek sau đó. May mắn làm sao! Cà nhà tôi vào được,” Nghiêm Thị Lan, vợ Toại, kể lại.

“Gia đình anh bạn cùng sở với Toại cũng có bốn người đi, mà chỉ có chị vợ với con nhỏ bồng trên tay vào lọt. Còn anh chồng và bà mẹ bị kẹt ở ngoài.

“Vào được bên trong tòa đại sứ, chúng tôi được bảo đi về phía sân sau, cạnh hồ tắm của tòa đại sứ. Ðã có cả ngàn người đứng chờ xếp hàng ở đấy. Chúng tôi lớ ngớ không biết đứng chỗ nào.

“Còn chị bạn bồng con nhỏ, mà chồng kẹt ở ngoài, thì buồn phiền, khóc lóc. Chị không muốn đi một mình mà không có chồng đi cùng. Chị đòi xin ra. Mấy người an ủi và nói với người Mỹ. Thương cảm, người Mỹ cho chị ra nhận diện chồng và mẹ. Thủy Quân Lục Chiến đứng kềm ở cửa, không cho ai vào theo, chỉ cho chồng và mẹ chị ấy được vào.


“Bên trong sân, Mỹ tập hợp mấy người Việt đứng vào hàng để họ loan báo. Toại được nhờ làm thông dịch viên. Mỹ gọi một số người lên xe buýt, bảo đưa đi phi trường. Một nhóm 60 người được lên xe. Gia đình Toại đi theo luôn.

“Xe rời tòa đại sứ khoảng hai giờ chiều, có xe như cảnh sát đi trước và đi sau hộ tống. Xe đi về phía Tân Sơn Nhứt. Nhưng rồi đường kẹt, xe đi chầm chậm. Rồi sau xe đổi hướng, chạy ra bến Chương Dương, sang phía Khánh Hội. Vào kho 5, mọi người được bảo xuống chiếc xà lan đậu sẵn ở bến.”

Xà lan là loại để chở đạn, có những bao cát dày chất cao ở hai bên. Người xuống xà lan phải trèo qua những bao cát đó. Sau có vài chuyến xe buýt khác chở người tới. Ðến chiều gần tối, có tàu kéo lại, lôi xà lan đi. Dọc đường xà lan đi, một số thuyền nhỏ chạy theo, xin cho lên. Xà lan mỗi lúc một đông thêm. Trên xà lan có khoảng gần 300 người, “ngồi bó gối cạnh nhau, trong đó có năm bảy tướng lãnh, cả Trung Tướng Tôn Thất Ðính, “ theo lời Toại.

Chiếc xà lan chạy qua một đêm mới ra tới Vũng Tàu và trông đợi có tàu Mỹ cứu vớt. Lúc đi qua Vũng Tàu, xà lan còn bị Việt Cộng pháo kích theo. Ðạn nổ cách xà lan khoảng 500 thước. “Ai nấy trên tàu đều sợ. Còn sợ Việt Cộng cho tàu ra đuổi, kéo xà lan về thì chết,” Nghiêm Thị Lan nhớ lại.

Xà lan ở ngoài khơi cả ngày mà không gặp tàu Mỹ nào vớt. Buổi tối, nhìn ra phía biển xa xa thấy có những ánh đèn sáng, một số người cho là tàu Mỹ đậu ở đó. Họ liền hô hào mọi người đóng góp tiền, tặng cho tài công để anh ta kéo xà lan tới tàu Mỹ. Tài công cho hay anh ta chỉ được thuê mướn kéo xà lan ra ngoài Vũng Tàu chờ đợi, rồi tàu Mỹ đến đón. Theo Toại thuật lại, nhóm quân nhân thấy không dụ được tài công, liền tìm cách “dí” anh ta. Bị uy hiếp bằng súng, tài công liền đồng ý, bảo mấy người về mang hành lý lên chỗ tàu kéo để đi. Khi mấy người này vừa bước về xà lan, tài công cho tháo móc xích xà lan ra và chạy đi luôn. Chiếc xà lan bị bỏ lềnh bềnh trên mặt biển.

Xà lan là loại đáy bằng không có mái, thường dùng để chuyên chở đồ trên sông lạch. Ðoàn người đi trên xà lan này bị khổ cực vì mưa nắng, sợ hãi vì lạc lõng. chị Lan kể tiếp: “Lúc trời nắng, nóng rát cả người. Lúc trời mưa tầm tã hôm 30, cứ ngồi ở xà lan mà chịu trận. Nước ở xà lên lên ngập cả chân. Nước mưa lẫn với cát rơi vãi ra làm nhơ nhớp, dơ dáy không tưởng tượng được. Vừa đói, vừa rét. Run cả người. Lúc chạy, chúng tôi chỉ mang mỗi người một túi xách nhỏ theo lời dặn, vì tưởng được đi máy bay. Cũng vì vậy chúng tôi không mang theo thức ăn. Ðói quá, chúng tôi được người bạn cho chút gạo xấy và mấy viên sinh tố. Tôi được bảo ăn chút ít thôi, gạo xấy vào bụng sẽ từ từ nở ra. Mấy viên sinh tố thì giúp cầm hơi. Có vài người ở Khánh Hội lúc xuống xà lan mang theo được ít mì gói. Họ đòi bán mỗi gói một đô la. Nhưng chúng tôi làm gì có đô la mà mua. Lúc xà lan bị bỏ rơi, tưởng không được vớt, chúng tôi chỉ còn đọc kinh cầu nguyện. Vừa đói rét, vừa sợ mưa nắng, lại còn sợ Việt Cộng cho tàu ra lôi về.”

Trong lúc đàn bà cầu kinh, đàn ông ngồi trên bịch cát trông ngóng tàu. Khi thấy có tàu ở xa xa, họ cởi áo ra vẫy làm dấu hiệu cầu cứu. Ban đêm họ dùng đèn bấm làm hiệu S.O.S. Vài tàu Mỹ đi qua, không chịu dừng lại.

Sau hai ngày ba đêm một tàu Mỹ đến gần, dùng loa loan báo xà lan không được cứu vì có súng đạn và vũ khí ở trên. Chỉ khi nào vứt bỏ hết súng đạn, xà lan mới được cứu. “Một nhóm người trên xà lan liền đi thu góp súng ống, đạn dược được cả mấy bịch, vứt xuống biển. Thấy ném vũ khí đi, tàu Mỹ mới cặp lại cho người ở xà lan lên tàu,” Toại kể lại.

Vũ Thụy Hoàng
(trích trong Sài Gòn Tuyết Trắng)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.