Hôm nay,  

Mưa Trên Lá Chuối

04/04/201400:00:00(Xem: 5695)

Cảm nghĩ khi nhìn qua cửa sổ, mưa rơi... thấy tre và chuối tư tình bên nhau!

Cuối tháng ba trời đã vào xuân, vài cơn mưa đầu mùa theo cơn dông bất thường đổ xuống miền đất Cali đang khô cằn vì hạn hán...

Thành phố Irvine nơi tôi ở, mưa nặng hạt rả rích suốt đêm qua, nước ướt sũng khu vườn nhỏ có bụi tre và hàng chuối. Tiếng rơi lộp độp trên mái nhà và những tầu lá ngoài sân như thở than, gởi gấm bao nỗi lo âu trong lòng kẻ tha hương vào ngày lịch sử 30 tháng 4 gần kề. Nhìn giọt mưa chuyền cành ngập ngừng rơi trên lá, tim thắt lại để hồn suy ngẫm mông lung về tình hình đất nước hôm nay...

Gia đình chúng tôi dọn về đây khi các con bắt đầu cắp sách đến trường. Căn nhà 3 phòng ngủ mua lại của vợ chồng người Đại-Hàn. Chủ nhân đầu tiên gốc Ái-Nhĩ-Lan vì tên họ bắt đầu bằng chữ Mc giống như Mc Donald fast food. Chúng tôi là người thứ ba đến đây đã hơn hai thập niên. Ngày mới đến, sau khi sửa chữa và sơn phết bên trong, tôi ra ngoài sân, đào đất trồng cây vì vợ con thích hoa thơm và cây trái. Đất hiếm nên vườn nhỏ, vỏn vẹn chỉ một thửa đất hẹp chung quanh hàng rào được dành cho việc trồng trọt. Năm đó, sức lực còn trai tráng nên không nhờ cậy ai, tôi tự cuốc đất làm vườn...

Một buổi chiều, đang đào lỗ để ươm hoa thì cái xẻng đụng phải vật cứng mầu đất đỏ... Nhìn kỹ, mới biết đó là cái xi-lanh bằng đất nung mà ai đã chôn từ nhiều năm. Tôi tưởng tượng ngay đến chum vàng thường được dấu sâu trong lòng đất và báu vật ấy hiển nhiên sẽ thuộc về tôi là người chủ mới. Thời điểm này, tôi nhìn giới thứ hai của Phật dậy giữa năm giới mà người đời phải tránh chỉ là thuyết giảng trong kinh tụng. Hôm nay, nhớ chuyện cũ mà viết lên sự thật, tôi cảm thấy đôi chút hổ thẹn! Tự ý phân trần, nếu tìm thấy vàng hay kho bạc cũng chẳng biết thuộc về ai trong hai người chủ cũ, thôi thì nhận là của mình cho êm xuôi nhưng nghĩ kỹ, nguyên thủy của tư duy vẫn là lòng tham...

Tôi hăng hái, xúc đất tìm vàng không mỏi mệt vì cơn mê sắp giầu có. Đường kính xi-lanh to bằng hai bàn chân, hết đất lại đến cát, đào sâu đến bả vai, dài hơn cả cánh tay mà vẫn hốt cát! Hồi xưa, đất Irvine là đáy biển nên nông sâu chỉ toàn cát. Thấm mệt, tôi đành bỏ cuộc và tan giấc mơ triệu phú. Uống ly nước lạnh cho tỉnh người rồi ngắm cái lỗ sâu vừa đào, tôi nghĩ ngay đến cây tre, vợ mua vẫn còn nằm trong chậu. Phải trồng nó vào cái lỗ ấy, chung quanh tường ống đất nung nó sẽ không lây lan ra ngoài vì nếu rễ mọc sang đất hàng xóm thì chúng tôi sẽ gặp ngay vấn đề nan giải.

Xa nơi chôn rau cắt rốn, dù bao năm đã quen cuộc sống mới nơi xứ người tựa như cá nước ngọt từ sông ngòi nay bơi ra vùng biển mặn, chúng ta ít nhiều đều mang theo chút tình quê. Luẩn quẩn trong nhà, thấy gói chè nụ vối, cây đờn tranh hay hoa phong lan... Riêng chúng tôi, nhìn đất nước xa xôi qua hình ảnh cây bưởi, cây chuối, tre trúc, mai vàng và nhất là mùi dạ lý hương bên ly trà thơm vào những đêm trăng sáng, im lặng ngồi nhâm nhi nỗi nhớ của một thời đã qua...

Dọn về nhà mới, chúng tôi mua được cây bưởi Biên Hoà múi ròn và ngọt. Nó được trồng đối diện với căn bếp để cảnh nhà có chút hương quê vì vợ chồng thường ngồi bên nhau vào lúc hoàng hôn, tiếp đãi bạn bè hay mơ mộng viết lách ở phòng ăn. Hoa bưởi thơm mùi dĩ vãng, cánh nhỏ mầu trắng tỏa hương dịu ngọt làm tôi tỉnh người mỗi khi đứng dưới tàng cây. Hình ảnh miền quê ngoại đã xa... nhờ nó mà đôi lúc tạo nên chút ảo ảnh gần! Cạnh cây bưởi là cây chuối, loại chuối lùn thỉnh thoảng được mùa trổ vài nải kết bông ra trái, không ăn chỉ nhìn thôi đã cảm thấy yêu. Bên cạnh chuối, có cây tre sống trong ống xi-lanh tôi vừa kể vì bản chất truyền giống cương thường. Mỗi đêm, tre ngủ với mùi dạ lý... Cây dạ lý hương lúc nào cũng đầy nụ, lấm tấm chen cả vào thân cây mai ẻo lả, bông nhỏ nở cánh vàng mỗi khi xuân về.

Dự đoán của tôi chỉ đúng một năm đầu... Cây tre đã vươn thẳng lên trời như mũi tên bên trong thành dầy bằng đất nung. Xi-lanh vỡ nứt trong lòng đất vì sức mạnh của rễ rồi tre mọc ra ngoài lúc nào cũng không hay! Một buổi sớm thức dậy còn đang mơ màng bên ly cà phê, nhìn bức tường gỗ phân cách với hàng xóm, tôi giật mình thấy ngọn tre mới, cao ngất ngưởng bên kia hàng rào! Cuối cùng, để tránh lời dị nghị, tôi đành vất vả, đào đất quanh ống xi-lanh để cắt rễ và đổ thêm xi măng rồi từ đó hy vọng tre sẽ không lan ra ngoài nữa.


Tôi muốn nó thành một bụi nhỏ để sức phát triển yếu đi, tre sẽ không chiếm đất hay làm hại môi trường chung quanh. Chuối cũng lan tràn khắp nơi nhưng qua một năm thì tàn lụi để chuối con nhúm lên. Câu ca dao: “Chuối khoe rằng chuối đồng trinh. Chuối ở một mình sao chuối có con” thật đúng với cây chuối nhà chúng tôi. Ban đầu, chỉ vỏn vẹn duy nhất một mẹ, thế mà thời gian qua, chuối sinh đẻ mỗi năm, mỗi lứa vài cây con. Chuối cũng chiếm đất như tre nhưng âm thầm nhẹ nhàng nên người ta không để ý vì thế chẳng sợ chuối lan rộng bằng tre.

Sáng nay, tình cờ nhìn mưa rơi ngoài sân, tôi vô cùng ngạc nhiên thấy cây chuối mới, mọc cạnh bụi tre bên trong ống xi-lanh. Bụi tre có tiếng là khỏe thế mà phải nhượng đất để chuối luồn vào đám tre già có lẽ khởi đi từ đường xi-lanh nứt. Tự ngàn xưa, dân nước ta vẫn thường ví đàn ông như tre trúc, đàn bà như hàng chuối sau nhà. Tỉ dụ như câu hát trữ tình miền quê: “Mẹ già như chuối Ba Hương, như sôi nếp mật, như đường mía lau”. Qua đó, ta thấy đàn ông dù cứng rắn tựa sắt đá cũng không bền bỉ chế ngự được tính nhẫn nại dẻo dai như đàn bà. Văn minh Âu châu, hiểu rõ sự kiện ấy nên đã chấp nhận vai trò quan trọng của người phụ nữ từ thời cận đại... Phải chăng đất nước họ vì thế mới giầu mạnh tiến nhanh? Ngược lại, dân ta vẫn trọng nam khinh nữ, nể bụi tre hơn vườn chuối! Kẻ mạnh vẫn đàn áp người yếu rồi tự phê, tự thưởng, cứ nghĩ thân tre cao thượng bao bọc cành chuối yếu mềm... Thực tế, qua trận mưa tầm tã theo cơn dông về sáng nay, nhìn nước tuôn trên lá chuối bên cạnh bụi tre, tôi hình dung thấy cảnh bà mẹ, người vợ đang dang tay che chở chẳng riêng những cành tre mà cả nụ măng và mầm chuối con vừa trồi lên khỏi đất. Tất cả nằm trong một đơn vị gia đình là ống xi-lanh mang thật nhiều ý nghĩa cao cả trước mắt tôi.

Lòng tôi se lại khi nghĩ về quê hương. Những năm qua, con gái Việt đi lấy chồng xa vì miếng cơm manh áo và kinh hoàng hơn, khi liếc nhìn sang nước láng giềng phương Bắc, hàng chục triệu con trai Tầu không kiếm ra vợ bởi chính sách man rợ “giữ con trai, giết con gái” từ trong trứng nước suốt mấy thập niên qua đã tạo nên khủng hoảng. Đầu tháng 3 năm 2013, Bộ Y tế Trung Hoa công bố thống kê cho thấy việc áp dụng chính sách một con đã dẫn tới ít nhất 336 triệu ca nạo phá thai được thực hiện tại nước này, tương đương với 1500 ca mỗi giờ. Ngày nay, tình thế nước ta trên biển đảo hay đất liền đều bị quân Tầu di dân xâm lấn vì lẽ đó sự đồng hóa nước Nam từ người đàn bà Việt sẽ trở nên nghiêm trọng. Sợ sệt, thúc thủ... im lặng tránh dị nghị để cầu an sẽ chỉ mang lấy nỗi sầu vong quốc mai này.

Một ngày không xa, mưa sẽ rơi trên “chuối Tầu” ở đất Việt. Ai cũng biết, bản năng truyền giống cường thịnh của “tre Tầu”, hơn 1.3 tỉ người mà khoảng 20% đàn ông ế vợ. Hiện tượng này dẫn tới việc tìm bạn đời bằng cách dùng chính trị và tiền bạc để mua bán hôn nhân. Số liệu thống kê 2013 cho thấy, nước Tầu có 5,82 triệu phụ nữ tuổi từ 29 đến 39 độc thân trong khi đàn ông tìm vợ là 12 triệu người ở cùng độ tuổi. Cứ 100 phụ nữ Tầu chưa chồng sinh sau năm 1980 thì có tới 136 đàn ông chưa vợ. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ này là 100/206 ở những người sinh từ năm 1970 đến 1980. Tự hỏi cây “tre Nam” nghĩ gì về viễn ảnh của họa diệt vong mà vẫn nhắm mắt làm ngơ, không nhìn thẳng vào cái chân lý bất di dịch mà quân Tầu đang khai thác: “Cuộc sống nào cũng khởi đi từ cái hố đen bí ẩn trên thân thể người đàn bà”.

Thiết nghĩ cơn dông rồi sẽ qua, mưa rồi sẽ tạnh nhưng hơn bao giờ hết chúng ta cần phải nhanh chóng lập rào cản để che chở “hàng chuối” sau nhà. Đoàn kết, thương yêu, quây quần để bảo vệ giống nòi, bảo vệ nhau... Lập “ấp chiến lược” bụi tre Nam quanh gốc chuối Việt thì mới mong sống còn trong tình thế âm thầm nhưng lại rất nguy nan! Sự việc sẽ không dễ dàng nếu thiếu vắng ý thức hệ “Nam quốc sơn hà nam đế cư...” của Lý Thường Kiệt ngày xưa mà vẫn còn là khuôn vàng thước ngọc ngày nay. Mưa chưa ngừng rơi ngoài khung cửa khi tôi kết thúc dòng chữ này...

Cao Đắc Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.